You are on page 1of 6

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................1

B. NỘI DUNG.........................................................................................................................................1

I.  KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP.............1

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ...............................2

C. KẾT LUẬN........................................................................................................................................4

0
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm lý học nói chung và tâm lý học tư pháp nói riêng luôn có tầm quan
trọng lớn trong hoạt động tố tụng. Có rất nhiều hoạt động tâm lý khác nhau trong
các giai đoạn tố tụng như: hoạt động nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp… Việc
nghiên cứu vai trò của hoạt động giáo dục giúp ta có thể hiểu toàn diện và sâu sắc
hơn về vấn đề lý luận và thực tiễn. Vì vậy, em xin chọn đề tài số 10: “Đặc điểm
của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử” để làm bài tập học kỳ của mình. 
B. NỘI DUNG
I.  KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
TƯ PHÁP
1.     Khái niệm hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục được coi là một chức năng tâm lý cơ bản của hoạt động tư
pháp, theo đó Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục
đích đến tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như
những phẩm chất  tâm lý mà người giáo dục mong muốn.
2.     Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Thứ nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời tăng cường ý
thức pháp luật của mọi công dân. Thông qua hoạt đông của các cơ quan bảo về
pháp luật trong các quá trình tố tụng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công
dân.
Thứ hai, phòng ngừa hành vi tội và hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho
thấy nhiều người thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật nên cần phải giáo dục ý thức
pháp luật cho mọi người vừa có tác dụng răng đe vừa có tác dụng phòng ngừa tội
phạm.

1
Thứ ba, giáo dục, cải tạo và cảm hóa người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ
yếu, quan trọng nhất của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Giáo dục
phải hướng đến loại bỏ những phẩm chất tâm lý  tiêu cực ở người phạm tội làm
nảy sinh và phát triển các phẩm chất tâm lý tích cực để đưa họ trở về với xã hội.
3.     Đặc điêm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Trước hết, hoạt động giáo dục là một quá trình tác động không mang tính tự
phát mà là quá trình tác động có chủ định, có mục đích rõ ràng. Quá trình giáo dục
trong hoạt động tư pháp là một quá trình tác động có hệ thống, có nghĩa là chức
năng giáo dục được tiến hành một các đồng bộ và có sự kế tục.  Kết quả của hoạt
động giáo dục ở giai đoạn trước sẽ là tiền  đề, là cơ sở để tiến hành hoạt động giáo
dục ở giai đoạn tiếp theo.
Thứ ba, hoạt động giáo dục không những hướng tới các công dân mà còn
hướng tới một đối tượng đặc biệt, đó là người phạm tội.
Thứ ba, hoạt  động giáo dục trong hoạt động tư pháp được tiến hành trong
những điều kiện đặc biệt. Trong giai đoạn điều tra, hoạt động giáo dục được tiến
hành thông qua hoạt động điều tra như xét hỏi, đối chất… Trong giai đoạn xét xử,
hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua hoạt động xét xử công khai, trực tiếp
tại phiên tòa … Trong giai đoạn cải tạo, hoạt động giáo dục được tiến hành trong
điều kiện của trại cải tạo, thông qua các chế độ giam giữ, sinh hoạt, học tập và lao
động đặc biệt dành cho phạm nhân.
Thứ tư, giáo dục trong hoạt động tư pháp mang tính cưỡng chế cao. Người
phạm tội là người không phù hợp với xã hội. Để họ có thể hòa nhập với cộng đồng
và được xã hội công nhận thì buộc phải giáo dục và cải tạo lại nhân cách của người
phạm tội.

2
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ
Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo
dục bị can và mọi công dân. Tòa án giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp  
luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ
hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi
công dân có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm. Tòa án cần giáo dục cho mọi gười có mặt tại phòng xử án ý thức tôn trọng
đối với hoạt động xét xử.
Tác động giáo dục của Tòa án là một hình thức hoạt động thông qua chính
phiên tòa xét xử: qua việc nghiên cứu công khai, trực tiếp, đầy đủ, khách quan, cụ
thể các tình tiết của vụ án tại phiên tòa. Hiệu quả tác động giáo dục của Tòa án thể
hiện ở tính chất cụ thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác động vào nhận thức của những 
người tham dự phiên tòa về các chứng cứ cho dù mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc
động tích cực hoặc tiêu cực.
Phiên tòa  không chỉ có tích nhất giáo dục đối với những người tham gia tố
tụng , tiến hành tố tụng mà còn đối với mọi công dân. Hoạt động giáo dục của Tòa
án thực hiệntrong phiên tòa và ngoài phiên tòa cụ thể: Ngoài phiên tòa thể hiện ở
việc thẩm phán trò chuyện với các bị cáo, với nhân thân của họ, với người đại diện
của cơ quan, tổ chức và đồng thời được thực hiện trong lời phát biểu công khai về
kế hoạch sắp tới; Trong phiên tòa được thể hiện bởi cá nhân thẩm phán, bởi hội
đồng xét xử và những người tham gia xét xử như kiểm sát viên, luật sư… từ đó,
giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với những lãnh đạo tập thể đã có 
những thiếu sót, tạo điều kiện cho tội phạm, cụ thể:
+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án không chỉ lập kế hoạch nhận thức trong
giai đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoạch thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có thể
mời thêm người làm chúng, đại diện toàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện sống và
điều kiện giáo dục của bị cáo… để  thực hiện mục đích nói trên.
3
+ Trong giai đoạn xét xử, đặc điểm của những phương pháp tác động giáo dục là
cùng một lúc phải tác động đến cả bị cáo và tất cả những người có mặt tại phiên
tòa. Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư phải luôn ý thức được rằng mọi hoạt động
của họ phải đảm bảo cả chức năng giáo dục. Họ phải tác động bị cáo để bị cáo
nhận ra và mong muốn sửa chữa lỗi của mình. Họ cần phải tác động đến tất cả
những người có mặt tại phiên tòa, hình thành trong họ ý thức pháp luật, chỉ ra cho
họ những biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, củng cố tâm lý cần
thiết cho họ.
Tác động giáo dục của Tòa án thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bả án
của Tòa tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là phải phù
hợp “ đúng người, đúng tội, đúng pháp luật” . Tuy nhiên bản án cũng cần phân tích
mức độ nguy hiểm cho hành vi tội phạm, càng dễ hiểu càng tốt, bản án càng được
truyền bá rộng rãi càng tốt để mọi công dân đều có thể biết qua đó giáo dục  ý thức
pháp luật của họ.
Tác động của Tòa án còn được tiếp tục sau khi Tòa án đã tuyên án. Nếu sau
khi kết án người bị kết án được hưởng án reo hoặc bị cải tạo không giam giữ thì
Toà án cần kết hợp chặt chẽ biện pháp đó với biện pháp giáo dục tại địa phương cư
trú, làm việc giúp họ tổ chức quá trình giáo dục và kiểm tra quá trình cải tạo của
họ. Còn trong trường hợp bị kết án tù, hoạt động giáo dục phải được thể hiện rõ
ràng, cụ thể trong giai đoạn thi hành án vì đối tượng giáo dục đã thu hẹp. Vì vậy
các phương pháp tác động giáo dục cũng thay đổi. Tác động giáo dục đối với bị
cáo và với mọi công dân có mặt tại phiên tòa.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn xét xử hoạt động giáo dục cũng đóng
vai trò rất quan trọng, cần thiết tuy nhiên nó không đóng vai trò chủ đạo. Khong là
chủ đạo vì chức năng chính của giai đoạn này là việc tổ chức, điều khiển việc xét
xử người phạm tội phải bảo đảm pháp chế nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị
xâm hại nên chức năng giáo dục không thể trở thành hoạt động chủ yếu, trung tâm.
4
C. KẾT LUẬN
Như vậy, hoạt động tâm lý học tư pháp đóng vai trò rất quan trọng trong các
giai đoạn của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói chung. Các nhà
làm luật theo đó ngoài có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng cần phải hiểu thêm về
các yếu tố tâm lý, để từ đó vận dụng vào quá trình điều tra, xét xử và cải tạo phạm
nhân để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, đúng đắn, hợp lòng người và cải
tạo phạm nhân nhanh chóng trở thành một công dân có ích cho xã hội, nhanh
chóng hòa nhập cộng đồng. Đồng thời việc ứng dụng các hoạt động tâm lý một
cách linh hoạt sẽ tạo được lòng tin và giáo  dục người dân một cách nhanh chóng
hơn cả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2. https://svhlu.blogspot.com/2017/07/vai-tro-cua-hoat-dong-giao-duc-trong-cac-
giai-doan-to-tung.html

You might also like