You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI:

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT
NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN.

LỚP DT04 -- NHÓM 19 -- HK 193

NGÀY NỘP: 03/09/2020

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Bùi Thị Thu Ngân 1914266
Trần Thục Thanh 1915101
Võ Văn Hợp 1913487
Hồ Đức Trí 1912288
Nguyễn Tào Nguyên Phương 1914744
Lê Quốc Trí 1915655

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

1
I/ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3
II/ PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 4

Chương 1 : LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA
PHỦ ĐỊNH ........................................................................................................ 4

1.1 Những khái niệm cơ bản .................................................................... 4

1.2 Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của
Triết học Mác - Lênin.................................................................................... 4

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................. 6

Chương 2 : VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT
“PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH” TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU
HÀNH MÁY TÍNH. ......................................................................................... 9

2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành DOS .............................. 9

2.2 Quá trình phát triển của MS – DOS thông qua các version khác nhau
và sự tương thích của chúng theo quy luật phủ định của phủ định biện
chứng. .......................................................................................................... 10

2.3 Sự ra đời của hệ điều hành Windows dựa trên sự kế thừa và phát
triển hệ điều hành MS – DOS tuân theo quy luật phủ định của phủ định
biện chứng ................................................................................................... 12

2.4 Quy luật phủ định của phủ định và hệ điều hành Linux .................. 15

2.5 Hạn chế ............................................................................................. 16

III/ KẾT LUẬN ................................................................................................... 16

IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 17

2
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học là một hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, là khoa học về
những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy. Triết học ra đời đầu tiên vào
khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên, và đã trải qua các giai đoạn khác
nhau với các tư tưởng thích ứng với từng thời kỳ giai đoạn của lịch sử.

Triết học Mác - Lênin ra đời cũng như là một tất yếu lịch sử, không chỉ là sự phản ánh
thực tiễn xã hội mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết
học đó đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử
của Triết học. Triết học Mác - Lênin Ph.Ănghen khẳng định nó là một sự cần thiết
tuyệt đối trở thành tư duy quan trọng nhất, cao nhất và thích hợp nhất đối với sự phát
triển của khoa học. Nó đem đến cho khoa học hiện đại những chức năng có ý nghĩa
phương pháp luận trong việc xem xét, luận giải bản thân sự phát triển của mình.

Việc nghiên cứu “quy luật phủ định của phủ định”có vai trò hết sức quan trọng đối
với con đường phát triển ở Việt Nam hiện nay và cuộc sống thực tiễn. Dưới ngọn cờ
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, con đường phát triển của Việt Nam không gì khác là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công mục tiêu này,
chúng ta cần hiểu đúng về con đường của sự phát triển. Con đường của sự phát triển là
con đường quanh co phức tạp, không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc,
có bao gồm cả sự tha hóa, những bước rút ngắn và bỏ qua. Chỉ có nhận thức đúng về
con đường của sự phát triển, chúng ta mới có thể tìm ra được những giải pháp đưa đất
nước vượt qua những thách thức để bứt lên tiến kịp và tiến cùng với thời đại.

3
II/ PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC VỀ QUY LUẬT PHỦ
ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1.1 Những khái niệm cơ bản

● Khái niệm của nhận thức:

Là quá trình phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người, là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn.

● Khái niệm của lý luận:

Là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức; giải quyết mối quan
hệ của tư duy con người đối với tồn tại, của nhận thức với thực tiễn, của lý luận với
thực hành.

● Khái niệm của thực tiễn:

Là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

1.2 Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của Triết
học Mác - Lênin

● Phủ định biện chứng

- Khái niệm: Dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển.

- Các hình thức của phủ định trong hiện thực khách quan:

+ Phủ định mang tính chất tự phát, ngẫu nhiên hoặc do những nguyên nhân từ bên
ngoài tác động dẫn đến sự chuyển hóa - sự xuất hiện cái mới.

+ Phủ định do những nguyên nhân từ bên trong, do việc giải quyết những mâu
thuẫn từ bên trong bản thân các sự vật, hiện tượng làm xuất hiện cái mới.

- Đặc điểm của phủ định biện chứng:

4
+ Tính khách quan: Sự xuất hiện của cái mới trong phủ định biện chứng là kết quả
của quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật và hiện tượng theo những quy luật
khách quan vốn có của nó.

+ Tính kế thừa: Là sự vật, hiện tượng mới ra đời dựa trên sự vật, hiện tượng cũ,
đồng thời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp của sự vật, hiện tượng
cũ, chỉ loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của chúng và bổ sung thêm các yếu tố
mới thích hợp cho sự vật, hiện tương mới.

● Quy luật và bản chất của “Phủ định của phủ định":

- Quy luật phủ định của phủ định khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình
xoắn ốc, thể hiện tính chu kỳ trong quá trình phát triển. Trong sự vận động và phát
triển vô tận của thế giới đều thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định cái cũ.
Sự vật, hiện tượng cũng vận động qua những lần phủ định như thế, chúng đã tạo ra
những khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao theo đường xoắn ốc. Đường xoắn ốc
thể hiện tính kế thừa, tính lặp lại, tính phát triển,…. Mỗi vòng xoắn ốc thể hiện tính vô
tận của sự phát triển từ thấp đến cao.

- Trong bản thân sự vật có 2 mặt: mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt vừa khẳng
định sự tồn tại nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng biến đổi và chuyển hóa từ khẳng
định đến phủ định và phủ định cái phủ định, đó chính là quá trình xuất hiện cái mới.

Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn
lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơn chủ
nghĩa hư vô đối với quá khứ.

● Nhận xét:

- Quy luật phủ định của phủ định đã giúp cho chúng ta hiểu và nên vận dụng chúng
như thế nào trong cuộc sống. Do đó trong cuộc sống chúng ta phải biết kế thừa những
yếu tố tích cực và hợp lý của cái cũ. Phủ định hoàn toàn những điều hay, hợp lý của
cái cũ là không khách quan, không tôn trọng sự thật, đó là lãng phí. Tôn trọng quy luật
phủ định biện chứng là cơ sở giúp ta xây dựng thái độ khoa học đối với cái mới, hiểu
rõ về cái mới, cái tiến bộ ra đời phù hợp với quy luật và xu thế phát triển.

5
- Trong nghiên cứu khoa học, quy luật phủ định của phủ định đã góp phần thúc đẩy sự
định hướng và phát triển của chúng.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện
tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải
qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.

Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển: Đó là quá
trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tấp, không va vấp, không có
những bước thụt lùi.

Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù
hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển:

- Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát.

- Trong xã hội, sự xuất hiện mới gắn với việc nhận thức và hành động có ý thức của
con người.

Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian
nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn. Vì vậy, cần ủng hộ sự vật hiện tượng
mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu
tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

Quy luật phủ định của phủ định làm sáng tỏ chiều hướng vận động, phát triển của các
sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

1. Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ định sạch cái cũ.

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ thay thế
cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời từ cái cũ, kế
thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống thái độ phủ định sạch trơn
cái cũ.

6
VÍ DỤ: Khi giai cấp phong kiến nắm quyền, trong nội tại của xã hội phong kiến đã có
sự tích lũy tư bản của các địa chủ, thương gia. Đó chính là sự tích lũy về lượng. Một
khi lượng đã được tích lũy đủ thì giai cấp tư sản sẽ thực hiện bước nhảy đó chính là
cuộc cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến. Đó là quá trình tích lũy dần về
lượng, khi đã đủ lượng thì thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự thay đổi về chất. Và khi
chính quyền Tư sản đã thanh lập nó đã phủ định chính quyền phong kiến. Mà trước đó
chế độ phong kiến đã phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ. Vậy TBCN chính là cái phủ
định của phủ định.

2. Chúng ta phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới.

Trong thực tiễn, ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương
lai phát triển của cái mới. Mặc dù cái mới lúc đầu còn yếu ớt, ít ỏi, ta phải ra sức ủng
hộ, bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng cái cũ.

Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, gạn đục khơi trong, giữ lấy
những gì còn tích cực, có giá trị từ cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với những điều
kiện mới. Chúng ta phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận, đánh
giá quá khứ.

VD: Trong quá trình học tập, sau mỗi lần kiểm tra bạn A nhận được điểm dưới trung
bình mặc dù bạn đã học bài khá kĩ. Khi suy nghĩ về vấn đề này, A đã tự nhận thấy rằng
trong giờ học A không nghe giáo viên giảng bài mà làm việc riêng trong lớp, sau đó
chỉ chép bài từ trên bảng xuống. Khi về nhà A chỉ học trong tập mà không tham khảo
qua bất kì bạn bè hay tài liệu nào. Rút ra được kinh nghiệm đó kết hợp với việc chăm
chỉ có sẵn nên thành tích của A tăng vượt trội sau từng con điểm.

3. Phải khắc phục thái độ bảo thủ, loại bỏ những hủ tục trong xã hội.

Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng
phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản trở sự phát triển
của lịch sử.

Chúng ta phải nhận thức rõ những cái lỗi thời, ví dụ như những hủ tục cũ trong việc
cưới xin, tang lễ, hội hè…, quan niệm “có nếp có tẻ” trong việc sinh con… sẽ gây ra
nhiều tốn kém và nhiễu nhương.

7
VD: Ngày xưa, tảo hôn được xem như một phong tục tập quán của những dân tộc ít
người được lưu truyền và áp dụng cho các thế hệ trẻ. Ngày hôm nay, dưới góc độ của
khoa học, Đảng và nhà nước ta đã thấy được những hậu quả cho cá nhân và xã hội do
đó đã ngăn cấm và xử lý theo pháp luật nhằm bài trừ hủ tục lạc hậu ra khỏi xã hội.

Tóm lại: Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là một phần vô cùng quan
trọng. Bởi bản chất của nghiên cứu khoa học là việc luôn sáng tạo và không có giới
hạn trong sự phát triển. Việc hoàn thiện Phương pháp luận nghiên cứu khoa học sẽ là
cơ sở, tiền đề giúp nhà khoa học, nhà chuyên môn trong các lĩnh vực tìm ra cách tiếp
cận mới, tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới từ đó xác định hướng đi trong tiến
trình nghiên cứu một công trình, một đề tài nghiên cứu khoa học. Mang đến những tri
thức có giá trị đối với lý luận và thực tiễn giúp nâng cao nhận thức thế giới và cải tạo
thế giới.

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là công cụ giúp nhà khoa học, nhà quản lý và
thực hành sáng tạo khoa học làm sáng tỏ bản chất và hoạt động nghiên cứu khoa học
bởi nó chính là là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu
khoa học. Không những thế, phương pháp luận còn có nghĩa đối với các nhà nghiên
cứu bởi nó thể hiện cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức cũng như các kỹ năng thực
hành sáng tạo của họ.

8
Chương 2 : VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
QUY LUẬT “PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH” TRONG PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH.
Thế giới hệ điều hành và máy tính thật là rộng lớn, trong khuôn khổ của bài tiểu luận
này, chúng ta chỉ phân tích quá trình phát triển và tương thích từ các hệ điều hành
DOS đến Windows/Linus – những hệ điều hành phổ biến và thông dụng nhất trên thế
giới – dựa trên quy luật phủ định của phủ định.

Như chúng ta thấy ngày nay, máy tính đã trở thành một cụm từ, một phương tiện quen
thuộc với mọi người. Phần mềm là ngôn ngữ chuyển đổi giữa con người với máy, là
những trình phiên dịch giữa máy tính (computer) và người sử dụng, giúp cho người và
máy “hiểu nhau”. Máy tính không hoạt động nếu không có các chương trình điều
khiển (phần mềm) mà đặc biệt là hệ điều hành. Đây là những sản phẩm do con người
tạo ra dựa trên nguyên tắc kế thừa hoặc xây dựng mới. Hệ điều hành là một chương
trình chủ đạo đối với một máy tính, dùng để quản lý các chức năng nội trú của máy
tính và cung cấp những phương tiện kiểm soát hoạt động của máy. Nhờ có hệ điều
hành chúng ta mới sử dụng được các thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, máy in…).

2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành DOS

MS-DOS là tên gọi viết tắt của Microsoft Disk Operating System được hãng IBM đưa
ra tiếp thị đầu tiên vào năm 1981 với tên gọi là PC-DOS. MS-DOS bắt nguồn từ hệ
điều hành cho các máy tính 9 bit được sử dụng trong những năm cuối thập niên 70 của
thế kỷ 20. Đầu tiên MS-DOS chỉ được biên soạn với mục đích thực nghiệm do hãng
Seatle thực hiện. Mãi đến tháng 7/1981, Microsoft ký hợp đồng biên soạn cho IBM
một hệ điều hành tương thích với máy tính IBM-PC, với nhu cầu hiện thời MS-DOS
đã được Microsoft mua lại bản quyền và phát triển thành MS-DOS tương thích cho hệ
máy tính IBM-PC, MS-DOS chính thức ra đời, trở thành một trong những hệ điều
hành phổ biến và phát triển theo cùng các thế hệ máy tính.

9
2.2 Quá trình phát triển của MS – DOS thông qua các version khác nhau và sự
tương thích của chúng theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng

MS-DOS là hệ điều hành được thực thi bằng các dòng lệnh, nguyên tắc cơ bản của nó
là đòi hỏi người sử dụng phải đưa các dòng lệnh và thông số vào để gọi nó thực hiện.
Ngoài ra nó còn có tác dụng thực thi các chương trình khác nhằm đáp ứng mục đích sử
dụng cao hơn, đó là lập các tập tin bó (batch file) tự động thực hiện khi gọi tập tin
(file).

Theo thời gian MS-DOS đã được liên tục cải tiến với nhiều phiên bản (version) khác
nhau, các phiên bản cải tiến này mang tính chất mở rộng và cải tiến hoàn thiện hơn các
phiên bản trước nó. Sự cải tiến của các phiên bản sau có tính chất kế thừa và phát triển
dựa trên các phiên bản trước, nhằm mục đích hoàn thiện hơn cái cũ, tăng thêm những
tính năng cho cái cũ chứ không phải thay đổi hoàn toàn cái cũ. Do đó ta có thể thấy là
quá trình phát triển của MS-DOS qua các version có tính kế thừa và phát triển và
chúng tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng. Cụ thể được thể hiện như
sau:

- Đầu tiên là sự cải tiến của version 3.0 so với các version trước nó là có mở rộng thêm
chức năng thông báo lỗi sai thông qua các mã, nhờ đó người sử dụng có thể sửa sai,
các tính năng và kết cấu đều tuân theo các nguyên tắc thiết kế của các version cũ. Tiếp
theo đó là version 3.1, 3.2 ra đời và chúng đã kế thừa version 3.0 nhưng có bổ sung
thêm một số tính năng mới như cho phép sử dụng qua mạng (xuất hiện ở 3.0), cho
phép đọc hiểu và định dạng (format) đĩa mềm 3.5 inch.

Do nhu cầu sử dụng tập tin có dung lượng ngày càng lớn và đi từ thực tế khách quan
này MS-DOS 3.3 đã ra đời thay thế cho các version trước với chức năng thêm vào là
lệnh FASTOPEN, giúp giảm thời gian mở tập tin. Cùng với nhu cầu sử dụng tập tin có
dung lượng lớn, ổ cứng cũng đã bắt đầu phát triển, do đó đòi hỏi hệ điều hành cũng
phải có cách quản lý ổ cứng và phiên bản 3.3 đã đáp ứng được nhu cầu khách quan lúc
bấy giờ với tập lệnh FDISK để quản lý, phân chia ổ đĩa cứng thành các đĩa logic.

Cuối năm 1988, sự ra đời của version 4.0 là một cuộc cải tiến mới cho hệ điều hành
DOS cùng với sự phát triển của hệ máy tính mới. Version 4.0 với chức năng quản lý
và cho phép sử dụng vùng bộ nhớ mở rộng của máy tính mà các version trước không
10
có đã làm tăng tốc độ xử lý cho các máy tính lên rất nhiều. Sự phát triển này cũng bắt
nguồn từ nhu cầu thực tiễn, người ta bắt đầu nhận thấy rằng các chương trình tính toán
(LOTUS, QUATRO…) sẽ hoạt động tốt hơn nhiều nếu như có một bộ nhớ lớn hơn.
Từ yêu cầu thực tiễn như thế, đầu tiên với thế hệ các máy 386 mới có cho phép cho
phép sử dụng bộ nhớ mở rộng dùng phần cứng (Board Expanded Memory) và thủ
thuật lập trình để vượt qua giới hạn 640K RAM. Đây là một vùng nhớ 64K gọi là
khung trang (page frame) được quy định ra để dành riêng trong khu vực giữa 640K và
1024K, sao cho các lệnh của chương trình và các dữ liệu có thể được chuyển vào – ra
trong khu vực 64K đó. Khi máy tính yêu cầu một đoạn 64K chưa có mặt thì phần mềm
nhớ mở rộng sẽ điều khiển tìm trang đó và chuyển vào khung trang 64K, việc chuyển
đổi ở khu vực này diễn ra rất nhanh đến nỗi có thể xem như máy tính của ta có hơn
640K RAM. Để sử dụng được phần bộ nhớ mở rộng dùng phần cứng này thì các thế
hệ máy tính trước và tại thời điểm đó phải nâng cấp phần cứng cho thích hợp và nó rất
tốn kém về tài chính. Chính vì yêu cầu thực tiễn này version 4.0 đã phát triển thêm
chương trình EMM386.EXE, để tự động cấu tạo phần bộ nhớ RAM trên 1M thành bộ
nhớ mở rộng mà không cần bổ sung thêm phần cứng. Đây là một bước phát triển lớn
trong hệ điều hành DOS và nó vẫn được kế thừa tiếp tục cho các version DOS sau này.

Vùng nhớ được kết cấu trong máy PC có đến hai vùng nhớ, nhưng quy ước cho phép
sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi vùng nhớ 640K (bộ nhớ quy ước) và vùng 1024K
thì dành cho hệ thống sử dụng mà ta không kiểm soát được. Thực tế thì vùng không
gian này rất ít khi được dùng đến, nhưng lại không sử dụng được vì không có quyền
kiểm soát. Để tận dụng vùng nhớ đang bị bỏ phí này version 5.0 đã ra đời với sự bổ
sung thêm chương trình điều khiển LOADHIGH, DEVICEHIGH để tổ chức và quản
lý vùng nhớ trên 640K dùng cho các tiện ích của hệ thống và trình ứng dụng. Ngoài ra
5.0 còn bổ sung thêm chương trình HIMEM.SYS để quản lý vùng phát triển và vùng
nhớ cao để cho các chương trình tương thích với trình quản lý bộ nhớ phát triển
(Extended Memory Specification – XMS) có thể truy cập và hoạt động trong vùng nhớ
này.

Cũng chính trong thời điểm này nhu cầu người sử dụng máy tính không chỉ là các nhà
lập trình và quản lý chuyên nghiệp nữa mà nhu cầu bắt đầu phát triển rộng, xuất hiện
nhóm người chỉ sử dụng trình ứng dụng. Và dường như các trình ứng dụng mà đòi hỏi
11
phải sử dụng quá nhiều lệnh lại trở nên phức tạp và không tiện dụng cho các người sử
dụng dạng này. Chính vì thấy được nhu cầu thực tiễn này Microsoft đã phát triển và
cho ra đời hệ điều hành Windows và quá trình vận hành Windows thuở ban đầu vẫn
hoạt động dựa trên nền DOS nhưng lại cung cấp nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng.
Để vận hành cho một hệ phần mềm lớn như Windows đã đòi hỏi DOS phải có những
bước phát triển mới rất lớn mà chỉ có DOS version 5.0 trở đi mới có khả năng tương
thích được.

Các version trước 5.0 đến thời điểm này xem như đã không còn tương thích với nhu
cầu thực tại. Theo quá trình phát triển của hệ điều hành DOS, ta thấy rằng tại một thời
điểm nào đó, do nhu cầu thực tiễn khách quan đã đòi hỏi phải có một version mới ra
đời để thích ứng với thực tiễn và version mới này ra đời dựa trên sự kế thừa cái cũ, nó
có ý nghĩa phủ định những mặt hạn chế của cái cũ và duy trì những cái hay và phát
triển thêm những cái mới. Nhưng đến một thời điểm nào đó thì nó lại bị phủ định bởi
một cái mới hơn có tính kế thừa và phát triển từ nó, điều này cho thấy quy luật phát
triển của nó hoàn toàn phù hợp với quy luật phủ định của phủ định trong chủ nghĩa
duy vật biện chứng, ở giai đoạn phát triển song song và chuyển đổi từ hệ điều hành
DOS sang Windows quy luật này vẫn được ứng dụng và tuân thủ theo, chúng ta sẽ
xem xét ở giai đoạn sau.

2.3 Sự ra đời của hệ điều hành Windows dựa trên sự kế thừa và phát triển hệ
điều hành MS – DOS tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhu cầu của người dùng về phần mềm cũng
như hệ điều hành chạy trên các thế hệ máy tính mới cũng nâng cao hơn. Họ yêu cầu
chúng phải gọn nhẹ, đơn giản, ít phức tạp.

Nửa thế kỷ trước, hệ điều hành và giao diện đương thời MS-DOS đã cho thấy những
điểm yếu đối với người dùng cơ bản:

- Các câu lệnh càng ngày càng nhiều và phức tạp, đòi hỏi người sử dụng ghi nhớ nhiều

- Giao diện không trực quan, gây nhàm chán…..

Nhu cầu của người dùng về một hệ điều hành mới là điều tất yếu.

12
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, sự ra đời của hệ điều hành Windows đã phần nào
giải quyết những vấn đề này.

Với cách thiết kế mới, Windows tỏ ra thân thiện hơn với người dùng khi so sánh với
MS-DOS. Tuy nhiên trong thời gian đầu, Windows chủ yếu đóng vai trò như hệ phần
mềm ứng dụng. Windows vẫn phải hoạt động trên nền của MS-DOS (Windows 1.0,
Windows 2.0, Windows 2.1, Windows 3.x, Windows 9x). Trong giai đoạn này,
Windows và MS-DOS được xem như là hai hệ phần mềm bổ sung cho nhau: Windows
nâng cấp cho ra phiên bản mới đòi hỏi MS-DOS cũng phải phát triển và cho ra các
phiên bản kế nhiệm MS-DOS 5.0, MS-DOS 5.5, MS-DOS 6.0, MS-DOS 6.2 tương
ứng.

Mặc dù là phát triển song song, nhưng bản thân Windows sơ khai đã có sự kế thừa các
tính năng của MS-DOS và xu hướng cho thấy một lúc nào đó hai hệ điều hành này sẽ
không tồn tại song song nữa. Phiên bản mới của Windows sẽ kế thừa và phủ định các
phiên bản của hệ điều hành MS-DOS và phát triển thành một hệ điều hành mới.

Thực tế đã chứng minh rằng phiên bản Windows 2000, Windows ME và Windows XP
đã vận hành mà không cần có sự hỗ trợ của hệ điều hành MS-DOS và chúng hoạt động
như một hệ điều hành mới. Tuy nhiên, về bản chất thì chúng vẫn phát triển dựa trên sự
kế thừa của hệ điều hành MS-DOS nhưng ở một mức cao hơn.

Đối với Windows 3.1, hệ thống trình đơn (menu) lần đầu xuất hiện và được người
dùng ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu này, MS-DOS 5.0 cũng đã phát triển và cho ra
đời modun DOSSHELL, hầu hết các lệnh DOS sẽ được duyệt bằng hệ thống trình đơn
(menu) của modun DOSSHELL kể từ phiên bản MS-DOS 5.0 trở về sau. Nhờ đó
người dùng không cần phải ghi nhớ rõ từng câu lệnh nữa mà vẫn có thể sử dụng các
câu lệnh DOS một cách hiệu quả thông qua hệ thống trình đơn (menu).

Để hoàn thiện hơn, MS-DOS 5.0 cũng đã phát triển các tệp lệnh truyền thống như lệnh
DIR, lệnh FORMAT để phù hợp với người dùng:

- Lệnh DIR: sử dụng để hiển thị danh sách các tập tin và thư mục chứa trong thư mục
mà người dùng đang làm việc.

13
- Lệnh FORMAT: cho phép định dạng ổ đĩa với nhiều lựa chọn một cách nhanh chóng
và an toàn.

Windows 3.1 cũng đã kế thừa các đặc điểm này và phát triển chúng thành trình quản lý
tập tin (file manager) với giao diện và cách sử dụng hiểu quả hơn MS-DOS.

Với sự xuất hiện của Windows và các phần mềm, ứng dụng chạy trên nó, các tập tin
(file) có dung lượng ngày càng lớn và không gian lưu trữ chúng trên ổ đĩa chiếm dung
lượng đáng kể. Để giảm không gian lưu trữ, MS-DOS 6.0 đã ra đời kèm theo đó là
chức năng DOUBLESPACE đã nén dung lượng các tập tin (file) lưu trên ổ đĩa nhỏ lại
nhưng vẫn giữ nguyên nội dung của các tập tin ấy. Ngoài ra MS-DOS 6.0 cũng được
trang bị thêm chức năng MEMMAKER giúp tối ưu hóa bộ nhớ RAM giúp các phần
mềm, ứng dụng khởi chạy nhanh hơn.

Windows 95 ra đời dựa trên sự kế thừa Windows 3.1 nhưng cải tiến hơn về hiệu suất
và tốc độ xử lý. Windows 95 cũng bổ sung thêm các tính năng mới như SCANDISK
(quét ổ đĩa), DISK DEFRAGMENTER (chống phân mảnh ổ đĩa).

Phiên bản MS-DOS 6.2 ra đời dựa trên sự kế thừa MS-DOS 6.0 – hỗ trợ chức năng
DOUBLESPACE, bên cạnh đó bổ sung thêm tính năng SCANDISK (quét ổ đĩa) và
MOVE (di chuyển các tập tin, thư mục) tương tự như Windows và cũng cải tiến phần
giao tiếp giữa chương trình và người dùng ngày càng hiệu quả hơn.

Chúng ta có thể thấy giữa hệ điều hành MS-DOS và Windows ngoài việc kế thừa và
phát triển dựa trên các phiên bản trước, chúng còn có sự kế thừa và phát triển lẫn nhau
về các chức năng hệ thống. Tuy nhiên, trong khi Windows đang phát triển ngày càng
nhanh thì tốc độ phát triển MS-DOS đang chậm dần lại.

Phiên bản Windows 2000, Windows ME, Windows XP được xem như một thế hệ mới
của MS-DOS với đầy đủ các tính năng của MS-DOS và hơn thế nữa. Không phải vì
vậy mà chúng phủ định MS-DOS hoàn toàn, MS-DOS vẫn có thể hoạt động. Tuy
nhiên bây giờ Windows và MS-DOS được xem như hai hệ điều hành riêng biệt và hoạt
động độc lập với nhau.

14
2.4 Quy luật phủ định của phủ định và hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux ra đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1991 bởi Linus Torvarlds, lúc này
đang là sinh viên khoa học máy tính tại đại học Hensinky, Phần Lan. Trong 3 năm làm
việc miệt mài, ông đã cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994, đặt nền móng cho
sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành Linux hiện nay. Linux được phát triển dựa
trên Unix (một nhóm các hệ điều hành tự do sử dụng mã nguồn mở) và là một trong
những hệ điều hành đi tiên phong và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Linus
Torvarlds và những người phát triển Linux họ đã dựa vào quy luật “phủ định của phủ
định” một cách triệt để. Họ đã tiếp thu những yếu tố nòng cốt từ MS-DOS cũng như
những thiếu sót từ Windows 3.1. Từ đó chọn lọc ra những cái tốt nhất để phát triển hệ
điều hành của mình đi theo một nhánh khác tạo ra sự khác biệt so với phần còn lại. Cụ
thể vào thời điểm đó Linux đã định hướng là một hệ điều hành đa nhiệm (tức là có thể
thực hiện đồng thời nhiều chương trình), một bước tiến vượt bậc mà MS-DOS và
Windows khi đó chưa có được, phát triển dựa vào những yếu tố cốt lõi từ 2 hệ điều
hành tiền nhiệm. Những tính năng vượt trội của Linux so với MS-DOS và Windows
là:

- Có mã nguồn mở.

- Có tính mở, tức là có thể dễ dàng bổ sung hay mở rộng hệ điều hành, ít gây lỗi vì nó
dựa trên nhiều nhà phát triển trên toàn thế giới.

- Có thể được sử dụng cho mạng và hệ thống.

- Hệ thống bảo mật định sẵn, không cần phải cài thêm chương trình an ninh cho hệ
thống.

- Dường như không có virus và các phần mềm độc hại.

- Linux là một hệ thống vững vàng, rất khó để xâm nhập hay phá hoại, rất khó để một
hệ thống Linux bị sụp đổ. Vì thế Linux được ưu tiên sử dụng cho các máy chủ và hệ
thống máy chủ server lớn trên thế giới.

- Có thể chạy được trên nhiều hệ máy khác nhau (mới, cũ, mạnh, yếu).

15
Ngày nay Ubuntu, Linux Mint, Fedora… là các phiên bản có tính chất kế thừa và phát
triển dựa trên phiên bản đầu tiên Linux nhằm mục đích hoàn thiện hơn cái cũ, tăng
thêm tính năng cho cái cũ chứ không phải phủ định hoàn toàn cái cũ.

2.5 Hạn chế

- Hỗ trợ ứng dụng hạn chế đi kèm với số lượng ứng dụng thấp khiến người dùng
không thể sử dụng nhiều tính năng như các hệ điều hành khác.

- Nhiều nhà sản xuất không hỗ trợ phát triển driver trên nền tảng Linux.

- Khó sử dụng và mất nhiều thời gian để làm quen với Linux.

- Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo

- Thiếu chuẩn hóa

III/ KẾT LUẬN


Tóm lại, thông qua quá trình phát triển của MS-DOS từ sơ khai đến lúc hoàn hiện là :

Sự ra đời của các phiên bản sau để phủ hợp với người sử dụng, với các thiết bị ngoại
vi và nói chung là phù hợp với nhu cầu thực tiễn khách quan. Các phiên bản mới đã
dựa trên nền tảng các phiên bản cũ, kế thừa những ưu điểm của phiên bản cũ và khắc
phục các nhược điểm của chúng, đồng thời bổ sung thêm những cái mới để hoàn hiện
hơn các phiên bản cũ. Và cho đến hiện tại bây giờ, Windows cũng vẫn còn phải đựa
trên quy luật đó để phát triển cho các phiên bản về sau này (Ví dụ như phiên bản
Windows Vista,...).

Không những thế giữa các hệ điều hành cũng có sự kế thừa và phủ định lẫn nhau để
ngày càng hoàn thiện hơn ở các phiên bản sau của chúng.

Qua đó, chúng ta có thể thấy trong quá trình hình thành và phát triển một phần mềm
bao giờ cũng mang tính kể thừa và phủ định lẫn nhau, chúng có quá trình phát triển
tuân theo quy tắc của phép biện chứng duy vật và chúng cũng đã cho thấy rằng quy
luật phủ định của phủ định biện chứng được vận dụng như thế nào trong quá trình phát

16
triển một phần mềm và các hiệu quả mang lại từ tính phủ định của phủ định biện
chứng này.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định :

⚫ Linux :

Hệ điều hành Linux phát triển có tính mở nên không thể có một công cài đặt mang tính
chuẩn mực, thống nhất.

Có ít các phần mém ứng dụng chạy trên Linux nên việc sử dụng nó bị hạn chế :

- Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.

- Mất thời gian để làm quen, đặc biệt là khi chuyển từ Windows sang sử dụng Linux
thì sẽ cần thời giàn để thích nghi từ đầu.

⚫ Windows :

Người dùng không chịu cập nhật phiên bản mới

Lượng người dùng đông đảo cũng là mục tiêu thu hút sự quan tâm của các tin tặc
(hacker).

Vì vậy, cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, đó là :

- Nhà phát hành phải tăng cường hỗ trợ người dùng hơn, thêm nhiều công cụ trợ giúp
hơn.
- Người dùng phải linh hoạt trong việc lựa chọn và sử dụng hệ điều hành máy tính.
- Chủ động cập nhật, khai thác tối đa tiềm năng của phần mềm.

IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Giáo trình Triết học Mác - Lênin của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hương

- Trang web: https://vi.wikipedia.org/wiki/Linux

- Trang web: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Microsoft_Windows

- Trang web: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/MS-DOS

17

You might also like