You are on page 1of 6

LỜI NÓI ĐẦU

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu, chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất,
trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Tâm lý học
được định nghĩa một cách rộng rãi như là khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình
tâm thần của con người, là một môn khoa học nghiên cứu về những vấn đềbên trong-tâm thần
của non người.
Pháp luật là một lĩnh vực được sinh ra cũng để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài
người nói chung và của con người nói riêng. Chủ thể của pháp luật suy cho cùng cũng chỉ là
con người, vì thế, để pháp luât có hiệu quả thì việc nắm bắt được tâm lí con nười là điều cực
kì cần thiết. Vì thế, tâm lí học và pháp luật sẽ không khỏi có những nối liên hệ, tác động qua
lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó, tâm lí học với vai trò là một môn khoa học tìm hiểu về
tâm lí con người có những sự ảnh hưởng to lớn tới pháp luật, tạo nên một ngành được gọi là
Tâm lý học pháp lý là môn tâm lý học liên quan đến thực nghiệm, nghiên cứu tâm lý của
pháp luật, các tổ chức pháp lý và những người tiếp xúc với pháp luật. Các nhà tâm lý học
pháp lý thường áp dụng các nguyên tắc xã hội và nhận thức cơ bản và áp dụng chúng cho các
vấn đề trong hệ thống pháp lý như trí nhớ nhân chứng, ra quyết định của bồi thẩm đoàn, điều
tra và phỏng vấn. Thuật ngữ "tâm lý học pháp lý" chỉ mới được sử dụng gần đây, chủ yếu
như một cách để phân biệt trọng tâm thực nghiệm của tâm lý học pháp lý với tâm lý học pháp
y dựa trên lâm sàng.
Cùng với nhau, tâm lý học pháp lý và tâm lý pháp y tạo thành lĩnh vực thường được công
nhận là "tâm lý học và pháp luật".1

Từ khi tham gia vào quá trình hội nhập với kinh tế thế giới thì hoạt động nghề Luật ờ Việt
Nam đã trờ thành một trong những yếu tố có tầm quan ưọng hàng đầu. Hoạt động này đã tạo
ra môi trường pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tnrớc nhũng yêu
cầu mới của thời kỳ hội nhập, đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng của hoạt động nghề Luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động nghề Luật thì nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu
và hiểu biết về tâm lý của hoạt động này. Bởi lẽ, hoạt động nghề Luật gắn liền với sự phức
tạp và đa dạng của tâm lý con người. Tâm lý là động lực nội tâm chi phối từ nhận thức, thái
độ đến hành vi của các chủ thể trong hoạt động. Tâm lý học tác động và anhe hưởng sâu sắc
tới pháp luật, sau đây ta sẽ chỉ đi tìm hiều về sự ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu tâm
lí đến pháp luật và thường được gọi là nhương pháp tác động tâm lí trong hoạt động pháp lí.

1
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc_ph%C3%A1p_l%C3%BD truy cập
lần cuối ngày 17-10-2022
NỘI DUNG

1, Khái niệm tâm lý học pháp lí:


Tâm lý học pháp lí trong tiếng Anh là Judicial psychology. Là một ngành tâm lý học ứng
dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của con người biểu hiện trong các quan
hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, nhằm:
– Cung cấp tri thức về những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự & giáo
dục, cải tạo người phạm tội.
– Góp phần xây dựng, áp dụng các biện pháp giáo dục, cảm hóa người phạm tội.

– Góp phần phòng ngừa tội phạm thông qua kiến nghị những biện pháp tác động tích cực đến
tâm lý con người, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực.

Ngoài ra, nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp là những nghiên cứu tâm lý cụ thể cần được thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự trong từng giai đoạn tố tụng và cải tạo
người phạm tội: Điều tra, Xét xử, Bào chữa, Cải tạo.

2, Khái niệm phương pháp tác động tâm lý


Phương pháp tác động tâm lý là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp tác động
đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp với mục đích giải
quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khuôn khổ pháp luật quy định. Phương tiện giao
tiếp, gồm: Ngôn ngữ và Phi ngôn ngữ.

Phương tiện tác động: sử dụng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, hình ảnh (ảnh, camera…) để
truyền thông tin, giáo dục, ám thị…

Tuy nhiên, khi sử dụng các phương thức này cần có một số điều kiện cụ thể:

– Tìm hiểu rõ nhân thân và các đặc điểm tâm lý của đối tượng trước khi tác động

– Phải có kế hoạch tác động cụ thể với các mục đích cụ thể

– Tác động tâm lý nhằm đạt được mục đích tố tụng, nhưng đồng thời góp phần hình thành ở
họ tâm lý tích cực.

– Tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo quyền con người của người chịu tác động.

Chủ thể  sử dụng: Chủ thể sử dụng phương pháp thông thường là những người tiến hành tố
tụng, người bào chữa, cán bộ quản giáo.
Đối tượng chịu tác động:  Người tham gia tố tụng

3, Hệ thống phương pháp tác động tâm lý

Có nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí:

a) Phương pháp quan sát

b) Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)

c) Phương pháp điều tra

d) Phương pháp thực nghiệm

e) Test
g) Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
h) Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học
toàn diện.
Vận dụng một cách sang tạo những phương pháp trên, nhưng tâm lí học pháp lí lại khiing
chia theo từng hình thức mà chia theo mục đích sử dụng, một phương pháp của tâm lí học có
thể xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong các phương pháp của tâm lí học pháp lí:

Phương pháp truyền đạt thông tin: là phương pháp mà người sử dụng nó cung cấp cho người
tiếp nhận thông tin những thông tin cần thiết, làm cho người đó nhận thức được sự việc, đồng
thời hình thành ở họ tâm lý tích cực phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án
hình sự và cải tạo người phạm tội.

Các trường hợp cần áp dụng phương pháp này:

– Làm tăng hiểu biết cho người tiếp nhận thông tin để họ hình thành hoặc thay đổi tâm lý
theo hướng hợp tác với cơ quan tư pháp hoặc tự giác cải tạo.

– Khi bị can, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác vì các lí do nhất định mà có thái
độ, giấu diếm sự thật và có ý thăm dò cán bộ điều tra, xét hỏi: v/d: truyền đạt thông tin cho bị
can rằng: anh không cần phải giấu nữa, vì đồng bọn cuar anh đã khai rồi…

– Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động: đang nói về nội dung này, chuyến sang
nội dung khác nữa. làm thế nào để họ cung cấp cho ta thông tin có thật. Thay đổi bằng
cách truyền thông tin (v/d: đang nói về gia đình, thì chuyển sang chuyện công việc…)

– Nhằm khôi phục trí nhớ của người tiếp nhận thông tin (thường là bị can, bị cáo, người bị
hại, người làm chứng) hoặc có sự nhầm lẫn về các tình tiết cần phân biệt.
– Nhằm theo dõi người bị tình nghi: v/d: cung cấp một vài thông tin trên báo chí có ý đồ, để
xem đối tượng bị tình nghi có thay đổi gì về hành vi hay không. v/d: sáng mai, đối tượng tình
nghi có còn đi làm không, hay lại đặt vé máy bay đi nơi khác…

Chủ thể truyền đạt thông tin: là những người tiến hành tố tụng, cán bộ quản giáo, người bào
chữa…

Phương pháp thuyết phục: là phương pháp sử dụng lý lẽ, kiến thức, tình cảm để thuyết phục
người chịu tác động để thay đổi nhận thức, thái độ, xúc cảm sao cho đúng đắn hơn, tích cực
hơn, phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm
tội. Thuyết phục

 Thuyết phục logic

 Thuyết phục tình cảm

Nội dung thông tin thuyết phục

– Pháp luật, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến vấn đề cần thuyết phục

– Thông tin, chứng cứ về vụ án

– Tỉnh cảm, đạo đức, lòng tự trọng.

Các trường hợp có thể áp dụng phương pháp này:

– Khi người bị thuyết phục có những nhận thức hạn chế, sai lệch về vấn đề có liên quan vụ án
(ví dụ, cho rằng mình không sai khi phạm tội, bị oan) hoặc khó cải tạo, giáo dục khi thi hành
án.

– Người bị thuyết phục có thái độ thiếu thành khẩn, bất hợp tác khi khai báo, đổ lỗi cho người
khác, nhận hết lỗi về phía mình…

Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy

Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp mà người tác động đặt ra
nhiều câu hỏi khác nhau để khi tư duy trả lời, người được hỏi thấy được logic của sự việc
đang đặt ra cho mình, từ đó phải thay đổi tâm lý và hợp tác tốt hơn với cán bộ tư pháp. Đây là
phương pháp đặc trưng của tố tụng thẩm vấn. Hỏi để kiểm tra, xét hỏi. Bằng phương pháp hỏi
để làm rõ sự thật khách quan.

Các trường hợp sử dụng phương pháp này

– Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án

– Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường sai lệch của người được hỏi
– Khi đối tượng khai báo không đúng sự thật, thiếu thành khẩn.

Các loại câu hỏi thường được sử dụng

– Câu hỏi liên tưởng đến mô hình thật của sự việc: Nhìn thấy gì, ai, như thế nào…. Buộc đối
tượng cung cấp những thông tin mà họ đã được chứng kiến. Có thể kiểm chứng thông tin
cung cấp.

– Câu hỏi bất ngờ, khác với sự chuẩn bị trước của người được hỏi:

– Câu hỏi chi tiết, truy vào các nội dung chưa rõ ràng hoặc cho là có gian dối, làm cho người
được hỏi lúng túng: không thể bằng lòng với những lời khai qua loa, đại khái của đối tượng
được. phải đi đến cùng. v/d: vết thương trên tay của anh do đâu, bị can khai là do ngăn kéo
bàn gây ra, nhưng khi thực nghiệm thì không phải => hỏi đến cùng làm cho bị can bối rối,
khai sự thật.

– Câu hỏi ban đầu hướng đến câu trả lời làm tiền đề để hỏi câu hỏi sau quan trọng: v/d: mức
sống ra sao. Những câu hỏi sau: với mức sống như thế, tiền đâu anh trả nợ…

Trong hoạt động pháp lí, nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là bộ phận, một
mặt hoạt động rất cơ bản, cần thiết không thể thiếu trong hoạt động pháp lí. Nhận thức góp
phần xây dựng, thúc đẩy nhanh việc hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của giai đoạn xét xử
trong hoạt động tư pháp, giáo gục pháp luật và cải tạo tội phạm. Tìm hiểu về hoạt động nhận
thức trong tâm lý học giúp chúng ta hiểu được cấu trúc, đặc điểm, để từ đó có các chính sách
phù hợp hơn trong lĩnh vực pháp lý.

You might also like