You are on page 1of 10

HỌC SINH KON TUM THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA,

AN TOÀN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG


(03 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được thực trạng học sinh các trường THPT tỉnh Kon Tum sử dụng
Internet và mạng xã hội hiện nay.
- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện tốt các chuẩn mực ứng xử văn hóa
trên môi trường mạng; nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về Luật An
ninh mạng.
- Đề xuất một số biện pháp để thực hiện tốt các quy tắc ứng xử văn hóa, an
toàn trên môi trường mạng.
- Giáo dục ý thức tự chủ, tính trách nhiệm và ứng xử có văn hóa, an toàn trên
môi trường mạng.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề, trải nghiệm sẽ
hình thành năng lực tìm hiểu các vấn đền xã hội, năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn môi trường trường học an toàn, có văn
hóa phù hợp với thuần phong mĩ tục của mỗi địa phương.
- Tương thân tương ái, yêu quý giúp đỡ bạn bè, đối xử hòa nhã lịch thiệp.
II. CHUẨN BỊ
1. Học sinh:
-Tìm đọc các nội dung, bài viết về các câu chuyện liên quan đến việc sử dụng mạng
xã hội.
-Tìm đọc quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học của trường các em đang học tập.
2. Giáo viên:
- Tìm hiểu văn bản, các thông tin và các câu chuyện liên quan đến chủ đề.
- Luật An ninh mạng 2018.
- Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn
thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

1
- Luật Xử lí vi phạm hành chính 2015 (Điều 134) Quy định về xử lí hành chính với
người chưa thành niên.
- Quyết định số 3296 phê duyệt đề án “tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư
tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025”.
* ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
Chủ đề hướng đến mục đích : Giáo dục học sinh thực hiện tốt các chuẩn mực
ứng xử văn hóa, an toàn khi tham gia vào môi trường mạng; tìm hiểu một số kĩ năng
cơ bản, cần thiết nhằm tránh hoặc hạn chế thấp nhất các sự việc không mong muốn
có liên quan đến việc sử dụng môi trường mạng đồng thời góp phần xây dựng môi
trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam; Học sinh tìm hiểu về một số quy
định cơ bản của pháp luật về Luật An ninh mạng.

Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội rất rộng, bao gồm: Các hành
vi của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội;2. Đối tượng áp dụng: Bộ Quy tắc áp dụng
cho 03 nhóm đối tượng: (i) Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; (ii) Tổ chức, cá nhân khác
sử dụng mạng xã hội; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong phạm vi 3 tiết học của chương trình giáo dục địa phương, chủ đề
chỉ đề cập đến các quy tắc ứng xử chung (Điều 3) và Các quy tắc ứng xử cho tổ
chức, cá nhân (Điều 4) của bộ quy tắc ứng xử trên mạng.

* ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


Tuỳ vào đối tượng HS với đặc thù văn hóa của địa phương, GV có thể cơ cấu lại nội
dung kiến thức, sắp xếp lại lượng kiến thức cho phù hợp mà vẫn đảm bảo nội dung
của cả chủ đề.
Phương án 1: Tổ chức dạy học theo dự án, trải nghiệm (GV có thể cấu trúc lại nội
dung/tiết cho phù hợp với điều kiện thực hiện dự án, trải nghiệm).
Phương án 2: Tổ chức dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề,…
Phương án 3: Chủ đề được chia thành 3 tiết dạy với sự phân bố kiến thức như sau:
Tiết 1: Khởi động để tìm hiểu khái quát chủ đề và khảo sát thực trạng việc
thực hiện ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường mạng đối với học sinh tại đơn vị;
xác định ý nghĩa của việc ứng xử văn hóa đối với học sinh và nhà trường; Xác định
4 quy tắc chung khi tham gia vào môi trường mạng.
* Khảo sát về các hoạt động được ưu tiên khi sử dụng môi trường mạng.
* Khảo sát về các tình huống không mong muốn mà học sinh gặp phải khi
tham gia vào môi trường mạng.

2
Tiết 2: Tìm hiểu một số kĩ năng cơ bản để đảm bảo an toàn khi tham gia môi
trường mạng: Kĩ năng bảo mật thông tin và tìm kiếm sự hỗ trợ; kĩ năng tìm kiếm,
khai thác thông tin một cách an toàn có văn hóa trên môi trường mạng; kĩ năng giải
quyết các mâu thuẫn nếu có khi tham gia vào môi trường mạng.
Tiết 3: Thực hiện các dự án: trưng bày, giới thiệu tranh, các tác phẩm kịch,
truyện tuyên truyền về thực hiện các ứng xử có văn hóa, an toàn trên môi trường
mạng.
III. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: – Tạo không khí để HS chuẩn bị vào tìm hiểu nội dung bài học.
– Bước đầu HS nhận biết được một số ưu điểm cũng như hạn chế khi
tham gia vào môi trường mạng.
b. Tổ chức thực hiện:
- Gv có thể tổ chức cho học sinh sắm vai thực hiện một tiểu phẩm với nội dung liên
quan đến bài học
- Hoặc: Sử dụng bản tin và những hình ảnh có trong tài liệu GDĐP và sưu tầm thêm
các hình ảnh, clip khác nhằm mục đích giới thiệu chủ đề, tạo sự tò mò, hứng thú
trong tìm hiểu kiến thức của chủ đề. Giải quyết các câu hỏi:
Câu 1. Các trường hợp trên phản ánh những thực trạng gì trong việc sử dụng mạng
xã hội ngày nay?
-GV hướng dẫn học sinh khai thác 2 khía cạnh: lợi ích và hạn chế của mạng xã hội
đối với chính các em.
+ Lợi ích: Tạo môi trường học tập, tìm hiểu tri thức với kho tri thức khổng lồ; rút
ngắn khoảng cách về không gian, thời gian tạo kết nối.
+ Hạn chế: Mạng xã hội ngoài lợi ích còn mang lại những tiêu cực không mong
muốn cho chính người dùng. Người dùng mạng xã hội có thể sẽ trở thành nạn nân
của các vụ việc chiếm đoạt thông tin, lừa đảo hay xúc phạm danh dự nhân phẩm.
Câu 2. Hãy liệt kê những giá trị tích cực và yếu tố tiêu cực mà em biết khi tham gia
trên môi trường mạng.
-GV tổ chức hướng dẫn cho học sinh khai thác thêm những tác động tiêu cực mà
người sử dụng mạng xã hội có thể gặp phải nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc tham gia vào môi trường mạng một cách có văn hóa và an toàn.
Câu 3. Em hiểu thế nào là quy tắc ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường mạng?

3
- GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi theo tính chất câu hỏi mở, học sinh trả lời
theo hiểu biết của cá nhân về quy tắc an toàn trên môi trường mạng cũng như ý
nghĩa của việc tham gia môi trường mạng có văn hóa và an toàn.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 2: Điều tra thực trạng sử dụng Internet và tham gia các trang mạng xã
hội của học sinh trong lớp, trong trường hoặc học sinh trên địa bàn em đang học tập
theo các yêu cầu đã định hướng trong phiếu điều tra.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh có cái nhìn khách quan về thực trạng việc sử dụng mạng xã hội trong
trường học của học sinh trên địa bàn tỉnh và ngay chính tại đơn vị trường học.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV có thể sưu tầm một số câu chuyện, số liệu (nếu có) liên quan.
- Gv có thể giao nhiệm vụ khảo sát trước hoặc cho học sinh tiến hành điều tra thực
trạng sử dụng Internet và tham gia các trang mạng xã hội của học sinh trong lớp,
trong trường theo các nội dung định hướng đã đề cập trong phiếu điều tra thuộc tài
liệu GDĐP. Sau khi tiến hành điều tra, học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
- Nhận xét về số liệu điều tra được ở bảng trên.
- Nêu những hạn chế trong việc tham gia môi trường mạng của các bạn học sinh
trong lớp, trong trường.
- Luyện tập cách xử lý, ứng xử khi gặp phải các tình huống không mong muốn khi
tham gia vào môi trường mạng.
* Lưu ý: Trong đơn vị kiến thức này, tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương
mà giáo viên có thể thiết kế lại, hoặc điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp với đặc
thù tại đơn vị.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số quy tắc ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường
mạng.
a. Mục tiêu: Xác định một số quy tắc ứng xử có văn hóa, an toàn trên môi trường
mạng.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước những nội dung liên quan. Có thể sử dụng
tình huống có sẵn tron tài liệu, xây dựng thành tiểu phẩm đặt tình huống có vấn đề
để học sinh giải quyết theo góc nhìn riêng của lứa tuổi học sinh.
- HS thảo luận từ tình huống, tìm hiểu chế tài xử phạt cho hành vi vi phạm
-HS xác định, ghi nhớ 4 quy tắc xử sự chung khi tham gia vào môi trường mạng:
4
Hoạt động 4: Xây dựng, phát triển những kĩ năng cơ bản nhất cho học sinh khi
tham gia vào môi trường mạng.
a. Mục tiêu: Hình thành, phát triển ở học sinh hững kĩ năng cơ bản nhất như: Kĩ
năng bảo mật thông tin cá nhân và tìm kiếm sự hỗ trợ; kĩ năng tìm kiếm và khai thác
thông tin trên môi trường mạng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn trên môi trường
mạng.
b.Tổ chức thực hiện:
- Thông qua tình huống có trong tài liệu GDĐP, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời
các câu hỏi theo các tình huống cụ thể, từng bước xác định một số kĩ năng cần thiết
để có thể đảm bảo sự an toàn cho bản thân khi tham gia vào môi trường mạng xã
hội.
- GV cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm của học sinh nơi địa bàn đóng chân, mức độ
sử dụng mạng xã hội phục vụ việc học tập, giải trí để có thể tập trung khai thác hoặc
nhấn mạnh vào những kĩ năng cần thiết nhất, phù hợp nhất với đối tượng học sinh.
- GV hướng dẫn học sinh tìm giải pháp, hình thành các kĩ năng để hạn chế thấp nhất
nguy cơ mất an toàn thông tin cá nhân khi tham gia môi trường mạng. Biết chọn lọc
các trang thông tin để xem, nghe…Khi gặp sự cố không mong muốn cần hết sức
bình tĩnh tìm kiếm sự hỗ trợ tin cậy từ bạn bè, giáo viên và người thân.
Kỹ năng bảo mật thông tin cá nhân và tìm kiếm sự hỗ trợ
Quản lý chặt chẽ Cần hết sức cẩn thận khi chia sẻ những thông tin cá nhân
thông tin cá nhân như hình ảnh, sở thích, email, số điện thoại, địa chỉ nhà
riêng hoặc cơ quan, danh sách người thân trên mạng xã hội.

5
Lưu ý khi cấp quyền Thận trọng trong cho phép các trò chơi, ứng dụng được
cho các trò chơi/ứng quyền truy cập vào danh bạ, tin nhắn, hình ảnh, quyền được
dụng đăng bài,…
Sử dụng mật khẩu Việc đặt mật khẩu đủ dài và phức tạp là yêu cầu cần thiết.
mạnh cho các ứng Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm
dụng bảo an toàn.
Tìm kiếm sự trợ Khi gặp sự cố cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân trong
giúp gia đình, từ bạn bè, thầy cô hoặc các hội nhóm tin cậy.

Kỹ năng tìm kiếm và khai thác thong tin trên môi trường mạng
Khi sử dụng mạng internet để khai thác thông tin cho học tập, giải trí cần hết sức
nghiêm khắc với bản thân để không bị các ứng dụng, trò chơi cuốn hút dẫn đến phụ
thuộc và tiêu tốn thời gian. Trong khi khai thác và tìm kiếm thông tin cần biết lựa
chọn các nguồn tin đáng tin cậy. Luôn chủ động và nghiêm khắc với bản thân trong
truy cập các trang mạng xã hội phù hợp với nội dung, độ tuổi và phù hợp với thuần
phong mĩ tục của xã hội.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trên môi trường mạng


Thiết lập ranh Không gian mạng là thế giới ảo nhưng để lại nhiều hậu quả
giới giữa đời thực thật. Chúng ta cần tỉnh táo để thiết lập những ranh giới giữa
với thế giới ảo thật và ảo. Khi có các mâu thuẫn xảy ra trên môi trường mạng,
cần bình tĩnh tìm cách giải quyết cho hợp lí.
Tạm xa rời các Khi có mâu thuẫn xảy ra hãy tạm thời rời xa các thiết bị điện
thiết bị điện tử tử; tạm dừng việc nhắn tin và đăng bài trên mạng.
Niềm tin luôn có Khi có các mâu thuẫn, xung đột trên mạng xã hội, chúng ta hãy
người bên cạnh tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ từ cha mẹ, bạn bè hoặc người lớn
giúp đỡ tuổi, thầy cô,…. Chúng ta không đơn độc, xung quanh chúng ta
luôn có bạn bè, thầy cô, cha mẹ và pháp luật bảo vệ, điều quan
trọng là hãy cởi mở và tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời.

Hoạt động 5: Củng cố, luyện tập


a. Mục tiêu
– HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần hình
thành kiến thức, năng lực, phẩm chất.
– HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Tổ chức thực hiện

6
– GV yêu cầu HS làm các bài tập trong tài liệu trên lớp và ở nhà theo cá nhân và
theo nhóm.
– HS thực hiện nhiệm vụ.
– GV mời cá nhân, hay một số cá nhân HS trong nhóm đại diện các nhóm trả lời các
câu hỏi, bài tập.
– HS khác nhận xét, góp ý.
– GV nhận xét, đánh giá quá trình làm bài tập của HS và kết luận.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tư liệu tham khảo liên quan đến các tình huống, vấn đề được đề cập.
- Luật An ninh mạng 2018.
- Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn
thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
- Luật Xử lí vi phạm hành chính 2015 (Điều 134) Quy định về xử lí hành chính với
người chưa thành niên.
- Quyết định số 3296 phê duyệt đề án “tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư
tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025”
- Bộ tranh tuyên truyền về ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường mạng của học
sinh trường Vùng Cao Việt Bắc, Thái Nguyên.

7
8
9
-------------------------------------Hết----------------------------------------

10

You might also like