You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN

ĐỀ TÀI:

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ


CHÍ MINH HIỆN NAY – TIẾP CẬN DỰA TRÊN CÁC NGUYÊN
TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

GVHD: TS. Huỳnh Thị Phương Trang


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhã Linh
MSSV: 223801070494
Số báo danh: 30
Ngành : Luật kinh tế

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2023


2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Điểm số Điểm chữ Ký tên

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5

NỘI DUNG........................................................................................................... 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC............. 6

1.1. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng ......................... 6

1.1.1. Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan và phát huy tính

năng động chủ quan ....................................................................................... 6

1.1.2. Nguyên tắc toàn diện ............................................................................. 6

1.1.3. Nguyên tắc phát triển............................................................................. 7

1.1.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể .................................................................... 7

1.2. Tiếp cận vấn đề ô nhiễm môi trường nước dựa trên các nguyên

tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng ................................................... 7

1.2.1. Khái niệm và biểu hiện ô nhiễm môi trường nước ................................. 8

1.2.2. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước .......................................... 8


1.2.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống xã hội .................... 9
Chương 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ................................................. 10
2.1. Đặc điểm, biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước ở

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .................................................................... 10

2.2. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước ở

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .................................................................... 10

2.2.1 Nguyên nhân khách quan của ô nhiễm


4

môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay................................... 11

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan của ô nhiễm

môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ................................... 11

2.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước ở

Thành phố Hồ Chí Minh đến đời sống hiện nay .............................................. 12

Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở


THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH HIÊN NAY ..................................................... 14

3.1. Giải pháp đối với nước thải ........................................................................ 14

3.2. Giải pháp đối với rác thải sinh hoạt ........................................................... 14

3.3. Giải pháp đối với nước sinh hoạt ............................................................... 14

3.4. Giải pháp đối với ngành nông nghiệp ........................................................ 14

3.5. Giải pháp đối với người dân ....................................................................... 14

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 17


5

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Song song với sự phát triển của thế giới về khoa học kĩ thuật và kinh tế, là
hàng tấn chất thải chưa qua xử lí bị thải ra môi trường mỗi ngày gây ô nhiễm môi
trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng báo động và gây nhức nhối
trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là ở trung tâm kinh tế lớn
nhất cả nước hiện nay – Thành phố Hồ Chí Minh. Mọi hoạt động trong đời sống của
chúng ta đều cần nước, nhưng con người lại chưa có những biện pháp hiệu quả để
bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên nước sạch không thể tái tạo lại này dẫn đến việc
nguồn nước không chỉ bị giảm đáng kể về số lượng mà còn đang bị ô nhiễm trầm
trọng – mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người. Tình trạng này
không chỉ gây thiếu nước sạch mà còn ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, đặc biệt ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ những người sử dụng nước bị ô nhiễm. Sử dụng nguồn
nước bị ô nhiễm để phục vụ nông nghiệp dẫn đến những hệ luỵ về sức khoẻ khó
lường. Nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài, thì nó thậm chí còn tạo nên tổn
thất về kinh tế khi con người phải bỏ ra một số tiền lớn để khôi phục nguồn nước về
lại tình trạng ban đầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, việc chọn nghiên cứu đề tài “Ô nhiễm môi trường nước ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – Tiếp cận dựa trên các nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng” sẽ cho thấy cái nhìn khách quan và toàn diện về thực
trạng, về những tác hại, những ảnh hưởng của vấn đề đối với cá nhân và cộng đồng
người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp kiến nghị
giúp con người định hướng được những hành động cần phải thực hiện ngay lập tức
để cứu lấy nguồn nước đang ngày càng suy kiệt.
6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1.1. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.1. Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan và phát huy tính năng động chủ quan

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan, nhận thức vấn đề phải dựa trên hiện tượng khách quan đang diễn
ra, không được dựa trên suy nghĩ cảm tính chủ quan. Chẳng hạn như mọi chủ trương,
đường lối, kế hoạch, mục tiêu,.... đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Nhận
thức sự vật, hiện tượng phải chân thật. Nhận thức cải tạo sự vật, hiện tượng nhìn
chung phải xuất phát từ bản thân, sự vật, hiện tượng đó. Tránh chủ nghĩa chủ quan,
duy ý chí hoặc là bệnh chủ quan duy ý chí hoặc là chủ nghĩa duy vật tầm thường,
chủ nghĩa định lượng…

Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức , phát huy ra vai trò nhân tố con
người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo,
phải coi trọng vai trò của ý thức, biết dung lý luận khoa học, học thuyết khoa học mở
đường cho hoạt động thực tiễn, giải quyết các vấn đề của hiện thực khách quan, mở
đường cho các vấn đề của hiện thực khách quan.

Không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực nhận thức để thực hiện
được nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan đòi hỏi chúng ta
phải có nhận thức đúng đắn, phải có động cơ trong sáng, có thái độ thực sự khách
quan, khoa học và không vụ lợi.

1.1.2. Nguyên tắc toàn diện

Khi nghiên cứu, xem sét sự vật, hiện tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể
tốt nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ
của chính nó.
7

Cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của các mối liên hệ của
sự vật, hiện tượng phải rút ra được các mặt, các mối quan hệ tất yếu. Có như vậy mới
có thể nhận thức đúng sự vật, hiện tượng.

Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, trong không gian,
thời gian nhất định tức là cần nghiên cứu tất cả các mối liên hệ của đối tượng trong
quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.

Không được phiến diện 1 chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác
hoặc chú ý đến nhiều mặt mà lại xem xét giàng trải không thấy mặt bản chất của sự
vật, hiện tượng.

1.1.3. Nguyên tắc phát triển

Khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động phát triển, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó trong trạng thái hiện tại mà còn dự
báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

Cần nhận thức được rằng phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn mỗi
giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương
pháp, tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển.

Phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hoặc quy luật tạo điều kiện cho
nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ trì trệ.

Trong quá trình thay đổi đối tượng cũ thành đối tượng mới cần phải biết kế
thừa các tích cực của đối tượng và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

1.1.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

Đặc trưng cơ bản là muốn nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng cần
xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường,
hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
8

Bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng sự vận động,
trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng ấy.

Tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác cũng cần
đề phòng khuynh hướng tuyệt đối.

1.2. Tiếp cận vấn đề ô nhiễm môi trường nước dựa trên các nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.2.1. Khái niệm và biểu hiện ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh,
rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy
hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật. Những chất độc hại này đến từ
tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô
nhiễm môi trường nước như hiện nay.

Ô nhiễm môi trường nước trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu mà nhân loại
đang phải đối mặt, môi trường sống bị tác động tiêu cực, sự thay đổi thành phần và
những tính chất vật lý, sinh học, hoá học của môi trường nước bị thay đổi ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ con người dẫn đến nguy cơ đe doạ sự sống của các loại sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động có liên quan đến sự sống con người.

1.2.2. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước

Nguyên nhân khách quan : Sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên, nguồn
nước bị ô nhiễm còn do các yếu tố tự nhiên như tuyết tan, mưa, giông bão, lũ lụt,
môi trường đất,… đưa các chất bẩn, sinh vật có hại vào môi trường nước gây ô nhiễm.

Nguyên nhân chủ quan: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những tác
động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên ô nhiễm
môi trường nước. Đó là các nguồn nước thải từ sinh hoạt hàng ngày, nước thải từ
các xí nghiệp được thải trực tiếp ra môi trường mà hầu hết chưa qua xử lí. Chứa
9

đựng hỗn tạp các hợp chất mà đa số đều có hại cho môi trường.Rác thải sinh hoạt
cũng được vứt thẳng xuống nguồn nước.

1.2.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống xã hội

Tác hại chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây
tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
10

Chương 2

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ


MINH HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm, biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay

Theo số liệu từ cuộc khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh, hiện nay mỗi ngày hệ thống kênh rạch sông ngòi trên địa bàn thành
phố phải chịu 40 tấn rác thải sinh hoạt và 70000m3 nước thải từ sinh hoạt sản xuất
chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống nguồn nước.

Hình ảnh những dòng kênh nước đen ngòm, bốc mùi hôi đã trở nên quen thuộc
với người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chất lượng nước ở những đoạn sông chính
có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần.

Các cơ quan điều tra các nguồn nước thải công nghiệp hiện nay cho biết, chỉ
có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường,
các nguồn nước thải còn lại chỉ xử lý qua hệ thống sơ bộ, thậm chí là đổ thải trực
tiếp ra môi trường. Chính điều này đã đóng góp đến 80% làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước ngày càng xấu đi.

Không những các con kênh trong nội thành thành phố bị ô nhiễm, các dòng
sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cũng đang trong tình trạng báo động. Các nguồn
nước thải sinh hoạt nước thải công nghiệp, nông nghiệp đều tác động đến nguồn
nước trên mặt sông Sài Gòn.

2.2. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay

2.2.1. Nguyên nhân khách quan của ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
11

Chủ yếu là do quá trình mưa bão, lũ lụt,… đó là chưa kể đến các hoạt động
của các sinh vật và xác động vật chết. Khi cây cối hoặc động vật, sinh vật chết, chúng
sẽ bị phân hủy thành chất hữu cơ và ngấm xuống lòng đất và sau đó đi vào nước.
Chính điều này sẽ dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, tiếp đến là nước mặt sông,
suối, ao, hồ, mương….

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan của ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay

Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước do yếu tố
tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ. Nguyên nhân phần lớn gây ra ô nhiễm môi
trường nước chủ yếu là do các hoạt động chủ quan của con người.

Tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ kèm theo đó là sự bùng nổ về dân số.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân nhất cả nước với 10 triệu dân
đang sinh sống và làm việc, kèm theo lượng lớn nước thải mỗi ngày thải ra môi
trường. Tỉ lệ xử lý nước thải đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 12,3% (tính
đến hết năm 2020).

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản
xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường. Theo Trung tâm Nghiên cứu Môi trường
Cộng đồng, 70% nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà thải thẳng ra
môi trường.

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không thể tránh khỏi tình trạng thức ăn thừa
hay phân…Trong quá trình trồng trọt, đa phần người dân đều phải sử dụng thuốc trừ
sâu, phân bón hoá học để tránh sâu bọ và tăng khả năng sinh trưởng cho cây. Tuy
nhiên, họ không biết rằng lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước mặt
và lâu dần ngấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm.

Với 107 bệnh viện đang hoạt động trên địa bàn phục vụ nhu cầu khám chữa
bệnh cho người dân 20 tỉnh thành, trung bình mỗi ngày, các bệnh viện thải ra môi
trường từ 17000 đến 20000m3 nước thải và phần lớn là chưa qua xử lý. Nước thải y
12

tế luôn mang theo các mầm bệnh, vi rút, khi chưa được xử lý mà thải ra môi trường
sẽ khiến các vi rút lây lan nhanh ra môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước
và sức khỏe con người.

Nhận thức kém và tư tưởng lạc hậu của người dân về việc bảo vệ môi trường
nước cùng cơ sở hạ tầng bị hạn chế, thiếu hụt dẫn tới ô nhiễm nước. Bên cạnh đó,
hoạt động quản lý đến từ các cấp, các tổ chức còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, nhiều lỗ
hổng khiến người dân chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là vấn đề nước sạch.

Ngoài ra, chất lượng nước sông Sài Gòn bị suy giảm bởi rất nhiều nguồn nước
thải như nước chảy tràn đô thị, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông đường thuỷ, bãi
chôn lắp rác, khai khoáng.

2.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh đến
đời sống hiện nay

Hậu quả ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước không những
gây hậu quả nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật
trên địa cầu mà còn kéo theo nền kinh tế ngày càng sụt giảm.

Hậu quả đối với con người: Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng
nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn
khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người
chúng ta.

Hậu quả đối với sinh vật, thực vật: Việc các chất thải chưa được xử lý mà xả
thẳng ra môi trường khiến nguồn sống của các sinh vật bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc
biệt là các sinh vật dưới nước chết dần chết mòn vì môi trường sống bị ảnh hưởng
trực tiếp. Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết
dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện
tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó. Nguồn nước bị
ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí
13

là không phát triển được. Việc con người ăn phải các loài cá sống trong nguồn nước
bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thâm chí dẫn đến ưng thư
nếu ăn phải cá, tôm bị ô nhiễm trong thời gian dài.

Hậu quả đến kinh tế: Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến
sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan
đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác
nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội. Việc nguồn nước đen ngòm
bốc mùi hôi thối cũng khiến các du khách nước ngoài cảm thấy khó chịu khi đến du
lịch tại Việt Nam khiến nền du lịch càng ngày càng mất hình tượng trong mắt du
khách quốc tế.
14

Chương 3

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH


PHÔ HỒ CHÍ MINH HIÊN NAY

3.1. Giải pháp đối với nước thải

Đối với nước thải, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý rồi sau đó
mới thải ra ngoài môi trường. Tránh tình trạng nước không xử lý xả ra bên ngoài gây
ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt nước thải từ các khu công nghiệp, y tế. Cần phải qua
quy trình xử lý khoa học, đúng quy định trước khi xả ra ngoài môi trường.

3.2. Giải pháp đối với rác thải sinh hoạt

Xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, sử dụng vật dụng có nắp đậy kín, nhất là
những khu tập thể, công cộng. Hạn chế sử dụng bao ni lông và ưu tiên các vật dụng
có thể tái chế và dễ phân huỷ…

3.3. Giải pháp đối với nước sinh hoạt

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước và tránh lãng phí nước, kiểm tra thường
xuyên ống dẫn nước. Không đổ dầu mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén. Thay vào đó
hãy đổ chúng vào một bình thu gom và loại bỏ như chất thải rắn.

3.4. Giải pháp đối với ngành nông nghiệp

Thực hành nông nghiệp xanh, quản lý và sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu một
cách hợp lý. Sử dụng kĩ thuật làm giảm thiểu sâu bệnh và giảm sự phụ thuộc vào hoá
chất. Trồng nhiều cây để giảm xói mòn đất, ngăn chặn các chất độc hại và hóa chất
chảy vào nguồn nước.

3.5. Giải pháp đối với người dân

Cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ônhiễm nguồn
nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. Người dân nâng cao ý thức
về bảo vệ môi trường, áp dụng những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đơn
15

giản nhất là vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi,giáo dục cho các bé về
những tác hại của ô nhiễm môi trường nước và nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường.
16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc vận dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc
nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò
rất quan trọng trong việc nghiên cứu đối tượng.

Nhờ có sự xuất phát từ thực tiễn khách quan (thực trạng ô nhiễm môi trường
nước), lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện để tìm ra giải pháp. Phản ánh
được thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở TPHCM và tìm ra được bản
chất của nó.

Nhờ vào việc nghiên cứu qua nhiều năm, nhiều giai đoạn, phân tích cụ thể
môi trường nước của TPHCM để tìm ra nguyên nhân và biện pháp nhằm hạn chế
vấn đề ô nhiễm môi trường nước.

Thông qua nội dung nghiên cứu đã cho thấy thực trạng của tình trạng ô
nhiễm môi trường nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang bị ô
nhiễm một cách nghiêm trọng. Tình trạng này diễn ra hằng ngày có dấu hiệu gia
tăng mỗi ngày. Việc cấp bách cần làm vào lúc này là Chính phủ phải có những biện
pháp quyết liệt, cứng rắn hơn để ngăn chặn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi
trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bên cạnh đó, ý thức của người
dân về môi trường cũng chưa được trang bị đầy đủ dẫn đến các hành vi gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Vậy nên, không chỉ Chính phủ mà tất cả người dân
phải cùng nhau tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường nước. Chính chúng ta là
nguyên nhân lớn nhất làm cạn kiệt và gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước quý giá
này nên chính chúng ta phải tự ý thức được hành vi của mình và hoàn thành nhiệm
vụ của mỗi người để bảo vệ môi trường nước. Hãy cùng với người dân toàn cầu
chung tay bảo vệ nguồn nước còn lại và cố gắng khôi phục tình trạng ban đầu của
nguồn nước hết sức có thể. Hãy để vấn đề ô nhiễm môi trường nước không còn là
vấn đề đáng báo động và gây nhức nhối trên toàn thế giới nói chung nói chung và
Việt Nam nói riêng, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta. Hãy hành
động ngay hôm nay để cứu lấy nguồn nước sạch.
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 3.

4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 17.

5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 20.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 37.

7. Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 22.

8. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 18

9. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 20

10. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 36.

11. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 39.

12. Viện Mác – Lênin (1970), V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb. Chính trị,
Mát – xcơ - va, Tiếng Nga.

You might also like