You are on page 1of 2

MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bài Giáo dục và áp dụng PL


- Lý luận và thực tiễn về giáo dục PL (GDPL) và áp dụng PL (ADPL)?
- Phân tích các giải pháp tăng cường GDPL ở VN hiện nay?
- Phân tích các giai đoạn của quá trình ADPL?
BÀI LÀM
KN: “GDPL là hoạt động định hướng có tổ chức của chủ thể GDPL, tác động lên
đối tượng GD nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức PL, tình cảm PL và hành vi phù
hợp với đòi hỏi hệ thống PL hiện hành.”
1. Lý luận và thực tiễn về giáo dục PL (GDPL) và áp dụng PL (ADPL):
Từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80,
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng cường công tác GDPL. Các Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn
mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng
công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật”. Cán bộ quản lý các cấp từ trung
ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật,
cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm
tư vấn pháp luật cho nhân dân”.
“ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây đựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý
thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý
thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân”.
Đồng chí Đỗ Mười- nguyên Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt nam tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá X cũng chỉ rõ:
“Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn nữa là phải
giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật”.
Để đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm “tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác tư pháp” theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới, góp phần vào việc thực hiện “phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững
bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ
chức và công dân”, ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ban Bí thư trung ương Đảng đã ban hành
Chỉ thị số 32 – CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị yêu cầu
:
Với quan niệm phổ biến, giáo dục pháp luật là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục
ý thức công dân, ý thức làm người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể
chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục
pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường.
Ngày 07/12/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã
ban hành Chỉ thị 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Chỉ
thị số 300/CT ngày 22/10/1987 về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý
nhà nước bằng pháp luật.
Năm 1992 khi Hiến pháp 1992 được ban hành một lần nữa vấn đề giáo dục ý thức
công dân, giáo dục pháp luật lại được nhắc lại và nhấn mạnh trong Hiến pháp. Điều 31-
Hiến pháp năm 1992 quy định : “Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn
diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật,..”.
Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được nêu thành một
nguyên tắc – Nguyên tắc Hiến định, thì phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành một trong
những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ
chức xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm. Phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là
một trong những việc làm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy phạm, các chuẩn mực pháp luật
từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp luật đã thấm dần vào nhận thức và
được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi công dân để bước vào đời sống xã hội. Phổ
biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của
mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật.
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã chỉ rõ “phổ biến, giáo dục
pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng”, giáo dục đạo đức.
Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và
một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý
thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có
tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này,
song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong
những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật
cho mọi đối tượng người dân. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện con người mới XHCN.
2. Phân tích các giải pháp tăng cường GDPL ở VN hiện nay:

You might also like