You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
NHẬP MÔN LOGIC HỌC
ĐỀ TÀI: “Ý nghĩa việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức”.
Giảng viên HD: Đoàn Đức Hiếu
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên MSSV

STT
1 Nguyễn Nhật Thanh 22123XX
2 Lê Hoàng Phúc 221423XX
3 Nguyễn Phúc Khang 22142327
4 Trương Minh Phát 221423XX

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ
STT Nhiệm vụ SVTH Kết quả Kí tên
1 Nguyễn Nhật Thanh Hoàn thành tốt
2 Thu thập nội dung Lê Hoàng Phúc Hoàn thành tốt
3 Thu thập nội dung Nguyễn Phúc Khang Hoàn thành tốt
4 Thu thập nội dung Trương Minh Phát Hoàn thành tốt

ĐIỂM SỐ
Tiêu chí Nội dung Bố cục Trình bày Tổng

Điểm

NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Ký tên

Đoàn Đức Hiếu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1

2. Mục tiêu của Tiểu luận........................................................................................1

3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2

4. Nội dung nghiên cứu............................................................................................2

5. Kết cấu của Tiểu luận..........................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

LOGIC HÌNH THỨC......................................................................3

1.1 Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển Logic hình thức...............................3

1.2 Việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức...........................................................6

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU LOGIC

HÌNH THỨC...................................................................................8

2.1 Đối tượng và phương pháp học tập, nghiên cứu Logic hình thức.......................8

2.2 Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức........................................9

2.3 Lợi ích của việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức........................................11

CHƯƠNG 3: KHÓ KHĂN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN

CỨU LOGIC HÌNH THỨC...........................................................13

3.1 Khó khăn của việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức....................................13

3.2 Thực tiễn của việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức....................................13

KẾT LUẬN..............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................16
Minh Phát đẹp trai cute dễ
thương siêu cấp vô địch vũ trụ
PHẦN 1
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, luôn tồn
tại những thực tế có các lọai sai lầm do tư duy sai lệch và ngộ nhận của nhận thức về
thế gíơi tự nhiên, về mọi ngừơi xung quanh và ngay cả về bản thân chính những vấn
đề này đã dẫn đến những phán đoán sai lầm, giả dối... Do đó, ý nghĩa của việc học
tập cũng như nghiên cứu về logic học là rất quan trọng.
Vấn đề học tập và nghiên cứu logic học, ở đây là logic học hình thức đã được đề ra
tương đối sớm trong đời sống xã hội. Nhưng trong sự phát triển về nhận thức và cuộc
sống ngày nay thì ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu logic hình thức chỉ đựơc rất
ít ngừơi quan tâm nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tư duy và phán
đoán một hình thức phản ánh những dấu hiệu căn bản, bản chất khác biệt của sự vật
hịên tượng mà bất kì ai cũng cần trang bị cho bản thân. Để làm rõ thêm về lợi ích và
thực tĩên cũng như khó khăn đã và đang diễn ra như thế nào, nêu lên ý nghĩa của vịêc
học tập và nghiên cứu giúp ngừơi đọc nhìn nhận về logic hình thức một cách dễ hiểu
và có cái nhìn chính xác nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đang hiện hữu của vấn
đề, nhóm đã chọn đề tài "Ý nghĩa việc học tập, nghiên cứu logic hình thức" làm đề tài
tiểu luận của nhóm.
2. Mục tiêu của Tiểu luận
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận tập trung tìm hiểu, phân tích và làm rõ ý nghĩa, lợi
ích của việc học tập và nghiên cứu logic học hình thức, thực trạng áp dụng và các
khó khăn nhìn chung. Qua đó đánh giá sự quan trọng trong việc học tập cũng như
nghiên cứu về logic nói chung và logic hình thức nói riêng, nêu ra những khó khăn,
hạn chế trong việc học tập và nghiên cứu. Trên cơ sở đó gíup người đọc có cái nhìn
tổng quan và hoàn thiện hơn về logic học, đặc bịêt là logic học hình thức.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh trên cơ sở.
Từ nhiều góc độ, hiểu đựơc ý nghĩa của việc học và nghiên cứu logic học hình thức.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của tiểu luận là vấn đề lý luận về việc phân tích ý nghĩa việc
học tập, nghiên cứu logic hình thức, những lợi ích, khó khăn, thực tiễn. Tiểu luận sẽ
đi sâu vào việc làm rõ ý nghĩa quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu logic hình
thức.
5. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài lịêu tham khảo, nội dung của tiểu
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc học tập, nghiên cứu logic hình thức
Chương 2: Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu logic hình thức
Chương 3: Khó khăn và thực tiễn việc học tập, nghiên cứu logic hình thức
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
LOGIC HỌC HÌNH THỨC
1.1 Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logic học hình thức

1.1.1 Khái niệm logic học hình thức

Logic hình thức chính là môn khoa học nghiên cứu về hình thức và quy luật tư
duy (phản ánh trạng thái tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng); đồng thời
nghiên cứu các thao tác, quy tắc logic từ đó có thể khẳng định tính đúng đắn của tư
duy là điều kiện cần thiết để có thể đạt đến chân lý trong quá trình phản ánh hiện
thực.

Logic hình thức nghiên cứu tư duy ở trạng thái tĩnh, đó là tư duy phản ánh sự
vật tồn tại trong những phẩm chất xác định mà không tính tới sự vận động và biến
động của nó. Đơn cử như việc, pháp luật là hiện tượng xã hội, từ khi ra đời đến nay
đã có bốn kiểu và ba hình thức tồn tại nhưng đều có chung dấu hiệu để nhận biết và
phân biệt logic hình thức với hiện tượng xã hội khác: các hệ thống quy tắc xử sự do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong
xã hội, đây chính là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.1.2Lịch sử hình thành logic học hình thức
Logic học truyền thống
Người đã đặt nền móng và hình thành cho logic học hình thức chính là nhà triết
học Hi Lạp cổ đại Aritote (384-322 tr.CN). Ông đã biên soạn một sách trình bày về
những vấn đề của logic học hình thức truyền thống: Các phạm trù, phân loại mệnh
để, tam đoạn luận, chứng minh, tranh luận, phản bác ngụy biện. Nhờ những trình
bày này mà sau đó các nhà logic học khắc kĩ đã bổ sung, củng cố cho logic học
hinh thức dần hoàn thiện hơn dựa vào 5 mệnh đề:
1. Nếu có P thì có Q. mà có P vậy có Q
2. Nếu có P thì có Q, mà không có Q vậy không có P
3. Không có đồng thời P và Q, mà có P vậy không có Q
4. Hoặc P hoặc Q. mà có P vậy không có Q
5. Hoặc P hoặc Q, mà không có Q vậy có P
Nhờ những đóng góp quan trọng này cuối thời cổ đại, Apulée đã đưa ra hình
vuông logic trình bay quan hệ giữa các phân đoán cơ bản A, I, E, O. Glien bổ sung
thêm loại hình tam đoạn luận thứ tư và Boefee hệ thống hóa logic hình thức, từ đó
đưa ra một số quy tắc bó ; cho logic mệnh để. sung
Logic học kí hiệu (Logic toán học - Logicque mathematique)
Nhà bác học Đức G.W_Leibnitz (1640-1716), là người đầu tiên để xưởng việc
áp dụng những phương pháp hình thức của toán học (kí hiệu, công thức) vào lĩnh
vực logic học (ông cung là người đã có những tư tưởng quan trọng đầu tiên về logic
xác xuất). Ý tưởng của việc áp dụng hình tức của toán học vào logic được ông thực
hiện hóa bởi những công trình nghiên cứu: “Toán giải tích logic”, “Tìm hiểu hiểu
những quy luật của tư tưởng đặt nền tảng cho lí thuyết toán học về ogic và xác
suất”, “Logic học hình thức và toàn giải tích" của các nhà toán học lúc bấy giờ. Và
dây là giai đoạn mới trong sự phát triển vượt bật của logic học hình thức sau này.
Vì nó là mỗi liên hệ đặt biệt đối với các ngành khoa học. Trong do Logic toán về
đối tượng là logic học hình thức, còn về phương pháp là toán học.
1.1.3 Lịch sử phát triển logic học hình thức
Phải nói rằng, suốt hơn 2000 năm lịch sử của logic học, khách thể của logic học
hình thức được xác định rất khác nhau nhưng bất luận thể nào vẫn có một địa hạt
luôn được thừa nhận là đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức, đó là lĩnh
vực suy luận. Từ khi xuất hiện logic học hình thức thi việc xây dựng lí thuyết suy
luận luôn là nhiệm vụ cơ bản của nó. Ở Hi Lạp cổ đại, logic học hình thức đã nảy
sinh từ nhu cầu giải thích về sức mạnh to lớn của lời nói, về những phương tiện
giúp cho lời nói có sức thuyết phục. Nói cách khác là tìm lời giải cho câu hỏi "do
đầu ngôn tử có được sức mạnh cưỡng chế? Ngôn từ cẩn phải dùng những phương
tiện gi để thuyết phục người nghe thừa nhận tính đúng dẫn hay sai lầm của tư tưởng
nào đó?" Sự phân tích vấn đề đỏ cho thấy rằng, việc công nhận tĩnh chân thực huy
sai lầm của một tư tưởng nào đó tùy thuộc trước hết vào sự liên hệ giữa các ngôn từ
diễn đạt nó. Việc nghiên cứu những mối liên hệ mang tính quy luật giữa các tư
tưởng trong quá trình suy luận đã làm nảy sinh ở Hi Lạp cổ đại Logic học Arixtốt -
hệ thống logic học hình thức được đánh giả là tương đối hoàn thiện đầu tiên trong
lịch sử về sự hình thành, phát triển của Logic hình thức và vai trò của nó trong
nhận thức khoa học...
Tủ việc nghiên cứu các vấn đề của quy nạp, suy diễn logic biểu thị các mối liên
hệ có tính quy luật giữa các phân đoản (mệnh để). Arixtôi đã xây dựng lí thuyết
tam đoạn luận. Việc khám phá ra làm đoạn luận cho phép Arixtôi phác họa những
vấn đề mà ngày nay vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của logic học hình thức.
Logic học do Arixtốt sáng lập chứa đựng ba quy luật cơ bản: Quy luật đồng nhất,
Quy luật cấm mâu thuẫn, Quy luật bải trung Như vậy, ngay ở Arixtối, hệ vấn đề
của logic học hình thức đã định hình khá rõ ràng.
Đến thế kỉ XVI-XVII, nhà triết học, logic học người Anh là Ph.Bécơn (1561-
1626) đã bổ sung và phát triển suy luận quy nạp và coi đó là phương pháp khái quát
các kết quả thực nghiệm để phát minh ra các lí thuyết khoa học. Logic hình thức
của Bêcon được xem là logic quy nạp. Theo hướng này, logic được xem như logic
ứng dụng và khác với lí luận logic học thuần tủy. Nhiệm vụ của nó là thực hiện sự
phân tích về mặt logic của tri thức li luận. Nhà triết học và logic học người Pháp
R.Đểcictor (1596-1650), nhà logic học J.S. Min (1806 - 1873) và một số các nhà
nghiên cứu khác cùng chung quan niệm với Ph.Bèoon. Theo họ, logic hình thức
phải tạo ra phương pháp luận cho nghiên cứu khoa học.
Một xu hướng mới trong sự phát triển của logic hình thức được đánh dấu bằng
các công trình của nhà triết học, logic học và toán học người Đức G.V.Lêphit (1646
- 1716), Ông đã bổ sung quy luật lí do đầy đủ vào hệ thống các quy luật cơ bản của
logic hình thức. đồng thời để xuất tư tương dùng ngôn ngữ kí hiệu toán học để hình
thức hóa các cách thức lập luận logic. Có diễu, Lépnit mới chỉ đề xuất tư tưởng xây
dựng logic mới. Những kết quả đầu tiên chỉ thu được vào nửa đầu thế kỉ XIX, khi
nhả logic học người Anh G.Bun (1815-1864) xây dựng môn đại số logic học. Từ
thời điểm đỏ bắt đầu giai đoạn hình thành và phát triển của logic hình thức hiện đại
với các công trình khoa học của Đa Moocgan (1806-1871), G. Phreghe (1848-
1925), B.Rátxen (1872-1960) và H.Himbe (1896-1943). Với sự xuất hiện của các
hệ thống logic toán này, logic học đã có bước phát triển vượt bậc song đó cũng vẫn
là các hệ thống lưỡng trị (sử dụng hai giá trị chân lí) với tính quy định tất nhiên,
được gọi là Logic toán cổ điển. Trong lịch sử của khoa học Logic, logic học từ thời
Lépnit trở về trước được gọi là logic hình thức truyền thống, còn logic thời kì về
sau được gọi là logic hình thức hiện đại. Điểm khác biệt giữa chúng là ở chỗ logic
hình thức truyền thống được viết theo ngôn ngữ tự nhiên (còn gọi là ngôn ngữ giao
tiếp thông thưởng). Nó thừa nhận lĩnh lưỡng trị chân li (chân thực - giả tạo; đúng
đắn và sai lầm) của các khái niệm, phán đoán và lập luận; còn logic hình thức hiện
đại được trình bày bằng ngôn ngữ riêng (ngôn ngữ toán học, kí hiệu)
1.2 Việc học tập, nghiên cứu logic học hình thức

1.2.1 Việc học tập logic học hình thức


Việc học tập logic hình thức cũng rất quan trọng, bởi vì các ngành khoa học luôn
gắn liền với logic học, nó là đối tượng để các ngành khoa học áp dụng và phát triển
dựa trên một nền tản với tư duy, chứng minh tử những khía cạnh khác nhau của
một vấn đề tử đỏ đưa ra những hình thức liên hệ.
Logic học hình thức là một môn học đòi hỏi người học tập phải có tư duy tri
tượng, dám bác bỏ các sai và biện minh cho ý kiến của mình dựa trên sự logic liên
hệ chung và căn bản của vấn đề từ đó nhận thức sâu rộng một vấn đề cụ thể tử đỏ
đưa ra những nhận định khách quan không chỉ trên phương diện khoa học mà
người học còn có thể áp dụng logic hình thức vào cuộc sống, tự nhiên một các
thành thạo để có thể đưa ra những phán đoán mang tính tư duy và chính xác cao
cho một vấn đề quan tâm. Logic hình thức cho ta các quy luật để hình thành các
khái niệm, các phân đoàn và đặc biệt các phương pháp suy lý để tiến hành các lập
luận trên các phân đoàn đỏ. Một đặc điểm cơ bản của logic hình thức là xem mỗi
phán đoán có một giá trị chân lý xác định, tức là mỗi phán đoán hoặc đúng, hoặc
sai. Và các quy luật suy lý cho ta cách lập luận để từ các giá trị chân lý của một số
phản đoán cho trước suy ra giá trị chân lý của một phân đoàn đang xét.
1.2.2 Việc nghiên cứu logic học hình thức

Logic hình thức nghiên cứu các quy luật hình thức của tư duy trừu tượng. Nếu
như quá trình nhận thức (khoa học) là "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng rồi lại từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn" thì logic hình thức cho ta các
quy luật để suy luận trong giai đoạn tư duy trừu tượng của toàn bộ quá trình nhận
thức do. Đặc trưng của nhận thức khoa học là khái quát hỏa các tri thức kinh
nghiệm để tìm kiếm các quy luật phổ biến, rồi bằng cách tổng hợp các quy luật phổ
biến từ nhiều khía cạnh khác nhau trở lại nhận thức các hiện tượng và sự vật cụ thể.
Trải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtốt đến nay, logic hình thức đã là công
cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau, nó
cũng là công cụ tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống nhận thức của con người.
Ngày nay, ở giai đoạn mà con người dạng có tham vọng dùng máy móc dễ tự động
hóa từng bước các hoạt động tri tuệ của chính mình, logic không chỉ là công cụ để
nghiên cứu, mã bản thần nó cũng trở thành đối tượng nghiên cứu. Và từ đó nhiêu
vấn đề mới nảy sinh, mà việc nghiên cứu chúng chắc chắn sẽ đưa đến những hiểu
biết phong phủ mới về hoạt động tư duy và nhận thức của con người.
Cho nên việc nghiên cứu logic học, ở đây là logic học hình thức là rất quan
trọng vì nó là cơ sở không thể thiếu trong các ngành khoa học như toán học, điều
khiển học, pháp lí, quản lí, ngoại giao, điều tra, dạy học. Khi nghiên cứu thì chính
logic học hình thức sẽ trang bị cho chúng ta những cơ sở tư duy đúng đắn nhờ đó ta
có thể tham gia nghiên cứu khoa học, lĩnh hội và trình bảy tri thức, tham gia các
hoạt động thực tiễn khác một cách hiệu quả.

Chương 2: Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu logic hình
thức
2.1.Đối tượng học tập và phương pháp nghiên cứu Logic hình thức

2.1.1.Đối tượng học tập Logic hình thức


Đối tượng học tập của Logic hình thức là những quy luật và hình thức cấu tạo
chính xác của tư duy, nhằm đi tới hình thức đúng đắn hiện thực khách quan. Cụ
thể, Logic hình thức nghiên cứu các vấn đề sau:
+Khái niệm: khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những thuộc tính, mối liên
hệ bản chất, phổ biến của một đối tượng hay một lớp đối tượng. Logic hình thức
nghiên cứu các loại khái niệm, các quy luật hình thành khái niệm, các phương
pháp xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
+Phán đoán: phán đoán là hình thức tư duy phản ánh mối liên hệ giữa các khái
niệm. Logic hình thức nghiên cứu các loại phán đoán, các quy luật hình thành
phán đoán, các phương pháp xác định giá trị
chân lý của phán đoán.
+ Suy luận: suy luận là quá trình tư duy đi từ các phán đoán đã cho đến một
phán đoán mới. Logic hình thức nghiên cứu các loại suy luận, các quy luật suy
luận, các phương pháp xác định tính đúng đắn của suy luận.
2.1.2.Phương pháp nghiên cứu Logic hình thức
Phương pháp được sử dụng cơ bản là: Hình thức hóa. Phương pháp này dùng để
vạch ra những mốt liên hệ vững chắc, có tính quy luật giữa các yếu tố cấu thành
tư tưởng và cụ thể hóa nó thành những quy tắc, công thức, những sơ đồ logic
nhằm đảm bảo tính cân đối, liên tục, không gián đoạn, tạo nên sự chính xác của
tư duy, từ các ký hiệu được thống nhất để chỉ ra các thành phần, các hiểu biết
của tư tưởng. Để sử dụng được phương pháp này một cách thành thạo thì cần
dựa trên các cơ sở: Trừu tượng hóa nội dung tư tưởng, tách hình thức ra khỏi
nột dung. Từ đó nghiên cứu tìm ra và tổng hợp lại các cơ cấu logic. Đó chính là
hình thức logic của tư tưởng.

Ngoài ra logic hình thức còn được áp dụng các phương pháp khác như: Phân
tích, khái quát hóa, trừ tượng hóa, tùy theo các vấn đề, các lập luận logic sẽ
được người dùng lựa chọn các phương pháp khác nhau để hỗ trợ cho công việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Từ các phương pháp nêu trên việc nghiên cứu, học tập logic hình thức đã dễ
dàng hơn đôi chút, giúp người học nâng cao trình độ tư duy, rèn luyện tư duy
logic của bản thân, để có thể trang bị vốn tư duy logic: Hỗ trợ cao trong học tập,
nghiên cứu các môn khoa học chuyên sâu, biết đánh giá, phân tích, chứng minh,
bác bỏ, bảo đảm tính chặt chẽ và đúng đắn của đối tượng từ đó có thể đưa ra các
bằng chứng, điểm sai của vấn đề mang tính thuyết phục. Trao dồi công cụ sắc
bén của tư duy, nắm bắt được sự việc chỉ ra những điểm bất logic, đấu tranh tư
tưởng, bảo vệ tư tưởng của bản thân, chỉ ra và bác bỏ tư tưởng sai, năng cao tư
duy ngụy biện.
2.2 Ý nghĩa của việc học tập và phương pháp nghiên cứu logic học hình
thức
Nâng cao trình độ tư duy logic: Logic học hình thức cung cấp cho người học
những kiến thức về các quy luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy. Nhờ
đó, người học có thể rèn luyện tư duy của mình theo đúng các quy luật này, từ
đó nâng cao tính chính xác, chặt chẽ, logic trong tư duy.
Phát triển khả năng suy luận: Logic học hình thức giúp người học nắm vững
các quy luật suy luận, từ đó có thể sử dụng các
quy luật này để suy luận một cách chính xác và hiệu quả. Khả năng suy luận là
một kỹ năng quan trọng cần thiết trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ học tập,
nghiên cứu đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Giúp người học tránh được những sai lầm trong tư duy: Logic học hình thức
giúp người học nhận biết và phát hiện được những sai lầm trong tư duy của bản
thân và của người khác. Từ đó, người học có thể tránh được những sai lầm này,
nâng cao chất lượng tư duy và suy luận của mình.
-Về mặt thực tiễn, việc học tập nghiên cứu logic học hình thức có ý nghĩa
quan trọng trong các lĩnh vực sau:
+Giáo dục: Logic học hình thức là một môn học quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông và đại học. Môn học này giúp học sinh, sinh viên rèn luyện
tư duy logic và khả năng suy luận, từ đó nâng cao chất lượng học tập và nghiên
cứu.
+Khoa học: Logic học hình thức là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu
khoa học. Môn học này giúp các nhà khoa học xây dựng các lý thuyết, lập luận
khoa học một cách chặt chẽ và logic.
+Luật pháp: Logic học hình thức được sử dụng trong việc xây dựng các quy
định pháp luật, lập luận trong các vụ kiện, xét xử.
+Kinh doanh: Logic học hình thức được sử dụng trong việc ra quyết định kinh
doanh, lập kế hoạch kinh doanh, thuyết trình kinh doanh.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của con người, trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiển, tư duy của con người phụ thuộc vào các quy luật logic
và diễn ra dưới dạng hình thức logic của tư duy. Quy luật logic và hình thức
logic của tư duy là cái diễn ra trong tư duy của nhân loại. Điều này cũng nói lên
rằng con người suy nghĩ một cách logic ngay cả khi không biết rằng tư duy của
mình phụ thuộc vào các quy luật hình thức của logic. Nói tóm lại, người ta có
kinh nghiệm logic trước khi nghiên cứu môn logic và vận dụng môn logic học ở
trình độ hệ thống và lý luận khoa học. Bởi vậy, chúng ta có thể nói rằng, trước
hết logic học có ý nghĩa tổng kết kinh nghiệm logic. Khoa học logic như ánh
sáng chiếu rọi vào những điều quen biết và thực hành tư duy hằng ngày. Từ thực
tiễn kinh nghiệm tổng kết, con người trừu tượng hóa, xây dựng cơ sở của lâu
đài cơ sở lý luận và khoa học logic, các phạm trù, nguyên lý quy luật cơ bản của
tư duy logic hình thành. Từ đó, xây dựng các học thuyết từ lý thuyết tổng quát
đến lý thuyết chuyên biệt và quay về với kinh nghiệm thực tiễn. Xuất phát từ hệ
thống lý luận và khoa học đó, logic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh
nghiệm thông thường, phát hiện những bản chất sâu sắc
hơn và chỉ đạo quá trình tạo lập kinh nghiệm mới tư duy mới. Logic học hình
thức và khoa học về logic thực sự là người hướng dẫn chỉ đường cho nhận thức
và hoạt động thực tiển đúng đắn.
Từ đó chúng ta có thể nói vắn tắt ý nghĩa của logic học hình thức như sau:
Nghiên cứu logic giúp tư duy con người chủ động, tự giác và thông minh hơn
góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ chứng minh được
các lập luận nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. Việc
nghiên cứu logic giúp con người tìm kiếm được con đường ngắn nhất, đúng đắn
nhất hiệu quả nhất để đạt tới chân lý khách quan. Việc nghiên cứu logic học
giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm logic của chúng ta và người khác cũng
như để tránh khỏi các sai lầm logic đó vô tình hay hữu ý phạm phải. Tư duy
logic là tư duy chính xác, tuân thủ các quy luật và hình thức logic trên cơ sở tiền
đề tư duy chân thực, giúp con người không phạm phải sai lầm trong lập luận,
phát hiện ra mâu thuẫn. Phẩm chất đó của tư duy có giá trị to lớn trong họa động
tư duy và thực tiễn. Trong toàn bộ quá trình sống của con người. Tất nhiên, tư
duy logic của con người không phải bẩm sinh, mà là do rèn luyện mà hình
thành. Sự rèn luyện đó qua thực tiễn hoạt động giao tiếp của con người trong
cuộc sống. Trong điều kiện các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là
cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin phát triển như vũ bão và quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra, tư duy logic cần thiết hơn bao giờ hết
nhằm nhận thức đúng đắn thực tế khách quan, giúp con người tìm ra con đường
gần nhất tới chân lý khách quan, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại, học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao trình độ tư duy của
mỗi người. Logic rèn luyện tính hệ thống trong quá trình tư duy của mỗi người.
Ngoài tính hệ thống nó rèn luyện cho chúng ta biết tư duy theo đúng những qui
tắc, qui luật vốn có của tư duy, đồng thời nó còn rèn luyện tính chính xác của tư
duy, giúp chúng ta có thói quen chính xác hóa các khái niệm, quan tâm tới ý
nghĩa của các từ, các câu được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
2.3 Lợi ích của việc học tập, nghiên cứu logic học hình thức
Học logic học hình thức mang lại cho chúng ta những quy luật, hình thức và
những phương pháp tư duy để hình thành nên các khái niệm, các phán đoán và
các lập luận về mặt hình thức. Một đặc điểm cơ bản của logic học hình thức đó
là xem mỗi phán đoán có một giá trị chân lý xác định, tức là mỗi phán đoán
hoặc đúng, hoặc sai. Và các quy luật suy lý cho ta cách lập luận để từ các giá trị
chân lý của một số phán đoán cho trước suy ra giá trị chân lý của một phán đoán
đang xét.cái tên logic học hình thức nêu rõ lên một cách trực quan nội dung
nghiên cứu đó là chủ yếu nghiên cứu tư duy về mặt hình thức, chỉ chú trọng
nghiên cứu về quan hệ chuyển đổi giá trị chân lý giữa các phán đoán mà không
quan tâm đến nội dung của các phán đoán, nội dung được phản ánh trong tư
duy, mà chỉ tập nghiên cứu, phân tích những thứ vốn có sẵn. Nhưng không có
nghĩa là nằm ngoài nội dung mà hình thức góp phần cấu tạo nên nội dung bên
trong, củng cố thêm tính chân thực hay giả dối của một tư tưởng. Việc học tập
logic học hình thức giúp cải thiện khả năng tư duy, suy luận để có thể đưa ra
những suy luận, phán đoán hợp lí, hợp logic có sức thuyết phục, khả năng giải
quyết vấn đề theo quy luật, trình tự từng bước, từng quy trình. Rèn luyện khả
năng tư duy, khả năng nhạy bén với các suy luận từ đơn giản đến phức tạp, học
logic học hình thức là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện khả năng tư
duy nhạy bén và khả năng suy luận logic. Tăng khả năng phản xạ trước các suy
luận từ đó đưa ra những phán đoán không những nhanh mà còn chính xác và
hợp logic, hình thành nên thói quen suy nghĩ mạch lạc giải quyết vấn đề tháo gỡ
những khúc mắc theo từng quy trình, từng bước để giúp cho chúng ta phân tích,
suy luận đưa ra những lý lẽ nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp, xây dựng,
củng cố những lý lẽ logic và có khả năng phản bác, chỉ ra những lý lẽ phi logic.
Giúp chúng ta tăng khả năng tập trung cao độ, nắm bắt những vấn đề quan trọng
giúp cải thiện khả năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin hiệu quả, khả năng nói
chuyện lưu loát, tự tin đối phó trước những tình huống khó khăn cho dù chưa có
giải pháp rõ rang bằng cách hệ thống một vấn đề bằng những lý lẽ thuyết phục,
nhận định ra được những vấn đề then chốt cần tháo gỡ, giải đáp. Trên thực tế có
các loại sai lầm do tư duy không phù hợp với thực tế khách quan (ngộ nhận về
thế giới tự nhiên, về người khác và cả về bản thân), chính những điều này đã dẫn
đến những phán đoán giả dối. Vì thế logic học luôn có ích và cần thiết cho mọi
người, đặc biệt là logic học hình thức vì nó giúp ta nhận thức một vấn đề một
cách sâu rộng, một cái nhìn đúng đắn về những tư duy từ đó đưa ra những phán
đoán mang tính logic và phù hợp với thực tế khách quan.
Ngoài ra, việc học tập môn logic học hình thức còn giúp cho công việc sau này
của chúng ta rất nhiều, từ những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được thông
qua việc học tập môn này giúp chúng khi phỏng vấn xin việc có thể ăn nói lưu
loát, tự tin trả lời, cũng như khả năng giữ bình tĩnh trước những câu hỏi của các
nhà tuyển dụng từ khả năng suy luận, khả năng lắng nghe và óc quan sát nhạy
bén, tinh tế để đưa ra những lập luận chặt chẽ từ đó đưa ra câu trả lời thuyết
phục, hài lòng với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

CHƯƠNG 3: KHÓ KHĂN VÀ THỰC TIỄN VIỆC HỌC TẬP,


NGHIÊN CỨU LOGIC HÌNH THỨC
3.1 Khó khăn của việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức
Một trong những bằng chứng cho thấy sinh viên e ngại với bộ môn Logic học thể
hiện ở kết quả học tập môn học này thường không cao bằng nhiều môn học khác.
Không ít sinh viên phải học lại, thi lại, thậm chí ở lại lớp vì chưa đáp ứng đủ điểm
thi của môn học này.
Logic học là môn “đáng sợ” trong suy nghĩ không chỉ của nhiều sinh viên học xã
hội mà còn cả những sinh viên học khối tự nhiên, kỹ thuật, bởi môn học một phần
xuất hiện nhiều dấu, ký tự, phép toán rất khô khan và khó, phần khác lại có nhiều
kiến thức phong phú, sống động, mang nhiều nội dung “xã hội”.
Theo Th.S Phạm Thu Trang, viện Thông tin khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội
VN), để suy nghĩ theo đúng logic sự vật ở trình độ tư duy trừu tượng, nhận thức lý
tính quả thực không dễ dàng bởi nó phần nhiều trái ngược với những hiểu biết
thông thường đã bám rễ sâu sắc trong ý thức của tuyệt đại đa số người học từ thưở
ấu thơ.
Theo lý giải của giảng viên Vũ Văn Cảnh – Trường ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) thì
ngoài tính trừu tượng cao, đây là môn học mà phần lớn học sinh phổ thông chưa
từng được tiếp xúc, thêm nữa, lại được bố trí giảng dạy vào học kỳ I một thứ nhất
nên sinh viên càng bỡ ngỡ do chưa có quen với môi trường, phương pháp học ở
ĐH, khả năng tư duy trừu tượng cũng như vốn sống còn hạn chế.
Thêm nữa, học sinh sinh viên ngày nay học nhiều nhưng hiểu ít, thêm các tình
trạng học vẹt, học cho “qua môn” làm rất nhiều sinh viên không có kỹ năng làm
việc với kiến thức, nền tảng kiến thức ngày càng kém dần mà môn học logic lại
mang tính trừu tượng, đòi hỏi tính động não, tư duy cao
3.2 Thực tiễn của việc học tập, nghiên cứu Logic hình thức
Logic được nhận định là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giúp sinh
viên rèn luyện và phát triển tư duy logic và được đưa vào giảng dạy trong hầu hết
các trường 14 ĐH, CĐ. Tuy nhiên, chất lượng dạy học môn học này hiện nay còn
rất hạn chế, một phần do sinh viên “sợ”, “ngại” môn học trừu tượng, khô khan;
giảng viên cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tăng hấp dẫn trong bài giảng của
mình. Th.S Phạm Thu Trang cho rằng, đặc trưng của Logic học là tính tuần tự và
liên kết chặt chẽ, các bài học liên quan đến nhau theo đúng kiểu “logic”, nếu không
hiểu bài trước thì bài tiếp sau cũng sẽ rất khó tiếp thu. Do đó, nếu sinh viên không
tập trung vào bài học hoặc đi học không đều sẽ rất bất lợi trong quá trình học môn
học này. “Tập trung chú ý ngay từ đầu, liên tục và tự giác – đó chính là bí quyết để
học tốt môn học này” - Th.S Phạm Thu Trang. Theo TS.Phạm Quỳnh–NXB Giáo
dục VN, mặc dù Logic học đã được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta từ
khá sớm, khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng dường như từ đó đến nay,
khung chương trình dạy đại cương vẫn không thay đổi. Nhiều giáo trình mới đã
được xuất bản nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất cách hiểu các thuật ngữ cơ
bản, các kiến thức nền tảng vẫn còn có những chỗ chưa thật chính xác. Trong khi
đó, Logic học trên thế giới đã có những bước tiến khá xa về phương diện lý thuyết
lẫn ứng dụng.
Giải pháp biến Logic học thành môn học hấp dẫn
Trong thực tiễn giảng dạy, ThS Nguyễn Thị Tuất – Trường ĐH SP Hà Nội đã đưa
ra những cách dạy sinh động, khiến mỗi bài giảng đều rất thú vị, dễ hiểu. Đó là việc
học thông qua sơ đồ hóa những nội dung lý thuyết, giúp người học tiếp thu kiến
thức một cách trực quan, dễ nhớ, dễ hiểu, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, người học có thể
phát biểu lại được nội dung lý thuyết. Hoặc học thông qua hệ thống các ví dụ; học
thông qua việc tìm ra quy luật, tính quy luật của nội dung bài học. Đặc biệt, với
phương pháp học thông qua những câu chuyện vui, dí dỏm. Th.S Nguyễn Thị Tuất
cho rằng giờ học Logic học sẽ không còn khô khan.

ThS Nguyễn Thị Tuất đưa ra ví dụ: Từ câu chuyện anh chàng mượn chủ quán cái
vạc, khi ông chủ quán đòi, anh ta mang đến 2 con cò. Chủ quán bảo “Anh mượn
tôi vạc tại sao lại mang cò đến trả?”. Anh chàng liền nói “Tôi mượn ông một vạc
mà tôi trả đến hai cò thì ông được hời quá còn gì nữa”. Chủ quán ngạc
nhiên “Nhưng mà vạc của tôi là vạc đồng cơ mà”. Anh chàng liền đáp: “Thì cò tôi
cũng là cò đồng chứ sao”.

Qua câu chuyện này giúp người học thấy được yêu cầu cơ bản của quy luật đồng
nhất của logic hình thức là: khi tư duy, lập luận về một đối tượng nào đó, đòi hỏi
các khái niệm được sử dụng trong tư duy về đối tượng phải rõ ràng, chính xác và
giữ được tính nhất quán của chúng trong suốt quá trình tư duy, đặc biệt, cần lưu ý
những từ đồng âm khác nghĩa hay đồng nghĩa khác âm; không đồng nhất những tư
tưởng khác nhau, nếu không thực hiện các yêu cầu đó sẽ xảy ra tình trạng “ông nói
gà, bà nói vịt” tức đã vi phạm quy luật này như câu chuyện nói trên

Giảng viên Vũ Văn Cảnh-Trường ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) cho rằng, để học tốt,
ngoài việc tiếp thu kiến thức cơ bản trên lớp, sinh viên cần có giáo trình và tài liệu
tham khảo để tự học, tự nghiên cứu; nhưng quan trọng nhất là phải thường xuyên
và tích cực làm bài tập. Qua thực tiễn, lớp nào, sinh viên nào tích cực tự làm được
nhiều bài tập thì sinh viên đó, lớp đó đạt kết quả cao hơn.
Theo TS.Phạm Quỳnh – NXB Giáo dục VN, mặc dù Logic học đã được đưa vào
nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta từ khá sớm, khoảng những năm 50 của thế kỷ
XX, nhưng dường như từ đó đến nay, khung chương trình dạy đại cương vẫn không
thay đổi. Nhiều giáo trình mới đã được xuất bản nhưng vẫn chưa có một sự thống
nhất cách hiểu các thuật ngữ cơ bản, các kiến thức nền tảng vẫn còn có những chỗ
chưa thật chính xác. Trong khi đó, Logic học trên thế giới đã có những bước tiến
khá xa về phương diện lý thuyết lẫn ứng dụng.

Đưa ra một số điểm chưa thống nhất trong các tài liệu Logic học, Th.S Nguyễn Thị
Toan – Trường ĐHSP Hà Nội đề nghị, nên có một hội nghị khoa học thống nhất
những nội dung trên, từ đó có một bộ giáo trình Logic học tương đối chuẩn trong
phạm vi quốc gia; đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT nên đưa môn học này thành
môn học bắt buộc trong các trường chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực tư duy
lôgic cho sinh viên, từ đó tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong
thời đại toàn cầu hóa.

You might also like