You are on page 1of 26

TƯ DUY PHÁP LÝ

LÝ THUYẾT

Câu 1: Nêu khái niệm Tư duy pháp lí


Tư duy pháp lí là cách nghĩ hợp lí cần phải tuân theo về các vấn đề xã hội dựa trên nền
tảng pháp luật, lẽ phải và quyền con người.
Câu 2: Phân biệt “tư duy pháp lí” với tính chất là một khoa học pháp lí cơ bản và
“tư duy pháp lí” trong lĩnh vực khoa học pháp lí khác.
Câu 3: Đặc điểm của tư duy pháp lí
− TDPL không vòng vo, đi trúng vào vấn đề bằng cách tập trung:
+ Nghiên cứu, phân tích sự kiện thực tế
+ Tìm đúng quy tắc pháp lí áp dụng
+ Đưa ra giải pháp pháp lí phù hợp
− TDPL mang tính phản biện và tính thuyết phục cao
− TDPL rất đa dạng, có nhiều cấp độ, nhiều cách tiếp nhận, nhiều phương pháp tư
duy khác nhau
+ Về cơ bản, luật học so sánh đã coi tư duy pháp lí như là một tiêu chí cơ bản để
so sánh và nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới. Các nhà luật học so sánh
luôn khẳng định sự khác biệt trong tư duy pháp lí của các luật gia Anh – Mĩ so
với tư tư duy pháp lí của châu Âu lục địa. Tương tự vậy, tư duy pháp lí của các
luật Hồi giáo hay hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng không giống nhau.
+ Như vậy, trên thực tế tư duy pháp lí khá đa dạng, bởi mọi thứ thuộc về nhận
thức luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tư duy logic là điều kiện tiên
quyết trong hoạt động nhận thức – tư duy của mỗi luật gia, tuy nhiên phong
cách tư duy và phương pháp tư duy là không giống nhau, điều này tọa nên sự
đa dạng cảu tư duy pháp lí. Ngoài ra mỗi luật gia lại là một sản phẩm của xã
hội và mang tính chất cá biệt. Mỗi cá nhân chịu sự tác động của các yếu tố
khác nhau
− TDPL là một loại hình của tư duy, vì vậy nó cũng cần phải tuân thủ đầy đủ những
quy luật cơ bản của’ tư duy logic hình thức
Câu 4: Ý nghĩa của tư duy pháp lí.
- Tư duy pháp lí giúp chúng ta có kĩ năng nhận biết các vấn đề pháp lí và xác định
các công cụ lập luận:
+ Lập luận trong tư duy: sử dụng các thao tác suy luận, bằng ngôn ngữ pháp lí,
luật sư đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến hệ thống các cơ sở pháp
lí, rút ra kết luận về vấn đề pháp lí nhằm chứng minh, khẳng định hoặn phủ định
vể một vấn đề pháp lí nào đó.
+ Sử dụng luận điểm, luận cứ, luận chứng nhằm xác định bản chất và tính hợp
pháp của vấn đề pháp lí; đưa ra luận điểm, luận chứng, luận cứ chặt chẽ, phân
tích lí lẽ có căn cứ, thuyết phục nhằm tìm ra lẽ phải, chứng minh sự thật đúng
đắn và chân lí thuộc về mình, khẳng định hoạc phủ định vấ đề pháp lí nhất định
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
+ Xác định ranh giới, mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng dựa trên các tình
tiết, sự kiện và luật pháp
- Giúp cho việc lập luận được chặt chẽ, có căn cứ, có tính thuyết phục, đặc biệt là
tránh được những sai lầm do vi phạm các quy tắc quy luật của tư duy
- Giúp phát triển tư duy phản biện, giúp phát hiện được những lỗi logic trong tranh
luận, nhưng thủ thuật nguy biện trong trình bày quan điểm, tư tưởng
- Làm tăng khả năng nhận thức khám phá của những người hành nghề luật, phục vụ
trực tiếp cho công việc của mình.
Câu 5: Phương pháp tư duy diễn dịch
- Tư duy diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tri thức về cái toàn thể đến
sự hiểu biết cái bộ phận, cái riêng lẻ, cá biệt.
VD: toàn bộ di chúc bị hủy thì từng phần của di chúc không có hiệu lực
- Phương pháp này xuất phát từ điều đã biết, suy ra mệnh để mới theo mối
quan hệ logic tất nhiên giữa các mệnh đề. Phương pháp tư duy này có thể là công
cụ tìm kiếm tri thức mới, giúp con người chứng minh hoặc phản biện mệnh đề nào
đó. Khi vận dụng phương pháp diễn dịch phải làm cho kết luận và tiền đề của nó
có mối liên hệ logic, tức là kết luận là kết quả tất nhiên về tiền đề của nó.
- Phương pháp này thường hay được sủ dụng và có ý nghĩa quan trọng trong
hoạt động của Tòa án, luật sư và điểu ra viên, từ những chứng cứ chưa biết, các
tình tiết của vụ án để tìm ra tội phạm. Trong lĩnh vực lập pháp, phương pháp này
giúp tìm ra những điểm bất hợp lí trong luật hiện hành để có phương án sửa đổi,
bổ sung kịp thời. Trong lĩnh vực hành pháp, giúp các đơn vị quản lí nhà nước đồng
bộ, hiệu quả hơn.
- Phương pháp tư duy diễn dịch bảo gồm phương pháp tư duy tam đoạn luận
và phương pháp IRAC….
+ Phương pháp tư duy tam đoạn luận : Tam đoạn luận là một cấu trúc lập luận bao
gồm 2 mệnh đề (đại tiền đề và tiểu tiền đề), và một kết luận là kết quả của 2 tiền
đề. Đó là một hình thức lý luận trong đó kết luận được rút ra (dù hợp lý hay
không) từ hai mệnh đề giả định, mà mỗi mệnh đề đó đều chia sẻ một cụm từ trong
kết luận.
Mệnh đề chính: A + B = C
Mệnh đề phụ: D + E = A + B
Kết luận: D + E = C
+ Phương pháp tư duy IRAC: IRAC có thể được hiểu như sau:
·       I: Issue – Vấn đề
·       R: Relevant Law – Quy định pháp luật liên quan
·       A: Application Facts – Vận dụng luật vào tình huống
·       C: Conclusion – Kết luận
1.     I: Issue – Vấn đề
Mục đích của phần này đó chính là giải quyết được câu hỏi “Vấn đề pháp lý gì
đang được tranh luận là gì?”.
Bẳng cách xác định các sự kiện có ý nghĩa pháp lý, các tính chất pháp lý của vụ
việc, các vấn đề cần được giải quyết, các câu hỏi của khách hàng đặt ra, chúng ta
có thể xác định được vấn đề cần giải quyết. Thông thường, câu chuyện được
khách hàng truyền tải rất dài, rất nhiều tình tiết nhưng Luật Sư chỉ cần tóm lược
được tình tiết có ý nghĩa pháp lý.
🡪 Cần tóm lược được các tình tiết có ý nghĩa pháp lí
2.     R: Relevant Law – Quy định pháp luật liên quan
Ở phần này, nhiệm vụ của Luật sư là trình bày được những quy định pháp luật
liên quan để giải quyết “Vấn đề pháp lý”. Cụ thể cần phải đi trả lời các câu hỏi
sau:
·       Pháp luật để giải quyết vấn đề trong trường hợp này là gì? Dân sự, hình sự,
hành chính hay thương mại, vv.
·       Những thành phần của quy định (Chương, Điều, Khoản, Điểm…)
·       Những ngoại lệ đối với quy định (Ví dụ. Pháp luật Việt Nam trong nhiều
Luật, Bộ Luật thường có những điều khoản mở, hay những điều khoản nhằm
mục đích dẫn chiếu tới Luật/Bộ Luật khác, mà dễ gặp nhất có lẽ là cụm từ
“Những trường hợp pháp luật quy định khác”)
·       Trường hợp này có thể áp dụng tập quán hay không?
·       Có phản biện nào khác đối với vấn đề pháp lý hay không?
Trong một số tài liệu, R ở đây cũng có thể là Rule – các quy tắc pháp luật được
áp dụng.
3.     A: Application Facts – Vận dụng luật vào tình huống
Phần này là phần quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ việc kết
nối giữa I và R chính là A, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy
định pháp luật liên quan để đưa ra được những phân tích cụ thể. Vận dụng luật
vào tình huống để chứng minh rằng vì sao dùng điều luật này mà không vận
dụng điều luật khác để giải quyết vấn đề.
Tóm lại, khi trình bày A, chúng ta sẽ:
·       Đưa ra bằng chứng và giải thích; và
·       Đưa ra phản biện đối với kết luận của mình
Trong một số tài liệu, A cũng có thể là Analysic – Phân tích tình huống, nhưng
nội hàm của nó vẫn là việc vận dụng luật vào tình huống cần giải quyết. Phân
tích – tại sao lại dùng điều luật này? Phương án để giải quyết, điểm mạnh, điểm
yếu của từng cách giải quyết? Cơ sở nào lựa chọn phương pháp?
4.     C: Conclusion – Kết luận
Trình bày phần kết luận, Luật sư sẽ phải trình bày được kết luận của từng vấn đề
hoặc đưa ra được kết luận tổng thể. Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay
sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng
đến một kết luận hợp lý.
Câu 6: Phương pháp tư duy quy nạp
- Suy luận quy nạp là suy luận trong đó từ việc nhận thấy sự lặp đi lặp lại của một
tính chất nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định người ta rút ra kết luận
chung rằng toàn bộ các đối tượng thuộc lớp đó đều có tính chất đã nêu.
- Cấu trúc: Đối tương a1 có tính chất P
Đối tương a2 có tính chất P
……
Đối tương a n có tính chất P
Các đối tượng a1. a2, …., an thuộc lớp S
Vậy mọi đối tượng của lớp S đều có tính chất P
� Phương pháp này chưa chắc cho ta kết luận đúng
Câu 7: Phương pháp tam đoạn luận
Tam đoạn luận là một cấu trúc lập luận bao gồm 2 mệnh đề (mệnh đề chính, phụ), và
một kết luận là kết quả của 2 tiền đề. Đó là một hình thức lý luận trong đó kết luận
được rút ra (dù hợp lý hay không) từ hai mệnh đề giả định, mà mỗi mệnh đề đó đều
chia sẻ một cụm từ trong kết luận.
+ Phương pháp tư duy tam đoạn luận :
Mệnh đề chính: A + B = C
Mệnh đề phụ: D + E = A + B
Kết luận: D + E = C
- Kết luân của tam đoạn luận có giá trị chặt chẽ, nó là một kết quả tất yếu, không
chối bỏ được một khi đã thừa nhận tiển đề
- Nếu tiền đề đúng thì kết luận phải đúng. Tam đoạn luận giúp áp dụng nhận xét
tổng quát vào một tình huống cụ thể, như tổng hợp tin tức, bác bỏ lập trường, đặc biệt
trong hoạt đọng xét xử.
Câu 8: Phương pháp tư duy so sánh tương đồng và tư duy phân biệt
- Phương pháp tư duy so sánh tương đồng: có thể hiểu là 2 vụ việc có nội dung
tương tụ nhau thì kết quả pháp lí, các biện pháp áp dụng cho hai vụ việc này giống nhau,
vụ việc sau áp dụng như vụ việc trước ( A giống B, vì vậy quy tắc A áp dụng cho B)
+ Trong lĩnh vực pháp lí có nhiều ứng dụng liên quan đến phương pháp suy
đoán tương đồng như các án lệ đã được công bố, công nhận để áp dụng cho các
vụ việc có nôi dụng tương tự
- Tư duy so sánh tương phản: A khác B, quy tắc A không thể áp dụng cho B
+ Công thức hai bước so sánh tương phản:
Trường hợp câu chữ trong luật mơ hồ 🡪 tìm những trường hợp luật được áp
dụng trước đó
So sánh sự việc hiện tại với những sự kiện tiền lệ🡪 dự đoán luật sẽ được áp
dụng
Câu 9: Phương pháp suy luận đối nghịch
- Là phương pháp mà người ta có thể áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà
luật đã dự liệu cho những trường hợp trái ngược nhau.
Câu 10: Phương pháp suy luận tất nhiên
- Là một hình thức tranh luận dựa trên sự hiện diện của một mệnh đề đúng đắn
( mệnh đề mạnh), mệnh đề này củng cố tính xác thực của mệnh đề yếu.
Câu 11: Phương pháp IRAC (Issue – Rule – Application – Conclusion )

− Là một phương pháp tư duy thuộc nhóm phương pháp tư duy hình
thức
− Bao gồm 4 bước:
1. I: Vấn đề - tóm lược được tình tiết có ý nghĩa pháp lý. Tức là xác
định các câu hỏi thực tế đối với những chi tiết còn mờ, chưa sáng tỏ mà có liên quan đến
sự kiện pháp lý, ý nghĩa pháp lý.

Ví dụ: Anh A và chị B yêu nhau và sắp đi đến hôn nhân. Anh A quyết định
mua một căn nhà để sau khi kết hôn A và B sẽ về sống chung. Anh A có
mượn của mẹ chị B là bà M là 500 triệu để mua căn nhà đó. Tuy nhiên, sau
đó A bị tai nạn giao thông và phải nằm bệnh viện rất lâu rồi qua đời. Bà M
đòi gia đình anh A phải trả căn nhà đó cho chị B.
Tóm gọn lại sự kiện trên ta chỉ cần quan tâm các vấn đề pháp lý sau:
·       A và B chưa kết hôn;
·       A sở hữu căn nhà;
·       A mượn bà M 500 triệu;
·       A chết;
·       M đòi sở hữu nhà do A để lại.
Tóm lại: Trình bày I là ta đang làm nhiệm vụ trình bày các “Vấn đề pháp lý
cần giải quyết”
·       Nêu vấn đề gì đang được tranh luận;
·       Kết nối vấn đề bằng câu hỏi pháp lý; và
·       Sử dụng cấu trúc “Vấn đề có hay không…”.
2. R: Quy tắc – xác định quy định pháp lý liên quan. Tức là xác định
câu hỏi tìm luật. Ta đi trả lời các câu hỏi:
+ Pháp luật để giải quyết vấn đề trong trường hợp này là gì? Dân sự,
hình sự, hành chính hay thương mại, vv.
+ Những thành phần của quy định (Chương, Điều, Khoản, Điểm…)
+ Những ngoại lệ đối với quy định (Ví dụ. Pháp luật Việt Nam
trong nhiều Luật, Bộ Luật thường có những điều khoản mở, hay những điều khoản nhằm
mục đích dẫn chiếu tới Luật/Bộ Luật khác, mà dễ gặp nhất có lẽ là cụm từ “Những
trường hợp pháp luật quy định khác”)
+ Trường hợp này có thể áp dụng tập quán hay không?
3. A: vận dụng luật vào tình huống - Cần cân nhắc: Tại sao dùng
điều luật này mà không dùng điều luật khác? Có những phương án nào để giải quyết tình
huống này? Điểm mạnh, yếu của từng phương án giải quyết?
4. C: kết luận – khẳng định quan điểm và cách giải quyết cuối cùng.

Ví dụ áp dụng:

Tôi vừa tốt nghiệp đại học và được nhận vào làm tại một công ty công nghệ thông tin
100% vốn Việt Nam. Tôi và phía BGĐ công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm
và công việc tôi làm là kỹ sư công nghệ thông tin; mức lương khởi điểm mà tôi được
nhận khi vào làm chính thức là 9.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, họ lại bảo tôi phải thử việc
trong thời gian 4 tháng và lương thử việc tôi được nhận là 6.000.000 VNĐ. Vậy cho tôi
hỏi, thấy các bạn tôi bảo rằng công ty tôi làm như vậy là sai, nên tôi muốn hỏi Luật sư lại
cho chắc chắn.

Ứng dụng IRAC:

I:

Thời gian thử việc và Lương thử việc.

Câu hỏi pháp lý mấu chốt: Công ty áp dụng thời gian thử việc và mức lương thử việc như
thế là đúng hay sai?

R:

Bộ Luật Lao Động năm 2012

− Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ
được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ
thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ
thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

− Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít
nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

A:

Do công việc của anh A ở công ty là kỹ sư công nghệ thông tin – chức danh cần trình độ
chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Do đó, thời gian thử việc được áp dụng đối với
anh A tối đa là 60 ngày. Trong khi đó, công ty áp dụng thời gian thử việc đối với anh A là
4 tháng (30 ngày x 4 = 120 ngày).

🡪 Mức tiền lương tối thiểu mà anh A được nhận trong thời gian thử việc phải bằng
9.000.000 x 85% = 7.650.000 VNĐ. Trong khi đó công ty áp dụng lương thử việc cho
anh A là 6 triệu đồng.

C:

− Thời gian thử việc như vậy là trái quy định của pháp luật
− Tiền lương trong thời gian thử việc như thế không đúng với quy định của pháp
luật

Câu 12: Giải thích pháp luật là gì? Ý nghĩa và mục đích của giải thích pháp luật?

Khái niệm:

- Nghĩa rộng: Giải thích pháp luật được hiểu là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung,
phạm vi, ý nghĩa và mục đích các quy định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó,
giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống
nhất.

- Nghĩa hẹp: Là một hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước, do đó các nội dung của nó
phải được các VBQPPL quy định và khi thực hiện giải thích pháp luật các chủ thể buộc
phải tuân theo.
Ý nghĩa:

− Pháp luật là một công cụ chủ yếu của NN để quản lý NN và XH; các quy định của
pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh; thông qua việc thực
hiện và áp dụng các quy định của pháp luật sẽ tác động trực tiếp đến hành vi, quyền và
nghĩa vụ của từng chủ thể pháp luật. Do đó, việc hiểu đúng, đầy đủ và chính xác các quy
định của pháp luật theo nội dung và ý nghĩa vốn có của nó để thực thi và áp dụng pháp
luật một cách có hiệu quả là điều cần thiết.
− Giups các chủ thể pháp luật hiểu chính xác và thống nhất các quy định của pháp
luật, qua đó nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của các chủ thể, giúp họ
tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật một cách hợp pháp, hạn chế các hành vi vi phạm
pháp luật do hiểu sai.
− Ví dụ trong hình thức áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với hoạt động áp dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự
pháp luật:
+ Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: cần phải xác định được: Không có
QPPL nào trong hệ thống pháp luật điều chỉnh vụ việc cần giải quyết là điều kiện cần;
Tìm ra QPPL để áp dụng tương tự là điều kiện đủ. Việc này đòi hỏi người áp dụng pháp
luật phải am hiểu về hệ thống pháp luật để có thể hiểu, phân tích chính xác nội dung, tư
tưởng của QPPL và lựa chọn áp dụng tương tự.
+ Đối với áp dụng tương tự pháp luật: chỉ được đặt ra khi chưa có QPPL tương ứng
điều chỉnh và cũng chưa có QPPL tương tự. Do đó, về nguyên tắc thì hoạt động giải thích
pháp luật không được đặt ra vì không có đối tượng giải thích. Tuy nhiên, các chủ thể áp
dụng pháp luật vẫn phải: (1) chứng minh chưa có QPPL tương ứng điều chỉnh và cũng
chưa có QPPL tương tự; (2) giải thích cho các chủ thể liên quan biết và hiểu tại sao vụ
việc của họ lại được giải quyết bằng cách sử dụng các nguyên tắc pháp lý chung.

Nội dung:

− Cơ sở pháp lý của giải thích pháp luật thường quy định các nội dung:
+ Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích
+ Chủ thể có thẩm quyền giải thích
+ Hình thức và giá trị pháp lý của văn bản giải thích
+ Quy trình thủ tục khi tiến hành giải thích
− Giải thích thích pháp luật tại VN (HP, Luật, Pháp lệnh):
+ Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích: Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy
ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương
của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội.
+ Chủ thể có thẩm quyền giải thích: UBTVQH
+ Hình thức thể hiện: Nghị quyết
+ Quy trình, thủ tục:
– Đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: Khi phát sinh nhu cầu giải
thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các chủ thể có thẩm quyền đề nghị
UBTVQH giải thích. Trong văn bản đề nghị phải thể hiện được các nội
dung cơ bản như sự cần thiết, nội dung quy định cần giải thích, các cách
hiểu khác nhau về quy định… Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày
nhận được đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế,
UBTVQH có trách nhiệm xem xét và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân đã đề nghị biết ý kiến của UBTVQH về vấn đề này.

– Soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: Sau
khi đề nghị giải thích được UBTVQH chấp nhận thì Ban soạn thảo được
thành lập để chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích. Thông thường, chủ thể
giải thích sẽ tự thành lập Ban soạn thảo. UBTVQH thành lập Ban soạn thảo
trong trường hợp chủ thể đề nghị giải thích là: UBTVQH, Hội đồng Dân
tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoặc nội dung giải thích
có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Căn cứ vào tính chất và nội
dung của việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà UBTVQH giao cho
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội
đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội để soạn thảo dự thảo nghị quyết.
Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh sau khi đã soạn
thảo sẽ được trình UBTVQH để tiến hành thẩm tra. Thời hạn gửi dự thảo
nghị quyết để thẩm tra chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu
phiên họp UBTVQH.

– Thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích: Trên cơ sở dự thảo nghị quyết đã
được cơ quan soạn thảo chuẩn bị, UBTVQH căn cứ vào nội dung và tính
chất của nội dung cần giải thích, giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban
hữu quan của Quốc hội thẩm tra. Như vậy, chủ thể thực hiện việc thẩm tra
là Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Ngoài ra, trong trường
hợp cần thiết, UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu
Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc
hội để thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
(Điều 26 Quy chế 2004). Tuy nhiên, từ khi thiết lập quy định này, chưa có
lần nào Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra về dự thảo nghị
quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Ngay cả việc thành lập Uỷ ban
lâm thời để thẩm tra dự án luật cũng thực hiện chỉ được một vài lần.
Về phạm vi thẩm tra, theo quy định của Điều 34 Luật Ban hành VBQPPL,
cơ quan thẩm tra phải tiến hành thẩm tra về tất cả các mặt của dự thảo nghị
quyết, nhưng tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Sự cần thiết ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh;
+ Sự phù hợp của nội dung dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo và tính thống nhất của văn
bản với hệ thống pháp luật;
+ Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo;
+ Tính khả thi của dự thảo.
Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết có thể được tiến hành một lần hoặc nhiều
lần. Đối với dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được
UBTVQH xem xét thông qua trong hai phiên họp thì dự thảo nghị quyết
phải được cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra sơ bộ lần đầu. Đối với dự
thảo nghị quyết trình UBTVQH xem xét, quyết định thông qua tại phiên
họp thứ hai hoặc trong trường hợp dự thảo được UBTVQH quyết định xem
xét thông qua tại một phiên họp thì phải được cơ quan thẩm tra tiến hành
thẩm tra chính thức. Điều 35 Luật Ban hành VBQPPL quy định: “Khi thẩm
tra chính thức, cơ quan thẩm tra phải tiến hành phiên họp toàn thể. Trong
trường hợp dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được giao cho
nhiều cơ quan phối hợp thẩm tra, thì cơ quan được giao chủ trì thẩm tra có
trách nhiệm tổ chức phiên họp liên tịch để tiến hành thẩm tra. Báo cáo thẩm
tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan thẩm tra

– Thảo luận tại phiên họp và xem xét thông qua dự thảo nghị quyết giải
thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: Thông thường, UBTVQH quyết định xem
xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp. Tuy nhiên, căn cứ vào
tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, UBTVQH có thể xem xét
thông qua tại một phiên họp. Về cơ bản, trình tự, thủ tục thông qua tại một
phiên họp và hai phiên họp là tương tự nhau. Tại phiên họp thứ nhất, dự
thảo nghị quyết sẽ được biểu quyết thông qua các nội dung cơ bản như
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và những vấn đề còn nhiều ý kiến
khác nhau. Sau đó, trên cơ sở các ý kiến đóng góp, trong thời gian giữa hai
phiên họp, UBTVQH chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan
tiến hành nghiên cứu tiếp thu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết để trình
UBTVQH thông qua tại kỳ họp thứ hai. Tại phiên họp thứ hai, sau khi, tiếp
thu, chỉnh lý, dự thảo nghị quyết được đọc trước toàn thể phiên họp
UBTVQH. Các thành viên UBTVQH tiến hành biểu quyết thông qua một
số nội dung còn ý kiến khác nhau và biểu quyết toàn văn dự thảo nghị
quyết. Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thông qua khi
có quá nửa thành viên UBTVQH biểu quyết tán thành, trừ trường hợp Chủ
tịch nước đề nghị xem xét lại được quy định tại Điều 39 và Điều 103 Hiến
pháp 1992. Theo các quy định này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nghị
quyết được UBTVQH thông qua, Chủ tịch nước có quyền đề nghị
UBTVQH xem xét lại những nội dung mà Chủ tịch nước chưa đồng ý. Nếu
nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước
vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp
gần nhất (khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 1992).

– Công bố nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: Pháp luật hiện
hành không quy định cụ thể về việc công bố nghị quyết giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH. Nhưng theo quy định chung, sau khi
nghị quyết được Chủ tịch Quốc hội ký sẽ được gửi tới Chủ tịch nước để ký
lệnh công bố. Thời hạn này là 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông
qua.

Một số đánh giá về cơ sở pháp lý của giải thích pháp luật

– Thứ nhất, hệ thống VBQPPL hiện hành mới chỉ quy định về giải thích Hiến pháp, luật,
pháp lệnh mà chưa có các quy định về giải thích pháp luật. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn
nhận lại giá trị của Điều 53 Hiến pháp 1959, tức là bên cạnh việc giải thích Hiến pháp,
luật, pháp lệnh thì giải thích các văn bản quy phạm pháp cũng cần phải được quy định.
Chỉ có như vậy, mới khắc phục được tình trạng đánh đồng hoạt động quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ với việc giải thích pháp luật.

– Thứ hai, giải thích Hiến pháp chưa được thiết lập theo một cơ chế riêng so với giải
thích các VBQPPL khác. Theo quy định hiện hành, giải thích Hiến pháp được thực hiện
giống hoạt động giải thích luật, pháp lệnh. Điều này chưa thể hiện được vị trí và vai trò
của Hiến pháp, đặc biệt trong nhà nước pháp quyền.

– Thứ ba, UBTVQH là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp
lệnh là chưa hợp lý, đặc biệt về giải thích Hiến pháp và giải thích luật.
– Thứ tư, quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích còn chưa cụ thể, thiếu chi tiết. Cụ
thể là: i) Quy trình, thủ tục của việc giải thích Hiến pháp chưa được Quốc hội quy định
chi tiết theo khoản 1 Điều 13 Luật Ban hành VBQPPL; ii) Chưa phân biệt quy trình, thủ
tục giữa việc UBTVQH tự mình thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và
việc UBTVQH thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo đề nghị của các
chủ thể có thẩm quyền khác; iii) Quy trình tiếp nhận và xử lý đề nghị giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh chưa được quy định. Các nội dung cơ bản và yêu cầu của đề nghị
giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chưa được quy định cụ thể làm căn cứ cho hoạt động
xử lý đề nghị; iv) Việc phân công soạn thảo dự thảo nghị quyết trong trường hợp đại biểu
Quốc hội đề nghị giải thích chưa được làm rõ; v) Quy trình, thủ tục trong hoạt động thẩm
tra dự thảo nghị quyết giải thích chưa được quy định; vi) Việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến nội dung giải thích chưa được quy định cụ thể; vii) Chưa xác
định thẩm quyền của Chủ tịch nước ký công bố đối với nghị quyết giải thích Hiến pháp,
luật, pháp lệnh theo quy định của Điều 51 Luật Ban hành VBQPPL; viii) Các thời hạn
trong từng giai đoạn chưa được xác định.

Câu 13: Luật đồng nhất: Khái niệm, nội dung, ví dụ?

− Là một quy luật cơ bản của tư duy


− Trong quá trình tư duy, mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó, phải phản ánh
đúng đối tượng, phản ánh đúng những dấu hiệu vốn có của bản thân đối tượng. Một thuật
ngữ chỉ được dùng trong suy luận với một nghĩa duy nhất không được thay đổi nội dung.
− Vi phạm quy luật đồng nhất diễn ra khá phổ biến khi người tranh luận không bám
theo đề tài ban đầu đưa ra do:
+ Cố ý
+ Do thiếu hiểu biết
+ Do sự phức tạp của ngôn ngữ
− Ví dụ:
1. Bố cũng hút thuốc mà tại sao lại cấm con?
Hai vấn đề khác nhau: thay vì tập trung vào lời khuyên của bố là đúng hay sai thì
lại tập trung vào đối tượng người nói (lời nói và người nói – lỗi tập trung cá nhân)
2. Lỗi đánh tráo khái niệm:

Câu 14: Luật cấm mâu thuẫn: khái niệm, nội dung, ví dụ?

− Là một quy luật cơ bản của tư duy


− Trong quá trình tư duy, lập luận về một đối tượng xác định nào đó, trong cùng một
MQH và cùng một thời gian, không thể đồng thời khẳng định và phủ định một cái gì đó.
Không thể vừa là a vừa không phải a.
− Yêu cầu:
+ Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng định một đối tượng
và đồng thời lại phủ định ngay chính nó. VD: tất cả học viên đều tuân thủ tốt kỷ luật, chỉ
có một số ít vi phạm ở đơn vị.
+ Không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy, tức là khẳng định đối tượng
nhưng lại phủ nhận hệ quả tất yếu suy ra từ nó. VD: Lời khai của nhân chứng: Đêm qua,
lúc đang ngủ tôi nhìn thấy hắn đi vào nhà lấy trộm chiếc bình cổ.

Câu 15: Luật triệt tam (luật triệt tam): khái niệm, nội dung, ví dụ?

− Là một quy luật cơ bản của tư duy


− Trong quá trình tư duy, lập luận, cần đưa vấn đề đến khẳng định hoặc phủ định 1
cách dứt khoát. Giữa hai phán đoán mâu thuẫn vs nhau, thì phán đoán chân thực nếu có
thì chỉ có một, phán đoán còn lại là giả dối hoặc ngược lại, ngoài ra không có khả năng
thứ ba.
− Ví dụ:
Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng được bảo hộ.
Không phải tác phẩm văn học nào cũng được bảo hộ

Câu 16: Luật lý do đầy đủ: khái niệm, nội dung, ví dụ?

− Là một quy luật cơ bản của tư duy


− Trong quá trình tư duy, lập luận, một phán đoán chỉ được coi là chân thực nếu có
đầy đủ cơ sở để luận chứng.
+ Không được công nhận một quan điểm là chân thực nếu không có cơ sở đầy đủ
cho việc công nhận đó.
+ Bất kỳ một phán đoán, quan điểm nào được sử dụng làm tiền đề cho luận chứng
thì bản thân chúng phải có giá trị chắc chắn, chân thực
+ Trong quá trình rút ra nhận xét về đối tượng phải tuân thủ các quy luật logic học
và suy luận.
+ Trong khi thực hiện các thao tác tư duy phải tránh vi phạm quy luật lý do đầy đủ.
− Ví dụ: Tòa có thể xem xét để giảm nhẹ TNHS cho bị cáo vì: Nhân thân bị cáo tốt (
chưa từng có tiền án, tiền sự; gia đình có truyền thống giáo dục tốt; thành tích học tập tại
trường cao…)

Câu 17: Ngụy biện là gì? Ý nghĩa của việc phát hiện lỗi ngụy biện trong tranh luận?

− Ngụy biện là những cách đưa ra lý lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả
năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ; Là các cách lập luận sai, vi
phạm các quy tắc logic trong suy luận để giành phần lợi cho luận điểm người ngụy biện,
biến sai thành đúng, biến đúng thành sai.
− Mục đích của ngụy biện là che giấu sự thật
− Ý nghĩa của việc phát hiện lỗi ngụy biện trong tranh luận: không bị đánh lừa, xác
định đúng bản chất của vấn đề đang tranh luận và lý lẽ mà đối phương đưa ra để thuyết
phục mình.

Câu 18: Lỗi ngụy biện tấn công cá nhân?

− Tấn công vào đối thủ tranh luận thay vì tập trung vào vấn đề đang tranh luận. Với
lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi này tấn công vào hoàn cảnh, thân phận, cử chỉ, ngôn từ
không liên quan tới cách lập luận...của đối phương và dựa vào điều đó để cho rằng đối
phương đã sai (thay vì tập trung vào luận điểm và cách lập luận).
− Hình thức: A phát biểu về một vấn đề, B tấn công vào cá nhân A và làm cho người
ta nghi ngờ luận điểm của A.
− Ví dụ: “ Làm được như người ta đi rồi hãy nói” / “ Không nên nói chuyện trong
giờ học” – Cậu là ai mà lại dạy đời tôi.

Câu 19: Lỗi ngụy biện lợi dụng quyền lực?

− Dùng câu nói của những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự
ủng hộ cho luận điểm của mình.
− Ví dụ: “ A là người tốt nghiệp ĐH Luật nên chắc chắn anh ta không bao giờ có thể
phát biểu sai khi nói về luật được”.

Câu 20: Lỗi ngụy biện đặt nghĩa vụ chứng minh?

− Lỗi ngụy biện này xảy ra khi bên cần phải chứng minh áp đặt nghĩa vụ chứng
minh cho bên còn lại.
− Ví dụ: Bị cáo có quyền im lặng, nghĩa vụ chứng minh có tội thuộc về cơ quan tiến
hành tố tụng.

Câu 21: Lỗi ngụy biện “hai sai thành một đúng” (two wrongs make a right)

- Lỗi này sử dụng khi người trao đổi đưa ra một sự vật sai tương tự để biện hộ, hay giảm
nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sự vật đang xét đến, làm giảm trách nhiệm.

- Cấu trúc: Đối tượng B làm một điều X với A thì A cũng có quyền làm điều Y với B.

- VD1: “Hắn đã ăn trộm tiền nên chúng tôi có quyền đánh chết hắn”.

- VD2: A: “VN tham nhũng ghê quá!”


B: “Nước nào mà không có tham nhũng.”

Câu 22: Lỗi ngụy biện “được nhiều người tin thì đúng” (Appeal to Belief)

- Niềm tin của số đông # sự thật.

- Lỗi ngụy biện: người mắc lỗi tìm sự ủng hộ của đám đông. Họ cho rằng những gì đám
đông tin tưởng luôn đúng.

- VD: “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông
Minh ắt hẳn phải đúng.”

Câu 23: Lỗi ngụy biện “dựa vào số đông” (ad numerum)

- Hành động của số đông # sự thật.

- Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chứng minh mình đúng bằng cách chỉ ra rằng
nhiều người cũng hành động như họ.

- VD: “Tôi biết làm vậy là sai, nhưng rất nhiều người cũng đã làm vậy nên chẳng có vấn
đề gì cả.”

=> Vấn đề là hầu hết mọi người làm một điều gì đó không có nghĩa rằng điều đó là chân
lý.

Câu 24: Lỗi ngụy biện “cái xảy ra sau” (Post Hoc)

- Công thức: B xảy ra sau => B là kết quả của A.

- Lập luận sai bởi vì: B xảy ra sau không có nghĩa là B là kết quả của A.

- VD: “Từ ngày tôi gặp X, tôi gặp đủ mọi chuyện xui xẻo. X chính là nguyên nhân làm
tôi xui xẻo.”

Câu 25: Lỗi ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority)

- Người ngụy biện đưa ra một thông tin mà không chỉ rõ nguồn tin từ đâu, ai nghiên cứu,
khi nào, …

- VD: “Các nhà khoa học đã chứng minh rằng uống nước ngọt có lẫn côn trùng như ruồi,
gián, kiến… sẽ làm gia tăng tuổi thọ.”

=> Vi phạm quy luật lý do đầy đủ.

Câu 26: Lỗi ngụy biện người rơm (straw man)


- Đây là cách ngụy biện khi hạ thấp, bóp méo, suy diễn sai lời phát biểu đối phương để
giành phần lợi cho luận điểm của mình.

- Luận điểm bị bóp méo (B) không phải luận điểm gốc được đưa ra (A). Vì vậy B sai
không có nghĩa là A sai.

- VD: A nói: “ Tắc đường ngày càng nhiều vì vậy cần hạn chế xe máy.”

B nói: “Không còn xe máy thì xây đường để làm gì?”

Câu 27: Lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum quid)

- Là ngụy biện đưa ra kết luận bằng cách khái quát hóa từ vài ví dụ lặt vặt và có thể
không mang tính đại diện.

- VD: Ở VN Đảng viên bị nghiêm cấm nói về tam quyền phân lập, đa đảng và xã hội dân
sự. Vì vậy đây là những vấn đề đã lạc hậu và lỗi thời ở các quốc gia trên thế giới hiện
nay.

Câu 28: Giải thích pháp luật

- Khái niệm: Là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích của
các quy phạm pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và thực thi
các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống nhất.

- Đặc điểm:

+ Ngược lại với làm luật: Thay vì kết hợp thông tin xã hội “dày” thành các điều khoản
luật “mỏng”

+Giải thích pháp luật nhằm giải thích ngữ nghãi quy phạm pháp luật trong những hoàn
cảnh cụ thể.

- Ý nghĩa và mục đích:

+ Làm sáng tỏ hơn các quy phạm pháp luật, kết quả của giải thích pháp luật có giá trị như
pháp luật, nên nó rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng trong nhận thức- thực thi-
áp dụng pháp luật.

+ Giúp các chủ thể nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, giúp họ tuân thủ, thi hành, sử
dụng pháp luật một cách hợp pháp, kiềm chế và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do
không nhận thức đúng về quy phạm pháp luật.
+ Nếu không có giải thích pháp luật thì sẽ khó có thể hiểu được nội dung của quy phạm
pháp luật được đem ra áp dụng một cách chính xác, sâu sắc và đầy đủ, thể hiện hết ý
nghĩa mục đích pháp lý, chính trị và kinh tế sâu xa đằng sau các ngôn từ của quy phạm
pháp luật đó khi được xây dựng. Như vậy thì sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không
hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể pháp luật,
cũng như trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm được xác lập.

Câu 29: Tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật Civil law

- Tư duy diễn dịch, nhấn mạnh chủ nghĩa duy lý, coi trọng pháp điển hóa.

- Các nguyên tắc pháp lý được rút ra từ các quy phạm, mang tính chất trừu tượng, khái
quát hóa rất cao nên phương pháp tư duy là giải thích pháp luật.

- Các thẩm phán phân tích sự việc, đồng thời tra cứu các quy phạm pháp luật và áp dụng
vào để giải quyết các vụ việc cụ thể.

- Kết luận: điểm mạnh là yên tấm, chắc chắn, đảm bảo.

Câu 30: Tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật Common law

- Tư duy quy nạp, nhấn mạnh vào chủ nghĩa kinh nghiệm, đặt niềm tin vào tiền lệ.

- Các nguyên tắc pháp lý được rút ra từ án lệ cụ thể nên phương pháp tư duy pháp lý là so
sánh và phân tích bản án đã có.

- Các thẩm phán phân tích vụ việc đồng thời căn cứ vào các bản án đã có để rút ra tổng
quan về sự việc để áp dụng.

- Điểm mạnh: gắn với thực tiễn xã hội nhiều hơn, tuy nhiên có điểm yếu là khó tra cứu.

TÌNH HUỐNG

1. Vận dụng TDPL diễn dịch và so sánh tương đồng để giải quyết vụ việc sau: Một
khách hàng đến ăn súp cua tại một nhà hàng ở bang X và nuốt phải một mảnh vỏ
cua lớn dẫn đến bị tổn thương nặng nề ở cổ họng, phải đi bệnh viện điều trị. Khách
hàng hỏi luật sư xem có thể khởi kiện yêu cầu nhà hàng bồi thường được không.
Luật sư sẽ phải tiếp cận vấn đề và xử lí như thế nào?
- Vụ việc xảy ra tại Mỹ nên luật sư phải tìm trong luật của liên bang hoặc
luật của tiểu bang đó xem có điều luật nào quy định về trường hợp khách hàng được bồi
thường do tạp chất trong đồ ăn hay không
- Tư duy diễn dịch: nếu luật quy định nhà hàng phải bồi thường cho khách
nếu gây thiệt hại trong trường hợp đồ ăn có tạp chất, thì nhà hàng này phải bồi thường
cho khách khi họ gặp chấn thương do vỏ cua🡪 có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại
- So sánh: món súp cua khách hàng ăn phải giống súp của thông thường ( của
nhà hàng khác hoặc của chính nhà hàng đó) hay không
2. Tìm câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lí mấu chốt trong tình huống sau:
Ông A chết vì tai nạn giao thông không kịp để lại di chúc cho bốn người con của
mình là B, C, D, E. Trong 4 người con có anh E đi làm ăn xa đã 20 năm không thấy
trở về. Anh B là con cả vì cần tiền để sản xuất kinh doanh nên có đơn yêu cầu tòa
án mở thừa kế.
� Câu hỏi kết luận: B có quyền tự mình yêu cầu tòa án mở thừa kế không
� Câu hỏi mấu chốt: E có thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản
không
3. Xác định câu hỏi kết luận và sự kiện mấu chốt trong tình huống sau:
Anh A lái xe ô tô đâm vào vợ chồng anh B và chị C dẫn đến chị C bị thương.
Anh A đưa chị C vào viện làm các thủ tục y tế. Theo pháp đồ điều trị của bác sĩ,
chị C phải điều trị vết thương trong vòng 4 tháng. Theo thỏa thuận giữa anh A
và anh B, anh A sẽ đưa cho vợ chồng anh B số tiền bồi thường và số tiền viện phí
để chị C điều trị trong 4 tháng. Nếu sau đó quá trình điều trị kéo dài thêm theo
chỉ định của bác sĩ thì anh A sẽ tiếp tục trả tiền. Điều trị được 3 tháng, thấy vết
thương đã dần bình phục, anh B và chị C không đến khám nữa. 2 tháng sau vết
thương nhiễm trùng, chị C bị chết. Anh B khởi kiện đòi anh A phải bồi thường
chi phí chôn cất chị C và trợ cấp nuôi 2 đứa con cho tới khi chúng 18 tuổi.
� Câu hỏi kết luận: Anh A có phải bồi thường và trợ cấp theo yêu cầu của B không
� Sự kiện mấu chốt: Điều trị được 3 tháng, thấy vết thương đã dần bình phục, anh B
và chị C không đến khám nữa. 2 tháng sau vết thương nhiễm trùng, chị C bị chết.
4. Xác định câu hỏi kết luận và sự kiện mấu chốt trong tình huống sau:
Thanh là học sinh lớp 7 của trường Trung học cơ sở Tam Đồng. 9h sáng thứ 2
ngày 20/4 Thanh đang học môn vật lí của cô Hương dạy thì nhận được tin bạn
mình bị các anh chị lớp 9 đánh ở cổng phụ của trường. Thanh lẻn ra khỏi lớp, ra
chỗ bạn mình bị đánh. Tại đây, Thanh đã đánh bị thương 2 học sinh lớp 9 khiến
hai học sinh này phải đi cấp cứu.
� Câu hỏi kết luận: Thanh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
� Sự kiện mấu chốt: Thanh là học sinh lớp 7 và đánh hai người khác bị thương nặng
5. Xác định câu hỏi pháp lí trong tình huống sau:
Anh A và chị B còn độc thân và chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng kí kết hôn. Sau 10 năm chung sống thực tế đã có một con trai 7 tuổi 1 con
gái 2 tuổi cùng khối tài sản chung là 1 ngôi nhà đứng tên anh A và số tiền là 7 tỷ
đồng. Đến nay anh A và chị B thấy không thể chung sống với nhau, đồng thời
không thỏa thuận được việc nuôi con và phân chia tài sản. 2 anh chị là đơn yêu
cầu Tòa án giải quyết li hôn, nuôi con và phân chia tài sản.
� Câu hỏi pháp lí kết luận: Tòa án có giải quyết li hôn không
� Câu hỏi pháp lí mấu chốt: giữa A và B hình thành quan hệ vợ chồng không
� Câu hỏi pháp lí phụ thuộc: A và B chung sống với nahu như vợ chồng từ
năm nào
+ thời điểm đó pháp luật quy định như thế nào về việc xác lập quan hệ vợ chồng
6. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:

Chị Hà là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngày 1/2/2016 chị Hà cần chở hàng bằng
xe máy từ cửa hàng đến nhà khách nhưng nhân viên chở hàng của cửa hàng hôm đó
nghỉ ốm. Anh Quân là nhân viên bán hàng tại cửa hàng của chị Hà, 21 tuổi, chưa có
bằng lái xe máy nhưng đã thường xuyên sử dụng xe máy từ mấy năm nay. Anh
Quân nói để mình chở giúp. Chị Hà tin tưởng và đồng ý. Trên quãng đường chở
hàng, anh Quân không may đâm vào xe anh Hùng, làm anh Hùng bị thương phải đi
cấp cứu.

− Câu hỏi kết luận: Ai là người phải bồi thường thiệt hại cho anh Hùng?
− Câu hỏi pháp lý (câu hỏi liên quan đến luật): Chị Hà có nghĩa vụ thông tin về an
toàn lao động cho anh Quân biết không?

7. Xác định câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:

Anh Lê Văn Đại, 34 tuổi là người bị tâm thần. Tháng 3 năm 2015 gia đình có gửi
anh Đại đến bệnh viện tâm thần Lòng Tin để điều trị nội trú. Một buổi tối khi bệnh
lên cơn, anh Đại tự mình dùng dao gọt hoa quả đâm vào bụng mình và chết. Gia
đình biết tin đã đâm đơn kiện đòi bồi thường đối với bệnh viện.

− Câu hỏi pháp lý: Anh Đại có phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh
tâm thần) không?

8. Xác định câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:

Bà Lê Thị Lành có tiền sử dị ứng với đồ hải sản. Khi đến ăn tại nhà hàng Thanh
Hương, là một nhà hàng chuyên về các món gà. Bà Lành xem thực đơn của nhà
hàng và chọn món ăn, trong đó có món “Miến xào thập cẩm”. Khi lựa chọn bà nghĩ
đây là cửa hàng chuyên về gà nên các món sẽ an toàn cho mình. Tuy nhiên khi chế
biến, đầu bếp có cho thêm một ít thịt cua dạng sợi (từ trước đến nay trong công thức
nấu món ăn riêng của nhà hàng khi chế biến món “miến xào thập cẩm” vẫn luôn có
thịt cua dạng sợi cho vào). Bà Lành ăn và bị dị ứng phải đi cấp cứu. Sau đó bà có
làm đơn kiện nhà hàng vì theo bà một cửa hàng về gà không thể nấu “Miến xào
thập cẩm” có lẫn hải sản như vậy được.
− Câu hỏi kết luận: Nhà hàng có phải bồi thường cho bà Lành hay không?
− Câu hỏi mấu chốt: Nhà hàng có nghĩa vụ thông báo cho bà Lành biết thành phần
của món “miến xào thập cẩm” hay không?
− Câu hỏi pháp lý: Tình huống này có áp dụng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng để xử lý hay không?

9. Hãy xác định sự kiện pháp lý mấu chốt và câu hỏi kết luận trong tình huống sau:
Anh Tùng là bệnh nhân tâm thần dạng nhẹ, chỉ thỉnh thoảng mới phát bệnh, chưa
có gia đình, hiện đang sống cùng bố mẹ đẻ. Tháng 5/2015 anh Tùng có lấy 45 triệu
đồng trong tủ của bố là ông Nam và ra cửa hàng xe máy Thắng Lợi, mua một chiếc
xe máy Lead. Thời điểm đó ông Nam và bà Nga là bố mẹ anh Tùng đi thăm họ hàng
ở trong Sài Gòn, nhà chỉ có đứa cháu ra trông và nấu cơm cho anh Tùng. Mua xe
được 2 ngày, anh Tùng điều khiển xe bị ngã, xe bị xây xước nhẹ. Bố mẹ anh Tùng
khi quay về nhà biết chuyện đã mang xe đến cửa hàng Thắng Lợi để trả với lý do
anh Tùng bị tâm thần, không thể thực hiện giao dịch mua bán xe máy được. Chủ
cửa hàng Thắng Lợi không nhận xe.

− Sự kiện pháp lý mấu chốt: Anh Tùng là bệnh nhân tâm thần, thực hiện giao dịch
mua bán xe máy khi không có sự có mặt của bố mẹ đẻ.
− Câu hỏi kết luận: Giao dịch mua bán giữa anh Tùng và cửa hàng xe máy Thắng
Lợi có bị vô hiệu hay không?

10. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau:

Ông A có 2 người con trai là anh B và anh C. Cả gia đình sống trên một ngôi nhà
gắn liền với mảnh đất 500m2 là tài sản của ông A. Năm 2000 anh B lập gia đình và
được ông A cắt một mảnh đất 70m2 (trong mảnh đất 500m2) để ra ở riêng. Anh B
dùng tiền của mình xây một ngôi nhà 4 tầng. Việc tặng cho này không có văn bản.
Năm 2015, ông A vì mâu thuẫn với vợ chồng anh B đã đòi lại mảnh đất này.

− Câu hỏi kết luận: Ông A có đòi lại được đất đã cho anh B không?
− Câu hỏi pháp lý mấu chốt: Đã xác lập mối quan hệ tặng cho giữa ông A và anh B
chưa?

11. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau:

Anh A và chị B là vợ chồng sống ở Hải Dương. Năm 2001 do điều kiện kinh tế gia
đình quá khó khăn, anh A đã vào Sài Gòn làm ăn và ba tháng một lần đều gửi tiền
về cho vợ. Đến năm 2003 chị B không thấy anh A gửi tiền nữa và cũng không thấy
anh A liên lạc về. Khoảng sáu tháng sau khi không nhận được tin tức gì của anh A,
chị B đã vào Sài Gòn tìm nhưng không có kết quả. Chị B quay về Hải Dương. Tám
năm sau, chị có tình cảm với anh C là hàng xóm nhà mình. Chị muốn làm thủ tục
đăng ký kết hôn với anh C nên đã làm đơn yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
tuyên bố anh A là đã mất tích. Sau đó chị cưới anh C. Một năm sau, anh A trở về.

- Câu hỏi pháp lý mấu chốt:

+Tuyên bố của tòa án tỉnh Hải Dương về việc anh A mất tích có giá trị pháp lý hay
không?

+ Chị B đã làm thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn với người mất tích hay chưa?

+ Tòa án tỉnh Hải Dương đã có tuyên bố có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết ly hôn
giữa anh A và chị B hay chưa?

+ Anh C và chị B đã làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật hay
chưa?

- Câu hỏi kết luận: Anh A có quyền yêu cầu tòa án tỉnh Hải Dương tuyên bố hôn nhân
giữa anh C và chị B là vô hiệu hay không? (hoặc hôn nhân giữa anh C và chị B có vô
hiệu hay không?)

12. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau: A
chuyển nhà đến nhà mới và vì vậy A đã nhờ hai người bạn đến trợ giúp. D là một
người bạn không được nhờ, nhưng vì biết thông tin A chuyển nhà nên đã đến và tự
nguyện giúp đỡ A. A không nhờ D, nhưng cũng không phản đối việc D tự nguyện
giúp mình. Do bị trượt chân ở cầu thang nên D đã bị ngã gãy chân trái. D yêu cầu A
phải bồi thường. D cho rằng: Vì A đã chấp nhận việc được trợ giúp, do vậy A nên
gánh chịu mọi rủi ro, phí tổn. A cho rằng D tự gây ra hậu quả thì phải tự chịu trách
nhiệm, A không phải chịu trách nhiệm từ việc bất cẩn của D, mà A đâu có nhờ D
giúp đó là việc D tự nguyện. A sẽ không bồi thường.

- Câu hỏi pháp lý mấu chốt:

+ Có phát sinh thỏa thuận dưới hình thức bằng hành vi (giúp đỡ- nhận sự giúp đỡ) giữa
anh A và anh D hay không?

+ Quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa anh A và anh D trong hoạt động chuyển nhà là gì?

- Câu hỏi kết luận: Anh A có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tai nạn của
anh D hay không?
13. Phân tích câu hỏi pháp lý, câu hỏi mấu chốt trong tình huống sau: Một nhân
viên đi giao hàng của công ty mình cho một cửa hàng bán lẻ. Trên đường đi ghé vào
tiệm sách và bị thương vì xe đụng trên đường từ tiệm sách đến cửa hàng bán lẻ. Câu
hỏi pháp lý, Câu hỏi mấu chốt, Sự kiện mấu chốt trong tình huống này là gì

- Câu hỏi pháp lý: Có áp dụng pháp luật lao động để xử lý không?

- Câu hỏi mấu chốt: Bị thương trong trường hợp nào? (=> Việc nhân viên giao hàng ghé
vào tiệm sách có được coi là đang thực hiện công việc của công ty hay không?)

- Sự kiện mấu chốt: Bị thương vì đụng xe khi đi trên đường từ tiệm sách đến cửa hàng
bán lẻ.

14. Sử dụng quy tắc IRAC để tìm ra kết luận cho vụ việc trong tình huống sau:
Janet Lawson là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Cô đang đi mua hàng ở siêu thị
Quality Market thì bị trượt chân và ngã trên nền nhà còn ướt. Nền nhà này mới
được nhân viên siêu thị lau xong, nhưng không để biển báo cho khách hàng là sàn
còn ướt. Do bị ngã, cô Lawson bị thương ở cánh tay phải và không thể chơi piano
trong các buổi hòa nhạc trong vòng 6 tháng tới. Nếu như có thể tham dự các buổi
hòa nhạc như đã định thì cô có thể sẽ kiếm được 60.000 USD. Cô Lawson bèn thưa
kiện siêu thị Quality Market để đòi số tiền này, và đòi thêm 10.000 USD tiền thuốc
thang. Cô nói rằng siêu thị đã không thông báo cho khách hàng là sàn ướt, đó là lỗi
của siêu thị và siêu thị phải chịu trách nhiệm về thương tích của cô.

- Bước 1: Tìm hiểu sự việc:

+ Lawson là nguyên đơn, siêu thị là bị đơn.

+ Cô Lawson trượt chân trên sàn vì sàn còn ướt và bị ngã. Sàn còn ướt và không có biển
báo.

- Bước 2: Quy tắc được áp dụng:

Trong trường hợp này ta tìm thấy các quy định trong pháp luật hiện hành một quy
định phải nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp phải hành xử một cách hợp lý để bảo vệ
khách hàng của mình.

- Bước 3: Phân tích và lập luận:

Việc siêu thị không báo cho khách hàng biết là sàn còn ướt đã khiến họ trượt ngã.
Việc khách hàng có thể trượt ngã khi sàn còn ướt là một rủi ro có thể thấy trước. Không
để biến báo sàn ướt cho khách hàng biết là một sự vi phạm vào nghĩa vụ phải cẩn thận
của chủ doanh nghiệp đối với các khách hàng của siêu thị.

- Bước 4: Kết luận:

Trong vụ việc trên, siêu thị Quality Market phải chịu trách nhiệm với cô Lawson về
thương tích của cô ấy. Siêu thị đã vi phạm nghĩa vụ phải cẩn thận hợp lý khiến cho cô
Lawson bị thương.

15. Chó nhà ông Tony cắn bà Larry. Ông Tony đưa bà Larry đến trung tâm y tế

rửa vết thương và tiêm ngừa ngay lập tức. Ông Tony đã trả mọi chi phí đủ để

bà Larry tiếp tục tiêm phòng thêm 5 mũi nữa, theo lời bác sĩ. Ông Henrry

(Chồng bà Larry) nói: “Chỗ bà con lối xóm mà chi ly tiền bạc làm chi. Để

tôi chở bà ấy đi cho. Đừng có lo”. Sau đó, Ông Henrry vì công việc bận, nên

không đưa bà Larry đi tiêm. Ba tháng sau, bà Larry lên cơn dại và qua đời.

Chồng bà Larry đòi ông Tony phải bồi thường. Hỏi: Theo bạn, ông Tony có

phải bồi thường, trợ cấp cho gia đình bà Larry không?

16. Phán quyết của vua Solomon (The Judgment of Solomon) là một câu chuyện

trong Kinh thánh của người Do Thái, kể về cuộc xử án của vị vua Do Thái

Solomon trong vụ tranh chấp con của hai bà mẹ. Cả hai người phụ nữ đều

nhận đó là con của mình, tất nhiên một trong hai là kẻ mạo danh. Đối mặt

với vụ tranh chấp, vua Solomon đã yêu cầu cưa đôi đứa trẻ, mỗi người được

nhận một nửa và cuối cùng vụ án đã được giải quyết. Tại sao?

17. Bà M đã nói với chồng mình là bà ta sẽ tự tử nếu người chồng ly dị bà ấy.

Khi người chồng một buổi tối không về nhà, bà M đã tự tử. Liệu có thể xử

người chồng tội giết người được không? Hãy dùng phương pháp tư duy phản

chứng để giải quyết.

18. Xuất phát từ nhu cầu thực tế phòng chống nạn khủng bố, đặc biệt là từ vụ
việc ngày 11/9/2001 ở Mỹ, vào năm 2005, Nghị viện liên bang Đức đã thông

qua Luật An toàn hàng không. Theo Khoản 3 Điều 14 của đạo luật này,

trong những trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp, cơ quan an ninh quốc gia

được phép bắn vào máy bay dân dụng mà kẻ khủng bố sử dụng làm công cụ

khủng bố. Câu hỏi: Luật này có đảm bảo nguyên tắc tương xứng?

19. Năm 2001 ở Mỹ có trường hợp Brandes, 43 tuổi đồng ý với lời mời trên

Internet tìm người tự nguyện chết và bị ăn thịt. Người đưa là lời ngỏ đó là

Armin Meiwes 42 tuổi. Khi bị bắt Meiwes đã ăn hết 2/3 số thịt. Tại thời

điểm đó, ở Mỹ không có luật chống lại việc ăn thịt người, anh ta bị kết án 5

năm tù. Hãy dùng phương pháp tư duy phân tích dựa trên cơ sở đạo đức để

trả lời câu hỏi: hành động của công quyền trường hợp này là đúng hay sai ?

20. Nhà bạn nhiều bụi bẩn, người hàng xóm đi qua khuyên bạn dọn dẹp nhà cửa.

Nhà người hàng xóm đó cũng rất bẩn. Bạn nói: Bác về mà dọn dẹp nhà bác

đi. Nhà bác cũng bẩn mà. Bạn đã vi phạm quy luật nào của tư duy?

21. Sau khi để chúa Trịnh đói lả vì chờ món ăn nấu quá lâu, Quỳnh đưa một lọ

tương cho Chúa ăn để tên là “Đại Phong”. Do đói quá nên Chúa ăn rất ngon

và hỏi “Đại Phong” là món gì, Quỳnh trả lời: “Đại phong là gió lớn. Gió lớn

thì đổ chùa. Đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo là lọ tương”. Chúa cười ha hả,

hiểu thâm ý của Quỳnh. Dân gian qua đó khen Quỳnh thông minh, dí dỏm.

Xác định lỗi ngụy biện trong câu nói của Trạng Quỳnh?

22. Điều 528 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp hành khách vi

phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận hoặc quy tắc liên quan đến vận

chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc bên thứ ba thì phải bồi

thường.” Hãy xác định các điều kiện giả định mô tả và điều kiện giả định
quy tắc trong Điều luật này.

23. Vào năm 1936, Tạp chí Literary Digest của Mỹ đã tiến hành một cuộc thăm

dò để dự đoán kết quả bầu cử tổng thống giữa hai ứng cử viên là Alf Landon

và Franklin Roosevelt. Tạp chí này đã thăm dò ý kiến của hai triệu người và

đa số đã biểu quyết họ sẽ bỏ phiếu cho Landon. Trong cuộc bầu cử thực tế,

Roosevelt đã dành được 523 phiếu bầu, trong đó Landon chỉ nhận được 8

phiếu bầu. Tại sao có sự khác biệt như vậy?

24. Có quy định rằng: “Quyết định bổ nhiệm công chức sẽ bị thu hồi, nếu phát

hiện rằng người được bổ nhiệm đã thực hiện một hành vi phạm tội hình sự”.

Suy luận đối nghịch của quy định trên là gì?

25. Một bà già mất gà đã nổi điên chửi hàng xóm hết ngày này qua ngày khác.

Cả xóm chịu hết nổi, bèn kéo nhau đến công đường nhờ phán xử. Vị quan

cho phép mọi người thẳng tay tát kẻ làm náo loạn. Bằng cách nào vị quan đã

tìm ra được kẻ trộm gà thực sự?

26. Thân chủ của bạn nhận được trát yêu cầu hầu tòa vì đã lái xe đạp điện mà

không đội mũ bảo hiểm. Sau khi nghiên cứu bạn thấy rằng không có đạo luật

nào quy định cụ thể về vấn đề này cả. Tuy nhiên có hai án lệ mà có thể viện

dẫn để đưa ra kết luận. Một vụ án xác lập quy tắc người lái xe mô-tô phải

đội mũ bảo hiểm, vụ án kia thì xác lập quy tắc người lái xe đạp không phải

đội mũ bảo hiểm. Bạn sẽ lập luận ra sao để bảo vệ thân chủ của mình?

27. Có một điều luật quy định là: “Việc dán quảng cáo lên tường nhà người

khác là bị cấm”. Có hai suy luận. Suy luận 1: việc treo quảng cáo lên tường

là không bị cấm. Giải thích: Vì điều luật chỉ nói đến việc cấm „dán quảng

cáo“ thôi. Dán và treo là hai hành động khác nhau. Suy luận 2: Việc “dán
quảng cáo” hay “treo quảng cáo” lên tường nhà người khác đều bị cấm. Giải

thích: vì về mặt bản chất, hai hành động này đều giống nhau đều là hành

động gắn một thông tin quảng cáo lên tường nhà người khác vì thế đều bị

cấm. Suy luận nào là suy luận đúng trong hai suy luận trên? Giải thích?

You might also like