You are on page 1of 5

NHÓM 1

Bài tuyên truyền miệng


1. Khái niệm tuyên truyền miệng trong phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói dùng lời lẽ trực
tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy
định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành
động theo các chuẩn mực pháp luật.
- hình thức: hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề,…. về các văn bản phấp luật mới,
quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu nội tại của người nghe.
2. Quy mô và đối tượng của tuyên truyền miệng pháp luật
- Quy mô: đa dạng. Có thể tổ chức dưới dạng hội nghị, lớp tập huấn, các buổi nói chuyên đề thu
hút nhiều người nghe hoặc có thể tổ chức dưới hình thức tuyên truyền miệng cá biệt chỉ có một
hoặc vài ba người.
- Đối tượng: cán bộ, trí thức, công nhân, nông dân, doanh nhân, phụ nữ, người cao tuổi, thanh
thiếu niên...Như vậy, đối tượng của tuyên truyền miệng là bất cứ người nào trong xã hội đang
cần được tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
3. Ưu điểm và hạn chế của tuyên truyền miệng pháp luật
- Ưu điểm:
+ Thể hiện ở tính linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh
nào và số lượng người nghe.
+ Người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sáng tỏ nội dung cần tuyên
truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau.
+ Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng được sử dụng phổ biến,
rộng rãi và có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
+ Đảm bảo sự tương tác trực tiếp
- Hạn chế
+ Không thể áp dụng đối với các đối tượng có khiếm khuyết về thính giác đòi hỏi người nghe sự
theo dõi, tập trung…, đặc biệt với các tiện ích của phương tiện, thông tin, đại chúng và công
nghệ thông tin đang tác động đáng kể đến vai trò của tuyên truyền miệng.
+ Số lượng người tham gia phụ thuộc vào cơ sở vật chất
+ Đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng, phản xạ linh hoạt, kiến thức từ người chuyên gia
+ Liên quan đến cảm xúc, cảm hứng của diễn giả
+ Sự cố bất ngờ xảy ra
*Yêu cầu:
- Chủ thể: gây thiện cảm ban đầu cho người nghe:
+ nhân thân (hình ảnh, vị trí, học hàm học vị, …);
+ tâm thế, danh tiếng, phẩm chất đạo đức, …;
+ không gian: có pano, máy chiếu, khung cảnh;
+ trang phục, cử chỉ, phong thái, …
+ Tạo sự hấp dẫn, ấn tượng trong khi nóo: Điệu bộ, ngôn ngữ, vẻ mặt, khi nói đề cập đến số
lượng, câu chuyện
- Đảm bảo các nguyên tắc sư phạm trong truyền miệng:
+ bố cục logic, liên kết, rõ ràng mạch lạc
+ người nghe cần được nghe nd từ dễ đến khó
- Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng
+ chứng minh: dùng dẫn chứng xác thực khách quan (số liệu, sự kiện, danh ngôn, ca dao
tục ngữ, ….)
+ giải thích: dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề, phải
chặt chẽ, chính xác, không ngụy biện;
+ Phân tích: diễn giải các vấn đề theo khoa học

CHUẨN BỊ
- Nắm vững đối tượng phổ biến (đối tượng, nhu cầu, sở thích, …)
- Nắm vững vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh
- Nắm vững nội dung văn bản
- Sưu tầm tài liệu dẫn chứng minh họa
- Chuẩn bị đề cương tuyên truyền (đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết)
Tiến trình
Vào đề: Giới thiệu vấn đề, kích thích tư duy, khơi gợi quan hệ giwaa ng nói và người nghe, từ
câu chuyện hot vừa qua, tình huống xảy ra gần khu vực hoặc câu chuyện mà báo cáo viên tình cờ
biết
ND: chủ yếu của bài nói: làm cho đối tượng hiểu nám dc nd, chuyển biến nhận thức, nâng cao ý
thức pháp luật
- Nêu được điểm mới, thời sự (vấn đề dang diễn ra, đang mới)
- Không dc sao chép, đọc nguyên văn luật
- Lựa chọn vấn đề phù hợp, chỉ ra điểm khác. VD:… đưa thêm quy định về chế độ đối với
giáo viên; luật hôn nhân và gia đình có điểm mới: quyền con nuôi.
Kết luận: ng nói thường điểm lại và tóm tắt những vấn đề đã tuyên truyền. tùy đối tượng sẽ có
cách tóm tắt khác nhau sao cho vừa sức, phù hợp với nhu cầu.
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh
THPT trên địa bàn Quận Cầu Giấy
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Mục đích:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường trên địạ bàn Quận Cầu Giấy.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp
hành pháp luật của GV và HS góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
- Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trong công tác đưa pháp luật vào nhà trường.
2. Yêu cầu:
- Triển khai sâu rộng, vừa phổ biến cung cấp kiến thức pháp luật, vừa giáo dục nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ GV và HS THPT trên địa bàn Quân Cầu
Giấy
- Nôi dung hình thức phổ biến, quán triệt phải đảm bảo thiết thực, phù hợp với đối tượng
tuyên truyền, có chiều sâu và đạt hiệu quả cao, có sức ảnh hưởng đối với đối tượng tham
dự.
II. Nội dung:
- Một số quy định của Luật An toàn giao thông và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Hoạt náo, game show, đố vui, tìm hiểu pháp luật trong phạm vi an toàn giao thông đường
bộ.
III. Đối tượng, hình thức, thời gian, địa điểm:
1. Đối tượng:
- Giáo viên và các em học sinh tại Trường THPT
2. Hình thức:
- Tuyên truyền miệng kết hợp tư vấn trực tiếp đối với các vấn đề liên quan đến nội dung
tuyên truyền; gameshow đố vui tìm hiểu pháp luật
3. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 45 phút
- Địa điểm: tiết Sinh hoạt lớp trong lớp học
IV. Quy trình thực hiện hình thức tuyên truyền miệng giáo dục pháp luật
Bước 1: Xác định hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến GDPL.
Bước 2: Xác định nội dung, chủ đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua hình thức truyền miệng.
Bước 3: Mời diễn giả, chuyên gia có chuyên môn liên quan đến chủ đề tuyên truyền.
Bước 4: Dự kiến những tình huống có thể xảy ra trong quá trình tổ chức tuyên truyền.
Bước 5: Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến GDPL.
V. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chuẩn bị bài giảng, ppt và 1 số hình ảnh về ATGT (khái niệm, trách nhiệm của
học sinh, …………)
- Các câu hỏi đố vui về ATGT (10 câu)
Câu 1: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh
của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
Trả lời:
a. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
b. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
c. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
ĐA: C
Câu 2: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mà ý
nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển nào?
Trả lời:
a. Biển báo hiệu tạm thời.
b. b. Biển báo hiệu cố định.
c. Không chấp hành biển nào.
ĐA: A
Câu 3: Có mấy loại dải phân cách?
Trả lời:
a. Loại cố định;
b. Loại di động;
c. Cả hai loại trên.
ĐA: C
Câu 4: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?
Trả lời:
a. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
c. Người đi bộ trên đường bộ;
d. Cả ba thành phần nêu trên.
ĐA: D
Câu 5: “Người điều khiển giao thông” gồm những thành phần nào?
Trả lời:
a. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông;
b. Cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn
tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
ĐA: B
Câu 6: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Trả lời:
a. Đi bên phải theo chiều đi của mình;
b. Đi đúng phần đường quy định
c. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
d. Tất cả các ý trên.
ĐA: D
Câu 7: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa
đến vạch dừng thì phải làm gì?
Trả lời:
a. Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông
b. Dừng lại trước vạch dừng.
c. Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái.
ĐA: B
Câu 8: Xe cơ giới 2-3 bánh có được kéo đẩy nhau hoặc vật gì khác trên đường không?
Trả lời:
a. Được phép;
b. Tuỳ trường hợp;
c. Tuyệt đối không.
ĐA: C
Câu 9: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?
Trả lời:
a. Giấy phép lái xe
b. Chứng nhận đăng kí xe
c. Bảo hiểm dân sự
d. Tất cả những giấy tờ trên
ĐA: D
Câu 10: Người điều khiển xe môtô dưới 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?
Trả lời:
a. Giấy phép lái xe
b. Chứng nhận đăng kí xe
c. Bảo hiểm dân sự
d. Các loại giấy ở câu b và c
ĐA: D

You might also like