You are on page 1of 4

Chương 2: Các quy tắc của tam đoạn luận đơn

2.1 Tiên đề:


2.1.1. Định nghĩa:
Theo Phạm Đình Nghiêm – Nhập môn Logic học: “Tiên đề của một lý
thuyết là một mệnh đề được thừa nhận – thông thường là nhờ tính chất
hiển nhiên của nó – và không thể chứng minh hay bác bỏ. Tiên đề của
tam đoạn luận là mệnh đề được thừa nhận làm cơ sở học cho học thuyết
về tam đoạn luận, và không thể chứng minh hay bác bỏ nó trong khuôn
khổ của chính học thuyết này.”
Theo đó, tiên đề cùng với các quy tắc của tam đoạn luận đơn sẽ là cơ sở
để chúng ta suy xét sự đúng sai của tam đoạn luận.
2.1.2. Nội dung của tiên đề:
Nội dung của tiên đề được phát biểu qua hai mặt ngoại diên và nội hàm:
- Về mặt ngoại diên: Khẳng định hay phủ định toàn bộ một loại đối
tượng là đã phủ định hay khẳng định từng đối tượng thuộc loại ấy.
- Về mặt nội hàm: Thuộc tính của thuộc tính của đối tượng là thuộc
tính của bản thân đối tượng. Cái gì không thuộc về thuộc tính của
đối tượng thì cũng không thuộc về đối tượng.
2.2. Các quy tắc của tam đoạn luận đơn:
Các quy tắc của tam đoạn luận đơn được rút ra từ các tiên đề. Ta có thể
phân chia các quy tắc này ra làm hai loại: các quy tắc đối với khái niệm
và đối với mệnh đề.
2.2.1. Các quy tắc đối với khái niệm:
+ Quy tắc 1: Mỗi một tam đoạn luận chỉ có ba khái niệm và chỉ luôn
có ba khái niệm. Nghĩa là ta luôn có ba khái niệm không hơn
không khém trong tam đoạn luận đơn.
+ Quy tắc 2: Trung từ chỉ có mặt trong tiền đề và không có mặt trong
kết luận.
+ Quy tắc 3: Khái niệm nào không chu diên trong tiền đề thì cũng
không chu diên trong kết luận.
Trong quy tắc này chúng ta chỉ đề cập đến đại thuật ngữ và tiểu
thuật ngữ. Quy tắc này thể hiện yêu cầu cơ bản của suy luận diễn
dịch đó là những thông tin chứa đựng trong kết luận không được
nhiều hơn thông tin đã có trong các tiên đề.
Như đã học ở phần phán đoán, ta đều biết rằng, một từ chu diên
trong phán đoán thì các đối tượng mà nó phản ánh sẽ có lượng
thông tin đầy đủ và ngược lại. Như vậy, người ta dễ dàng suy ra
được quy tắc 3.
+ Quy tắc 4: Trung từ chu diên ít nhất phải có một lần trong tiên đề.
Theo quy tắc này, trung từ phải chu diên ít nhất ở một tiên đề, như
vậy quan hệ giữa các đối tượng được cặp thuật ngữ M-P, M-S sẽ
phản ánh xác định chính xác. “Cụ thể khi biết đối tượng a có tính
chất M, ta hoàn toàn không biết đối tượng a có tính chất S và tính
chất P hay không. Vì vậy, M không làm được vai trò trung gian
giữa S và P”.
2.2.2. Các quy tắc đối với mệnh đề:
+ Quy tắc 1: Có ít nhất một trong hai tiền đề là phán đoán khẳng
định.
Điều này là đương nhiên, bởi vì trung từ đóng vai trò là cầu nối
giữa đại thuật ngữ và tiểu thuật ngữ, một khi cả hai tiên đề đều là
phán đoán phủ định, trung từ sẽ hoàn toàn không có quan hệ gì với
các phần đối tượng phản ánh tương ứng của đại thuật ngữ và tiểu
thuật ngữ, như vậy ta không thể rút ra được kết luận.
+ Quy tắc 2: Có ít nhất một trong hai tiền đề là phán đoán toàn thể.
Trong tam đoạn luận, nếu cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận
thì ta không thể rút ra được kết luận. Ít nhất một trong chúng phải
là phán đoán toàn thể.
+ Quy tắc 3: Từ một trong hai tiền đề là phải đoán bộ phận thì kết
quả luận phải là phán đoán bộ phận và từ một trong hai tiền đề là
phải phán đoán phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.
+ Quy tắc 4: Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định thì không rút ra
được kết luận và từ hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì cũng
không rút ra được kết luận.

PHẦN 3. KẾT LUẬN:


Có tư duy, ắt có sai lầm, như Brochad đã từng phát biểu: “Đối với con
người, sai lầm là quy luật chân lý ngoại lệ”. Có loại sai lầm do tư duy
không phù hợp với các quy luật tư duy, loại này dẫn đến những suy luận
phi logic. Vì vậy, logic học và đặc biệt là tam đoạn luận luôn có ích và
cần thiết cho mọi người. Giúp ta nâng cao trình độ tư duy để có được tư
duy khoa học một cách tự giác. Trong logic học, tam đoạn luận cũng là
công cụ hữu hiệu khi để cần thiết ta có thể tranh luận, phản bác một cách
thuyết phục trước những lập luận mâu thuẫn, ngụy biện, thiếu căn cứ
của người khác. Nó cũng trang bị cho ta phương pháp tư duy khoa học,
nhờ đó ta có thể nghiên cứu khoa học, lĩnh hội và trình bày tri thức,
tham gia các hoạt động thực tiễn khác một cách hiệu quả. Logic học
cũng như tam đoạn luận giúp ta có được một thế giới quan, nhân sinh
quan toàn diện, biện chứng. Và khi ta có kiến thức về tam đoạn luận học
thì giúp ta lĩnh hội bài học dễ dàng, diễn đạt ý nghĩ được rõ ràng, mạch
lạc, không mâu thuẫn, tránh được những sai lầm về tư duy khi tham gia
tranh luận và nghiên cứu khoa học.

Tài liệu tham khảo:


 Logic học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Thành phố HCM.
 Logic học nhập môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
HCM.
 Nhập môn Logic học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
HCM.

You might also like