You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TIẾNG TRUNG

NHÓM 3

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỌC
TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG TRUNG

NHÓM 3

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

HỌC PHẦN : TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


MÃ HỌC PHẦN : POLI200137

NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỌC
TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN TRẦN MINH HẢI

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN

NHÓM: 3

ST HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ NHIỆM VỤ TỶ LỆ
T SINH VIÊN ĐÓNG GÓP
(%)
1 Phạm Quỳnh Anh 49.01.754.00 Soạn nội dung, thiết kế powerpoint. 100%
5
2 Hoàng Thị Hồng 49.01.754.04 Soạn đề cương, soạn nội dung. 100%
7
3 Nguyễn Bảo Ngọc 49.01.754.114 Soạn đề cương, soạn nội dung. 100%
4 Phùng Thị Cẩm Thu 49.01.754.17 Soạn nội dung, làm tiểu luận, thuyết 100%
8 trình.
5 Nguyễn Thị Thu Thuỳ 49.01.754.18 Soạn nội dung, thuyết trình. 100%
0
6 Trịnh Thị Thu Vân 49.01.754.211 Soạn đề cương, soạn nội dung. 100%
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trần Minh Hải – Giảng viên
môn triết học đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo nhóm em qua từng buổi học trên lớp, hướng
dẫn nhóm em và các bạn học làm bài luận đầu tiên của mình.
Tiếp đến, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Sư
Phạm Thành phố Hồ Chí Minh - những người đã cùng vun góp truyền đạt kiến thức để
giúp chúng em có được kiến thức nền tảng như bây giờ. Ngoài ra, gia đình và bạn bè
cũng chính là hậu phương vững chắc, chỗ dựa tinh thần của chúng em.
Thành quả của bài luận là sự chung sức, đồng lòng và hợp tác của nhóm chúng em.
Nhưng sau tất cả với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của mình bài luận không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các
bạn cùng lớp để bài luận hoàn thiện hơn. Lời sau cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy
cô sức khỏe, hạnh phúc, vững bước kiên định dìu dắt chúng em trưởng thành.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................4
I – LÝ LUẬN: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA................5
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.......................................................................................5
1. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.......................................................................5
1.1 KHÁI NIỆM...........................................................................................................5
1.2 TÍNH CHẤT...........................................................................................................5
1.3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT
TRIỂN...........................................................................................................................6
II - VẬN DỤNG VỀ NGUYÊN LÍ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................................8
2.1 VẬN DỤNG VỀ NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN.....................................................8
2.2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN........................................11
2.3 BÀI HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ
MINH..........................................................................................................................13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................17
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời đại 4.0, các quốc gia trên thế giới đang không ngừng phát triển hơn từng
ngày, trong đó có cả Việt Nam. Đất nước Việt Nam của chúng ta đang trong giai đoạn
phát triển, không ngừng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, nước ta
còn tích cực toàn cầu hóa, hội nhập hóa với thế giới và tiếp thu những kiến thức, tri thức
của các nước khác. Chính vì thế nên nếu chúng ta muốn cống hiến, góp phần vào xây
dựng và phát triển đất nước thì phải phát huy hết những năng lực, khả năng của bản thân,
phải phát triển hết mức năng lượng mỗi cá nhân, tận dụng những nguồn lực dồi dào của
đất nước. Đặc biệt là giới trẻ, cụ thể là những bạn sinh viên, họ chính là nguồn lực chính,
những thế mạnh của đất nước, họ cần phải được mài dũa, rèn luyện và phát triển các tiềm
lực của bản thân bởi vì giai đoạn sinh viên là một giao đoạn quan trọng để phát triển toàn
vẹn.

Nhóm em đã thực hiện bài tiêu luận “Nguyên lý về sự phát triển và bài học đối với
sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh trong học tập và định hướng nghề
nghiệp trong giai đoạn hiện nay” nhằm nghiên cứu nội dung, các tính chất của nguyên lý
sự phát triển và ý nghĩa của nguyên lý sự phát triển. Bài nghiên cứu này chỉ ra những
phương pháp vận dụng quan điểm này vào trong học tập, giúp sinh viên hiểu được bản
chất quá trình phát triển một cách rõ ràng và biết được thế mạnh, năng lực của bản thân
để chọn đúng con đường phía trước cho tương lai.

4
I – LÝ LUẬN: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

1.1 KHÁI NIỆM


Trong lịch sử triết học, theo quan điểm siêu hình: Coi sự phát triển đơn giản là sự tăng
giảm về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật. Đồng thời, nó coi sự phát triển là
quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

Trái ngược với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng: Phát triển dùng để chỉ quá
trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.

Ta thấy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” nói chung.
Phát triển không phải chỉ là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự
biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ, mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày
càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Theo quan điểm Mác- Lênin: Phát triển là sự phát sinh của đối tượng mới phù hợp với
quy luật tiến hóa và sự diệt vong của đối tượng cũ là không thể tránh khỏi.
Vậy phát triển là một phạm trù dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật hiện tượng
theo khuynh hướng đi lên, mà còn là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật, là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và
kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.
Ví dụ: Quá trình phát triển sự nghiệp của một người ban đầu sẽ có khó khăn, thua lỗ, thụt
lùi trong sự nghiệp. Có những giai đoạn bị dậm chân tại chỗ, không phát triển được sự
nghiệp. Tuy nhiên họ tích lũy, rút kinh nghiệm ở các thất bại, có những bước tiến trong sự
nghiệp. Cuối cùng đạt được thành công trong sự nghiệp.

1.2 TÍNH CHẤT

Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quá trình phát triển đều có 4 tính
chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa, tính phong phú đa dạng.
Tính khách quan của sự phát triển: các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và
luôn luôn vận động phát triển độc lập theo hướng khách quan, không phụ thuộc vào ý

5
thức, ý muốn chủ quan của con người của con người, cho dù con người có mong muốn
hay không, có thích hay không thích.
Ví dụ: Cá chép biến đổi nhiệt độ của bản thân để phù hợp với môi trường sống.
Tính phổ biến của sự phát triển: sự phát triển luôn luôn diễn ra, và diễn ra ở bất kỳ nơi
đâu trong tự nhiên lẫn xã hội, trong mọi giai đoạn, trong tất cả các lĩnh vực trong đời
sống.
Ví dụ: Nền kinh tế của một đất nước ngày càng đi lên, càng hiện đại hơn so với những
năm về trước.
Tính kế thừa của sự phát triển: cái mới được ra đời dựa trên những cái cũ. Sự phát triển
được tạo ra nhờ sự kế thừa, tích lũy, tổng hợp có chọn lọc. Và gạt bỏ, xóa bỏ đi những
thứ sai trái, không đúng đắn, lỗi thời lạc hậu, mang tính tiêu cực.
Ví dụ: Các thiết bị điện tử ngày nay ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu của con
người so với các thiết bị điện tử ngày trước.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển: sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, và có sự biểu hiện đa dạng theo nhiều loại hình, hình thức khác nhau.
Ví dụ: Cùng một giống cây trồng nhưng khi được trồng ở những nơi khác nhau sẽ có
những đặc điểm khác nhau, cho ra quả có kích thước cũng khác nhau.

1.3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ


PHÁT TRIỂN

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế
giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan
điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, "... Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự
phát triển, trong "sự tự vận động"..., trong sự biển đổi của nó". Từ việc nghiên cứu
nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, ta rút ra những quan điểm phát
triển:
Thứ nhất, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động biến đổi không ngừng. Cần
hiểu rằng sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có, hiện hữu trước mắt và cần vạch ra
xu hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của chúng.
Ví dụ : Một học sinh có thành tích kém, một số người nghĩ rằng bạn ấy sẽ mãi kém như
vậy. Nhưng khi ta áp dụng nguyên lý này, ta sẽ nhìn nhận việc học của bạn này luôn
vận động và phát triển, sau này sẽ có thành tích tiến bộ hơn.
Thứ hai, phải hiểu rằng phát triển là quá trình trải qua cần nhiều thời gian và có những
đặc điểm tính chất, hình thức khác nhau. Là quá trình tích lũy về lượng, dẫn đến sự thay

6
đổi về chất. Do đó, ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để làm cho sự vật, hiện tượng
tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất. Các sự vật, hiện tượng phát triển
theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Vì vậy ta cần phải công nhận tính quanh
co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến.
Ví dụ: Khi một người từng mắc lỗi thì chúng ta cần phân tích, chỉ ra cái sai để họ làm
tốt hơn, không được nhìn vào quá khứ sai lầm của họ để mang ra chì chiết, kìm hãm sự
phát triển của họ.
Thứ ba, phân chia quá trình phát triển thành các giai đoạn, chủ động tìm ra phương pháp
thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Từ đó tìm ra được những mâu thuẫn có
trong mỗi sự vật, hiện tượng, xác định được biện pháp phù hợp giải quyết những mâu
thuẫn đó nhằm thúc đẩy hay kiềm hãm sự vật, hiện tượng phát triển, tùy vào sự phát triển
có lợi hay không có lợi.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết
tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn
là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng
và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ.
Phải đề ra cách giải quyết.”
Thứ tư, kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ nhưng cũng phải loại bỏ những cái lạc
hậu cản trở đến sự phát triển. Vì trong phát triển có tính kế thừa, cần chủ động phát hiện
ra cái mới và tìm cách thúc đẩy để phát triển nó, để cái mới chiếm vai trò chủ đạo. Cần
xóa bỏ suy nghĩ không dám đổi mới để phát triển và chống thái độ nóng vội, chủ quan
muốn đốt cháy giai đoạn.
Ví dụ: Nhà nước dần ra đời các chính sách mới cải thiện đời sống người dân nhưng
cũng kết hợp dựa trên một số yếu tố tích cực của chính sách cũ đã ban hành. Từ đó
phát triển đất nước thêm lớn mạnh.
Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy các sự vật
phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó, đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được
những mâu thuẫn của sự vật qua các hoạt động thực tiễn, từ đó giải quyết được mâu
thuẫn và thúc đẩy sự phát triển. Quan điểm đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, định kiến.
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, ta hiểu được rằng muốn nắm được bản chất,
khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển
“phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”…, trong sự biến đổi của nó”.
Phát triển là khó khăn phức tạp vì vậy trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi
gặp khó khăn, thất bại phải bình tĩnh tin vào tương lai. Quan điểm triết học Mác - Lênin
về sự phát triển là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển.

7
II - VẬN DỤNG VỀ NGUYÊN LÍ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 VẬN DỤNG VỀ NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN


a) Vận dụng nguyên lý phát triển của Đảng vào thực tế
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi
trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một
nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
- Với các định hướng như:
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 -
7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD
Về xã hội: Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
khoảng 25%; tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm
2025 dưới 4%; tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm;
Về môi trường: Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư
thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%; tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất
đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%; tỉ
lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỉ lệ che phủ
rừng ổn định 42%.
- Và các nhiệm vụ trọng tâm:

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ
dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước

8
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng
cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp
luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ
Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại
đoàn kết toàn dân tộc.
(Trích: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xiii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-cong-san-viet-nam-
3660)
- Đã cho thấy rõ Đảng của ta đã vận dụng nguyên lí về sự phát triển và luôn xem xét sự
kỹ lưỡng vật hiện tượng luôn có xu hướng phát triển theo chiều hướng đi lên. Từ đó,
Đảng đã dự đoán chiều hướng của tương lai và đưa ra những định hướng, nhiệm vụ
phù hợp đối với đất nước. Chính vì thế góp phần thúc đẩy và rút ngắn sự phát triển
của đất nước, giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Nếu đảng tiếp tục giữ vững
những chính sách, đường lối cũ thì đó sẽ chính là những khó khan, rào cản kiềm hãm
sự phát triển của đất nước ta.

- Hay những mục tiêu cụ thể trong hội nghị:


Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước:
Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập
trung bình thấp.
Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
- Việc nghị quyết đã chia nhỏ thời gian khác nhau thành những giai đoạn. Có thể thấy
rõ những giai đoạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Giai đoạn trước chính là đòn
bẩy, là điểm tựa để giai đoạn sau có những bước tiến vượt bậc. Việc chia nhỏ những
giai đoạn giúp Đảng có những chính sách, đường lối khác nhau để phù hợp theo tốc
độ và khả năng phát triển của đất nước để đất nước có thể đi lên một cách nhanh
chóng và ổn định nhất.
Quyết định trở thành đối tác chiến lược toàn diện đối với các nước trong quan hệ ngoại
giao của Việt Nam.
- Đã có 6 nước trở thành đối tác chiến lược toàn với Việt Nam bao gồm: Nga (2001),
Trung Quốc (2008), Nhật Bản(2014), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (2023).
Việc ký kết trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam với 6 nước khác đã
cho thấy tầm nhìn về sự phát triển của đất nước thông qua quan hệ ngoại giao. Với
những ý nghĩa to lớn như: tăng cường hợp tác đa phương diện giữa 2 nước như: kinh
tế, văn hóa, giáo dục, … góp phần thúc đẩy sự đi lên của đất nước. Đó là sự vận dụng

9
về phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới ra đời để thay thế cái cũ, qua đó
nâng cao mức độ quan hệ giữa hai nước giúp cả hai bên cùng nhau hợp tác và đi lên
trong tương lai. Nếu Đảng và nhà nước chỉ giữ khăng khăng các thiết lập ngoại giao
trước đó như: Quan hệ Đối tác chiến lược hay quan hệ Đối tác toàn diện thì sẽ đánh
mất những cơ hội để người dân, chính phủ được hợp tác với các nước khác trên nhiều
phương diện.

- Thời đại công nghiệp 4.0 và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đưa
ra những định hướng nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay là một vấn đề quan trọng
trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

b) Vận dụng nguyên lý phát triển trong học tập

Với sự phát triển ngày càng vượt trội của xã hội, mỗi sinh viên phải nắm vững được về
khái niệm của Nguyên lý phát triển từ đó tối ưu hoá nguyên lý ấy vào trong đời sống và
học tập của mỗi cá nhân. Biết đổi mới để phù hợp với bản thân và vận dụng một cách hợp
lý.
Xu hướng của nguyên lí phát triển là sự vận động đi lên nhưng mang đầy tính quanh co
và phức tạp. Chính vì thế, sinh viên phải nhận biết và xác định trước,. Phác thảo cũng
như lập ra các kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển của bản thân. Từ đó học cách vượt
qua những cản trở và thúc đẩy sự phát triển ở cả hiện tại và tương lai. Điển hình như việc:
Đôi lúc trong học tập, sinh viên cảm thấy khả năng hay kiến thức của mình không được
nâng cao mà đứng yên tại chỗ. Mỗi cá nhân sẽ có những suy nghĩ, tư duy khác nhau
chính vì thế mà kết quả đôi lúc sẽ khác nhau. Vì vậy chúng ta phải tránh đi những suy
nghĩ tiêu cực, cảm thấy tự ti mà phải tiếp túc phấn đấu thúc đẩy cũng như đặt ra những
mục tiêu, kế hoạch phù hợp để phát triển bản thân.
Mỗi chúng ta đều có những tư duy, những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó.
Tuy nhiên, sinh viên phải biết nhận diện và phê phán những quan điểm bảo thủ, trì trệ hay
thậm chí là thiên vị trong tư tưởng và hành động. Từ đó dẫn đến cản trở sự phát triển, đổi
mới. Trong học tập, phải biết tiếp thu những ý kiến mới, kiến thức mới và sẵn sàng thay
đổi tư duy về xã hội, văn hoá, … Không phải lúc nào ý kiến của cá nhân đều là đúng nên
chúng ta phải biết nhìn nhận, không bác bỏ ngay lập tức, không áp đặt suy nghĩ bản than
lên người khác mà phải biết tôn trọng ý kiến riêng từ bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Sinh
viên phải biết cập nhật kiến thức mới, phải biết nhìn nhận suy xét các quan điểm hay kiến
thức mới. Từ đó việc học mới trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Để phán đoán xu hướng phát triển trong tương lai của sự vật, chúng ta không chỉ phải
nắm bắt những thay đổi hiện có mà còn phải nhìn thấy những thay đổi đi lên và những
thay đổi lạc hậu. Đối với việc học tập chuyên ngành của mỗi sinh viên, những kĩ năng,

10
yêu cầu mỗi ngày sẽ được nâng cao lên để phù hợp với nhu cầu xã hội. Chính vì thế, mỗi
sinh viên phải phán đoán tương lai sẽ phát triển và đòi hỏi những gì, qua đó không ngừng
hoàn thiện bản thân và nâng cao tri thức để ngày một hoà nhập với công dân toàn cầu.
Mỗi sinh viên đều sẽ có những tài năng, ưu điểm riêng và cũng như là những khuyết
điểm chưa được hoàn thiện. Vì vậy, phải phân biệt rõ ràng các mối quan hệ của bản thân
giữa điểm mạnh và hạn chế qua đó tìm ra được phương pháp phù hợp, kịp thời để nâng
cao, phát triển điểm mạnh và loại bỏ những hạn chế. Sinh viên có người sẽ giỏi về mảng
ngôn ngữ, có sinh viên sẽ giỏi thuyết trình,… thì mỗi người phải tập trung tạo điều kiện,
tham gia các hoạt động liên quan đến điểm mạnh và có gắng loại bỏ các điểm yếu còn tồn
động.

2.2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN


Để định hướng nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên Trường đại học Sư phạm TP.Hồ
Chí Minh cần hiểu rõ và vận dụng quan điểm phát triển vào quá trình rèn luyện và học
tập.
Nâng cao nhận thức về nguồn gốc của sự phát triển: Nhân tố bên trong quyết định sự
phát triển bản thân, nên sự phát triển của sinh viên là do bản thân sinh viên quyết định.
Sinh viên phải phát triển cho mình các yếu tố thể lực, tâm lực và trí lực. Quá trình rèn
luyện và học tập đòi hỏi sinh viên bỏ ra ý chí, sự nỗ lực, chất xám của bản thân. Liên tục
cập nhật kiến thức mới để bản thân không bao giờ lạc hậu. Tích cực cải thiện các kĩ năng
mềm như kĩ năng tin học, kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, … Ví dụ như khi các
công ty liên kết với nước ngoài thì việc học một ngôn ngữ mới là một “vũ khí” mạnh trên
con đường thăng tiến trong công việc. Tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Nhật đang là lựa
chọn hàng đầu cho các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên chuẩn bị ra trường, họ sẽ có lợi thế
hơn và dễ dàng tìm kiếm một công việc tốt nhờ vào khả năng sử dụng thành thạo một
ngôn ngữ khác. Vì vậy, là một trong những thế hệ trẻ của đất nước thì việc học ngoại ngữ
là vô cùng cần thiết. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng nói: Khoản đầu tư tốt
nhất mà bạn có thể thực hiện là đầu tư cho bản thân. Đây là khoản đầu tư không tính thuế
và ngay cả lạm phát cũng không thể làm suy giảm giá trị của nó.Vì vậy, để đạt được sự
phát triển trong sự nghiệp, sinh viên cần duy trì tinh thần học tập và tự phát triển kỹ năng.
Việc tiếp tục học hỏi, nắm bắt những xu hướng mới và cập nhật kiến thức liên tục sẽ giúp
sinh viên phát triển và tiến xa trong sự nghiệp.
Luật phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ thiểu số đến đa số giúp
sinh viên nhận biết rằng việc học tập và phát triển kỹ năng cần sự kiên trì, bền bỉ và
không có bất kỳ bước nhảy vọt nào. Sự nghiệp không phải lúc nào cũng phát triển theo
một đường thẳng và theo cách bạn mong đợi. Các yếu tố bất ngờ lúc nào cũng có thể xuất
hiện và cản trở mình. Giống như làm ăn kinh doanh, phải trải qua nhiều thất bại khó khăn
thì mới có thể thành công. Sinh viên có kiên cường vượt qua nghịch cảnh thì mới có thể
11
nhận về “trái ngọt”. Vì vậy, mỗi sinh viên khi gặp khó khăn cần phải kiên nhẫn phát triển
từ vị trí thấp và làm việc với tinh thần không ngừng nỗ lực, kiên nhẫn để dần dần thăng
tiến trong sự nghiệp thì tránh bi quan, nản chí, rơi vào trạng thái trì trệ bản thân. Ngoài ra,
sinh viên có thể dựa trên nguyên tắc mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin: Nhấn mạnh
rằng mâu thuẫn là động lực phát triển lớn nhất, để vượt qua khó khăn, thách thức và giải
quyết mâu thuẫn trong quá trình học tập.
Muốn thành công khi làm bất cứ việc gì, cần có các mục tiêu cụ thể. Mỗi người có một
quan điểm khác nhau về thành công, do đó không thể dựa vào người khác mà phải xác
định được hướng đi của riêng mình. Để trở thành người có đầy đủ trình độ tri thức khoa
học, tri thức chuyên ngành, có phẩm chất, lối sống trong sáng,đúng mực, tư cách đạo đức
nghề nghiệp, có lý tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa thì tất nhiên, điều quan trọng hơn cả
chính là không ngừng trau dồi cho mình một nguồn kiến thức chuyên ngành thật vững
chắc. Việc khám phá bản thân để hiểu rõ về những ưu điểm, sở trường và giới hạn của
mình là một điều tất yếu và cần thiết. Điều này có thể được đạt được thông qua các hoạt
động như kiểm tra kỹ năng, quan sát bản thân và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
đa dạng.Việc tự khám phá bản thân có thể giúp họ nhận ra và phát triển những khả năng,
tài năng, sở trường của mình. Xây dựng mạng lưới quan hệ trong lĩnh vực chuyên môn và
công việc có thể giúp sinh viên mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Tham gia các hội thảo, sự
kiện và tương tác với người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ mang lại cơ hội học hỏi và
thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc "thị trường lao động" cũng rất quan trọng. Sinh viên
có thể tìm hiểu thông tin về xu hướng công việc, nhu cầu của thị trường lao động để hiểu
rõ về các khía cạnh của ngành nghề mình quan tâm và điều chỉnh hướng đi nghề nghiệp
của mình dựa trên những thông tin này. Điều này có thể được thực hiện thông qua nghiên
cứu, tìm hiểu từ các chuyên gia trong lĩnh vực và thực tập nghề nghiệp. Lực chọn nghề
nghiệp không chỉ là việc chọn một công việc cụ thể, mà còn là quá trình liên tục khám
phá và tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới. Bằng việc tìm hiểu về môi trường và ngành nghề
mà họ quan tâm, sinh viên có thể tìm thấy những lĩnh vực phù hợp với năng lực và đam
mê của mình. Nguyên lý phát triển giúp sinh viên nhìn xa hơn về tương lai, khám phá và
hiểu rõ những xu hướng phát triển trong các ngành nghề hiện đại, từ đó đưa ra quyết định
thông minh về lựa chọn nghề nghiệp. Và hiểu rằng nghề nghiệp của bạn sẽ không bao giờ
cố định và sẽ luôn biến đổi theo thời gian và sự thay đổi của thị trường lao động. Vì vậy,
bạn cần chuẩn bị sẵn lòng để thích nghi, học hỏi và phát triển.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên thành thực với chính mình, không ngần ngại phê phán,
rời bỏ những điều không cần thiết, để hoàn thiện mình hơn. Đừng ngần ngại tiếp thu kiến
thức mới từ người khác, từ môi trường xung quanh, cũng như đừng ngần ngại tự phê
phán bản thân và rút kinh nghiệm từ sai lầm. Điều này sẽ giúp bạn phát triển và hoàn
thiện hơn trong sự nghiệp của mình.

12
Nguyên lý phát triển cũng giúp sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của đảm bảo giá
trị và ý nghĩa xã hội trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Sinh viên có thể áp dụng nguyên lý
này để đề cao giá trị đóng góp cá nhân và xã hội mà một nghề nghiệp có thể mang lại.
Việc không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà còn xem xét đến lợi ích lớn hơn của xã
hội trong quá trình phát triển nghề nghiệp có thể giúp sinh viên thấy mục tiêu và ý nghĩa
sâu xa hơn trong lựa chọn ngành nghề.
2.3 BÀI HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH
Với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay, tất cả sinh viên nói chung và sinh viên
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phải biết tự ý thức nâng cao kỹ năng cá nhân
để nhanh chóng hoà nhập được với sự đi lên của đất nước và thế giới.
Bản thân sinh viên muốn phát triển về năng lực. Đầu tiên, sinh viên phải phát hiện được
mình còn kém, mình còn yếu ở đâu? Yếu những gì? Khi biết được những điểm yếu ấy
chúng ta sẽ phát hiện ra mâu thuẫn và bắt đầu tìm cách, suy nghĩ để giải quyết cái mâu
thuẫn ấy. Để từ một người có kỹ năng còn kém, còn yếu ở lĩnh vực ấy để chúng ta sẽ có
được những kiến thức, năng lực hơn chính chúng ta ngay lúc này. Ví dụ như: Khi yêu cầu
môn Triết học của sinh viên tại trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh phải thuyết
trình nhiều, thì mỗi sinh viên phải có nhận thức về việc phát triển khả năng sử dụng máy
tính, sử dụng các ứng dụng thuyết trình, trình chiếu hay nâng cao khả năng thuyết trình,
sự tự tin khi đứng trước đám đông. Chính vì vậy, chúng ta không thể trông chờ vào thầy
cô, hay một ai đó có thể giúp chúng ta vượt qua được những hạn chế, khuyết điểm ấy
được. Phải chống lại những quan điểm bảo thủ, cổ hủ, trì trệ, thiên vị trong tư tưởng và
hành động để có thể tự bản thân vượt qua những khó khăn, thử thách của bản thân mà đi
tiếp trên hành trình học tập. Làm sao để chống lại những quan điểm đó? Phải rèn luyện ý
thức tự chủ, độc lập, ham học hỏi, tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học công nghệ
tiến bộ một cách chọn lọn, phù hợp với văn hóa, dân tộc. Nếu bên trong ta đã hình thành
ý thức tự chủ, tự lập thì bệnh trì trệ sẽ còn không còn nữa vì theo lẽ dĩ nhiên tự chủ và trì
trệ, ỷ lại là hai khái niệm không thể song song tồn tại trong một con người. Bên cạnh đó
khi học hỏi những kiến thức của khoa học công nghệ tiến bộ, tiếp thu tư tưởng của nền
văn hóa mới thì tư duy, suy nghĩ của ta sẽ không còn cổ hủ, bảo thủ nữa.
Nguyên lý phát triển nói rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có xu hướng đi lên cao theo
hình xoắn ốc. Vì vậy mỗi sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh có thể dựa
vào xu hướng này để dự đoán tương lại nhằm đưa ra những kế hoạch phát triển, nâng cao
bản thân trong tương lai. Chính vì phát triển theo hình xoắn ốc nên đôi khi sự nổ lực của
chúng ta thường được thể hiện bằng những kết quả như mỗi sinh viên mong đợi nhưng
không vì việc đó mà trở nên chán nản, từ bỏ. Mọi nỗ lực, cố gắng đều từng chút từng chút
góp phần vào kỹ năng, trí tuệ và kiến thức sau này. Phải luôn thay đổi phương pháp học
tập để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức sau mỗi buổi học. Mỗi sinh viên đều có
13
phương pháp học tập, rèn luyện khác nhau nên vì thế có những sự khác biệt, vì thế sinh
viên không nên dùng điểm số để so sánh mình thành công hay thất bại mà phải nhìn nhận
rằng trong suốt giai đoạn ấy mình đã có thật sự nổ lực hết mình hay chưa. Chúng ta phải
luôn nỗ lực học tập, không ngừng tra cứu tài liệu, học hỏi, cập nhật những kiến thức hay,
bổ ích.
Nguyên lý còn nói rằng chúng ta phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện để cái mới
thay thế cái cũ. Nhưng cần phải bám vào những tiền đề của cái cũ để tạo thành cái mới,
kiến thức cũng như vậy. Chúng ta phải biết dựa vào những kiến thức cũ đã tích lũy được
để học tập những kiến thức mới, chỉ như vậy mới có thể hiểu sâu, nắm chắc những kiến
thức ấy.
Mỗi người đều có riêng cho chúng ta một quan điểm, một ý kiến riêng về vấn đề nào đó
nhưng hay cố chấp, bảo thủ bám vào quan điểm đó mà không chịu nhìn nhận hay xem xét
ý kiến của người khác, điều đó dẫn đến làm chậm sự phát triển trong chúng ta, cản trở
những kiến thức mới được dung nạp. Để ngăn chặn việc này, sinh viên trường Đại Học sư
phạm phải biết rèn luyện tinh thần cởi mở, sẵn sàng học hỏi những kiến thức mới, tiếp
thu những xu hướng, văn hoá và không được dùng định kiến để bao biện cho một vấn đề
nào đó. Khi tiếp thu được mọt kiến thức mới sinh viên phải biết kết nối với những kiến
thức cũ để xem xét, so sánh giữa hai luồng kiến thức ấy. Phải tiếp thu những ý kiến từ
người khác như bạn bè, thầy cô để từ những ý kiến đó tạo nên cho bản thân một quan
điểm, tư duy đúng đắn nhất. Bên cạnh đó phải tránh sự áp đặt suy nghĩ của mình lên
người khác vì mỗi người đều có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau, điều này đúng
với mình nhưng chưa chắc đúng với người khác, việc áp đặt suy nghĩ của bản thân lên
người khác là hoàn toàn sai trái, không phù hợp cho sự phát triển của con người.
Hay mỗi sinh viên tuy đã có được những định hướng tương lai nhưng lại không biết
chia nhỏ giai đoạn để từ đó mỗi thời gian, cột mốc sẽ có những kế hoạch cụ thể, phù hợp
với xã hội để phát triển bản thân sinh viên nhanh nhất trong giai đoạn đó. Mỗi sinh viên
phải biết chia nhỏ những cột mốc, từ đó thành lập cho bản thân một thời gian biểu, một
phương pháp học tập và rèn luyện khác nhau cho mỗi gian đoạn. Việc chia nhỏ sẽ giúp
chúng ta dễ dàng nhận biết, phát hiện bản thân đang ở đâu, khả năng như thế nào mà có
được những mục tiêu phù hợp với bản thân.
Tóm lại, sinh viên khi vận dụng nguyên lí phát triển cho bản thân trong việc học tập sẽ
giúp sinh viên có được những kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm hay khả năng phát
triển tư duy thông qua các việc như: Tìm hiểu phương pháp học tập mới để thay thế
phương pháp học tập hiện tại, tích cực trau dồi kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau
hay lắng nghe những nhận xét, ý kiến của những người xung quanh để rút ra kinh nghiệm
và hoàn thiện bản thân hơn từng ngày.

14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nguyên tắc phát triển nêu rõ rằng phát triển không phải là bước tiến lên đơn thuần mà
còn là những bước phát triển quanh co hoặc những bước thụt lùi tạm thời. Để nắm vững
nguyên tắc phát triển, chúng ta cần hiểu những đặc điểm của nguyên lý là tính khách
quan, tính phổ biến, tính kế thừa, tính đa dạng phong phú và quan điểm phát triển. Nền
kinh tế Việt Nam phát triển phù hợp với điều kiện mới do Đảng và Nhà nước quy định.
Ngoài những khó khăn, thách thức, mỗi một cá nhân đều có cơ hội thể hiện bản thân. Mỗi
sinh viên cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên ngành và đất nước của mình.
Cá nhân phải xoá bỏ tư duy lạc hậu, không hợp với thời đại. Thế hệ sinh viên là những cá
nhân ưu tú nếu biết phát huy bản thân mình chắc chắn sẽ đạt được ưu thế.
Từ đó, sinh viên vận dụng tư tưởng tiến bộ cho việc tu dưỡng rèn luyện của bản thân.
Với vai trò là sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng em
phải luôn trai dồi kiến thức, hiểu rõ về ưu và hạn chế những việc bản thân phải làm để có
thể góp phần tạo dựng đất nước.
Hiện nay, triết học đã trở thành một môn học quan trọng trong hệ thống giáo dục.
Nhưng để bảo đảm tính thực tiễn và tác dụng của bài học triết học đối với giáo
dục và định hướng nghề, cần có vài kiến nghị dưới đây:
Tăng cường quan điểm áp dụng: Triết học đòi hỏi phải áp dụng với thực tiễn cuộc
sống mà không thể là lý luận suông. Việc nghiên cứu triết học cần gắn chặt với các bài
học và tình huống thực tiễn trong cuộc sống mỗi ngày nhằm đưa đến các kiến thức sâu
rộng cùng khả năng áp dụng hiệu quả.
Tạo môi trường học tập năng động, tích cực: Học sinh nên được khuyến khích tham
gia thảo luận, tranh luận và áp dụng triết học vào thực tế. Tạo môi trường học tập tích
cực giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy cởi
mở.
Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Giáo viên nên sử dụng nhiều phương pháp, công
cụ, tài liệu khác nhau để dạy triết học. Điều này giúp học sinh có được cái nhìn toàn
diện, sáng tạo về triết học và giúp tăng thêm niềm vui trong quá trình học tập.
Gắn kết triết học với định hướng nghề nghiệp: Triết học nên được vận dụng cho quá
trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Học sinh cần được khích lệ tư duy xác
định mục đích cùng giá trị của cuộc đời qua triết học. Triết học tạo nền móng tư tưởng
cùng những nguyên lý căn bản hỗ trợ sinh viên trong việc định hướng và lựa chọn nghề
nghiệp tương lai.

15
Tăng cơ hội thực tập và thực hành: Việc áp dụng triết vào thực tế qua cơ hội thực tập và
thực hành giúp học sinh hiểu rõ hơn về ứng dụng của triết trong đời sống hàng ngày và
nghề nghiệp. Các hình thức như tổ chức từ thiện, tình nguyện hoặc thực tập nghề nghiệp
sẽ khuyến khích việc áp dụng triết học trở nên sâu rộng và trực tiếp.

Tóm lại, sự tiến bộ ngày nay cùng các kinh nghiệm rút ra từ phương pháp giảng
dạy và định hướng nghề nghiệp cần thiết phải áp dụng, thúc đẩy sự hợp tác rộng
rãi, đa dạng phương thức dạy học, gắn với định hướng nghề nghiệp và cung cấp
điều kiện thực tập, trải nghiệm.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam (dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn khoa học Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình triết học Mác – Lênin (tái bản có sửa chữa,
bổ sung), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Nguyễn Ngọc Khá (Chủ biên), Nguyễn Huỳnh Bích Phương (2016), Chuyên đề Triết
học, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Thế Kiệt, Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Thị Bích Loan, Vũ Thị
Thoa
(2009), Hỏi & đáp những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Chính trị -
Hành chính.

[5] Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa (2019), "Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới".

17

You might also like