You are on page 1of 6

Nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT

Họ tên: Vũ Văn Ninh


Cấp bậc: Trung úy
Chức vụ: Trung đội trưởng
Đơn vị: Trung đội 1, Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 653.

Trả lời:
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy và các tổ chức quần
chúng trong toàn quân. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, đơn vị luôn thực
hiện tốt công tác này bằng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, thiết
thực, tạo tiền đề quan trọng để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ; làm
giảm thiểu các vụ vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, góp phần nâng
cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị và của Quân đội ta.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ huy đơn vị, sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn
vị, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã đạt được những kết quả rõ rệt.
Đơn vị chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của đơn
vị, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ. Kết quả đạt được 100% các kế
hoạch vận chuyển bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện và hàng hóa.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cấp ủy,
tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp
thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ
chức, lực lượng và cán bộ, đảng viên cùng tham gia thực hiện; trong đó, đội ngũ
cán bộ chính trị, cán bộ của các cơ quan, đơn vị trong Trung đoàn đóng vai trò
nòng cốt. Nội dung phổ biến, tuyên truyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc
thù của từng cơ quan, đơn vị và đối tượng quản lý; hình thức đa dạng, phong phú,
luôn được đổi mới, cập nhật tình hình thực tiễn nên có tính giáo dục, thuyết phục
cao. Nền nếp, chế độ, quy định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
nhất là Ngày Pháp luật, Ngày Chính trị và văn hóa tinh thần,... được thực hiện khoa
học, thống nhất trong toàn quân. Đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chính trị,
những người trực tiếp làm công tác tư tưởng,... không ngừng được củng cố, tăng
cường về số lượng, nâng cao chất lượng, có trình độ hiểu biết về pháp luật, kỷ luật
và phương pháp sư phạm. Phát huy tốt nội lực, cũng như sử dụng hiệu quả các
nguồn kinh phí của trên để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
được thực hiện ngày càng tốt hơn. Các Lực lượng 47 của các cơ quan, đơn vị duy
trì thường xuyên viết bài, chia sẻ các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về TTATGT, cập nhật văn bản về tình hình an toàn giao thông trong
Quân khu cũng như trên địa bàn nơi đóng quân, kịp thời phản ánh hoạt động tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong toàn quân.
Qua thực tiễn tiến hành, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo,
hiệu quả, như: tuyên truyền, phổ biến qua chia sẻ các tin bài trên trang nhóm
“Vững tin theo Đảng”; “Đất và người Quân khu 3”; giới thiệu bằng trình chiếu kết
hợp hình ảnh, phim tư liệu; sân khấu hóa, lồng ghép với biểu diễn văn hóa - văn
nghệ; Tủ sách pháp luật về TTATGT,... đã phát huy tác dụng ở nhiều đơn vị. Các
cơ quan, đơn vị đã gắn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
TTATGT với giáo dục chính trị tư tưởng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng
chính quy, rèn luyện kỷ luật và mọi hoạt động của đơn vị, đặc biệt là đã gắn với
việc đẩy mạnh Cuộc vận động 50: “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt,
bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” và các cuộc vận động khác, các
phong trào thi đua nên có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến ý thức của bộ
đội. Qua đó, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định khi
tham gia giao thông của cán bộ, chiến sĩ có nhiều chuyển biến tiến bộ; các vụ việc,
số người vi phạm năm sau giảm hơn năm trước, tình hình tư tưởng ổn định, góp
phần tạo nên thành tích xuất sắc của đơn vị trong những năm qua.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về TTATGT trong đơn vị cũng như trong toàn quân còn một số hạn chế.
Nổi lên là, công tác giáo dục, quán triệt vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT có bộ phận triển khai chưa
thường xuyên, chưa sâu, nên nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ
về công tác này chưa cao. Việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách về công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT thành nghị quyết lãnh đạo,
quy định, kế hoạch, chương trình thực hiện ở một số nơi còn chậm. Sự phối hợp
giữa cơ quan chức năng với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về
TTATGT có lúc chưa chặt chẽ, dẫn đến chồng chéo trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra. Việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp chưa thường xuyên, đôi lúc còn
rập khuôn, cứng nhắc; chưa phát huy hết vai trò của các tổ chức quần chúng và hội
đồng quân nhân; nguồn nhân lực, kinh phí, xã hội hóa còn hạn hẹp, v.v.
Những năm tới, tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực tiếp tục diễn
biến phức tạp, khó dự báo. Trong nước, các thế lực thù địch không ngừng chống
phá ta về mọi mặt; đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn diễn ra gay gắt, chứa
đựng nhiều yếu tố dễ gây mất ổn định. Tình hình vi phạm, tội phạm và mặt trái của
xã hội tiếp tục tác động xấu đến tâm tư, tình cảm và nhận thức của cán bộ, chiến sĩ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT thực hiện trong
bối cảnh công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ; hệ thống pháp luật
nói chung, pháp luật về quân sự, quốc phòng nói riêng đang trong quá trình xây
dựng, hoàn thiện. Trong khi đó, nhiệm vụ xây dựng Quân đội đặt ra yêu cầu ngày
càng cao; đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh tổ chức biên chế theo
hướng tinh, gọn, mạnh; đến năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại;
phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại. Để đạt mục tiêu trên, cần thực
hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân là một
trong những biện pháp hết sức quan trọng với một số nội dung, giải pháp cơ bản
sau:
Trước hết, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò
và định hướng hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
TTATGT. Cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, quán
triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
TTATGT, nhất là việc thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư
khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao
thông”; Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung
các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải; giao thông
đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng và các nghị quyết của Đảng ủy, chỉ huy
các cấp trong công tác quán triệt quân nhân chấp hành nghiêm trật tự an toàn khi
tham gia giao thông, triển khai thực hiện “Tháng an toàn giao thông”,… Trên cơ sở
đó, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức đúng vị trí, vai trò của
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đối với việc hình
thành ý thức của quân nhân; sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng đối với công tác quan
trọng này. Từ nhận thức đúng, làm chuyển biến về hành động, tính tự giác trong
chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định khi tham gia giao thông,
từ đó hạn chế các vụ việc vi phạm giao thông, nhất là các vụ việc nghiêm trọng.
Cấp ủy các cấp phải gắn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
TTATGT với giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng và các biện pháp hành chính,
xây dựng môi trường văn hóa quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội phấn đấu,
rèn luyện. Đội ngũ cán bộ các cấp thường xuyên, tăng cường phổ biến, tuyên
truyền nội dung văn bản về pháp luật đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Thường xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ phụ trách công tác tư tưởng về
những nội dung pháp luật mới và đưa vào chương trình học tập cho cán bộ, chiến
sĩ. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT mang hiệu
quả thiết thực, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải coi đây là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, thường xuyên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; ra nghị quyết chuyên đề
hoặc lồng ghép trong nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giai đoạn và thường
kỳ. Các cơ quan, đơn vị cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch thực hiện ở cấp mình. Các
tổ chức quần chúng xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện nghị quyết của cấp
ủy và hướng dẫn của cơ quan cấp trên; tổ chức nhiều chương trình hành động, hoạt
động bổ ích nhằm trang bị cho đoàn viên, thanh niên, hội viên những kiến thức cần
thiết khi tham gia giao thông.
Hai là, xác định nội dung trọng tâm, lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về TTATGT phù hợp với từng đối tượng, cơ quan, đơn vị,
địa bàn. Trên cơ sở nội dung, chương trình giáo dục chung, cần bám sát đặc điểm,
nhiệm vụ của từng đối tượng để xác định nội dung cho phù hợp. Theo đó, đối với
đội ngũ cán bộ, chỉ huy quản lý cần trang bị kiến thức lý luận chung về pháp luật
và các văn bản pháp luật liên quan đến TTATGT. Các đối tượng còn lại như lái xe,
nhân viên chuyên môn được phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về
TTATGT; văn bản liên quan Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính, đồng
thời cần tiến hành tăng cường bổ túc tay lái, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm
trong chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ và các quy định hiện hành. Toàn
quân cần chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa hình thức
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT phù hợp với tình hình đơn
vị, đặc điểm tâm lý cán bộ, chiến sĩ. Phát huy hiệu quả của tủ sách pháp luật và
phải thường xuyên cập nhật nội dung mới về tình hình trật tự ATGT để bộ đội
nghiên cứu, tra khảo. Lực lượng 47 của đơn vị duy trì thường xuyên chuyên mục,
chuyên trang, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật về ATGT và kịp thời phản ánh
hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; gắn công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với các cuộc vận động, các
phong trào, đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến, những mô hình sáng
tạo, hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động này. Đồng thời, lồng ghép vào các buổi sinh
hoạt của bộ đội, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, tạo nguồn kiến thức tổng hợp,
tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sĩ.
Ba là, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT phù hợp với đặc thù đơn vị. Trên cơ sở
những cá nhân điển hình, tấm gương sáng trong việc chấp hành pháp luật về
TTATGT, các cơ quan, đơn vị cần rà roát nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ, chiến
sĩ cả về số lượng, chất lượng và hướng đào tạo. Trên cơ sở đó, tiến hành tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho đội ngũ này đảm bảo cho họ
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tiếp tục hướng bồi dưỡng tại chức với tinh thần cấp
trên bồi dưỡng cấp dưới, động viên cán bộ tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Thường
xuyên tổ chức hội thi báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật về ATGT để trau dồi
kinh nghiệm, học tập lẫn nhau trên lĩnh vực tuyên truyền các nội dung về
TTATGT. Thời gian tới, toàn quân cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; tổ chức huấn luyện chính khóa, kết hợp
huấn luyện ngoại khóa các nội dung về ATGT; tăng cường xây dựng điểm, nhân
rộng mô hình, điển hình tiên tiến về ATGT. Các cơ quan, đơn vị làm tốt việc kiểm
tra, giám sát; sơ kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về
TTATGT; lấy kết quả chấp hành luật pháp, bảo đảm TTATGT là một trong những
tiêu chí để đánh giá, xếp loại đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhân viên hằng năm. Cục
Xe-Máy chỉ đạo ngành phối hợp lực lượng chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát
xe quân sự, phương tiện cá nhân; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm TTATGT; nâng cao chất lượng đào tạo, kiểm định phương tiện, sát hạch
cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ, lái xe quân sự...
Bốn là, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, lực lượng trong và ngoài Quân
đội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT. Hằng năm, Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị
cần xác định các chuyên đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT
trọng tâm và những nội dung phổ biến thường xuyên cho từng đối tượng; chỉ đạo,
hướng dẫn phân đội về công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về TTATGT, chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Hội đồng
quân nhân xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện các phong trào thi
đua, các cuộc vận động, cuộc thi. Các tổ chức Đoàn, Hội phụ nữ tích cực, thường
xuyên giáo dục, quán triệt cho hội viên hiểu rõ luật, nắm chắc tình hình giao thông
trên địa bàn và chấp hành nghiêm các quy định. Đồng thời, làm tốt công tác dân
vận, tuyên truyền đặc biệt, nắm chắc phong tục, tập quán của nhân dân, đặc điểm
địa bàn, môi trường hoạt động để lựa chọn nội dung, phương pháp tuyên tuyền phù
hợp; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn
thể, đơn vị kết nghĩa tổ chức các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về TTATGT cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng
quân, đảm bảo có tính giáo dục, thuyết phục cao.
Năm là, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về TTATGT và xã hội hóa hoạt động này. Các cấp cần quan tâm đầu
tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất, bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho
công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức về chấp hành
TTATGT hoạt động hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hóa tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT. Ngoài phần kinh phí hằng năm Bộ Quốc
phòng phân bổ, các cơ quan, đơn vị cần chủ động về kinh phí hoạt động từ nguồn
thu tăng gia sản xuất; các đơn vị hạch toán kinh doanh cần trích một phần lợi nhuận
cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT. Định kỳ,
cấp ủy, người chỉ huy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, sơ
kết, tổng kết việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; gắn kiểm
tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất; kiểm tra với tự kiểm tra. Thông qua đó, kịp
thời đánh giá kết quả thực hiện, giúp cấp ủy, chỉ huy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đưa
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đi vào nền nếp,
đạt hiệu quả thiết thực.
Đối với quân nhân khi tham gia giao thông cần tích cực học tập, nâng cao
nhận thức pháp luật về giao thông; tự giác chấp hành nghiêm các quy định của
pháp luật và quân đội… Cùng với đó, thường xuyên rèn luyện chuyên môn, nghiệp
vụ, trình độ và kỹ năng điều khiển phương tiện; thực hiện nghiêm các quy định,
nền nếp trong công tác kỹ thuật; bảo đảm tốt tình trạng kỹ thuật và các thủ tục pháp
lý cần thiết của phương tiện và người điều khiển. Gương mẫu chấp hành và vận
động gia đình, cộng đồng thực hiện nghiêm, xứng đáng là tấm gương mẫu mực
trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, góp phần tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong
thời kỳ mới.

You might also like