You are on page 1of 3

Ngành luật sư

1. Khái niệm
Hiểu một cách đơn giản, ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực
đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên,
chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự,
Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,… . 
2.  Phân loại
Ngành Luật thương mại
Ngành Luật dân sự
Ngành Luật hành chính
Ngành Luật quốc tế
Ngành Quản trị- luật
Ngành Luật hình sự
3. Các tố chất cần có
Thích tranh luận
Giao tiếp tốt
Khả năng phân tích
Kỹ năng nắm bắt tâm lý
Đàm phán tốt và lắng nghe tốt
Có khả năng thuyết phục
Mong muốn phục vụ người khác
Kiên trì và nhẫn nại
Có tính tấn công
4. Trường xét tuyển
Trường Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại Học Luật Huế-ĐH Huế
Đại học Kinh Tế – Luật –  Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
Khoa Luật trường Đại Học Vinh
Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ
5. Tổ hợp môn thi và điểm chuẩn
Tổ hợp xét tuyển:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Văn, Toán, Anh
- D03: Văn, Toán, T.Pháp
- D06: Văn, Toán, T.Nhật
- D14: Văn, Sử, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Điểm chuẩn:
Thống kê năm 2022 của một số trường lớn đào tạo ngành Luật cho thấy, điểm trúng tuyển các chuyên
ngành Luật dao động từ 23,4 - 29,5 điểm.Một số chuyên ngành Luật luôn có mức điểm chuẩn cao ở
các cơ sở đào tạo bao gồm: Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế...
6. Cơ hội việc làm và mức lương
Cơ hội việc làm:
-Thẩm phán
- Kiểm sát viên:
- Luật sư:
- Chấp hành viên:
- Chuyên viên pháp lý:
- Cố vấn pháp lý
- Giáo viên, giảng viên luật
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật
- Điều tra viên
- Thư kí toà án
- Thẩm tra viên
Mức lương:
Để xác định mức lương ngành Luật, cần phải xem xét vị trí, tính chất công việc, khả năng chuyên
môn ở mỗi người. Trung bình, thu nhập ở các vị trí luật sư tại các công ty luật sẽ khoảng 4-6 triệu
đồng cho sinh viên mới ra trường. Khi có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương sẽ rơi vào khoảng
10 triệu đồng/ tháng. Khi có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ lên đến 15 triệu hoặc hơn tùy
vào năng lực.
7. Thuận lợi và khó khăn của ngành
Thuận lơi:
1. Được trang bị những kỹ năng cần thiết
● Kỹ năng Nghiên cứu: Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với vô vàn nguồn kiến thức,
đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu để hiểu rõ và phân tích từng nội dung vấn đề, đồng thời sàng lọc
những kiến thức đó và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, mạch lạc bằng những thuật ngữ pháp lý.
● Kỹ năng Trình bày, thuyết phục: Sinh viên được rèn luyện kỹ năng trình bày, thuyết phục khi tham
gia vào các cuộc debate, thuyết trình các dự án, nghiên cứu khóa học, các chương trình ngoại khóa
như các phiên tòa giả định, hội thảo, tọa đàm,…
● Kỹ năng Viết: Bản chất việc học Luật là viết nhiều, được rèn luyện từng ngày qua các bài học trên
lớp hay các bài tiểu luận, bài thi. Vì vậy, kỹ năng viết của sinh viên được cải thiện trước và sau rõ rệt,
kèm theo đó là kỹ năng đọc hiểu cũng được phát triển hơn.
2. Có thể áp dụng trong mọi công việc
Nhu cầu của xã hội càng cao thì đòi hỏi con người phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực
hiện. Tất cả mọi hoạt động trong xã hội đều có sự có mặt của pháp luật, luật pháp bao trùm lên mọi
lĩnh vực, quan hệ. Do đó việc hiểu biết pháp luật không bao giờ là dư thừa và bạn sẽ có thể vận dụng
trong công việc của mình với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực.
3. Có cái nhìn khách quan, công bằng và trung thực
Được đào tạo trong môi trường của ngành luật sẽ giúp bạn ngày càng có thêm niềm tin vào lẽ phải,
vào sức mạnh của công lý, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều phương diện, có cái nhìn tổng quát và khách
quan.
4. Bảo vệ bản thân và những người xung quanh
Là một sinh viên Luật, bạn sẽ được dạy kiến thức pháp luật. Qua những môn học về ngành này, bạn
sẽ có cái nhìn bài bản và chính xác nhất về những điều bạn được làm hay không được làm, thế nào thì
được coi là vi phạm pháp luật, thế nào là phạm tội ở mức độ nhẹ và nặng,… Khi biết được chúng, bạn
sẽ hiểu rõ bản thân có những quyền hạn hay nghĩa vụ gì, bạn sẽ bảo vệ được người thân và gia đình,
vì bạn hiểu điều gì đúng, điều gì sai và sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất.
Khó khăn:
1. Học Luật là học “cả đời”
Quá trình học Luật không chỉ gói gọn trong 4 năm Đại học. Với hàng trăm ngàn văn bản pháp luật
Việt Nam và hàng ngàn văn bản pháp lý quốc tế luôn có thể được sửa đổi bổ sung, việc học Luật sẽ
không bao giờ có điểm kết. Chưa kể nếu bạn muốn học cao hơn, tiến xa hơn trong sự thì việc học
Luật cần thiết và tất yếu sẽ trở thành hoạt động gắn bó với bạn suốt đời.
2. Khó theo Luật khi không có đam mê
Dù là bất cứ ngành nghề nào, để đạt được thành công cũng cần phải có sự yêu nghề, đam mê. Nếu bạn
lựa chọn ngành luật vì “nghe theo định hướng của bố mẹ”, “nhà có người làm nghề luật”, “ngành luật
đem lại thu nhập cao” mà bỏ qua sở thích cá nhân, sẽ rất khó để bạn có thể đi xa với ngành này. Với
việc không có niềm yêu thích cộng với khối lượng kiến thức luật pháp khô khan, sẽ khó khăn và dễ
dẫn đến chán nản khi bạn tham gia học ngành Luật.
Các ngành nghề thuộc nhóm ngành Luật luôn có yêu cầu về khả năng chuyên môn rất cao, cùng quá
trình rèn luyện rất khắt khe nhằm đảm bảo rằng người giữ các vị trí hành nghề cao hơn như luật sư và
thẩm phán, sinh viên phải có đủ tư cách và phẩm chất đạo đức để hành nghề. Vì vậy, nếu bạn muốn
theo đuổi đam mê, phải thật sự nghiêm túc và xác định phương hướng phát triển bản thân trong ngành
ngay từ khi bắt đầu học năm nhất.
3. Luật là ngành áp lực cao
Áp lực cạnh tranh trong ngành và áp lực bị đào thải, yêu cầu sinh viên phải có năng lực chuyên môn
vững vàng, và phải tự trang bị các kỹ năng mềm cần thiết đảm bảo khả năng tư vấn tốt nhất cho khách
hàng, nắm bắt và xử lý tốt các tình huống liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội.
8. Một số luật sư tiêu biểu
9. Trò chơi
10. Tổng kết

You might also like