You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ
THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Quang


Mã sinh viên: 2312790072
Ngày sinh: 01/03/2005
Lớp tín chỉ: TRIH114.3
Số thứ tự: 87
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ
THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Quang


Mã sinh viên: 2312790072
Ngày sinh: 01/03/2005
Lớp tín chỉ: TRIH114.3
Số thứ tự: 87
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................2

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3

CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH.........................................................4

1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng........................................................4

2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng....................................................4

2.1. Tính khách quan................................................................................................4

2.2. Tính kế thừa.......................................................................................................5

3. Nội dung quy luật.....................................................................................................6

4. Ý nghĩa phương pháp luận......................................................................................7

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG
TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỒNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
HIỆN NAY..............................................................................................................................8

1. Giá trị truyền thống là gì?.......................................................................................8

2. Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các
giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay............................................9

2.1. Kế thừa những giá trị tốt đẹp, phù hợp...........................................................9

2.2. Mở rộng và phát triển giá trị truyền thống để phù hợp với xu thế toàn cầu
hóa ...........................................................................................................................10

2.3. Khuyến khích việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới phù hợp với sự
phát triển của đất nước...............................................................................................11

KẾT LUẬN..........................................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................14

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
Việt Nam phải xây dựng một nền văn hóa mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại, thực
tiễn của đất nước. Hợp tác hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giúp cho
chúng ta có cơ hội để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm giàu thêm bản
sắc văn hóa dân tộc mình. Thêm vào đó, vấn đề gìn giữ các giá trị truyền thống ngày
càng trở nên đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của kinh tế thị
trường đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách mỗi người
nói riêng. Các giá trị đạo đức tốt đẹp, có vị trí quan trọng trong hệ thống giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mai một, tha hóa. Nhận
thức rõ điều này, Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cho việc xây dựng nền văn hóa
mới: coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, là mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Với lí do trên, tôi chọn đề tài: “Phép biện
chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị
truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.”

2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập trung tìm hiểu sự vận dụng của phép biện chứng phủ định trong việc kế thừa và
phát huy sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa - Nghiên cứu lý
luận chung về quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật phủ định của định
vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Làm rõ vấn đề văn hoá và bản sắc văn hóa ở Việt Nam.
- Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc việc xây dựng nền nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập ở nước ta.
- Thành quả của vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất các ý tưởng nhằm xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta.
3. Kết cấu
Với mục đích và nhiệm vụ trên, tiểu luận có kết cấu gồm 3 phần:
- Phần 1: Lý thuyết
- Phần 2: Phân tích thực tế
- Phần 3: Kết luận

3
CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH
1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật, hiện tượng
sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế
hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật hiện tượng trong
quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là phủ định.
Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy
đều diễn ra thông qua những sự phủ định, trong đó có những sự phủ định chấm dứt sự
phát triển nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát
triển. Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật,
hiện tượng được gọi là sự phủ định biện chứng.
2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản sau đây: thứ nhất, nó mang tính khách
quan, là điều kiện của sự phát triển; thứ hai, nó mang tính kế thừa, là nhân tố liên hệ giữa
cái cũ và cái mới.
2.1. Tính khách quan
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm
ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự
vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định
biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật.
Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu
thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc
vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ
định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
Chẳng hạn, trong lịch sử triết học, sự phát triển của phép biện chứng duy vật là quá trình
phủ định biện chứng liên tục từ phép biện chứng tự phát thời cổ đại qua phép biện chứng
duy tâm của triết học cổ điển Đức đến phép biện chứng duy vật. Sự phát triển của các
học thuyết khoa học là kết quả của những sự phủ định liên tục những trí thức về sự vật,
hiện tượng hay quá trình của thế giới.
4
2.2. Tính kế thừa

Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể
là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của
cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên
cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại cải tạo
những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện
thực. Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn sau bảo tồn những
mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với
hiện thực. Điều đó nói lên rằng, phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Trong quá trình
phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định
những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Diễn đạt
tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định
không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do sự, cũng không
phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biệc chứng ... mà là sự phủ
định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái
khẳng định”. Những điều phân tích trên cho thấy, phủ định biện chứng không chỉ là sự
khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với
sự vật mới, giữa sự khẳng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực. Phủ định biện
chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
3. Nội dung quy luật
Quy luật phủ định của phủ định là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật. Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc
thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển.
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá
trình vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới
khác phủ định… Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh
hướng phủ định của phủ định, từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường xoáy ốc.

5
Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát
triển. Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ
phát triển. Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung
gian trong sự phát triển. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng trên
cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo
đó được gọi là sự phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới
như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái
khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo những yếu tố tích cực được
khôi phục, được duy trì và phát triển. Cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất
cả những cái tích cực ở các giai đoạn trước và ở cái mới xuất hiện trong quá trình phủ
định. Do vậy, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện
và phong phú hơn so với cái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ
nhất.
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự thống nhất
giữa loại bỏ, giữ lại (kế thừa) và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện
sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới. Do đó, sự phát triển thông qua những lần phủ
định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng. Sự phát triển đi lên đó không
phải diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Đề cập tới con đường đó của
sự phát triển biện chứng, V.I. Lênin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai
đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ
định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng...”
Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho
phép biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính
kế thừa, tính chu kỳ, tính đi lên và tính vô tận của sự phát triển. Mỗi vòng mới của
đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như
quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện
tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao của sự vật, hiện
tượng trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng
vai trò là những vòng khâu của quá trình đó.

6
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ
định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là điều
kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực
từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát triển.

4. Ý nghĩa phương pháp luận


Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về
xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo
đường thằng, mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình
khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu
hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm được
đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động đến sự phát triển,
phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận thức biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn. Khẳng định
niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ, đó là biểu hiện của
thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.
Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu ra
đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách
quan. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, ý thức tự
giác và sáng tạo của con người. Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan
trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu
tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều,
kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải
theo nguyên tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt
qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy theo hướng tiến bộ.

7
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN
SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỒNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
HOÁ HIỆN NAY

1. Giá trị truyền thống là gì?


Truyền thống là tập hợp những đức tính, tập quán, tư tưởng, tình cảm, thói quen, lối
sống và cách ứng xử được công nhận của một cộng đồng, được hình thành và phát triển
trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Có biết bao các giá trị truyền thống của con người Việt Nam được hình thành, được
dư luận xã hội cổ vũ, trở thành bản sắc văn hoá trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Một
số giá trị truyền thống có thể được kể đến như tinh thần yêu nước; ý thức độc lập tự do;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình; tinh thần sẻ chia; tinh thần đoàn kết, tinh
thần hiếu học, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây; ... Đó là những giá trị
truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã tạo nên cốt cách của con người Việt Nam. Các
giá trị văn hoá truyền thống có ý nghĩa không chỉ trong lịch sử, mà còn có tầm quan
trọng trong hiện tại và tương lai. Vì thế, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
được đặt ra như một tất yếu mang tính khách quan và cấp thiết, đặc biệt là trong thời kỳ
hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo
các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
2.1. Kế thừa những giá trị tốt đẹp, phù hợp
Cần tránh khuynh hướng bảo thủ, quá đề cao những giá trị truyền thống, luôn muốn
giữ lại nguyên si tất cả những gì thuộc về truyền thống dù có những yếu tố đã lạc hậu và
không còn phù hợp với thực tế xã hội. Việc không chịu tiếp thu những cái mới, những
cái phát triển kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho tư tưởng của con người lạc hậu
cũng như không thể hòa nhập với các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, cũng tránh
tư tưởng phủ định sạch trơn tất cả những giá trị văn hóa truyền thống. Điều này làm mất
đi bản sắc riêng của dân tộc, mất đi những giá trị cốt lõi thấm nhuần trong tư tưởng của

8
mỗi người qua bao thế hệ. Một dân tộc đánh mất đi bản sắc của chính mình thì sẽ bị hòa
lẫn với các dân tộc khác. Bởi lẽ đó, chúng ta cần hòa nhập chứ không hòa tan.
Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay, về thực chất là một quá
trình phủ định biện chứng các mặt, các yếu tố, thuộc tính và các bộ phận cấu thành của
nó. Sự kế thừa đó không phải là loại bỏ hoàn toàn hay phủ định sạch trơn truyền thống
văn hóa, cắt đứt sợi dây liên hệ giữa quá khứ, truyền thống với hiện tại và tương lai; nó
cũng không phải là bê nguyên xi hoàn toàn truyền thống văn hóa mà là sự kế thừa có
chọn lọc, kế thừa có điều kiện, tức là chỉ giữ lại những gì phù hợp, những yếu tố còn tích
cực, tiến bộ, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong truyền thống
văn hóa. Do điều kiện đặc thù của sự sinh tồn, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt
Nam từng bước được hình thành và phát triển. Truyền thống đó đã đồng hành và phát
huy sức mạnh của nó trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy cũng thường xuyên được các thế hệ người
Việt Nam kế tiếp tuyển chọn và sàng lọc, loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp, giữ
lại những nhân tố tích cực, tiến bộ, những “hạt nhân hợp lý”. Nhờ đó, dân tộc Việt Nam
luôn đứng vững trước muôn vàn thử thách, chiến thắng tất cả các thế lực ngoại xâm, bảo
vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và
cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân.

2.2. Mở rộng và phát triển giá trị truyền thống để phù hợp với xu thế toàn cầu
hóa
Giao lưu văn hóa với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế là nhu cầu, đòi hỏi tất
yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập,
giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước, các khu vực khiến cho khoảng cách địa lý
không còn nhiều ý nghĩa; cuộc cách mạng chung của nhân loại cuối thế kỷ 20, đầu thế
kỷ 21 là sự phục hồi chủ nghĩa nhân văn, ưu tiên và giải phóng sự sáng tạo của mỗi
người. Trong hội nhập, giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là quan trọng, bởi nếu
nhân cách là những phẩm chất để con người trở thành chính họ, thì văn hóa chính là cái
làm cho dân tộc không là cái bóng của dân tộc khác. Song giữ gìn bản sắc không phải là

9
một hiện tượng cố hữu, bất biến. Dựa trên nền tảng của những giá trị trong truyền thống
văn hóa dân tộc được giữ lại, cần tích cực bổ sung, phát triển thêm các giá trị mới, bảo
đảm cho sự phát triển của hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc luôn là một dòng chảy liên
tục, không đứt đoạn. Văn hóa luôn nằm trong quá trình hiện đại hóa, nó phải trở thành
sức sống hiện đại của dân tộc. Mặt khác, giữ gìn bản sắc không loại trừ sự tiếp biến văn
hóa; văn hóa dân tộc phải hội lưu với văn hóa nhân loại, rồi theo dòng chảy của nó mà
tiếp thu những cái "chân - thiện - mỹ" của các nền văn hóa trên thế giới để bồi đắp cho
văn hóa bản địa. Giữ gìn bản sắc cũng phải trên cơ sở vừa thừa kế, vừa không ngừng tiếp
thu tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền
thống, góp phần củng cố và làm phong phú hơn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Các giá trị mới ở đây không phải hoàn toàn tách rời giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc, tinh hoa của nhân loại, càng không phải do ý muốn chủ quan của một vài cá
nhân áp đặt, mà nó được hình thành trong sự kế thừa biện chứng, trong sự tiếp nối hợp
lôgíc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử. Và "tinh
hoa" ở đây cũng phải hiểu trên cơ sở kế thừa, chứ không phải là một thứ bất biến. Như
vậy, văn hóa phải xây dựng nền tảng cho việc mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh
vực, không chỉ trong kinh tế.
Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài
trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh
đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam. Chủ
động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc
văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu
hóa về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng
bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.

2.3. Khuyến khích việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới phù hợp với
sựphát triển của đất nước
Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo
của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm

10
nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu
sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng
bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi
mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo
điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích nhân dân sáng tạo,
trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác,
quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công
dân của mình. Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến
cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.
Tóm lại, việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống là một tất yếu
khách quan. Đó là một quá trình lọc bỏ và giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, bổ sung, phát
triển và tạo ra các giá trị truyền thống mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay.
Đặc biệt, hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc kế thừa và phát triển văn hoá còn là
sự giao lưu, học hỏi và tiếp biến với các nền văn hoá khác trên thế giới một cách có chọn
lọc nhằm làm phong phú và hiện đại hoá truyền thống văn hoá Việt Nam, làm đậm đà và
bền vững thêm bản sắc văn hoá của mình.

11
KẾT LUẬN

Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng
phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi
theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác
nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá trình đổi mới của
nước ta cũng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề để phủ
định nền kinh tế tập trung, bao cấp, đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong
tương lai: đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong thời đại ngày nay, hội nhập đang
trở thành một xu thế khách quan. Dân tộc Việt Nam, hay bất cứ một dân tộc nào khác
không thể nằm ngoài quỹ đạo đó. Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả
dân tộc. Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như thế nào. Rõ ràng, chúng ra với tư thế chủ
động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định mình, nỗ lực để vượt lên chính mình, nghĩa là,
thông qua quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn trong
việc bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời trong quá trình đó, chúng ta
sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống có khả năng cản trở sự tiến bộ để
tìm cách khắc phục. Một khi đã nhận thức được như vậy, chắc chắn chúng ta kết hợp hài
hòa các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản sắc dân tộc,
giữ lấy những gì là tinh hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu, học hỏi
với bên ngoài thì sẽ vượt qua được những thử thách, sẽ khơi dậy được vai trò động lực
của các giá trị truyền thống. Với tinh thần và bản lĩnh của người Việt Nam, chúng ta sẽ
“phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết hợp sức mạnh dân tộc với những ưu thế của thời đại
để phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế của dân tộc mình trước cộng đồng.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin", Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2017

2. Từ điển chính trị vắn tắt, Nxb Sự thật, Hà Nội


3. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế,
https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/23703102-phat-trien-van-hoa-con-
nguoi-viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te.html 06/07/2014

4. Xây Dựng và Phát Triển Văn Hóa, Con Người Việt Nam Đáp Ứng Yêu Cầu Phát
Triển Bền Vững Đất Nước”
https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/23477402-xay-dung-va-phat-trien-
van-hoa-con-nguoi-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc.html
11/06/2014

13

You might also like