You are on page 1of 6

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”.

Nhưng ngày qua ngày, giao


thông vẫn là một trong những vấn đề bức thiết mà xã hội phải đối mặt. Tai nạn giao
thông luôn diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới đặt ra yêu cầu cần
nghiêm túc nhìn nhận vấn đề an toàn giao thông.
Đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhu cầu vật chất, nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng cao. Tình trạng tham
gia giao thông diễn ra phức tạp, vấn đề an toàn giao thông trở thành một trong
những vấn đề nan giải, là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Tại nạn giao
thông được xem như là thảm họa bởi những hậu quả to lớn mà nó gây ra đối với
cuộc sống, sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là với những tổn thất tinh thần
không thể khắc phục được. Vì vậy, việc phòng tránh, khắc phục tai nạn giao thông
được Nhà nước và nhân dân quan tâm, coi như một nhiệm vụ quan trọng quốc gia.
An toàn giao thông được hiểu là những hành vi đảm bảo tính mạng của
người tham gia giao thông và trật tự an ninh đường phố. An toàn giao thông là toàn
thể nhân dân tuân thủ, chấp hành nghiêm minh quy định của luật giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không,... để bảo vệ an toàn cho tính mạng
của chính mình và an toàn cho những người tham gia giao thông khác trên đường.
Đối với đi bộ thì người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định đội mũ bảo
hiểm khi đi xe gắn máy, ngồi trên xe ô tô thắt dây an toàn, dừng đèn đỏ, dừng đỗ xe
đúng biển báo và đúng nơi quy định. An toàn giao thông là chấp hành nghiêm
chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường. Đảm bảo cho
tính mạng của bản thân và những người xung quanh. 
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi con người không thể không tham gia
giao thông. Chúng ta di chuyển trên các tuyến đường bằng các phương tiện giao
thông cá nhân và công cộng như xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt... Song an toàn giao
thông hiện nay đang ở mức báo động. Tai nạn giao thông xảy ra trên cả thế giới.
Riêng Việt Nam, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê thì năm 2022, toàn quốc xảy
ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người.
Trong đó, đường bộ xảy ra 11.323 vụ, làm chết 6.265 người, bị thương 7.777
người; đường sắt xảy ra 95 vụ, làm chết 74 người, bị thương 21 người; còn lại là
đường thủy.
Tai nạn giao thông dù va chạm nhẹ hay nặng đều để lại hậu quả đau đớn.
Nhẹ thì trầy xước, gãy tay gãy chân nặng có thể mất đi cả tính mạng. Nó để lại hậu
quả thiệt hại về người và của, không chí khiến bản thân người gây tai nạn mà gia
đình họ và những người vô tội phải gánh nỗi đau. Có những người đang tham gia
giao thông đúng luật cũng bị tai nạn, bị thương thậm chí tử vong. Rất nhiều trường
hợp các em nhỏ, cụ già đang đi trên đường cũng bị phương tiện khác đâm trúng.
Hay đơn giản chỉ là hành động lùi xe, mở cửa xe không quan sát, không báo hiệu
đã gây ra bao vụ tai nạn thương tâm.
Tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ, không lường trước được. Nếu
chúng ta tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông và ý thức người dân khi
tham gia giao thông là một trong những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng
trong vấn đề gây ra tai nạn giao thông. Nguyên nhân là do người dân chủ quan
thiếu ý thức khi tham gia giao thông và tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn
đỏ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn. Mũ bảo hiểm - đồ bảo hộ quan trọng trong
quá trình tham gia giao thông nhưng lại được người tham gia giao thông xem như
vật thời trang dùng để tránh cảnh sát chứu không thực sự được coi là đồ vật bảo vệ
sức khỏe, tính mạng của bản thân. Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao
thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng thậm chí là đua xe, đi dàn
hàng trên đường. Có những người tham gia giao thông còn còn sử dụng rượu bia
trái quy định dẫn đến tình trạng tham gia giao thông không tình táo khi đi xe và còn
làm liên lụy đến người khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên
đường thì ít mà do sự thiếu ý thứuc của chủ xe là chủ yếu và để lại những hậu quả
đáng tiếc. Ngoài ra, tai nạn giao thông còn diễn ra do người tham gia giao thông
phớt lờ biển báo và đèn tín hiệu giao thông, có những suy nghĩ lệch lạc rằng chỉ cần
chạy cẩn thận đàng hoàng khi có cảnh sát giao thông. Hiện nay, số lượng người
tham gia giao thông tăng khiến đông các phương tiện giao thông hơn. Cơ sở hạ
tầng đường đi xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi khiến mặt đường không bằng phẳng và
khi người dân di chuyển sẽ gặp khó khăn dẫn đến việc tai nạn giao thông diễn ra.
Vấn đề quản lý trong giao thông không chắc chắn, còn nhiều sơ hở. Hệ thống
đường bộ còn gặp nhiều vấn nạn, lấn chiếm lề đường khiến người đi bộ phải xuống
lòng đường để di chuyển gây ra nhiều nguy hiểm như những tai nạn không đáng có
mà họ vướng vào. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ, không đủ làn di
chuyển khiến người tham gia giao thông lấn làn, chen ngang đặc biệt là với đường
hai chiều và vào giờ cao điểm. Phương tiện giao thông chưa đủ đảm bảo chuẩn an
toàn còn nhiều xe quá hạn, hay tình trạng độ xe, xe tự chế,...
Đối với quân đội nói riêng, tình hình vi phạm an toàn giao thông trong những
năm gần đây có chiều hướng gia tăng trên các tiêu chí số vụ, số người chết, số
người bị thương. Vậy tại sao đã có nhiều hình thức xử lý mang tính răn đe mà tình
hình vi phạm ngày một tăng? Trước hết xuất phát từ một số nguyên nhân khách
quan sau:
Một là: hệ thống giao thông đường bộ tuy đã được đầu tư, quy hoạch phát
triển nhưng đến nay vẫn còn bất cập, bị quá tải so với nhu cầu, nhiều cung đường
xuống cấp nhanh, thiết bị cảnh báo giao thông hư hỏng.
Hai là: tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, họp chợ dẫn đến cản trở
giao thông, ách tắc giao thông, gây ra nhiều vụ tai nạn.
Ba là: phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh đột biến về số lượng và
chủng loại, đặc biệt là xe ôtô cá nhân. Còn nhiều phương tiện tham gia giao
thông không đảm bảo yếu tố kỹ thuật…
Bốn là: các loại xe vận chuyển hành khách chưa được kiểm soát chặt chẽ,
chở người vượt quá quy định; phóng nhanh, vượt ẩu tranh giành khách.
Năm là: trong Quân đội, do yêu cầu công tác và sinh hoạt nên số cán bộ,
chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng sử dụng phương tiện tham gia giao thông
ngày càng gia tăng so với trước đây.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì phần đa số vụ tai nạn lại đến từ
nguyên nhân chủ quan của con người:
Thứ nhất: ý thức chấp hành quy định của pháp luật về an toàn giao thông
đường bộ khi tham gia giao thông của một số cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên
quốc phòng kém, thường biểu hiện các hành vi như phóng nhanh, vượt ẩu; đi trái
phần đường, luồng đường; điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi
uống rượu bia, không chú ý quan sát mặt đường…
Thứ hai: công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông
đường bộ ở một số đơn vị chưa được chú trọng, nội dung giáo dục chưa sâu, hình
thức giáo dục, tuyên truyền chưa phong phú, thậm chí có đơn vị chỉ làm mang
tính phong trào, đối phó với sự kiểm tra của cấp trên. Công tác quản lý cán bộ,
chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng chưa chặt chẽ, chưa có quy định cụ thể về
trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ trong việc bảo đảm an toàn giao thông.
Thứ ba: công tác tiếp nhận, xử lý thông tin; giải quyết, xử lý các vụ tai nạn
giao thông của một số cơ quan thi hành pháp luật chưa nghiêm túc và kiên quyết,
thiếu tính răn đe, giáo dục.
Đối với chỉ huy ở một số đơn vị, còn quan niệm tai nạn giao thông là sự
không may, đánh đồng với tai nạn rủi ro nên những vụ vi phạm an toàn giao
thông hậu quả ít nghiêm trọng thường bỏ qua, không có hình thức kiểm điểm, xử
lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm. Một số đơn vị vì sợ trách nhiệm, sợ
ảnh hưởng đến thành tích của đơn vị nên khi có vụ việc tai nạn giao thông xảy ra
thì tìm cách tự giải quyết không báo cáo hoặc giải quyết không được mới báo cáo
lên cấp trên và cơ quan chức năng. Chính việc làm này đã làm mất đi tính kịp
thời của việc tiếp nhận, xử lý thông tin ban đầu, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt
động điều tra, xử lý sau này.
Tai nạn giao thông để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng gây ra
những hậu thiệt hại nặng nề cả về người lẫn những tổn thương về tinh thần. Tai nạn
giao thông khiến nhiều người tử vong và hiện nay số người tử vong rơi vào độ tuổi
thanh niên trẻ tuổi trong khi họ còn tương lai rộng mở phía trước hay là trụ cột của
gia đình,... Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi sinh mạng của một con người, nỗi
mất mát to lớn nhất nhưung gây ra sự thiệt hai cả về tài sản vật chất. Điều này gây
tổn hại tới nền kinh tế, mất đi trật tự xã hội làm cho Nhà nước và người dân bất an.
Nhiều người nhà của nạn nhân sẽ phải chịu những thương tổn dài lâu và là vết
thương hằn sâu trong kí ức của họ. Không ít những trường hợp mẹ mất con, con
mất cha, gia đình tan nát đau xót. 
Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả như vậy nên việc an toàn giao
thông đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho cá nhân và cho cả xã hội. Việc chấp
hành các nội dung quy định của pháp luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm
thiểu đáng kể số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị
thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau
đơn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn
giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di chứng cả đời. Giảm thiểu tai nạn giao
thông cũng là giảm thiểu chi phí do tai nạn gây ra. Đối với một xã hội phát triển mà
an toàn giao thông được chấp hành, người tham giao thông có ý thức và an toàn thì
nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.
An toàn giao thông là vấn đề cần giải quyết bên cạnh những vấn đề xã hội
khác. Đó là sự nghiệp của toàn thể nhân dân trong cộng đồng. Nhà nước cần tạo
điều kiện, cải thiện cơ sở vật chất để tránh những trướng ngại giao thông kết hợp
biện pháp xử phạt thích đáng với từng hành vi vi phạm. Đơn vị cần quán triệt giáo
dục nâng cao ý thức và suy nghĩ đúng đắn cho quân nhân trong đơn vị mình, giúp
cho quân nhân nhận thức hậu họa của tai nạn giao thông. Từ đó định hướng hành
động cho các em khi tham gia giao thông. Điều quan trọng nhất là ở chính mỗi cá
nhân. Mỗi người cần xây dựng cho mình sự hiểu biết về luật lệ, quy định tham gia
giao thông và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình. Tôn trọng người khác và trân
trọng mạng sống của chính mình. Hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng
để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Và đừng quên tuyên truyền để cả xã hội
cùng đoàn kết xây dựng an toàn giao thông.
Để bảo đảm an toàn giao thông trong Quân đội, thực hiện tốt các chủ
trương, giải pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông, chúng tôi xin kiến nghị cần thực hiện một số
nhóm giải pháp sau đây trong các đơn vị Quân đội:
Nhóm giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức chấp hành các quy
định của Luật Giao thông đường bộ:
- Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải thường xuyên quan tâm thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao
thông đường bộ, coi đây là một nội dung quan trọng về công tác tư tưởng của đơn
vị.
- Thường xuyên tổ chức cho bộ đội học tập Luật Giao thông đường bộ và
các chỉ thị, quy định của Bộ Quốc phòng về bảo đảm an toàn giao thông.
- Từng giai đoạn, mỗi đơn vị cần tổ chức rút kinh nghiệm về những ưu
điểm, khuyết điểm, có hình thức khen thưởng, khuyến khích những người có
thành tích trong công tác tuyên truyền, giáo dục, trong chấp hành và bảo đảm an
toàn giao thông.
Nhóm giải pháp về quản lý đường bộ:
- Tăng cường sự quản lý của Lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đơn vị, xác định
trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo đảm an toàn giao thông. Đưa nội dung bảo
đảm an toàn giao thông vào tiêu chí phấn đấu thi đua và xét đề bạt, thăng quân
hàm, nâng lương hàng năm, đặc biệt là đối với những đơn vị thực hiện nhiệm vụ
vận tải và đội ngũ lái xe chuyên nghiệp.
- Mỗi đơn vị cần có quy định, quy chế và cam kết của cá nhân về những
nội dung phấn đấu bảo đảm an toàn giao thông.
Nhóm giải pháp về bảo đảm phương tiện tham gia giao thông, cơ sở vật
chất huấn luyện:
- Các phương tiện tham gia giao thông phải được kiểm định, kiểm tra
thường xuyên bảo đảm tình trạng kỹ thuật tốt.
- Các đơn vị làm tốt công tác sát hạch, cấp bằng lái xe quân sự; kiểm tra xe
quân sự; kiên quyết không để xe không đủ điều kiện an toàn được lưu hành.
- Nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ lái xe chuyên nghiệp. Thường xuyên tổ chức học tập, phổ biến
những sáng kiến hay và kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm những vụ tai nạn giao
thông xảy ra ở đơn vị cũng như trên địa bàn đóng quân.
Nhóm giải pháp về xử lý các vụ việc tai nạn giao thông:
- Chỉ huy các đơn vị khi có vụ tai nạn giao thông xảy ra ở đơn vị mình, gây
thiệt hại về người và phương tiện giao thông thì phải báo cáo ngay cho cơ quan
chuyên môn để giải quyết kịp thời, không được che giấu, gây khó khăn cho quá
trình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc và làm sai lệch
kết quả thống kê các vụ tai nạn giao thông.
- Đối với các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong Quân đội phải thực
hiện tốt việc tiếp nhận, quản lý, xử lý tin báo về vi phạm an toàn giao thông
đường bộ; phải tiến hành điều tra, xác minh, kết luận chính xác; kiên quyết, xử lý
các hành vi vi phạm Luật Giao thông gây hậu quả nghiêm trọng theo đúng pháp
luật, đặc biệt là các vụ gây chết người hoặc gây thương tích nặng.
An toàn giao thông là mục tiêu của toàn xã hội, vì một cuộc sống ổn định,
hạnh phúc hơn. Khi đã hòa mình vào dòng người tham gia giao thông, hãy nâng
cao ý thức trách nhiệm của mình. Nhanh một phút chậm cả đời, vì cuộc sống tươi
đẹp, hay cùng nhau bảo vệ an toàn giao thông. An toàn giao thông là cách để bạn
đóng góp cho xã hội. Vì vậy hãy có ý thức bảo vệ tính mạng bản thân khi tham
gia giao thông. Đảng và Nhà nước quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông vì nó
có tác động đến sự phát triển của đất nước giúp kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi
công dân phải tự hành chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ để góp
phần cho xã hội văn minh, hiện đại.

You might also like