You are on page 1of 7

Bài 6

CÁC KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC


DINH DƯỠNG VÀ ATVSTP

TS. Trịnh Bảo Ngọc; ThS. Đỗ Nam Khánh


MỤC TIÊU
1. Giải thích được khái niệm và các bước chủ yếu của truyền thông và tư vấn dinh dưỡng.
2. Trình bày các kỹ năng cơ bản trong truyền thông giáo dục và tư vấn trực tiếp.
3. Thực hành được các kỹ năng truyền thông và tư vấn dinh dưỡng thông qua đóng vai.

NỘI DUNG

1. Khái niệm

1.1. Truyền thông là gì?


Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ
năng tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận
thức và hành động.
Như vậy, truyền thông là một quá trình liên tục, có nghĩa là nó không diễn ra trong chốc
lát, mà kéo dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa hai bên: bên truyền và bên nhận. Cả
hai bên chia sẻ lẫn nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, và:
 Các thông tin đầy đủ kịp thời thì mới có hệ thống các kiến thức.
 Có kiến thức đúng đắn và đầy đủ thì mới xác định được thái độ đúng và thái độ là biểu
hiện của lý còn tình cảm là biểu hiện của tình.
 Có thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn mới có sự vận dụng một cách tự
giác, từ đó mới tạo được kĩ năng và thực hành tốt.

1.2. Giáo dục là gì?


Giáo dục cụ thể được định nghĩa như là một quá trình truyền thông được tiến hành một
cách có hệ thống và có cấu trúc chặt chẽ giữa người truyền (giáo viên) và những nhóm đối tượng
đặc thù (học sinh) nhằm khuyến khích sự tìm hiểu và phân tích để có được những quyết định căn
cứ trên những thông tin ấy, dẫn tới những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động.
Nói một cách khác, giáo dục là một quá trình dạy và học, trong đó kiến thức được tập hợp
một cách có hệ thống và được người dạy truyền đạt cho người học. Tuỳ theo hình thức tiến hành,
người ta chia ra:
 Giáo dục chính quy: gồm hệ thống các trường phổ thông, các trường trung học, các
trường chuyên nghiệp và đại học.
 Giáo dục không chính quy: gồm các lớp xóa mù chữ, các lớp bổ túc, các lớp dạy nghề.
Với cả hai hệ thống giáo dục này, đều có thể tiến hành giáo dục về dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm.

2. Các kỹ năng trong truyền thông, giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Nhằm giúp cho mọi người lựa chọn một cách thông minh về sức khoẻ và chất lượng cuộc
sống trong cộng đồng và xã hội, cần phải trình bày các thông tin một cách chính xác bằng những
hình thức dễ hiểu. Do vậy, người truyền thông, giáo dục phải biết và thực hiện tốt một số kỹ
năng sau:

2.1. Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thân thể


2.1.1. Ngôn ngữ nói
 Tiếp xúc với mọi người một cách thân mật sẽ giúp cho việc truyền thông tốt, đối tượng
cảm thấy mình được quan tâm đến.
 Trước hết hãy trao đổi để xem xét đối tượng đó biết, tin và làm gì về vấn đề mình định
nói.
 Sau đó sẽ trình bày bổ sung thêm hoặc sâu hơn điều mà họ cần biết, cần làm.
 Truyền đạt những thông tin chủ chốt và giải thích lợi ích của hành vi mới về dinh dưỡng
cũng như về việc đảm bảo chất lượng chất lượng VSATTP. Nếu nói trước đám đông cần chuẩn
bị kỹ tài liệu.
 Tìm ra những lý do cản trở đến việc thay đổi hành vi và cố gắng đề xuất được cách khắc
phục. Những cản trở có thể do khách quan, do bản thân (thiếu hiểu biết, theo thói quen, theo
phong tục tập quán, không quan tâm, không có tiền...). Hãy trao đổi với đối tượng để tìm cách
khắc phục.
 Dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, hạn chế ngôn ngữ khoa học cao siêu, chú ý ngôn ngữ
địa phương.
 Trong khi giải thích có thể đưa ra các ví dụ từ chính kinh nghiệm trong cộng đồng, dùng
những câu ca dao, tục ngữ để minh hoạ thêm cho sinh động.
 Dùng phương tiện trực quan như các mô hình, hiện vật, tranh ảnh để giúp đối tượng dễ
nhớ, dễ hiểu “Trăm nghe không bằng một thấy”.
 Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, bởi với nhiều đối tượng có nhiều điều muốn hỏi
nhưng họ ngần ngại, chúng ta cần phải biểu lộ sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm.
 Giọng nói: chú ý âm lượng, tốc độ, nhịp độ, chỗ nhấn mạnh, chỗ ngừng, điệu bộ.
2.1.2. Ngôn ngữ thân thể
a. Tư thế: thoải mái
 Khi đứng: hai gót chân không nên cách nhau quá xa như kiểu dạng chân.
 Đi lại khi cần thiết, có mục đích, như đến gần với từng người để lắng nghe và trả lời, tỏ
ra quan tâm đến họ.
 Tránh vừa đi vừa nói, nói quay lưng lại.
b. Hai tay: thả lỏng, tạo các cử chỉ lịch thiệt, tự tin...
 Tránh chỉ trỏ như ra lệnh hay chỉ trích người nghe.
 Luôn kiểm soát được các động tác tay, đừng vung vẩy như con rối, những cũng cố tránh
như: “không biết để vào đâu”.
 Đừng làm các động tác thừa: vuốt tóc, xách quần, xách váy, đập bàn.... trừ khi muốn
biểu thị điều gì đó thật cần thiết.
c. Cách nhìn
 Bao quát, không nhìn 1 chỗ quá lâu gây cảm giác bất lịch sự và khiêu khích.
 Đối với nhóm lớn nên để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ.
d. Nét mặt
 Thay đổi cho thích hợp với từng lời nói, cử chỉ và đối tượng.
 Luôn luôn tươi cười trong mọi tình huống là điều cần ghi nhớ nhất.
 Tránh cau có lạnh nhạt đăm chiêu.
e. Cách ăn mặc
 Quần áo chỉnh tề, màu sắc hài hoà, phù hợp đối tượng, phong tục tập quán.
 Không ăn mặc quá cầu kỳ gây phân tán sự chú ý của đối tượng.

2.2. Sử dụng các phương tiện trực quan


 Hiện vật
 Mô hình
 Tranh lật
 Áp phích
 Tờ gấp
 Trưng bày, triển lãm
 Phối hợp tivi, video, ảnh, nhạc.... tuỳ từng tình hình cụ thể.

2.3. Lựa chọn các phương pháp truyền thông thích hợp và phối hợp tuỳ từng điều kiện cụ thể
 Nói chuyện.
 Thảo luận nhóm.
 Đọc tài liệu tham khảo.
 Động não.
 Đóng vai, mô phỏng.
 Trình diễn kỹ thuật.
 Thực hành.
 Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hỏi – Đáp
Trò chơi giáo dục sức khoẻ
2.3.2. Nghiên cứu thực địa
2.3.3. Chiếu phim (Đĩa, Video, Tivi)
2.3.4. Hội thảo
2.3.5. Làm bài tập

2.4. Tạo ra môi trường truyền thông năng động


Để tạo ra một môi trường truyền thông năng động cần:
 Nhận ra bầu không khí đang bao trùm.
 Mở đầu bằng thái độ tích cực ( ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thân thể) để gây ảnh hưởng
tốt đến người nghe.
 Xác định các mục tiêu bằng cách để cho đối tượng nêu các nhu cầu mong muốn.
 Hãy động viên mọi người cùng tham gia đóng góp kinh nghiệm để đạt được mục tiêu
chung đề ra thống nhất với sự hỗ trợ của giảng viên.
 Chuẩn bị cho mọi người sẵn sàng đương đầu với những thách thức.
 Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập cá nhân hoặc nhóm, động viên mọi
người tích cực tham gia, tôn trọng học viên.
 Kiểm soát sự đối chọi các ý kiến giữa học viên với học viên và giữa học viên với giáo
viên.

3. Các kỹ năng trong tư vấn về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm

3.1. Tư vấn là gì?


Tư vấn là một quá trình giao tiếp giữa người làm tư vấn và đối tượng cần được hỗ trợ nhằm
giúp họ hiểu rõ hơn vấn đề mà họ đang quan tâm cần giải quyết và giúp họ tự tìm ra các giải
pháp khả thi để tự quyết định chọn giải pháp thích hợp nhất, từ đó thay đổi hành vi của bản thân.
Như vậy, người làm tư vấn chỉ có thể giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng chứ không thể làm thay họ
được.

3.2. Các hình thức tư vấn dinh dưỡng


 Tư vấn trực tiếp (mặt đối mặt): là quá trình tương tác trực diện bằng ngôn ngữ có lời và
ngôn ngữ không lời giữa người làm truyền thông với đối tượng.
 Tư vấn qua điện thoại: là quá trình trao đổi, giải đáp, động viên giữa người làm truyền
thông với đối tượng thông qua đường dây điện thoại.
Dù tư vấn theo cách nào cũng thực hiện đúng 4 bước chủ yếu sau đây:
 Giúp đối tượng nhận rõ vấn đề của họ;
 Giúp đối tượng hiểu đúng các nguyên nhân của vấn đề đó;
 Động viên đối tượng đưa ra được các giải pháp cho vấn đề đó;
 Giúp đối tượng chọn giải pháp tối ưu.

3.3. Các kỹ năng


3.3.1. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Nhóm kỹ năng này gồm các kỹ năng sau đây: (i) Sử dụng giao tiếp không lời hữu ích
(ii) Hỏi câu hỏi mở (iii) Sử dụng các đáp ứng và điệu bộ biểu thị sự quan tâm (iv) Phản hồi lại
những điều đối tượng nói (v) Thông cảm- tỏ ra bạn hiểu những cảm nghĩ của đối tượng(vi) Tránh
dùng các từ phán xét.
a. Sử dụng giao tiếp không lời hữu ích
 Giao tiếp không lời thể hiện bạn quan tâm đến đối tượng và giúp họ cảm thấy thoải mái.
 Giao tiếp không lời là những giao tiếp thông qua vẻ mặt, ánh mắt, vị trí đầu, vị trí của
cơ thể bạn so với đối tượng, xóa các vật cản như bàn ghế nằm giữa bạn và người nghe, thời gian
kéo dài.
 Một số hành động gây cản trở cho giao tiếp là khi bạn đứng cao hơn đối tượng, hoặc
nhìn đi nơi khác khi nói chuyện hay tỏ ra sốt ruột.
b. Kỹ năng sử dụng câu hỏi mở.
 Để bắt đầu thảo luận với đối tượng hoặc để thu thập thông tin về các thực hành chế độ
ăn. Bạn cần phải hỏi một số câu hỏi.
 Điều quan trọng là phải hỏi các câu hỏi bằng cách nào đó để khuyến khích đối tượng nói
chuyện với bạn và cung cấp cho bạn thông tin. Điều này giúp bạn tránh phải hỏi nhiều câu hỏi và
học được nhiều điều trong thời gian cho phép.
 Các câu hỏi mở thường là rất hữu ích. Các câu hỏi mở thường bắt đầu với “Cái gì?”
“Tại sao?” “Ai?” “Khi nào?” “ở đâu?” và “Thế nào?”.
 Các câu hỏi đóng thường ít có ích hơn bởi vì với các câu hỏi này đối tượng chỉ trả lời
“Có” hay “Không”. Ví dụ nếu bạn hỏi “Chị có thường xuyên cho trẻ ăn không?” Đối tượng có
thể trả lời “Có” nhưng bạn không biết đối tượng cho trẻ cho rằng bao nhiêu lần là “thường
xuyên”. Loại câu hỏi này thường bắt đầu bằng các từ “Bạn có” “Bạn đang” “Đứa trẻ đã…”. Nếu
đối tượng trả lời có hay không và bạn cảm thấy thất vọng vì nghĩ rằng đối tượng không muốn
cung cấp thông tin cho bạn.
Ví dụ: “Chị có thường xuyên cho trẻ ăn hoa quả không?”
 Một câu hỏi mở chung chung sẽ hữu ích cho việc bắt đầu một cuộc đàm thoại. Điều này
sẽ cho bà mẹ cơ hội nói lên những điều quan trọng đối với họ. Ví dụ : “Cháu ăn thế nào?”
 Đôi khi, với câu hỏi chung như thế chúng ta có thể nhận được câu trả lời như “Ô, tốt
lắm” do vậy bạn cần phải hỏi câu hỏi khác để tiếp tục cuộc nói chuyện. Ví dụ “Ngày hôm qua
cháu đã ăn gì trong bữa chính?”.
 Bạn có thể hỏi câu hỏi đóng nếu bạn cần câu trả lời cụ thể, ví dụ, “Chị có cho con chị ăn
thêm thức ăn hoặc nước uống ngoài không?”.
c. Ba kỹ năng tiếp theo là: (iv) Sử dụng sự đáp ứng và điệu bộ biểu thị sự quan tâm (v)
Phản hồi lại những điều đối tượng nói (vi) Thông cảm- tỏ ra bạn hiểu những cảm nghĩ của đối
tượng.
 Chúng ta thể hiện sự hưởng ứng của mình để tỏ sự quan tâm và lắng nghe. Điều này bao
gồm cả các giao tiếp không lời như: gật đầu, các cụm từ như “tiếp tục” “ồ, bạn thân mến”...
 Một cách khác để thể hiện sự quan tâm của bạn là phản hồi lại những điều người khác
nói. Điều này khuyến khích đối tượng tiếp tục nói chuyện. Tốt nhất là nên sử dụng các từ khác
nhau tránh lặp đi lặp lại.
 Ví dụ nếu đối tượng nói:
 “Tôi không biết cho cháu ăn gì vì cháu không chịu ăn gì cả?”
 Bạn có thể phản hồi lại:
 “Cháu không ăn tất cả thức ăn mà chị cho à?”
 Sự phản hồi giúp làm rõ hơn điều người mẹ bày tỏ. Họ có thể nói rằng “ồ, không, không
phải như thế- Cháu cũng ăn một vài thứ”. Bạn không cần phải phản hồi điều đối tượng nói. Bạn
có thể dùng cách phản hồi khác “ ồ thế à?” hay bạn đưa ra một câu hỏi mở thích hợp.
 Một cách khác nhằm khuyến khích đối tượng nói là tỏ rõ sự đồng cảm với họ. Điều này
có nghĩa là bạn phản hồi lại đối tượng theo một cách nào đó mà nó thể hiện bạn đang nghe họ
nói và hiểu được những điều họ quan tâm và những cảm nghĩ của họ.
3.3.2. Kỹ năng xây dựng niềm tin và đưa ra sự hỗ trợ
 Xây dựng niềm tin cho đối tượng giúp họ tự quyết định và thực hiện điều họ nhận thức
được. Một khi đối tượng có niềm tin về những gì họ quyết định, nó sẽ giúp họ tự tin và không
chịu sức ép của những người khác.
 Thể hiện sự hỗ trợ của bạn giúp đối tượng tự tin vào những điều họ đang thực hiện và giúp
họ tiếp tục thực hiện những thực hành ăn bổ sung tốt.
 Điều quan trọng là đừng phản đối hoặc chỉ trích với những gì đối tượng kể cho bạn
nghe. Hãy chấp nhận những gì họ kể. Chấp nhận những gì họ kể có nghĩa là đáp lại một cách
trung tính, không đồng ý mà cũng chẳng bất bình với những gì họ nghĩ, họ quan niệm và họ cảm
nhận.
 Phản hồi lại ý kiến và trả lời đơn giản là cách có lợi để chỉ sự chấp nhận.
 Đồng cảm cũng là cách thể hiện sự chấp nhận những cảm nghĩ của đối tượng. Khi đối
tượng lo lắng hoặc buồn phiền, bạn lại nói vài điều như "Ồ, đừng buồn nữa, điều đó không đáng
để lo lắng đâu!", đối tượng có thể thấy họ sai lầm nếu như quá buồn phiền. Điều này cũng có thể
làm giảm tự tin của đối tượng về khả năng đưa ra các quyết định.
 Một kỹ năng khác là phát hiện và khen ngợi những điều đối tượng đã làm đúng.
 Khi chúng ta là cán bộ y tế, chúng ta được dạy cách tìm ra vấn đề. Điều đó có nghĩa là
chúng ta chỉ nhìn nhận những gì mà đối tượng làm mà chúng ta cho là sai và cố gắng sửa chữa
nó. Tuy vậy, chúng ta cũng cần nhìn nhận cái gì đối tượng đã làm đúng để mà khen ngợi.
3.3.3. Sáu nguyên tắc cơ bản trong quá trình tư vấn
1. Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và làm. Hãy khen ngợi nếu họ đã hiểu
đúng, đã làm tốt;
2. Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác điều đối tượng nên làm và lợi ích
của hành vi mới;
3. Tìm hiểu các khó khăn mà đối tượng có thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới và thảo
luận cách giải quyết;
4. Kiểm tra xem đối tượng có hiểu những gì bạn vừa trao đổi không;
5. Động viên, khuyến khích họ làm theo;
6. Đạt được cam kết về việc họ sẽ làm trong tương lai.
3.3.4. Tóm tắt các kỹ năng tư vấn
 Chào hỏi, tiếp xúc thân mật và sử dụng tốt các giao tiếp không lời:
 Loại bỏ những vật cản giữa bạn và đối tượng.
 Ngồi ngang tầm mắt với người nhận.
 Nhìn vào mắt đối tượng một cách thân mật.
 Không tỏ ra vội vã.
 Dùng từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu.
 Thái độ, vẻ mặt, dáng điệu, cử chỉ,... phù hợp.
 Hỏi các câu hỏi mở để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc, những gì đối tượng đã
biết, tin, đã làm đúng và chưa đúng.
 Khen những gì đối tượng đã làm tốt, đã hiểu đúng.
 Khuyên nhủ, thảo luận cách giải quyết, nêu lợi ích và hướng dẫn những điều thiết thực,
cụ thể mà đối tượng cần biết, cần làm (dùng tranh ảnh, ví dụ thực tế địa phương để minh hoạ).
 Kiểm tra xem đối tượng có hiểu đúng nội dung mà bạn vừa trao đổi không.
 Khuyến khích, động viên đối tượng làm theo.
 Đạt được cam kết về những gì đối tượng sẽ làm.

You might also like