You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI:

Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa của quy luật này trong việc
nghiên cứu sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp

LỚP DT13 --- NHÓM 7 --- HK 213

NGÀY NỘP ………………

Giảng viên hướng dẫn: TS An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Nguyễn Minh Khởi 2113802
Mai Trung Kiên 2113817
Lê Quốc Kiệt 2111596
Dương Hoàng Lâm 2113872
Phạm Thụy Khánh Linh 2110324
Nguyễn Đình Lực 2113998
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
ĐỀ TÀI: Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa của quy luật này trong việc
nghiên cứu sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp.

MỤC LỤC

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3

II. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4

CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DI VẬT.....................................................................................................5

1.1 Khái niệm cơ bản............................................................................................5

1.1.1 Khái niệm phủ định................................................................................5

1.1.2 Khái niệm phủ định biện chứng.............................................................5

1.2 Các đặc điểm cơ bản.......................................................................................7

1.2.1 Tính khách quan.....................................................................................7

1.2.2. Tính kế thừa...........................................................................................7

1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định.....................................................7

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định........................8

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC NGHIÊN


CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP.. .8

2.1 Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp.............................................8

2.2 Đánh giá sự phát triển của những cuộc cách mạng công nghiệp..............10

2.2.1 Những kết quả đạt được trong sự phát triển của các cuộc cách mạng
công nghiệp.....................................................................................................10

2.2.2 Những hạn chế nhất định trong sự phát triển của các cuộc cách mạng
công nghiệp.....................................................................................................19
2.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong sự phát triển của các
cuộc cách mạng công nghiệp.............................................................................23

III. KẾT LUẬN..........................................................................................................29

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................32

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Nhân loại đã trải qua bề dày lịch sử phát triển vô cùng phức tạp, có những đoạn trầm
rất khó khăn, kinh tế khủng hoảng, chiến tranh liên tục nổ ra đã cướp đi bao nhiêu
mạng sống của người dân, tuy nhiên cũng có những đoạn thăng hoa cực kỳ đáng tự
hào. Trong quá trình hoàn thiện thế giới đó không thể không kể đến các cuộc cách
mạng công nghiệp đã đánh mạnh vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy
văn minh xã hội ngày càng tốt đẹp. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã và đang
trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra
đều mang lại rất nhiều thành tựu, lợi ích, song, nó cũng để lại không ít những hệ quả
khiến mọi người phải lao đao. Như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, sự phát
triển thần kỳ như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng của nó
làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp đã và đang mang lại một diện mạo hết sức
mới mẻ cho các quốc gia, đúng như nhận định của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới:
“Những thay đổi này sâu sắc đến mức, từ góc độ lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có
một thời điểm vừa tràn đầy hứa hẹn vừa tiềm tàng hiểm họa như lúc này”. Do đó, việc
đánh giá đúng tầm vóc và nhận thức được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
đối với mỗi chính phủ, mỗi tổ chức và mỗi người dân là điều rất quan trọng. Hơn thế
nữa, Việt Nam chúng ta đã đánh mất đi ba cơ hội để nâng tầm đất nước, hội nhập với
bạn bè quốc tế. Bởi vì lẽ đó, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn được
gọi là nền công nghiệp 4.0, nơi mà tất cả mọi thứ đều được máy móc, robot, trí tuệ
nhân tạo AI xử lý đang ở bước đầu của giai đoạn phát triển, thì Việt Nam ta nói riêng
và nhân loại nói chung càng phải cố gắng nắm bắt những cơ hội to lớn này để cùng
nhau phát triển lành mạnh và đoàn kết. Chính vì những lý do cấp thiết trên nên chúng
em mới quyết định chọn đề tài nghiên cứu này thông qua việc sử dụng quy luật phủ
định của phủ định, ý nghĩa của phương pháp luận để mọi người có cái nhìn tổng quan,
sơ lược rồi sau đó là tường tận, rõ ràng, rành mạch về các cuộc cách mạng công
nghiệp, từ đó có thể đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm giúp đất nước lên đỉnh
cao cũng như nhìn nhận thực tế các thiết sót, hạn chế của riêng mình để khắc phục và
cải tiến.

Đối với việc nghiên cứu đề tài này, mục đích của chúng em là đánh giá quá trình phát
triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, làm rõ thực trạng tác động của các cuộc
cách mạng công nghiệp đối với nền kinh tế thế giới và văn minh nhân loại. Từ đó,
chúng em sẽ đưa ra những điểm tích cực để mọi người cố gắng đạt được. Kế tiếp, dựa
trên những lợi ích đó, chúng em cũng sẽ đánh giá các hạn chế, tiêu cực nhằm khắc
phục và cải biến. Những bất lợi, trở ngại là điều không thể tránh khỏi, nhưng thách
thức đáng sợ bao nhiêu thì cơ hội cũng hấp dẫn bấy nhiêu. Cần phải nắm bắt thời cơ
kịp lúc, tận dụng thông minh, song, trước hết phải tự hoàn thiện các giới hạn để mọi
chiến thuật diễn ra thật suôn sẻ. Hầu hết trong tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp,
nguyên nhân nổ ra đều là muốn cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất, kéo theo đó là
những bất công trong đời sống (bị áp bức, bóc lột làm nô lệ). Đa số các quốc gia trên
thế giới đều chạy đua nhau trong công cuộc quá độ quy trình sản xuất mà bỏ quên các
tiểu tiết nhỏ, quên mất việc chăm lo đời sống công nhân, người dân lao động, chúng ta
đề ra các chiến lược với mục tiêu vô cùng cao nhưng quên đi rằng vấn đề cân bằng
giữa đẩy mạnh kinh tế, củng cố văn minh và các vấn đề môi trường, việc làm, văn hóa,
con người luôn luôn là một bài toán khó.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là sử dụng quy luật phủ định của phủ
định và vận dụng ý nghĩa của quy luật vào việc nhìn nhận các lợi ích cũng như điểm
tắc nghẽn để đưa ra quyết định phù hợp, đúng đắn. Cả bốn cuộc cách mạng công
nghiệp trên thế giới đều liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ, chúng đều là dựa vào
những điểm tốt của sự vật, hiện tượng cũ mà tiếp tục thăng hoa. Mặt khác, trên con
đường khai hóa nhận thức, chúng ta nhận thấy những thứ đã quá đỗi lạc hậu, không
còn phù hợp với sự thăng tiến như vũ bão của nhân loại thì tự khắc phải giũ bỏ.

Kết cầu đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương, 7 tiểu tiết.

II. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DI VẬT

1.1 Khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức
(xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của s ự phát
triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính k ế th ừa trong s ự
phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

1.1.2 Khái niệm phủ định

Phủ định là sự thay thế hoặc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự
việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không.

Trong triết học, phủ định được định nghĩa là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự
phủ định, đồng thời tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

1.1.3 Khái niệm phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề,
tạo điều kiện cho sự phát triển, sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật hiện
tượng cũ.

Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng, là “mắt
xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn
so với cái cũ.

Ví dụ 1: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1
tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.

  Có thể hiểu ví dụ này thông qua giải thích của Engles:“Hãy lấy ví dụ một hạt thóc.
Có hàng nghìn triệu hạt giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rượu rồi tiêu
dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó
nếu nó rơi vào một miền đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm
trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng. Nó nẩy mầm, hạt thóc biến đi, không
còn là hạt thóc nữa, bị thay thế bởi một cây do nó đẻ ra, đó là sự phủ định hạt thóc.
Nhưng cuộc sống thường ngày của cây này thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và
cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì cây chết đi, nó bị phủ
định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc ban đầu, nhưng không
phải chỉ là một hạt thóc mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.

Ví dụ 2: Vòng đời của con tằm: trứng là sự khẳng định ban đầu – tằm (phủ định lần 1)
– nhộng (phủ định lần 2) – ngài (phủ định lần 3) – trứng (phủ định lần 4). Ở đây vòng
đời của tằm trải qua bốn lần phủ định.

Hình 1: Vòng đời của con tằm

Ví dụ 3: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ
định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả
trứng. Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới.
Hình 2: Phác đồ chất và lượng tăng sau mỗi lần phủ định
Ví dụ 4: Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm
1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên
chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng.
Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở
nên gọn, nhẹ hơn rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện thoại
đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế nhắn
tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet,… xuất hiện, giá điện thoại cũng dao
động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình
nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của
chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên. Và trong
tương lai cũng sẽ có những chiếc điện thoại mới được cho ra đời có nhiều tính năng
thông minh hơn cái trước và vẫn giữ được hình dáng một chiếc điện thoại, và cứ thế
qua từng thế hệ điện thoại đều luôn có xu hướng phát triển càng ngày càng mới và
hiện đại, kế thừa cái cũ và cái mới tốt hơn, phát triển hơn.

=> Các ví dụ cho thấy sự phát triển theo hình xoáy ốc, sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì
“hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các đặc trưng của quá trình phát triển biện
chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự
phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn của sự phát
triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của
các vòng thể hiện tính vô tân của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp lên
cao.

1.2 Các đặc điểm cơ bản

1.2.1 Tính khách quan

 Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm
ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật,
tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra. Đó là kết quả chuyển hoá của các
mặt đối lập nhằm giải quyết những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng và
của quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ định
biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết
mâu thuẫn của bản thân chúng. 

Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ quan của con người.
Con người chỉ có thể tác động mà cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm
trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

1.2.2. Tính kế thừa

 Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó không thể
là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ. Ngược lại, với phủ định biện chứng, cái
mới ra đời trên cơ sở, nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời có chọn lọc, loại bỏ các yếu tố
không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào
sự vật, hiện tượng mới. Thực chất của phủ định biện chứng là “biểu dương nhân tố tích
cực, loại bỏ nhân tố tiêu cực”.

Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra
đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời,
lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt
tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.

Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt, tích cực và
chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Những nhân tố tích cực của sự vật cũ
được giữ lại vẫn phải được cải tạo, phải được biến đổi cho phù hợp với điều kiện mới.

1.2.3. Tính phổ biến

Tính phổ biến diễn ra trong mọi tình lĩnh vực về tự nhiên, xã hội và cả trong tư duy,
nhờ vậy mà từ đó con người và xã hội càng ngày càng phát tri ển. Trong giới tự nhiên,
sự xuất hiện cái mới diễn ra một cách tự phát, nhưng trong lĩnh vực xã hội, cái mới
xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động có ý thức của con người. 

1.2.4. Tính đa dạng phong phú

Tính đa dạng phong phú được thể hiện qua nội dung và hình thức của nó. Di ễn ra v ới
nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại vẫn quan điểm chung là ủng hộ cái
mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển hợp quy luật, biết kế thừa có chọn lọc những
yếu tố tích cực và hợp lý của cái cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát
triển của cái mới.

1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu
thuẫn bên trong của chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và
chuyển hóa giữa những mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.

Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng
đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang
nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng đã mang không ít nội
dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó.

Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát
triển cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện
tượng mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự
vật, hiện tượng phát triển theo “đường xoáy ốc”. Thực chất của sự phát triển đó là sự
biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn
trước.

Kết quả là về hình thức, sự vật, hiện tượng mới sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng
xuất phát (chưa bị phủ định lần nào); về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng
xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên
một cơ sở cao hơn và phát triển hơn.
Hình 3: Sự phát triển tiến lên không theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc

(minh họa)
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định

Thứ nhất: Quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện
tượng, sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển sau khi trải qua
các mắc xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.

Thứ hai: Quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá
trình diễn ra quanh co, phức tạp không hề đều đặn thẳng tắp, không thụt lùi. Trái lại là
không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận (V.I. Lenin)

Thứ ba: Quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù
hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong
tự nhiên, sự vật hiện tượng mới diễn ra tự phát. Trong xã hội, sự xuất hiện mới mới
gắn liền với nhận thức và hành động ý thức của con người.

Thứ tư: Tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng mới phát triển theo hợp quy luật, biết kế
thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật hiện tượng cũ sao cho phù
hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

You might also like