You are on page 1of 5

Họ và tên: Phan Thị Khánh Huyền

Lớp : ĐD2A
MSSV: 18Y3041064
BÀI TẬP
KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Câu 1: Trình bày vai trò của truyền thông ?
Trả lời:
Vai trò của truyền thông :
- Truyền thông giúp trang bị cho nhân dân các thông tin về các sự việc, quan điểm , và thái
độ họ cần có để đưa ra các quyết định về các hành vi sức khỏe.
- Truyền thông diễn ra khi các thông điệp về sức khỏe được truyền đi và thu nhận.
Câu 2: Trình bày một số yêu cầu cần thiết làm cho truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả.
Trả lời:
Để truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả , người làm công tác giáo dục sức khỏe
cần phải có giao tiếp tốt và phải nắm được các kiến thức cơ bản sau:
- Kiến thức về y học
- Kiến thức về tâm lý học
- Kiến thức về khoa học hành vi
- Kiến thức về giáo dục học nói chung và kiến thức về giáo dục y học nói riêng.
- Các hiểu biết về nên văn hóa địa phương, dân tộc, tôn giáo.
- Những hiểu biết thông thường về thời sự, chính trị, xã hội.
Ngoài ra, cán bộ giáo dục phải biết chọn:
- Đúng thời gian
- Chọn địa điểm thuận tiện.
- Biết lôi kéo công đồng tham gia vào các hoạt động.
- Biết sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng có sẵn tại địa phương.
- Thử nghiệm cẩn thận các phương pháp và phương tiện giáo dục sức khỏe trước khi sử
dụng rộng rãi.
Câu 3: Phân tích các yêu cầu của 7 kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cần rèn luyện.
Trả lời: Các yêu cầu của 7 kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cần rèn luyện :
- Kỹ năng nói :
+ Đảm bảo tính chính xác
+ Nói rõ ràng
+ Nói đầy đủ
+ Nói theo hệ thống và logic.
+ Thuyết phục đối tượng.
+ Thời gian nói phải vừa đủ cho đối tượng tiếp thu.
Khi nói cần chú ý đến 3 khía cạnh của lời nói:
+ Âm tốc lời nói.
+ Âm lượng lời nói
+ Âm sắc lời nói.
- Kỹ năng nêu câu hỏi:
Hỏi để có được thông tin phản hồi , hướng dẫn theo các ý tưởng , lời khuyên, hành động,
…Vì vậy, khi hỏi cần tỏ thái độ đúng khi hỏi.
Yêu cầu khi đặt câu hỏi :
+ Câu hỏi phải rõ ràng, xúc tích.
+ Câu hỏi phải ngắn, không cần phải giải thích trả lời.
+ Tập trung vào vấn đề trọng tâm.
+ Sau khi đặt câu hỏi giữ im lặng.
+ Chỉ nên hỏi từng câu hỏi một.
+ Nên hỏi xen kẽ câu hỏi đóng và câu hỏi mở để thu nhận thông tin.
- Kỹ năng nghe:
Chúng ta cần nghe để :
+ Có được thông tin đúng, đủ để thực hiện hành động đúng.
+ Có được thông tin phản hồi để biết liệu thông tin truyền đi có được hiểu đúng hay
không.
+ Có thêm nhiều thông tin và ý tưởng.
+ giảm nguy cơ bị mất thông tin.
+ Khuyến khích người được truyền thông nói với ta nhiều hơn.
Yêu cầu khi lắng nghe:
+ Tập trung chú ý vào người nói.
+ Tạo điều kiện dễ dàng cho người nói.
+ Phải nghe bằng cả mắt, bằng cử chỉ , dáng điệu.
+ Nhìn vào mặt người nói với thể hiện thân thiện, khích lệ người nói.
+ Không đột ngột ngắt lời người nói.
+ Không làm việc riêng.
+ Không thể hiện sự sốt ruột khó chịu.
+ Đặt câu hỏi để khuyến khích đối tượng nói.
+ Thỉnh thoảng lắm lại các cụm từ mà đối tượng vừa nói để khuyến khích họ.
+ Sử dụng các từ đệm đúng lúc như : à, vâng, đúng vậy…
- Kỹ năng quan sát:
Yêu cầu khi quan sát :
+ Sử dụng mắt để thu nhập thông tin.
+ Bằng quan sát có thể thấy được người nhận thông tin liệu
 Có hiểu được không
 Có yêu cầu thêm thông tin nữa không.
 Có sẵn sàng hành động hay không.
+ Quan sát góp phần làm cho đối tượng nghe, tập trung chú ý đến vấn đề được trình
bày nhiều hơn.
- Kỹ năng thuyết phục :
Làm cho người nhận tin tưởng vào người gửi và tin là thông điệp của người gửi là chính
xác.
Yêu cầu khi giải thích phải :
 Nắm chắc vấn đề cần giải thích.
 Giải thích đầy đủ , rõ ràng vấn đề.
 Giải thích ngắn gọn xúc tích
 Sử dụng từ ngữ dễ hiểu
 Sử dụng các ví dụ và tranh ảnh, tài liệu minh họa để giải thích nếu có
 Giải thích tất cả mọi câu hỏi mà đối tượng đã nêu ra
 Bằng cử chỉ thể hiện sự đồng cảm, kính trọng đối tượng.
- Kỹ năng khuyến khích , động viên, khen ngợi.
Yêu cầu khuyến khích, động viên, khen ngợi
 Thể hiện sự thân thiện tôn trọng mọi đối tượng,
 Không phê phán những hiểu biết sai, việc làm chưa đúng hay chưa làm của đối
tượng.
 Cố gắng tìm ra những điểm tốt của đối tượng để khen ngợi dù là nhỏ.
 Tạo cơ hội để mọi đối tượng tham gia.
 Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện trong cách thực hành hành vi
lành mạnh.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện tài liệu trong giáo dục sức khỏe.
Yêu cầu để sử dụng phương tiện tài liệu TTGDSK có hiệu quả:
 Chọn phương tiện tài liệu phù hợp với chủ đề, đối tượng và phương pháp.
 Sử dụng các phương tiện tài liệu có cơ sở khoa học.
 Phương tiện tài liệu được cộng đồng chấp nhận.
 Có sẵn và đủ các điều kiện để sử dụng phương tiện tài liệu ở địa phương.
 Cán bộ GDSK có kỹ năng sử dụng các phương tiện tài liệu.
 Gía thành sản xuất và sử dụng chấp phương tiện tài liệu nhận được .
 Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để thu hút sự chú ý của đối tượng
 Giải thích rõ cấu trúc và cách sử dụng các phương tiện tài liệu nếu cần.
Yêu cầu nội dung của một thông điệp trong phương tiện TTGDSK:
 Rõ ràng
 Chính xác
 Hoàn chỉnh
 Có tính thuyết phục
 Có khả năng thực hiện được
 Có tính hấp dẫn.
Câu 4: Phân tích các yêu cầu của nội dung một thông điệp trong phương tiện TTGDSK:
Trả lời: Yêu cầu nội dung của một thông điệp trong phương tiện TTGDSK:
 Rõ ràng
 Chính xác
 Hoàn chỉnh
 Có tính thuyết phục
 Có khả năng thực hiện được
 Có tính hấp dẫn
Nội dung cần phải rõ ràng, chính xác, hoàn chỉnh để người nhận có thể hiểu và thấy được
vấn đề đang truyền thông thông giáo dục sức khỏe. Cần có tính thuyết phục , có khả năng
thực hiện được để người nhận tiếp nhận , tin tưởng và bắt đầu thay đổi hành vi sức khỏe .
Cần có tính hấp dẫn để người nhận không nhàm chán với vấn đề và nội dung của
TTGDSK và gây ấn tượng, lôi cuốn để dễ dàng làm người nhận thông điệp chấp nhận
thay đổi hành vi sức khỏe.
Câu 5: Khái niệm về đóng vai. Mục đích của đóng vai.
Trả lời:
- Khái niệm về đóng vai:
+ Đóng vai là một phương pháp thường được sử dụng trong giảng dạy và học tập về giáo
dục sức khỏe.
+ Đóng vai thường được sử dụng trong giáo dục sức khỏe.
+ Đóng vai là cách tốt nhất để rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
+ Đóng vai giúp hình dung các sự việc, vấn đề xảy ra trong thực tế vì đóng vai là mô
phỏng lại các tình huống và các vấn đề xảy ra trong đời sống.
- Mục đích của đóng vai:
+ Hiểu nguyên nhân của vấn đề và hành vi riêng.
+ Tìm cách tăng cường mối quan hệ
+ Giúp mọi người thu được các kinh nghiệm trong truyền thông, giao tiếp, lập kế hoạch ,
đưa ra quyết định và cuối cùng đi đến việc xem xét các thái độ hành vi sức khỏe của họ .
+ Đánh giá thái độ, hành vi của mình
Câu 6: Vai trò của thảo luận sau đóng vai:
Trả lời :
- Đây là phần rất quan trọng trong phương pháp đóng vai.
- Thảo luận giúp cho mọi người tập trung vào những vấn đề quan trọng trong đóng vai.
- Có thể đề nghị đóng vai lại để làm sáng tỏ thêm những vấn đề đưa ra trong khi thảo luận
để làm sáng tỏ các kết luận .
Câu 7 : Theo bạn , trong đóng vai, giữa người đóng vai GDSK và người đóng vai đối tượng
được GDSK, ai sẽ là người có vai trò quan trọng làm cho buổi đóng vai sinh động , kịch tích và
thu hút sự chú ý của khán giả . Tại sao?
Trả lời :
Theo em, Trong đóng vai người có vai trò quan trọng làm cho buổi đóng vai sinh động, kịch tích
và thu hút sự chú ý của khán giả là người đóng vai đối tượng giáo dục sức khỏe vì :
- Khán giả đa phần là đối tượng đượcGDSK. Người đóng vai đối tượng được GDSK sẽ
thể hiện được những thắc mắc hay những vấn đề không thực tế mà khán giả đang nghĩ
đến . Từ đó, sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của họ và thu hút được suy nghĩ
của họ về vấn đề đang được GDSK.
-

You might also like