You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI:

Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa của quy luật này trong việc
nghiên cứu sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp

LỚP DT13 --- NHÓM 7 --- HK 213

NGÀY NỘP ………………

Giảng viên hướng dẫn: TS An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Nguyễn Minh Khởi 2113802
Mai Trung Kiên 2113817
Lê Quốc Kiệt 2111596
Dương Hoàng Lâm 2113872
Phạm Thụy Khánh Linh 2110324
Nguyễn Đình Lực 2113998
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
ĐỀ TÀI: Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa của quy luật này trong việc
nghiên cứu sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp.

MỤC LỤC

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3

II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DI VẬT ...................................................................................................... 5

1.1 Khái niệm cơ bản ............................................................................................. 5

1.1.1 Khái niệm phủ định ................................................................................. 5

1.1.2 Khái niệm phủ định biện chứng ............................................................. 5

1.2 Các đặc điểm cơ bản ........................................................................................ 5

1.2.1 Tính khách quan ...................................................................................... 5

1.2.2. Tính kế thừa ............................................................................................ 5

1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định ..................................................... 6

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định ........................ 6

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP. ............ 7

2.1 Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp .............................................. 7

2.2 Đánh giá sự phát triển của những cuộc cách mạng công nghiệp ................ 9

2.2.1 Những kết quả đạt được trong sự phát triển của các cuộc cách mạng
công nghiệp ........................................................................................................ 9

2.2.2 Những hạn chế nhất định trong sự phát triển của các cuộc cách mạng
công nghiệp ...................................................................................................... 18
2.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong sự phát triển của các cuộc
cách mạng công nghiệp ....................................................................................... 22

III. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 28

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 28

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Nhân loại đã trải qua bề dày lịch sử phát triển vô cùng phức tạp, có những đoạn trầm rất
khó khăn, kinh tế khủng hoảng, chiến tranh liên tục nổ ra đã cướp đi bao nhiêu mạng
sống của người dân, tuy nhiên cũng có những đoạn thăng hoa cực kỳ đáng tự hào. Trong
quá trình hoàn thiện thế giới đó không thể không kể đến các cuộc cách mạng công nghiệp
đã đánh mạnh vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy văn minh xã hội ngày
càng tốt đẹp. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã và đang trải qua bốn cuộc cách
mạng công nghiệp. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều mang lại rất nhiều
thành tựu, lợi ích, song, nó cũng để lại không ít những hệ quả khiến mọi người phải lao
đao. Như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, sự phát triển thần kỳ như vũ bão của
khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng của nó làm nên cuộc cách mạng trong
công nghiệp đã và đang mang lại một diện mạo hết sức mới mẻ cho các quốc gia, đúng
như nhận định của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: “Những thay đổi này sâu sắc
đến mức, từ góc độ lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có một thời điểm vừa tràn đầy hứa
hẹn vừa tiềm tàng hiểm họa như lúc này”. Do đó, việc đánh giá đúng tầm vóc và nhận
thức được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với mỗi chính phủ, mỗi tổ chức
và mỗi người dân là điều rất quan trọng. Hơn thế nữa, Việt Nam chúng ta đã đánh mất
đi ba cơ hội để nâng tầm đất nước, hội nhập với bạn bè quốc tế. Bởi vì lẽ đó, khi cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn được gọi là nền công nghiệp 4.0, nơi mà tất
cả mọi thứ đều được máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo AI xử lý đang ở bước đầu của giai
đoạn phát triển, thì Việt Nam ta nói riêng và nhân loại nói chung càng phải cố gắng nắm
bắt những cơ hội to lớn này để cùng nhau phát triển lành mạnh và đoàn kết. Chính vì
những lý do cấp thiết trên nên chúng em mới quyết định chọn đề tài nghiên cứu này
thông qua việc sử dụng quy luật phủ định của phủ định, ý nghĩa của phương pháp luận
để mọi người có cái nhìn tổng quan, sơ lược rồi sau đó là tường tận, rõ ràng, rành mạch
về các cuộc cách mạng công nghiệp, từ đó có thể đưa ra những chiến lược, chính sách
nhằm giúp đất nước lên đỉnh cao cũng như nhìn nhận thực tế các thiết sót, hạn chế của
riêng mình để khắc phục và cải tiến.

Đối với việc nghiên cứu đề tài này, mục đích của chúng em là đánh giá quá trình phát
triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, làm rõ thực trạng tác động của các cuộc cách
mạng công nghiệp đối với nền kinh tế thế giới và văn minh nhân loại. Từ đó, chúng em
sẽ đưa ra những điểm tích cực để mọi người cố gắng đạt được. Kế tiếp, dựa trên những
lợi ích đó, chúng em cũng sẽ đánh giá các hạn chế, tiêu cực nhằm khắc phục và cải biến.
Những bất lợi, trở ngại là điều không thể tránh khỏi, nhưng thách thức đáng sợ bao nhiêu
thì cơ hội cũng hấp dẫn bấy nhiêu. Cần phải nắm bắt thời cơ kịp lúc, tận dụng thông
minh, song, trước hết phải tự hoàn thiện các giới hạn để mọi chiến thuật diễn ra thật
suôn sẻ. Hầu hết trong tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp, nguyên nhân nổ ra đều
là muốn cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất, kéo theo đó là những bất công trong đời
sống (bị áp bức, bóc lột làm nô lệ). Đa số các quốc gia trên thế giới đều chạy đua nhau
trong công cuộc quá độ quy trình sản xuất mà bỏ quên các tiểu tiết nhỏ, quên mất việc
chăm lo đời sống công nhân, người dân lao động, chúng ta đề ra các chiến lược với mục
tiêu vô cùng cao nhưng quên đi rằng vấn đề cân bằng giữa đẩy mạnh kinh tế, củng cố
văn minh và các vấn đề môi trường, việc làm, văn hóa, con người luôn luôn là một bài
toán khó.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là sử dụng quy luật phủ định của phủ
định và vận dụng ý nghĩa của quy luật vào việc nhìn nhận các lợi ích cũng như điểm tắc
nghẽn để đưa ra quyết định phù hợp, đúng đắn. Cả bốn cuộc cách mạng công nghiệp
trên thế giới đều liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ, chúng đều là dựa vào những điểm
tốt của sự vật, hiện tượng cũ mà tiếp tục thăng hoa. Mặt khác, trên con đường khai hóa
nhận thức, chúng ta nhận thấy những thứ đã quá đỗi lạc hậu, không còn phù hợp với sự
thăng tiến như vũ bão của nhân loại thì tự khắc phải giũ bỏ.

Kết cầu đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương,
7 tiểu tiết.

II. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DI VẬT

1.1 Khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm phủ định

Phủ định là sự thay thế hoặc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự
việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không.

Trong triết học, phủ định được định nghĩa là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự phủ
định, đồng thời tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

1.1.2 Khái niệm phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo
điều kiện cho sự phát triển, sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật hiện tượng
cũ.

Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng, là “mắt xích”
trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với
cái cũ.

1.2 Các đặc điểm cơ bản

1.2.1 Tính khách quan

Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết
những mâu thuẫn bên trong sự vật, tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn tồn tại và phát triển.

1.2.2. Tính kế thừa

Cái mới ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà
có chọn lọc, loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện
tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới.
1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu
thuẫn bên trong của chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và
chuyển hóa giữa những mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.

Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng
đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang
nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng đã mang không ít nội
dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó.

Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển
cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng
mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện
tượng phát triển theo “đường xoáy ốc”. Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi,
mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước.

Kết quả là về hình thức, sự vật, hiện tượng mới sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất
phát (chưa bị phủ định lần nào); về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng xuất
phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên một
cơ sở cao hơn và phát triển hơn.

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định

Thứ nhất: quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện
tượng, sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển sau khi trải qua
các mắc xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.

Thứ hai: quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá
trình diễn ra quanh co, phức tạp không hề đều đặn thẳng tắp, không thụt lùi. Trái lại là
không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận (V.I. Lenin)

Thứ ba: quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù
hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong tự
nhiên, sự vật hiện tượng mới diễn ra tự phát. Trong xã hội, sự xuất hiện mới mới gắn
liền với nhận thức và hành động ý thức của con người.
Thứ tư: tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng mới phát triển theo hợp quy luật, biết kế
thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật hiện tượng cũ sao cho phù
hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP.

2.1 Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp

2.1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: thời gian từ khoảng những năm 1784
đến năm 1840 làm thay đổi kinh tế, xã hội và trật tự thế giới. Thương mại ngày càng mở
rộng, kênh đào và đường sắt phát triển nhanh chóng ở châu Âu và Mĩ chia làm 3 sự kiện:

- Ngành dệt may:Vào năm 1784 Janes Watt đã cải tiến động cơ hơi nước tạo điều kiện
cho nhà máy dệt có thể đặt ở bất cứ nơi đâu. Đây là cột mốc đánh dấu sự bùng nổ công
nghiệp thế kỉ XIX.Đến năm 1785 linh mục Edmund Cartwright phát minh ra một loại
máy dệt vải, giúp tăng năng suất 40 lần

- Ngành luyện kim: cũng có bước tiến lớn, Henry Cort vào năm 1784 đã tạo ra cách
luyện sắt đời đầu đáp ứng được chất lượng của sắt nhưng không đáp ứng được độ
bền.Năm1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao dùng để luyện gang thành thép.
Khắc phục được nhược điểm của các đời máy trước. Giá thép giảm 80% trở thành chất
xúc tát quan trọng trong công cuộc đổi mới

-Ngành giao thông vận tải: Dựa bằng hơi nước năm 1804 William Murdoch đã chế
tạo ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy
bằng hơi nước và thay thế cho những mái chèo, cánh buồm.

Cuộc cách mạng này đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại: kỷ nguyên
sản xuất cơ khí cơ giới hóa thay thế thời đại công nghiệp kéo dài 17 thế kỷ

2.1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: từ 1871-1914 đặc trưng là sử dụng
năng lượng điện và các dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Năng lượng từ than
dần được thay thế bằng dầu mỏ. Bên cạnh đó nhiều sáng chế được phát mình và cải
thiện:

- Năm 1860: động cơ đốt trong đầu tiên ra đời được thử nghiệm là động cơ xe hơi vào
những năm 1870
- Năm 1880 Thomas Edison đăng kí bằng sáng chế về phân phối điện, đèn điện ra đời
không lâu sau đó

- Năm 1885 kỹ sư người Đức Karl Benz đã chế tạo được chiếc xe hơi đầu tiên sử dụng
động cơ đốt trong

- Năm 1908 hãng xe của Henry Ford cho ra mắt mẫu xe hơi MODEL-T tại Mỹ và ứng
dụng thành công dây chuyền sản xuất hàng loạt chỉ trong 6 năm từ 11 chiếc đầu tiên sản
lượng xe đã lên 250000 chiếc một năm từ đó phương pháp sản xuất theo dây chuyền
được áp dụng rộng rãi cho các mặt hàng khác nâng cao năng suất.

- Năm 1903: chiếc máy bay WRIGHT FLYER do anh em nhà Wright chế tạo cất cánh
thành công mở đầu kỷ nguyên về hàng không ngày nay.

Cuộc cách mạng này mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt thúc đẩy bởi sự ra đời của
điện và dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho Chủ
nghĩa xã hội có quy mô thế giới

2.1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Cuộc cách mạng kỹ thuật số mở ra kỷ
nguyên công nghệ thông tin. Chuyển đổi Analog signal sang Digital Signal tạo thêm
việc làm mới là công nhân nhập liệu.

- Năm 1947 bóng bán dẫn ra đời mở đầu cho các thiết bị kỹ thuật số sau này

- Năm 1970 máy tính cá nhân ra đời

- Năm 1983 chiếc điện thoại đầu tiên ra đời

- Năm 1991 mạng 2g được sử dụng khiến những chiếc điện thoại được phổ biến hơn

- Sáng chế quan trọng nhất thời bấy giờ là World Wide Web một không gian thông tin
toàn cầu các trình duyệt WEB: Mosaic, Internet Explorer,… Năm 1996 Internet được
mở rộng và trở thành nền văn hóa đại chúng

Cuộc cách mạng 3.0 được xem là bước đại nhảy vọt để đưa chúng ta vào kỷ nguyên
mới Kỷ nguyên số hóa

2.1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: xuất phát từ khái niệm INDUSTRIE
4.0 kết nối các hệ thống nhúng và các cơ sở thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số.
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 là Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật
kết nối (Internet of things - IoT), dữ liệu lớn ( Big data)

- Trên lĩnh vực công nghệ sinh học : tập trung vào nghiên cứu tạo ra các bước nhảy vọt
trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, y dược, bảo vệ môi trường, năng lượng tái
tạo, vật liệu,…

- Lĩnh vực vật lí: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự láy, các vật liệu mới và công
nghệ Nano,…

Công nghệ 4.0 đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu
với khách hàng, nhà sản xuất. Giúp tăng năng xuất và doanh thu, tối ưu hóa các
công trình sản xuất, phát triển công nghệ tăng tốc và chăm sóc dịch vụ khách hàng
tốt hơn.

2.2 Đánh giá sự phát triển của những cuộc cách mạng công nghiệp

2.2.1 Những kết quả đạt được trong sự phát triển của các cuộc cách mạng công
nghiệp

Trong hơn 35 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, trunh thành, kế thừa và vận dụng sáng
tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam thường
xuyên đổi mới tư duy gắn với tổng kết thực tiễn. Đảng luôn nắm bắt xu hướng thế giới,
chịu lắng nghe, tiếp thu và không ngừng thay đổi nhằm đưa đất nước Việt Nam ngày
càng tiệm cận hơn với bạn bè quốc tế. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh
tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam
chúng ta, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương
tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình
này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế,
kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản
xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với
các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế
kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu
rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến
bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thứ nhất: Trong những năm qua, nhất là khi có chủ trương lãnh đạo của Đảng, nhận
thức được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vô cùng quan trọng, đất nước chúng
ta đã tích cực đổi mới, rèn luyện để hoàn thành công cuộc sớm nhất có thể. Vì thế, Việt
Nam tập trung vào tôi luyện thế hệ trẻ, trình độ học vấn ngày càng tăng cao, số lượng
nhân viên có tay nghề, kỹ năng chuyên môn ngày càng nhiều, tạo ra một nền kinh
tế tri thức thông minh.

Đến nay, lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp, cũng là các
cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật nói chung. Chúng ta đã bỏ lỡ ba cuộc cách mạng
công nghiệp quan trọng vì chiến tranh, vì độc lập dân tộc. Thế nên, khi thế giới đang ở
bước đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng được xem như
một bước ngoặc quyết định, đưa nền văn minh nhân loại chạm đến một đỉnh cao mới,
thì Việt Nam càng phải ra sức cải tiến, nắm bắt cơ hội to lớn này để sánh bước với các
cường quốc.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực
vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có
tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát
bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng
của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và
kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống
sản xuất thông minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách
hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp
các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới
bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí
sản xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật
liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều
khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian,
tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Qua đó, thấy cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể hiểu nôm na rằng: tự động hóa
thay thế người lao động bằng máy móc. Khi tất cả những hoạt động sản xuất hàng loạt
đều sử dụng công cụ hiện đại thay cho con người thì cơ hội việc làm sẽ càng giảm đi.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng thị trường tương lai sẽ được phân chia vô cùng
rõ ràng, tách biệt: “kỹ năng thấp – lương thấp”, “kỹ năng cao – lương cao”. Chính vì
thế, nếu như muốn tồn tại, phát triển trong xã hội, bắt buộc tất cả chúng ta phải nỗ lực
học tập, trau dồi, hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng những nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Kết quả thống kê cho thấy lực lượng công nhân qua đào tạo tăng cao rất nhiều so với
trước cuộc cáchmạng công nghiệpvà có xu thế ngày càng tăng cao. So vớ inăm 2005,
lao động qua đào tạochỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6%
và đến 2016 tăng lên 20,6% trên tổng số lao động.

Ngoài việc nâng cao kỹ năng chuyên môn của các công nhân, Việt Nam chúng ta hướng
đến đào tạo thế hệ tương lai từ nhỏ để có đủ kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm hơn.
Đảng đã ra rất nhiều chính sách “xoá mù chữ” cho tất cả người dân, lập nên rất nhiều
quỹ khuyến học giúp đỡ các bạn học sinh nghèo có khả năng đến lớp. Kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở (Tổng điều tra) năm 2019 cho thấy, tỷ lệ đi học chung của cấp
tiểu học là 101,0%; cấp THCS là 92,8% và THPT là 72,3%. So với năm 2009, tỷ lệ đi
học chung và đi học đúng tuổi ở bậc THCS và THPT năm 2019 tăng lên đáng kể. Năm
2009, tỷ lệ đi học chung của bậc tiểu học là 102,6%; bậc THCS là 89,0%; bậc THPT là
62,5%. Cùng năm 2019, số người có trình độ học vấn từ THPT trở lên của cả nước
chiếm 36,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng gần hai lần so với năm 2009 (20,8%).

Hiện nay, các trường Đại học trên toàn quốc cũng đang nỗ lực đào tạo ra thế hệ sinh
viên toàn diện hơn khi chú trọng vào giảng dạy các tình huống thực tế. Định hướng theo
phong cách dạy nước ngoài, trường Đại học sẽ truyền đạt kiến thức theo kiểu chữ T, tức
học rộng về các kiến thức liên quan và đi sâu vào kiến thức chuyên ngành, trong đó, các
kỹ năng thực tế như làm việc nhóm, tự học, phương pháp TPS (Think – Pair – Share)
với mục đích giúp sinh viên vừa tích lũy được khối kiến thức quý giá vừa hỗ trợ sinh
viên biết cách giải quyết các vấn đề thực tế, nâng cao tính chủ động.
Thứ hai: Các cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến nhân loại thay đổi trở nên ngày
càng văn minh, tiến bộ. Chính vì thế, nhu cầu vật chất của con người cũng tăng lên
chóng mặt. Họ muốn được đáp ứng nhiều thứ hơn về cơ sở vật chất, về đời sống thường
ngày (vui chơi, giải trí). Những điều này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp ý thức
và thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư
duy thị trường phù hợp.

Theo Tổng cục Thống kê, xét về cơ cấu lao động, giai đoạn 2015-2020 có sự chênh lệch
khá lớn giữa các khu vực kinh tế. Cụ thể, trong giai đoạn này có sự chuyển dịch rõ rệt
trong cơ cấu lao động giữa các khu vực: nếu như năm 2015 cơ cấu lao động KV1 chiếm
tới 45,73%; KV2 chiếm 24,19%; KV3 chiếm 30,08%, thì đến năm 2020 tỷ trọng lao
động trong các KV1, 2, 3 lần lượt là: 34,78%; 32,65%; 32,57%. Như vậy, Việt Nam
đang dần có những bước chuyển đổi rõ rệt, không quá chú trọng vào nông nghiệp như
trước kia mà chuyển sang tâp trung đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ. Cũng theo đó,
qua từng năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng tách bạch hơn khi tốc độ giảm trung
bình lao động KV1 là 5,4%; tốc độ tăng trưởng lao động trung bình trong KV2 và KV3
lần lượt là 6,6% và 1,7%.

Tuy nhiên, những thay đổi cơ bản đó vẫn chưa đủ để chúng ta chính thức nhập cuộc với
thế giới. Các doanh nghiệp trên khắp mọi nơi, đặc biệt là Việt Nam cần phải chú tâm
khảo sát thị trường, liên tục cập nhật, nắm bắt những bước tiến của công nghệ hiện đại,
khoa học tân tiến để thay đổi. Khoảng 7 năm trước, tập đoàn FPT đã chọn công nghệ
điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,... của tương lai làm "mũi dùi" xuyên thủng lớp "áo
giáp" trì trệ đang bó kín quanh mình. Đến nay, riêng trong lĩnh vực các giải pháp IoT,
FPT đủ khả năng cạnh tranh trực tiếp với các cường quốc về công nghệ thông tin. Hằng
năm, doanh thu từ công nghệ "lõi" của FPT đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 70 -
100% và mục tiêu "cán mốc" 1 tỷ USD/năm hoàn toàn trong tầm tay.

Để làm rõ hơn về lợi ích này, chúng ta hãy cùng lấy ví dụ thực tiễn lúc đại dịch Covid
19 bùng phát. Đại dịch kéo dài trong hơn hai năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó khiến
nhiều doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn
tại với thời cuộc. Bằng chứng là nhiều thương hiệu bán lẻ đã nhanh chóng điều chỉnh
mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh
nghiệp tập trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược
mới nhằm tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng. Cụ thể, các siêu thị như BigC,
Vinmart, … cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Các
công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ mua hàng online như "Be đi chợ",
Grab Mart, … Ngay đến các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường
xuyên hơn trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn
đến người tiêu dùng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngay cả trong thời điểm COVID làm tê liệt gần
như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online Việt vẫn đạt được con số tăng trưởng
đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn từ 2016-2020.

Thị trường này cũng đón chào thêm 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến
và doanh thu sẽ vượt 15 tỉ USD trong năm nay, theo thống kê của VECOM.

Thứ ba: nâng cao chất lượng cuộc sống: Công nghệ in 3D đã chạm đến lĩnh vực tưởng
như khó nhất là y tế các chuyên gia y tế có thể in ra thuốc men, xương, răng, mô tế bào,
cơ quan…. dùng trong nghiên cứu, giảng dạy và điều trị thực tế lâm sàng. Thực tế, nó
có thể trở thành một phần chủ đạo trong thực hành lâm sàng để điều trị trên nhiều đối
tượng. Các loại mắt cá chân thay thế từ in 3D, giá thể in 3D và các viên thuốc in 3D đều
đã được phát triển trong vài năm qua, với tỉ lệ thành công đáng khích lệ. Giá thể in 3D
là một ví dụ, phục hồi xương nhanh hơn 40 -80% so với giá thể truyền thống. Các viên
thuốc in 3D cho phép quan tâm tới các hình dáng thuốc khác nhau giúp thay đổi hoàn
toàn tốc độ giải phóng thuốc.

Trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4 việc chế tạo các bộ phận cấy ghép trên cơ thể
con người là một điều vô cùng tốn kém và khó khăn. hiện nay Ngoài việc in các vật thể
bằng nhựa và kim loại, in 3D còn có thể in nội tạng người, cho phép các công ty y tế
phát triển các loại thuốc an toàn hơn, ít tốn kém hơn. Sắp tới cải cách chăm sóc sức khỏe
Theo nghiên cứu vào năm 2020 các đối tượng y tế như cấy ghép in 3D đã đạt được thành
công lớn và với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ in 3D.

Nguồn thinksmart: Công nghệ in 3D đã thay đổi thế giới – 2021

Thứ 4: Sử dụng robot trong các nhiệm vụ nguy hiểm: robot cộng tác cũng có thể đảm
nhiệm tốt các công việc khắc nghiệt, nguy hiểm và độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe cho
người lao động và đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn. Người lao động thay vì tiếp xúc
với các chất độc công nghiệp hay bụi bặm, họ có thể sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi chỉ
cần đứng bên ngoài và vận hành robot một cách đơn giản trên màn hình cảm ứng.

Một số nhiệm vụ nguy hiểm và độc hại mà Cobot có thể thay thế con người có thể kể
đến như: phun sơn, hàn, mài cắt gọt,… Bên cạnh đó trước tình hình dịch bệnh Covid
phức tạp như hiện nay thì vai trò của Robot càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn,
nó có thể trở thành một người bạn đồng hành cũng như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong
những công việc có khả năng lây lan covid như cung cấp lương thực thực phẩm cho các
người bệnh ở các bệnh viện cũng như khu cách li, lấy mẫu thí nghiệm,…Nhận xét về hệ
thống VIBOT-2 đang triển khai tại Bệnh viện dã chiến số 7, bác sĩ Trần Minh Tuấn,
Bệnh viện Quân y 175 cho biết: “Trước đây, khi chưa có robot hỗ trợ, mỗi ngày, một
nhóm dân quân tự vệ khoảng 6-7 người sẽ mất gần 2 giờ đồng hồ để phát cơm cho
khoảng 10 tầng của bệnh viện. Nhưng hiện giờ, mỗi robot sẽ phụ trách 4-5 tầng, hoạt
động liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ là có thể phát hết cơm cho các phòng bệnh”.

Nguồn: Sở khoa học và công nghệ KonTum: Hệ thống robot đắc lực trong phòng chống
dịch - 2021

Thứ năm: Với việc phát triển nhanh chóng của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc
biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhân loại đang dần dần tiến bước đạt đến đỉnh
cao mới về công nghệ thông tin và kỹ thuật. Cũng vì lẽ đó, có rất nhiều những ngành
nghề mới ra đời, tạo điều kiện giải quyết vấn đề thất nghiệp và thúc đẩy nền kinh
tế thị trường có cơ hội thăng hoa nhanh chóng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực
như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ
in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và
tin học.
Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử -
sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan
đến tương tác giữa con người với máy móc.

Tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm khoảng
350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản
xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.

Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp
ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực công nghệ thông
tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao...
tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới.

Không những vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới
lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải
carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác
công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên
online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả
năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng
góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.

Theo “Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề mới vào
năm 2020” của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9% người chọn nghề
mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê. Trong đó, nhận thức chung của
nhiều người là muốn tận dụng cơ hội từ nghề nghiệp mới để phát triển nhanh về năng
lực chuyên môn, nâng cao mức thu nhập và khả năng gặp gỡ đối tác cùng chí hướng.
Thứ sáu: Kế thừa và phát triển những công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến mà các cuộc
cách mạng công nghiệp đã mang lại, con người có đủ công cụ, kiến thức để tiến hành
nâng cao các hệ thống bảo mật, chú tâm hơn vào các vấn đề an ninh, bảo mật thông
tin cá nhân. Những thành tựu to lớn, những đột phát mạnh mẽ của công nghệ thông tin
thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát minh ra rất nhiều thiết bị bảo mật như: nhận dạng
khuôn mặt, thẻ thông minh, sinh trắc học và mã thông báo,… Bằng việc các xác nhận
không cần mật khẩu có thể tránh các cuộc tấn công lừa đảo và kỹ thuật xã hội nhầm
đánh cấp mật khẩu cho đến khả năng xâm phạm mật khẩu.

Theo báo cáo của Verizon, mật khẩu bị xâm phạm là nguyên nhân gây ra 81% các vi
phạm liên quan đến tấn công mạng.Khi nói đến các công nghệ mới nổi trong bảo mật và
quản lý rủi ro, Contu tập trung vào các lĩnh vực như điện toán an toàn, danh tính phi tập
trung; xác thực không cần mật khẩu; quản lý cơ sở hạ tầng đám mây (CIEM); bảo mật
hệ thống không gian mạng ảo; quản lý bề mặt tấn công bên ngoài….Contu cho biết,
nhiều công nghệ trong số này đáp ứng tốt các yêu cầu mới của điện toán đa đám mây và
điện toán đám mây kết hợp. Những công nghệ mới nổi này cũng phù hợp với những gì
Gartner gọi là “kiến trúc lưới bảo mật” - nghĩa là cơ chế bảo mật linh động hơn, có thể
thích ứng và tích hợp hơn để phục vụ nhu cầu của các DN chuyển đổi số (CĐS).

Năm 2020, đã phát hiện hệ thống thông tin mạng của Bộ Ngoại giao Áo; hệ thống
mạng của thành phố Torrance, California, hãng hàng không Ravn Alaska (Mỹ); Đài phát
thanh SER của Tây Ban Nha;… phải ngừng hoạt động do bị tấn công bằng mã độc và
tấn công từ chối dịch vụ. Cơ sở dữ liệu của 6.000 nhân viên Mỹ đang làm việc tại nhà
thầu hàng không vũ trụ và quốc phòng Boeing, hóa đơn điện thoại di động của 261.300
khách hàng và nhiều tài liệu của các nhà mạng AT&T, Verizon và T-Mobile đã bị đánh
cắp. 267 triệu tài khoản Facebook đã bị đánh cắp và lưu trữ trên máy chủ của tin tặc.
890 GB dữ liệu gồm lịch sử duyệt web, thông tin nhận dạng cá nhân của khoảng 1 triệu
người dùng tại 11 quốc gia gồm: Congo, Gabon, Ghana, Kenya, Lesoto, Malawai,
Namibia, Tanzania, Bolivia, Colombia, Venezuela đã bị lộ do máy chủ cơ sở dữ liệu
không được mã hóa.

Đáng chú ý, năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, mọi cá nhân, tổ chức
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động giao dịch, học tập, quản lý công việc đã
làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mới liên quan an ninh mạng, an ninh thông tin và
tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điển hình là, lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số
nhóm tin tặc như: “APT36”, “TA542”, “APT28”,... đã tạo website về bản đồ dịch bệnh
COVID-19 có gắn mã độc để lây nhiễm vào máy tính người dùng truy cập tại nhiều
quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Ukraine; phát hiện hơn 18 triệu thư điện tử giả mạo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), Chính phủ Anh, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh Mỹ để lừa nạn nhân cài đặt các phần mềm độc hại, chiếm quyền truy cập máy tính
và đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân… Hãng công nghệ Microsoft (Mỹ) phát hiện tổng
cộng 76 loại mã độc được tán phát qua hàng triệu thư điện tử và tập tin độc hại đính kèm
lợi dụng chủ đề này; trong đó, TrickBot là mã độc chiếm số lượng nhiều nhất. Nhóm
bảo mật Threat Analysis Group (TAG) của Google đã phát hiện 18 triệu mã độc, email
lừa đảo mỗi ngày và hơn 240 triệu tin nhắn rác liên quan đến COVID-19.

2.2.2 Những hạn chế nhất định trong sự phát triển của các cuộc cách mạng công
nghiệp

Thứ nhất: Cách mạng công nghiệp phát triển làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu thị
trường lao động.

Khi robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn và có sự gián
đoạn công việc lớn, các chuyên gia cho biết một loạt các chương trình giáo dục và xây
dựng kỹ năng sẽ được tạo ra để đáp ứng nhu cầu mới
Nhu cầu thị trường lao động đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, trong khi đó những
người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao, kiến thức, cũng
như khả năng đổi mới và sáng tạo để có thể bắt kịp với công nghệ tiên tiến.

Chắc chắn rằng với sự tiến bộ và lặp đi lặp lại không ngừng của khoa học công nghệ
của con người, một số công việc sẽ bị đào thải trong mỗi thời đại, ví dụ như người lái
xe kéo trước đây đã trở thành người lái xe taxi hiện nay, và công việc của một số nhân
viên văn phòng đã được thay thế bởi Internet và văn bản. Công nghệ xử lý đã thay thế
hoặc một số công nghệ phẫu thuật bằng robot đã thay thế công việc mà lẽ ra bác sĩ phẫu
thuật phải làm.Trong nửa thế kỷ, robot đã trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại. Cuộc họp
thường niên năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính đến năm 2025, công nghệ
trí tuệ nhân tạo sẽ loại bỏ 85 triệu việc làm, nhưng đồng thời tạo ra 97 triệu việc làm
mới. Với việc các ngành cũ được thay thế bởi các ngành nghề mới thì đòi hỏi người lao
động cũng phải đổi mới để bắt kịp với nền công nghiệp mới

Thứ hai: Những thách thức về công nghệ và cơ sở hạ tầng cũng như những thách thức
về kỹ năng đối với các công ty, doanh nghiệp

Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ đòi hỏi công ty phải liên tục cập nhật, điều này
có xu hướng không bền vững đối với hầu hết các tổ chức bởi chi phí đầu tư khá lớn. Nó
sẽ gây ra một khoảng cách kinh tế đáng kể giữa các công ty đã thích ứng và những công
ty chưa thích nghi với mô hình công nghiệp mới.

Các chuyên gia công nghệ thông tin thường quá hiểu về các vấn đề máy tính, các vấn
đề kỹ thuật và những khó khăn trong đào tạo phần mềm mà các doanh nghiệp phải đối
mặt. Trong khi một số vấn đề tồn tại lâu năm - tăng lên hàng năm - những vấn đề khác
lại tăng lên và giảm xuống khi ra đời các công nghệ và giải pháp mới.

Ở Việt Nam, ngày 28-2-2022, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 2 tháng đầu năm
2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 32.700 doanh nghiệp; 8.900
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Có thể có nhiều nguyên nhân
dẫn đến quyết định rút lui của doanh nghiệp, do Covid-19, do đầu ra đứt gãy, do chi phí
hoạt động tăng quá cao, hay có thể do thay đổi ngành nghề, chiến lược kinh doanh...
nhưng trong đó thách thức về chuyển giao công nghệ cũng có tác động lớn.
Thứ ba: Mối quan hệ giữa các quốc gia

Việt Nam chúng ta luôn luôn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác. Nhưng
cũng vì vậy nền công nghiệp cũng như cuộc cách mạng công nghiệp của nước ta vẫn
còn phụ thuộc vào các nước khác. Chúng ta vẫn nhập khẩu rất nhiều và chưa triệt để
việc “ người Việt dùng hàng Việt”, ta vẫn chưa đủ khả năng có thể tự sản xuất ra nhiều
những thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất. Ví dụ điển hình cho việc phụ thuộc nhiều
vào nước bạn là giá xăng dầu tăng do cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, giá xăng tăng
làm nhiều chủ doanh nghiệp vận tải bắt buộc phải dừng hoạt động thậm chí bán cả
phương tiện vận chuyển để đỡ chi phí bảo trì. Xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khối doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hiện chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu), dẫn đến
nền kinh tế và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng, gặp nhiều khó khăn trong việc
chủ động phát triển các ngành công nghiệp trong dài hạn, do doanh nghiệp FDI, có thể
sẽ chuyển hoặc đầu tư sang các quốc gia khác sản xuất, nếu các điều kiện cho đầu tư và
sản xuất, tiếp cận thị trường xuất khẩu,... gặp thuận lợi hơn.

Thứ tư: Ô nhiễm và các tệ nạn môi trường khác

Để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy và duy trì sản lượng của từng loại sản phẩm
được sản xuất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, cây cối, đất, đá và khoáng sản,
động vật hoang dã và thuần hóa, v.v.) đã bị biến đổi, làm giảm nguồn tài nguyên thiên
nhiên có giá trị của hành tinh. thủ đô. Những thách thức toàn cầu về ô nhiễm nước và
không khí lan rộng , giảm đa dạng sinh học ,phá hủy môi trường sống của động vật
hoang dã, và thậm chí cả sự nóng lên toàn cầu có thể bắt nguồn từ thời điểm này trong
lịch sử nhân loại. Càng nhiều quốc gia công nghiệp hóa để theo đuổi sự giàu có của
mình, thì sự biến đổi sinh thái này càng trở nên lớn hơn. Ví dụ, carbon dioxide trong khí
quyển , nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu, tồn tại với nồng độ từ 275 đến
290 phần triệu theo thể tích (ppmv) trước năm 1750 và tăng lên hơn 400 ppmv vào năm
2017. Ngoài ra, con người sử dụng hơn 40 % sản lượng sơ cấp thuần dựa trên đất liền
của Trái đất, một thước đo tốc độ mà thực vật chuyển đổi năng lượng mặt trời thành
thực phẩm và tăng trưởng.

Thứ tư: Rủi ro an ninh mạng


Khi mọi thứ được kết nối với nhau, nguy cơ tấn công dữ liệu và giả mạo dữ liệu hoặc
sử dụng nó cho mục đích xấu hiện đang phổ biến hơn. Chưa kể rằng nó thách thức chính
bản chất của danh tính và quyền riêng tư, đặc biệt là với việc sử dụng ngày càng nhiều
phân tích dữ liệu và máy học.

Với sự cải tiến của AI, kỹ thuật di truyền và tăng cường tự động hóa, có những mối quan
tâm mới về đạo đức và những câu hỏi về đạo đức vốn đã khác nhau rất nhiều giữa từng
cá nhân. Với quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về một cá nhân và một nhóm cá nhân,
nguy cơ sử dụng dữ liệu đó cho lợi ích cá nhân và thao túng thậm chí còn lớn hơn. Tôi
nghĩ rằng tất cả chúng ta đều nhớ vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica vào đầu năm
2018 khi nó được tiết lộ rằng Cambridge Analytica đã thu thập dữ liệu cá nhân của hàng
triệu hồ sơ Facebook của mọi người mà không có sự đồng ý của họ và sử dụng nó cho
mục đích quảng cáo chính trị. Thêm vào đó, đây chỉ là một ví dụ về những sai sót dữ
liệu.

Thứ sáu: Vấn đề chính trị xã hội

Công dân, dù là cá nhân hay cộng đồng có lợi ích, sẽ ngày càng sử dụng công nghệ để
tìm kiếm quyền tự chủ lớn hơn, điều này sẽ thách thức quyền lực của chính phủ và các
thể chế. Ví dụ, công nghệ blockchain có thể thúc đẩy các phương pháp tiếp cận mới đối
với ngân hàng và tài chính cá nhân. Mọi người có thể chọn giao dịch với nhau bằng các
loại tiền tệ không chính thức như bitcoin thay vì bằng các loại tiền tệ fiat do các ngân
hàng trung ương điều hành.

Năng lượng tái tạo có thể làm xói mòn sự phụ thuộc của con người vào nguồn cung cấp
năng lượng từ lưới điện quốc gia. Cũng giống như các nước đang phát triển đã “chuyển
thẳng sang di động”, phần lớn đã bỏ qua giai đoạn viễn thông cố định, vì vậy họ có thể
“chuyển thẳng sang ngoại mạng” cho các nguồn cung cấp năng lượng tại địa phương
của họ. Những người có kỹ năng và hiểu biết sẽ tìm cách phát triển công nghệ và hệ
thống truyền thông độc lập với những gã khổng lồ viễn thông toàn cầu.

Nếu các cơ quan chính phủ quá chậm chạp trong việc áp dụng các công nghệ mới, họ sẽ
không tạo ra được hiệu quả cần thiết để duy trì hoạt động của các dịch vụ công và gây
tổn hại đến uy tín của chính phủ. Các bác sĩ ở Anh đã báo cáo trong một nghiên cứu mà
tôi thực hiện năm ngoái rằng một trong những phàn nàn phổ biến nhất của bệnh nhân
hiện nay là không thể truy cập Wi-Fi chất lượng tại các bệnh viện và phòng khám. Dân
số hiểu biết về công nghệ sẽ không có kiên nhẫn với các dịch vụ công tương tự.
2.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong sự phát triển của các cuộc
cách mạng công nghiệp

Thứ nhất: Thay đổi kỹ thuật công nghiệp:

Kỹ thuật sản xuất phải phù hợp với nhu cầu và phương tiện của đất nước. Điều cần thiết
là phải khuyến khích công nghệ thâm dụng lao động thay cho công nghệ thâm dụng vốn.

Thay đổi trong hệ thống giáo dục:

Mô hình giáo dục nên được thay đổi hoàn toàn. Những học sinh thích học cao hơn nên
được nhận vào các trường cao đẳng và đại học. Cần chú trọng giáo dục hướng nghiệp.
Các kỹ sư có năng lực nên bắt đầu các đơn vị nhỏ của riêng họ.

Hỗ trợ nhiều hơn cho những người tự kinh doanh:

Hầu hết mọi người lao động tự do, họ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, thương mại,
tiểu thủ công nghiệp ... Những người này cần được giúp đỡ về tài chính, cung cấp nguyên
liệu và đào tạo kỹ thuật.

Việc làm đầy đủ và hiệu quả hơn:

Mục tiêu chính của chính sách việc làm phải là tăng cơ hội việc làm và năng suất lao
động. Chính phủ, nên áp dụng chính sách cung cấp việc làm cho tất cả mọi người.

Tầm quan trọng hơn đối với các chương trình việc làm:

Trong các kế hoạch năm năm, tầm quan trọng của việc làm cần được chú trọng hơn. Các
chương trình như thủy lợi, đường giao thông, kiểm soát lũ lụt, điện, nông nghiệp, điện
khí hóa nông thôn có thể cung cấp việc làm tốt hơn cho người dân.

Tỷ lệ hình thành vốn cao:

Cần đẩy nhanh tốc độ hình thành vốn trong nước. Việc hình thành vốn cần được đặc
biệt khuyến khích trong các hoạt động tạo ra cơ hội việc làm lớn hơn. Tỷ lệ sản lượng
vốn cần được giữ ở mức thấp.

Phân cấp hoạt động công nghiệp:


Phân cấp hoạt động công nghiệp là cần thiết để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nếu các hoạt
động công nghiệp tập trung tại một nơi, sẽ có ít cơ hội việc làm hơn ở các khu vực kém
phát triển. Vì vậy, Chính phủ nên áp dụng các chính sách khuyến khích phân cấp hoạt
động công nghiệp.

Kiểm soát dân số:

Cần kiểm tra sự gia tăng dân số để giải quyết vấn đề thất nghiệp. Chương trình kế hoạch
hóa gia đình cần được triển khai sâu rộng và hiệu quả.

Thứ hai: Doanh nghiệp phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai của công nghệ, luôn
kịp thời cập nhật đổi mới để thích ứng với xu hướng công nghệ, để có thể phát triển
mạnh mẽ. Doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các cơ hội, lợi ích mà phần mềm và phần
cứng mới mang lại

Thực hiện một cách tiếp cận có công tâm hơn đối với chuyển đổi kỹ thuật số, xem xét
cách thức tích hợp từng phần công nghệ vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (từ
ứng dụng dành cho thiết bị di động đến công cụ thu thập dữ liệu), có thể rất quan trọng
để đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ.

Biết được các quy định và tiêu chuẩn tuân thủ nào áp dụng cho công nghệ của doanh
nghiệp là một phần quan trọng để tránh các khoản tiền phạt tiềm ẩn và các hình phạt
khác có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty.

Một phần quan trọng của bất kỳ chuyển đổi kỹ thuật số nào là quản lý tích hợp và nâng
cấp. Tích hợp các hệ thống cũ vào công nghệ và nền tảng mới hoặc nâng cấp, thay thế
các hệ thống đó để chúng hoạt động với các kiến trúc mới có thể là một quá trình lâu dài
và tốn kém mà có thể không phải lúc nào cũng diễn ra như kế hoạch.

Việc tạo ra một kế hoạch quản lý công nghệ thông tin hiệu quả nhằm loại bỏ hoặc giảm
thiểu các yếu tố rủi ro liên quan đến tích hợp và nâng cấp là điều bắt buộc đối với các
doanh nghiệp hiện đại.

Thứ ba: Mối quan hệ với các quốc gia là điều tất yếu nhưng đừng để chúng ta phải phụ
thuộc quá nhiều. Thúc đẩy “ người Việt dùng hàng Việt” cũng như thúc đẩy việc xuất
khẩu và đánh mạnh vào nhu cầu tại thị trường nước ngoài. Trau dồi thêm nhiều kiến
thức , sáng tạo ra cái mới phát triển cái cũ để đổi mới mặt hàng của chúng ta. Ví dụ gạo
ST25 được người dân ta nghiên cứu và nuôi trồng nay đã được đánh giá là loại gạo ngon
nhất thế giới đồng thời đã xuất khẩu sang được Nhật Bản- đất nước rất nghiêm khắc về
chất lượng hàng hoá

Thứ tư: Sử dụng điện hiệu quả hơn

Chúng tôi sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như than đá và khí đốt
tự nhiên, để sản xuất điện mà chúng tôi sử dụng trong gia đình, văn phòng, cửa hàng và
các nơi khác. Chúng ta có thể tiết kiệm một lượng điện đó chỉ đơn giản bằng cách tắt và
rút phích cắm điện khi không sử dụng và bằng cách sử dụng các thiết bị và bóng đèn tiết
kiệm năng lượng hơn.

Các công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như bộ điều nhiệt thông minh, cũng giúp tiết kiệm
năng lượng bằng cách tự động bật và tắt các thiết bị khi cần thiết.

Sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn

Khoảng 63% điện năng của chúng ta đến từ nhiên liệu hóa thạch, là những nguồn tài
nguyên thiên nhiên chỉ được bổ sung trong một thời gian dài .

Tuy nhiên, các tài nguyên như gió và ánh sáng mặt trời cũng có thể được sử dụng để tạo
ra điện, nhưng những tài nguyên này có thể tái tạo được. Điều đó có nghĩa là một khi
chúng được sử dụng, chúng sẽ có sẵn trở lại một cách nhanh chóng. Trong khi sử dụng
nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện sẽ đốt cháy các nguồn tài nguyên hữu hạn, thì việc
sử dụng năng lượng tái tạo thì không.

Năng lượng tái tạo cũng không thải ra khí nhà kính, là nguyên nhân gây ra biến đổi khí
hậu.

Thúc đẩy các quy tắc đánh bắt bền vững

Một phần ba quần thể cá trên thế giới bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt nghiêm trọng.

Số lượng cá giảm có thể làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái và làm tổn thương các nền
kinh tế ven biển phụ thuộc vào đánh bắt. Việc đưa ra các luật mới - và đảm bảo các luật
hiện hành được duy trì - bảo vệ các quần thể cá và hệ sinh thái có nguy cơ bị đe dọa là
rất quan trọng để ngăn ngừa những vấn đề này.

Ở cấp độ người tiêu dùng, chỉ mua cá có nguồn gốc bền vững mới có thể hữu ích.
Tránh nhựa sử dụng một lần

Năm 2016, sản lượng nhựa toàn cầu đạt khoảng 335 triệu tấn và khoảng một nửa trong
số đó được sử dụng để sản xuất các sản phẩm sử dụng một lần, theo Mạng Ngày Trái
đất.

Giảm sử dụng nhựa giúp chúng ta tránh sử dụng các nguồn tài nguyên cần thiết để sản
xuất nhựa và ngăn chất thải nhựa gây hại cho môi trường tự nhiên. Thay thế đồ nhựa
dùng một lần như túi đựng hàng tạp hóa bằng nhựa, đồ dùng và ống hút bằng các đồ
bền có thể hữu ích .

Lái xe ít hơn

Xăng dầu là sản phẩm được sản xuất từ dầu thô, một nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu
hạn và nhiên liệu hóa thạch. Sản xuất ô tô cũng đòi hỏi nhiều loại tài nguyên thiên nhiên
khác nhau, bao gồm cao su và các kim loại khác nhau.

Bạn có thể bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách không sở hữu ô tô, sở hữu một
chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu hơn hoặc lái xe ít hơn. Đi bộ, đi xe đạp bằng phương tiện
giao thông công cộng và đi chung xe đều là những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho việc
lái xe .

Tái chế nhiều hơn và cải thiện hệ thống tái chế

Ngoài việc chuyển đổi khỏi đồ nhựa sử dụng một lần, chúng ta cũng có thể tái chế nhiều
hơn để giải quyết vấn đề nhựa. Kiểm tra với chính quyền địa phương hoặc công ty tái
chế để xem bạn có thể tái chế những gì ở lề đường nơi bạn sống. Đối với các mặt hàng
khác, bạn có thể tìm thấy một doanh nghiệp trong cộng đồng của mình có thể giúp tái
chế các mặt hàng.

Cải thiện hệ thống tái chế của chúng tôi cũng có thể hữu ích. Các nhà nghiên cứu có thể
tìm ra những cách mới, hiệu quả hơn để tái chế, chính quyền địa phương có thể thực
hiện tái chế dễ dàng hơn và các doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình tái chế
cho nhân viên của họ.

Sử dụng các thực hành nông nghiệp bền vững


Nông nghiệp là cần thiết nhưng lại vô cùng tiêu tốn nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, có
những cách để trang trại bền vững hơn .

Luân canh và trồng cây che phủ giúp giữ cho đất khỏe mạnh. Sử dụng ít hóa chất hơn
và tích hợp kiểm soát dịch hại sinh học và phân bón tự nhiên cũng có thể hữu ích. Nông
nghiệp chính xác , sử dụng công nghệ để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, có thể giúp
nông dân sử dụng ít phân bón, thuốc trừ sâu, nước và các đầu vào khác.

Giảm chất thải thực phẩm

Khoảng một phần ba lượng lương thực được sản xuất cho con người hàng năm bị lãng
phí hoặc mất mát. Bởi vì tất cả các nguồn lực cần thiết để trồng trọt, vận chuyển và
chuẩn bị thực phẩm, đây là một sự lãng phí lớn. Theo dõi thực phẩm bạn có, lên kế
hoạch cho các bữa ăn và chuyến đi mua sắm trước thời hạn và bảo quản thực phẩm đúng
cách có thể giúp giảm lãng phí thực phẩm ở nhà .

Thúc đẩy quản lý rừng bền vững

Rừng là tài nguyên thiên nhiên. Các dịch vụ hệ sinh thái mà họ cung cấp được định giá
khoảng 33 nghìn tỷ đô la hàng năm và khoảng một phần tư dân số thế giới phụ thuộc
vào chúng để kiếm sống. Tuy nhiên, chúng ta đang phá hủy rừng nhanh hơn mức trái
đất có thể bổ sung - với tốc độ khoảng 60 mẫu Anh mỗi phút.

Thực hành quản lý rừng bền vững có thể giúp ngăn chặn điều này. Những thực hành
này bắt chước các mô hình phá hủy và tái tạo tự nhiên của tự nhiên và liên quan đến các
khía cạnh như thiết lập các khu bảo tồn, lập kế hoạch khai thác và sử dụng các kỹ thuật
khai thác gỗ dễ dàng hơn đối với môi trường tự nhiên.

Hội đồng Quản lý Rừng và Liên minh Rừng Mưa được chứng nhận chứng nhận các
doanh nghiệp và sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng có thể biết những sản phẩm nào được
tạo ra bằng cách sử dụng quản lý lâm nghiệp bền vững.

Xử lý nước thải trước khi thải

Tất nhiên, nước là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại, nhưng hơn 2 tỷ người không có
nước sạch ở nhà.
Một phần nguyên nhân của việc này là do một số nhà máy công nghiệp và nhà máy xử
lý nước thải, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, xả nước ra sông suối mà không được
xử lý đầy đủ. Điều quan trọng là các quy định về xả nước thải phải được thực thi nếu
chúng tồn tại và phải được giới thiệu nếu chúng chưa tồn tại.

Ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng đối với môi trường, nền
kinh tế và sức khỏe và hạnh phúc của con người. Chúng ta sử dụng nhiều loại tài nguyên
thiên nhiên, nhưng thậm chí còn có nhiều cách hơn để bảo tồn chúng.

Thứ năm: Cũng giống như có nhiều cách để xâm nhập vào mạng, có nhiều kỹ thuật và
chiến lược khác nhau mà các chuyên gia công nghệ thông tin có thể sử dụng để bảo
mật. Một số loại giải pháp an ninh mạng phổ biến nhất bao gồm:

Phần mềm chống vi-rút: Phần mềm chống vi-rút có thể được cài đặt trên tất cả các thiết
bị mạng để quét chúng cho các chương trình độc hại. Nó nên được cập nhật thường
xuyên để khắc phục mọi sự cố hoặc lỗ hổng.

Mã hóa: Mã hóa là quá trình xáo trộn dữ liệu đến mức không thể chấp nhận được và chỉ
cung cấp cho các bên được ủy quyền khóa (thường là khóa giải mã hoặc mật khẩu) để
giải mã. Bằng cách này, ngay cả khi dữ liệu bị chặn hoặc bị người dùng trái phép nhìn
thấy, họ cũng không thể đọc được.

Tường lửa: Tường lửa là một chương trình phần mềm, thiết bị phần cứng hoặc sự kết
hợp của cả hai để chặn lưu lượng truy cập không mong muốn vào mạng. Chúng có thể
được định cấu hình để chỉ chặn lưu lượng truy cập đáng ngờ hoặc trái phép, trong khi
vẫn cho phép truy cập vào các yêu cầu hợp pháp.

Xác thực đa yếu tố: Xác thực đa yếu tố rất đơn giản: người dùng phải cung cấp hai
phương thức nhận dạng riêng biệt để đăng nhập vào tài khoản (ví dụ: nhập mật khẩu và
sau đó nhập mã số đã được gửi đến thiết bị khác). Người dùng nên xuất trình thông tin
xác thực duy nhất từ hai trong ba danh mục - thứ bạn biết, thứ bạn có và thứ bạn đang
có - để xác thực đa yếu tố hoàn toàn có hiệu quả.

Phân đoạn mạng: Phân đoạn mạng liên quan đến việc chia nhỏ một mạng lớn hơn thành
nhiều mạng con hoặc phân đoạn khác nhau. Nếu bất kỳ mạng con nào bị xâm nhập hoặc
bị xâm nhập, các mạng khác sẽ được giữ nguyên vì chúng tồn tại độc lập với nhau.
Một chiến lược bảo mật sẽ không đủ để bảo vệ mạng đầy đủ và hiệu quả. Sự kết hợp
của các kỹ thuật khác nhau sẽ đảm bảo rằng mạng của bạn càng an toàn càng tốt và sẽ
giúp đáp ứng các nhu cầu riêng của tổ chức của bạn.

Thứ sáu: Giải pháp vấn đề chính trị xã hội

Đầu tiên, các chính phủ phải trau dồi sự hiểu biết đầy đủ nhất có thể về tương lai, biết
những cơ hội và rủi ro phía trước là gì, cũng như những ứng dụng của họ đối với thế
giới, đối với từng quốc gia và đối với các hoạt động cụ thể của chính phủ. Sự ra đời của
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư làm tăng thêm áp lực buộc các chính phủ phải hiểu
biết về tương lai.

Thứ hai, họ cần đảm bảo các quốc gia của họ có sẵn cơ sở hạ tầng để hưởng lợi từ
những lợi thế to lớn của sự thay đổi công nghệ, và họ cần giải quyết những rủi ro về an
ninh mạng cho dù có động cơ tội phạm hay chính trị. Chính phủ cần phải là người thúc
đẩy thay đổi

Thứ ba, các chính phủ cần duy trì sự gắn kết xã hội trong thời đại có khả năng gây ra
sự đổ vỡ lớn, chẳng hạn như sự bất ổn trên thị trường lao động và những thay đổi đáng
kể trong phân phối của cải. Chính phủ nên đóng vai trò trong việc quản lý sự hỗn loạn
không thể tránh khỏi mà 4.0 có thể mang lại: bảo vệ việc làm, quy định và đánh thuế
công nghệ

III. KẾT LUẬN


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Video trên youtube: EZ Sử, Tóm tắt 4 cuộc cách mạng công nghiệp, truy cập từ Tóm
tắt nhanh 4 Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp | Kênh tóm tắt lịch sử - EZ Sử - YouTube

2. Tạp chí online: Trần Thị Thanh Bình (30/04/2020), Cách mạng công nghiệp 4.0, truy
cập từ Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)

3. Lý luận chính trị: TS Đỗ Văn Quân (14/7/2021) ,Viện Xã hội học và phát triển, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, truy cập từ Giải pháp thích ứng với già hóa dân
số nhanh ở Việt Nam (lyluanchinhtri.vn)
4. Bài đăng trên Tạp chí Tài chính (04/09/2021): TS. Nguyễn Văn Tuyên, Trường Đại
học Tài chính-Marketing; ThS. Trần Hoàng Tuấn, Trường Đại học Lao động-Xã hội
(Cơ sở 2 - TP. Hồ Chí Minh), Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 8/2021,
truy cập từ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
(tapchitaichinh.vn)

5. Cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra xu hướng mới về việc
làm (moit.gov.vn)

6. An ninh mạng: vấn nạn mang tính toàn cầu và một số nhận ... (thaibinh.gov.vn)

7. Có 22.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng | Kinh tế | Báo Sài Gòn Giải
Phóng (sggp.org.vn)

8. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với chương trình phục hồi kinh tế-xã hội
(langngheviet.com.vn)

9. Phụ thuộc vào xuất khẩu của khối FDI và những rủi ro tiềm ẩn - Nhịp sống kinh tế
Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

10. Sự trỗi dậy của máy móc: Ưu và nhược điểm của Cách mạng Công nghiệp
(delphipages.live)

11. Facebook trải qua hai năm chìm trong khủng hoảng như thế nào (vnexpress.net)

12. The Fourth Industrial Revolution And Challenges For Government | GE News

13. 10 Solutions for Natural Resource Depletion | Greentumble

14. Network Security Basics- Definition, Threats, and Solutions (comptia.org)

You might also like