You are on page 1of 2

CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC GIẢI PHÁP

Vui lòng chấm điểm đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
công tác quản lý giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở
trường THPT Nguyễn Đức Mậu” đạt được ở mức độ bao nhiêu điểm?
1. Rất cấp thiết, 2. Cấp thiết, 3. Ít cấp thiết, 4. Không cấp thiết
2. Rất khả thi, 2. Khả thi, 3. Ít khả thi, 4. Không khả thi
Giải pháp 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Ban Giám hiệu
nhà trường đối với công tác nâng cao ý thức pháp luật. Tổ chức xây dựng kế hoạch
và thực hiện tốt giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh
Giải pháp 2. Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động của các câu lạc bộ “giáo
dục pháp luật”, “KNS’’, các hoạt động ngoại khóa giáo dục các kỹ năng cho học
sinh như: kỹ năng phòng chống xâm hại, tự bảo vệ bản thân, phòng, chống bạo lực
học đường, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo
dục pháp luật về an toàn giao thông (thi ATGT cho nụ cười ngày mai), bộ máy nhà
nước, chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo “ngày pháp luật Việt Nam”, …
Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật,
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đa dạng nội dung và phương pháp, dưới
nhiều hình thức như mô hình nhóm Zalo tuyên truyền GDPL, tuần sinh hoạt công
dân. Thiết kế Infographic (hình thức đồ họa trực quan), đăng thông tin tuyên
truyền trên website của trường. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo hình
thức trực tuyến hoặc thông qua hình thức sân khấu hóa.
Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp với đoàn thanh niên,
GVCN, GVBM, HCMHS, các cấp chính quyền, công an, đồn biên phòng.
Giải pháp 5: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng
nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác PBGDPL trong toàn cơ quan, đội ngũ giáo
viên dạy môn Giáo dục công dân; biên soạn, in ấn các tài liệu. Nâng cao chất
lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Kiện toàn tổ chức đội ngũ
cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cùng với đội ngũ tuyên
truyền viên trong nhà trường, củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo
dục pháp luật
Giải pháp 6: Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục pháp luật thông qua việc lồng ghép, cập nhật nội dung pháp luật vào các
môn học: GDCD, Lịch sử, Địa lý… tổ chức cho học sinh tập đóng vai, xử lý tình
huống thực tiễn đời sống, hoạt động nhóm, ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự tìm
hiểu, nghiên cứu, khám phá kiến thức pháp luật từ các nguồn tài liệu, từ thực tiễn
đời sống
Giải pháp 7: Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Giải pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm theo tuần,
tháng, học kỳ nhằm điều chỉnh và bổ sung kế hoạch đối với công tác “giáo dục
pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh”

You might also like