You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:
TAI NẠN GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY -
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DUY VẬT BIỆN CHỨNG

GVHD: TS.HUỲNH THỊ PHƯƠNG TRANG


SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI NGUYỄN NHI
MSSV: 223801070502
SỐ BÁO DANH: 48
NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN :
….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Điểm số Điểm chữ Ký tên

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………….……………........………..
NỘI DUNG..............…………………………………………………………….
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN …………….
……………………………….….
1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng ...….…..…..
1.1.1. Nguyên tắc khách quan………….......................………...........….....
…..
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện………….............................…....…………..
…….
1.1.3. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.…………………........................….............…
1.1.4. Nguyên tắc phát triển………...………….......................................……..
1.2. Tiếp cận tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng.…....……….......
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tai nạn giao thông ………….
……......................
1.2.2. Nguyên nhân tai nạn giao thông.............……..
………………................
1.2.3 Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội……………….
Chương 2: TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY ............................................…..………………………….....................
2.1. Đặc điểm tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh .................….......
2.2. Nguyên nhân tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh...............
….…
2.2.1. Nguyên nhân khách quan ..........………………....….....……..........
…...
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan..........……..........………………..….............
…..
2.3. Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội……………………
Chương 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY…............……………………….....
3.1.Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay:…………………….. ………………………………………………………….
3.2. Giải pháp đối với người tham gia giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay:……………………………………..................……….............................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........…......................
……….................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................……...................
1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giúp con
người hiểu rõ tầm quan trọng và vận dụng nó vào đời sống thực tế một cách hiệu
quả nhất, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù
và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đề ra các nguyên tắc tương ứng,
định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình. Giúp chỉ ra đường lối đúng
đắn, phát triển con người theo chiều hướng toàn diện nhất. Giải quyết được các vấn
đề bằng các góc nhìn khác nhau nhằm đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra dựa
vào việc nghiên cứu các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp ta tránh
khỏi các tình huống khó nhằn, giải quyết các khó khăn một cách dễ dàng, có c ái
nhìn đúng đắn về một sự vật hiện tượng.
Tư duy biện chứng duy vật giúp khắc phục được lối tư duy siêu hình, phiến
diện, chiết trung, nguỵ biện; mặt khác, xem xét đánh giá vấn đề một cách toàn diện,
đúng đắn. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện
tượng đa dạng, phong phú trong thế giới khách quan luôn có mối liên hệ biện
chứng, có ảnh hưởng, tác động qua lại và nằm trong một chỉnh thể thống nhất; nhận
thức chỉ đạt đến chân lý khi nó phản ánh đúng đắn bản chất của thế giới khách
quan.
Sau khi nghiên cứu các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng bản thân
em sẽ cố gắng phát huy tính năng động chủ quan, tính sáng tạo của ý thức. Tôn
trọng tri thức khoa học, lý luận phản ánh đúng thế giới khách quan, từ đó tạo khả
năng xác định và hình thành được mục đích, phương hướng, biện pháp và ý chí cần
thiết cho hoạt động của bản thân. Chống thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ và
chú ý vai trò của lợi ích .Với ý nghĩa và vai trò của việc nghiên cứu vấn đề trên nên
em đã chọn đề tài “ Tai nạn giao thông- tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng” làm
bài kiểm tra tiểu luận thi kết thúc học phần.
2

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng :
1.1.1 Nguyên tắc khách quan :
Nguyên tắc khách quan yêu cầu trong hoạt động nhận thức và trong hoạt
động thực tiễn phải tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ
quan, có nghĩa là:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo
quy luật khách quan, nhận thức vấn đề phải dựa trên hiện tượng khách quan đang
diễn ra, không được dựa trên suy nghĩ cảm tính chủ quan. Chẳng hạn như mọi chủ
trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu,.... đều phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thật. Nhận thức cải tạo sự vật, hiện tượng
nhìn chung phải xuất phát từ bản thân, sự vật, hiện tượng đó. Tránh chủ nghĩa chủ
quan, duy ý chí hoặc là bệnh chủ quan duy ý chí hoặc là chủ nghĩa duy vật tầm
thường, chủ nghĩa định lượng…
Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức , phát huy ra vai trò nhân tố
con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính
sáng tạo, phải coi trọng vai trò của ý thức, biết dung lý luận khoa học, học
thuyết khoa học mở đường cho hoạt động thực tiễn, giải quyết các vấn đề của
hiện thực khách quan, mở đường cho các vấn đề của hiện thực khách quan.
Không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực nhận thức để thực
hiện được nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan đòi hỏi
chúng ta phải có nhận thức đúng đắn, phải có động cơ trong sáng, có thái độ
thực sự khách quan, khoa học và không vụ lợi.
1.1.2 Nguyên tắc toàn diện :
3

Khi nghiên cứu, xem sét sự vật, hiện tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể
tốt nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ
của chính nó.
Cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của các mối liên hệ của sự
vật, hiện tượng phải rút ra được các mặt, các mối quan hệ tất yếu. Có như vậy mới
có thể nhận thức đúng sự vật, hiện tượng.
Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, trong không gian,
thời gian nhất định tức là cần nghiên cứu tất cả các mối liên hệ của đối tượng trong
quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
Không được phiến diện 1 chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác
hoặc chú ý đến nhiều mặt mà lại xem xét giàng trải không thấy mặt bản chất của sự
vật, hiện tượng.
1.1.3 Nguyên tắc lịch sử cụ thể :
Đặc trưng cơ bản là muốn nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng cần
xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường,
hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
Bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng sự vận động,
trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng ấy
Tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác cũng cần
đề phòng khuynh hướng tuyệt đối.
1.1.4 Nguyên tắc phát triển :
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tuân thủ nguyên tắc phát triển
Yêu cầu của nguyên tắc phát triển:
Khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động phát triển, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó trong trạng thái hiện tại mà còn
dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai
4

Cần nhận thức được rằng phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn mỗi giai
đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương
pháp, tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
Phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hoặc quy luật tạo điều kiện cho
nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ trì trệ.
Trong quá trình thay đổi đối tượng cũ thành đối tượng mới cần phải biết kế
thừa các tích cực của đối tượng và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
1.2 Tiếp cận tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là những sự va chạm, va quẹt, đâm va gây thương tích hoặc
gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm với một phương tiện khác,
người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác, như cây, cột điện hoặc
tòa nhà. Tai nạn giao thông thường dẫn đến thương tích, tử vong và thiệt hại tài sản.
1.2.2 Nguyên nhân tai nạn giao thông
Nhiều sự đáng tiếc xảy ra về xe cộ mang đến nhiều thiệt hại về người và của,
do nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông bằng một cách gián tiếp như:
Hậu quả nghiêm trọng khó lường của tai nạn giao thông chưa được người dân
nhận thức cao.
Ý thức tham gia giao thông còn kém do không học luật, do thích thể hiện: đua
xe, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, đi ngược chiều, chạy ẩu, đi hàng đôi hàng
ba…
Sử dụng rượu bia trước khi lái xe cũng là một nguyên nhân khác cần nhắc đến
Phớt lờ biển báo, đèn tín hiệu giao thông
Suy nghĩ rẳng chỉ cần chạy đàng hoàng khi có công an còn những lúc khác
không cần
1.2.3 Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội
Tai nạn giao thông đi qua, để lại cho người ở lại những đau thương không
bao giờ biến mất. Hơn 70% số vụ tai nạn giao thông, không chỉ ảnh hưởng về mặt
tinh thần mà còn dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật. Số người tử vong đa số là đối
5

tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình. Để lại cảnh tượng đau xé lòng: mẹ già mất
con, vợ mất chồng, con thơ trông cha mỏi mòn, xã hội mất đi những người lao
động.
Tai nạn giao thông xảy ra khiến cho người dân hoang mang, sợ hãi, lo lắng
mỗi khi ra đường. Với suy nghĩ rằng bản thân cẩn thận nhưng chưa chắc rằng
những người khác cẩn thận, tham gia giao thông với trạng thái tinh thần căng thẳng,
nơm nớp lo sợ không biết sẽ xảy ra chuyện gì không hay. Đối với bản thân người bị
tai nạn giao thông và may mắn còn giữ lại mạng sống thì cuộc sống sau này của họ
rất khó khăn vì bị ảnh hưởng đến sức khỏe nặng nề, có khi phải điều trị lâu dài hoặc
phải trải qua những ca phẫu thuật dao kéo đau đớn. Nặng hơn nữa là phải sống cuộc
đời thực vật. Nhẹ sẽ để lại những vết thương, sẹo đi theo suốt đời. Đối với gia đình
có người thân bị tai nạn giao thông, mà may mắn sống sót, thì cuộc sống sau này sẽ
vất vả hơn rất nhiều vì mất thời gian, công sức, chi phí để chăm sóc, chữa trị, có khi
là mất khả năng lao động, tàn phế suốt đời.
6

CHƯƠNG 2
TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng
tăng vào các dịp lễ, tết và những ngày cuối tuần. Tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra
ở các giờ thấp điểm và có sự khác nhau ở các khu vực khác nhau.
Khu vực 1, xảy ra chủ yếu từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng trong đó cao nhất vào
thời điểm 22 giờ đến 24 giờ.
Khu vực 2, tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu vào 14 giờ - 24 giờ, cao nhất vào 20
giờ - 22 giờ.
Khu vực 3 không có sự chênh lệch.
2.2 Nguyên nhân tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
Cơ sở hạ tầng cũng đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc cung cấp cơ sở
vật chất, tuyến đường cho việc tham gia giao thông. Sự phân bố không hợp lý cua
hệ thống biển báo giao thông cũng như sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến
đường nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung cũng là một trong những
nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh.
Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn.
Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung
ở các thành phố lớn.
Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường
đô thị, dễ gây tai nạn.
Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
Lũ lụt làm giảm độ an toàn của đường xá và gây tai nạn giao thông.
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
7

Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố con
người là nguyên nhân chủ yếu và khiến cho tai nạn giao thông ngày càng trở nên
phổ biến và nguy hiểm. Đầu tiên: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao
thông không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Ngoài các lý
do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều
khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức
tham gia giao thông của người dân chưa tốt.

Chưa ý thức được việc bảo đảm chất lượng phương tiện cũng là cách bảo vệ
tính mạng khi tham gia giao thông.

Việc vi phạm tốc độ chạy xe, đa phần năm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, trong
lứa tuổi tâm lý chung vẫn còn chưa hiểu biết về luật pháp, thiếu chín chắn, thích thể
hiện bản thân bằng các chạy nhanh vượt ẩu. Một phần nhỏ do tâm lý người đi làm,
do bận việc mà đi làm tương đối trễ, từ đó muốn nhanh đến công sở mà vượt quá
tốc độ giao thông cho phép.

Vượt xe sai quy định cũng là nguyên dân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông,
không chỉ ở xe máy mà còn ở xe hơi, xe tải,…hay các phương tiện giao thông khác.
Trong quá trình tham gia giao thông các phương tiện có chiều hướng muốn vượt lên
trước nhưng trong quá trình họ không chú ý đến xung quanh.

Sử dụng rượu bia là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất, rượu bia được
sử dụng rộng rãi ở các buổi tiệc, trong các dịp lễ, và người dân Việt Nam xem như
mọt thú vui. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia mang lại một hậu quả đáng sợ, rượu
bia có làm cho khả năng điều khiển hành vi, ý thức suy giảm một cách tuyệt đối. Đa
phần người sau khi dùng rượu bia sẽ có trạng thái căng thẳng, nhức đầu, tay chân
bủn rủn, không khiển soát được hành vi của bản thân. Từ đó, việc tham gia giao
8

thông sẽ trở nên rất nguy hiểm, vì các đối tượng không thể điều khiển bản thân
được nữa, sẽ khó có thể điều chỉnh tốc độ…
Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn, không đúng quy định khi tham
gia giao thông.
Thiếu kiến thức và kỹ năng giao thông, thiếu kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ.
2.3 Ảnh hưởng tai nạn giao thông đến đời sống xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh
Số người tử vong đa số là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình. Để lại
cảnh tượng đau xé lòng: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con thơ trông cha mỏi mòn,
xã hội mất đi những người lao động. Tai nạn giao thông xảy ra khiến cho người dân
hoang mang, sợ hãi, lo lắng mỗi khi ra đường. Với suy nghĩ rằng bản thân cẩn thận
nhưng chưa chắc rằng những người khác cẩn thận, tham gia giao thông với trạng
thái tinh thần căng thẳng, nơm nớp lo sợ không biết sẽ xảy ra chuyện gì không hay.
Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông và may mắn còn giữ lại mạng sống
thì cuộc sống sau này của họ rất khó khăn vì bị ảnh hưởng đến sức khỏe nặng nề, có
khi phải điều trị lâu dài hoặc phải trải qua những ca phẫu thuật dao kéo đau đớn.
Nặng hơn nữa là phải sống cuộc đời thực vật. Nhẹ sẽ để lại những vết thương, sẹo
đi theo suốt đời. Đối với gia đình có người thân bị tai nạn giao thông, mà may mắn
sống sót, thì cuộc sống sau này sẽ vất vả hơn rất nhiều vì mất thời gian, công sức,
chi phí để chăm sóc, chữa trị, có khi là mất khả năng lao động, tàn phế suốt đời.

CHƯƠNG 3
9

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1 Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay:
Tuyên truyền cho mọi người tham gia giao thông qua các bài báo, trang
web,thông qua các tiết học ngoại khóa cho học sinh sinh viên về an toàn giao thông.
Quản lý và hỗ trợ các người tham gia giao thông đi đúng đường đúng theo quy
định pháp luật về an toàn giao thông.
Khuyến khích người dân đi xe bus, mở rộng đường giao thông và vỉa hè để
thuận tiện lượng xe lưu thông .
Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Tăng cường hệ thống biển báo, trên các tuyến đường để đáp ứng nhu cầu đi lại
của người dân.
Nâng cấp thiết bị cầu đường, để tránh giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ,
đường đô thị, tránh gây tai nạn.
Nhà nước quản lý chặt chẽ về giao thông nghiêm minh xử lý các hoạt động mà
người tham gia giao thông làm trái quy định.
3.2 Giải pháp đối với người tham gia giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay:
Nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông.
Nâng cao hiểu biết về Luật Giao thông.
Hạn chế phương tiện cơ giới và thô sơ lưu thông trong thành phố.
Trang bị mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn cài quai an toàn trước khi sử dụng giao
thông.
Có trách nghiệm khi tham gia giao thông không làm trái mọi quy định mà nhà
nước đề ra.
10

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu vấn đề tai nạn giao thông trên góc độ duy vật biện chứng có vai trò
quan trọng trong việc giúp con người hiểu rõ tầm quan trọng và vận dụng nó vào
đời sống thực tế một cách hiệu quả nhất, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ
thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để
đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của
mình. khắc phục được lối tư duy siêu hình, phiến diện, chiết trung, nguỵ biện; mặt
khác, xem xét đánh giá vấn đề một cách toàn diện, đúng đắn. Các nội dung chính
của bài tiểu luận gồm có 3 chương, chương 1 cơ sở lý luận sẽ trình bày và phân tích
các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Có 4 nguyên tắc đó là
nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên
tắc phát triển. Sau khi tìm hiểu về các nguyên tắc trên ta sẽ tiếp cận “tai nạn giao
thông” từ góc độ duy vật biện chứng , tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân tai nạn
giao thông và sự ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội. Ở chương 2
tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh, ta sẽ tiếp cận sâu hơn đến đề tài.
Nắm rõ đặc điểm nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến tai nạn
giao thông và từ đó rút ra được ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã
hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng ta sẽ tìm biện pháp khắc phục hậu quả tai
nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với tình hình hiện nay, tai nạn giao thông là một vấn đề muôn thuở nó luôn tồn
tại và để lại những thiệt hại nặng nề về vật chất lẫn tinh thần cho nạn nhân và người
thân của nạn nhân. Để hạn chế tối đa các sự việc đau thương, mỗi chúng ta cần phải
tuân thủ luật giao thông một cách nghiêm túc. Và thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhận thức rõ để có
hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm hoạ tai nạn giao
thông.
11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 3.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 17.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 20.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 37.
7. Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 22.
8. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 18
9. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 20
10. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 36.
11. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 39.
12. Viện Mác – Lênin (1970), V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb. Chính trị,
Mát – xcơ - va, Tiếng Nga.

You might also like