You are on page 1of 9

ThS.

NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

Chương trình môn học


LUẬT KINH DOANH

Không ai có thể diễn dẫn rằng mình không biết luật


Forum and no one can be that I do not know the rule
– Napoleon Bonaparte

Giảng viên: NGUYỄN THÙY DUNG


Email: dungnguyen@ueh.edu.vn
Số tín chỉ: 03 – 11 buổi
Đối tượng: Sinh viên Đại học Kinh tế
Giờ lên lớp: 4tiết/buổi
Giờ tự học: tối thiểu là 2 lần số buổi lên lớp

1. Mô tả môn học:
Tầm quan trọng của pháp luật, ngày nay, hầu như đã được tất cả mọi người thừa nhận.
Trong cuộc sống, dù đôi lúc pháp luật trở nên gò bó, cứng nhắc, nhưng nếu chúng không
tồn tại, hậu quả để lại là không thể đo lường được. Do vậy, những hiểu biết về pháp luật
trong thời đại mới là vô cùng quan trọng, nhất là trong khối ngành mang tính “cạnh tranh”
gay gắt như kinh tế.
Luật kinh doanh là học phần bắt buộc đối với sinh viên UEH. Môn học này cung cấp
cho sinh viên những kiến thức pháp lý cần thiết để hoạt động trong môi trường kinh doanh
ở Việt Nam, chú trọng việc so sánh với các quốc gia tiên tiến. Môn học gồm hai phần:
(1) Đại cương pháp luật trong môi trường kinh doanh. Phần này tập trung giảng dạy cho
người học có những hiểu/ biết chung/cơ bản về pháp luật gồm: bản chất của pháp luật, sự
tồn tại của pháp luật và chủ thể của pháp luật. Từ đó, giúp người học tiếp cận với những
vấn đề cụ thể của pháp luật của một nhà kinh doanh trong tương lai gồm: luật hiến pháp
bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quản lý và giám sát của nhà nước với hoạt động kinh
doanh và trách nhiệm pháp lý của chủ thể kinh doanh. Hiểu rõ pháp luật và vai trò pháp
luật, đánh giá pháp luật và có thái độ thượng tôn pháp luật là mục tiêu chủ đạo của phần
này.
(2) Pháp luật cho người kinh doanh. Phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản
về sự hình thành, tồn tại và vận hành của doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, gia
nhập thị trường, tiến hành kinh doanh và rút khỏi thị trường. Những nội dung chính của
phần này bao gồm: pháp luật về tài sản, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng trong
kinh doanh, pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, pháp luật về phá sản doanh

1
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

nghiệp. Hiểu, đánh giá, vận dụng qui định của pháp luật về gia nhập, hoạt động và rút lui
khỏi thị trường của doanh nghiệp là mục tiêu chủ đạo của phần này.
Thông qua môn học này, bên cạnh những tri thức về khoa học pháp lý, sinh viên còn
được phát triển kỹ năng của nhà làm luật như: giải quyết tình huống, phân tích các hành vi
vi phạm pháp luật, khả năng thuyết phục,…

2. Mục tiêu môn học :


Kết thúc môn học này, sinh viên sẽ có khả năng tốt hơn trong việc:
- Nhận biết và liên hệ một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về pháp luật nói chung
và hệ thống pháp luật dành cho lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam nói riêng.
- Chuẩn bị những kiến thức nền tảng cho các môn học có liên quan, nhất là các môn học
thuộc khối ngành luật kinh tế.
- Xây dựng ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân.
- Phát triển các kỹ năng: làm việc nhóm, thuyết phục, lãnh đạo, ra quyết định hay kỹ
năng tìm tài liệu thông tin và cập nhật sự thay đổi của các VBQPPL tại Việt Nam hiện
nay.
3. Tổ chức, yêu cầu và đánh giá môn học:
Sinh viên tìm hiểu và khám phá những vấn đề lý luận về pháp luật trong hệ thống kinh
doanh thông qua việc đọc tài liệu theo đề cương này. Giảng viên là người hướng dẫn, động
viên, giới thiệu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật. Việc
thảo luận và làm việc nhóm được tính vào điểm quá trình học tập; do đó đọc tài liệu và trả
lời những câu hỏi kèm theo mỗi chương trước khi đến lớp là yêu cầu bắt buộc đối với
mỗi sinh viên. Từ những bài đọc này, sinh viên phải liên hệ với các vấn đề được đưa ra
thảo luận trước lớp, từ đó đề xuất những phương án giải quyết thích đáng với thực tiễn
ngành tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
v Về cách đánh giá kết quả học phần:
- Sinh viên phải tham gia từ 80% các buổi học trên lớp do giảng viên hướng dẫn, thuyết
trình các đề tài của nhóm, trả lời các câu hỏi của giảng viên và đánh giá ý kiến trả lời
vấn đề của các nhóm khác.
- Điểm quá trình 50%, điểm thi kết thúc học phần 50%.
- Điểm đánh giá quá trình, bao gồm: điểm bài kiểm tra trên lớp (2đ), bài thuyết trình
hoặc bài phản biện (3đ), bài tiểu luận (2đ), điểm bài thu hoạch (2đ), điểm khuyến khích
(đóng góp trong quá trình học trên lớp, tham gia các hoạt động khác) (1-2đ).
- Hình thức thi hết học phần: trắc nghiệm, sử dụng VBQPPL.
v Về bài kiểm tra:
- Thực hiện tại lớp với nội dung ôn lại những kiến thức đã học của những buổi trước.
- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm, tự luận, giải quyết BTTH.
- Điểm kiểm tra được công nhận cho cá nhân hoặc nhóm.
v Về bài thuyết trình:
- Nhóm thuyết trình: đăng ký tại buổi học đầu tiên. 2
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

- Nội dung: theo kế hoạch từng buổi học.


- Hình thức thuyết trình: mỗi nhóm có tối đa 30 phút thuyết trình, hình thức phù hợp với
nội dung bài thuyết trình (clips, game show, kịch,…). Tuy nhiên hình thức phải phù
hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, và quy định của nhà trường.
- Hình thức nộp bài: các nhóm nộp qua email cho giảng viên bản nháp chậm nhất là 3
ngày trước các buổi học, và bản hoàn thiện chậm nhất là 1 tuần sau khi kết thúc buổi
thuyết trình.
- Điểm thuyết trình được công nhận cho nhóm.
v Về bài phản biện:
- Nhóm phản biện chọn nội dung muốn thực hiện tại buổi học đầu tiên.
- Hình thức phản biện: mỗi nhóm phản biện có tối đa 30 phút để thực hiện bài phản biện
của mình. Các nhóm được tự do lựa chọn hình thức phản biện. Lưu ý sử dụng ngôn từ
và cách phản biện trên tinh thần xây dựng, không được chì chiết, sỉ nhục, gây ảnh
hưởng xấu đến tinh thần học tập chung của giảng đường.
- Hình thức nộp bài: nhóm phản biện sẽ được nhận nội dung từ nhóm thuyết trình chậm
nhất là trước 3 ngày trước các buổi học. Đồng thời, nhóm phản biện nộp bài phản biện
qua email cho giảng viên bản nháp chậm nhất là 1 ngày trước các buổi học, và bản
hoàn thiện chậm nhất là 1 tuần sau khi kết thúc buổi thuyết trình.
- Điểm phản biện được công nhận cho nhóm.
v Về bài thu hoạch đi tòa:
- Nội dung: các vụ án được TAND các cấp xét xử trong suốt thời gian học (án sơ thẩm)
- Thời hạn nộp bài thu hoạch: buổi học cuối cùng.
- Số lượng bài thu hoạch: tối thiểu 1 bài/nhóm làm việc.
- Hình thức bài thu hoạch:
o Hình thức: Viết tay hoặc đánh máy trên word (in 2 mặt, có đánh số trang, không
cần đóng bìa, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman, giãn dòng single, có canh
Paragraph 6pt, lề trên 2,5cm – lề dưới 2,5cm – lề trái 3cm – lề phải 2cm)
o Phải có trang bìa riêng, thể hiện rõ tên tác giả và tên vụ án
o Phần nội dung viết từ 6-10 trang A4 đánh máy (chưa bao gồm tóm tắt vụ án)
o Đảm bảo các nội dung sau: tóm tắt vụ án, diễn biến phiên tòa, kết quả xét xử,
nhận xét/đánh giá/cảm nhận của tác giả
o Phải chú thích rõ ràng, cụ thể về nội dung trích dẫn, nguồn tài liệu tham khảo
(danh mục tài liệu tham khảo)
- Điểm bài thu hoạch được công nhận cho nhóm.
v Về bài tiểu luận:
- Nội dung: các chủ đề liên quan đến nội dung môn học, và không trùng lắp với đề tài
thuyết trình của nhóm.

3
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

- Bài tiểu luận có thể nộp trực tiếp cho Giảng viên tại lớp hoặc văn phòng khoa (A107)
trong suốt thời gian học cho đến hết tuần thứ 10.
- Số lượng bài nghiên cứu: tối thiểu 1 bài/nhóm làm việc hoặc cá nhân.
- Điểm bài tiểu luận được công nhận cho cá nhân hoặc nhóm.

v Cách thức làm việc:


- Sinh viên nhận chương trình làm việc ngay buổi học đầu tiên để tự lên kế hoạch học tập
- Chia nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV
- Mỗi nhóm chuẩn bị các chủ đề thuyết trình/phản biện theo thứ tự bốc thăm trong buổi
học đầu tiên.
- Các nhóm tự lên kế hoạch đi thực tế ở tòa (mỗi nhóm 1 bài thu hoạch, nộp vào buổi học
thứ 9)

v Danh mục đề tài thuyết trình :


1. Tìm hiểu về tài sản và quyền sở hữu tài sản trong kinh doanh và giải quyết tình
huống tranh chấp liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam (buổi học số 5).
2. Tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (buổi
học số 5).
3. Tìm hiểu về lựa chọn loại hình chủ thể kinh doanh (các loại hình DN) theo quy
định của pháp luật Việt Nam (buổi học số 6).
4. Tìm hiểu về vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Việt Nam (buổi học số 6).
5. Tìm hiểu về giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy
định của pháp luật Việt Nam (buổi học số 7).
6. Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam (buổi học
số 7).
7. Tìm hiểu về giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của
pháp luật Việt Nam (buổi học số 8).
8. Tìm hiểu về biện pháp kỷ luật lao động sa thải theo quy định của pháp luật Việt
Nam (buổi học số 8).
9. Tìm hiểu về thủ tục tố tụng toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam (buổi học
số 9).
10. Giải quyết tranh chấp kinh doanh qua tố tụng trọng tài theo quy định của pháp luật
Việt Nam (buổi học số 9).

4. Nội dung và lịch học:


Buổi học Nội dung giảng dạy Tài liệu tham khảo Chuẩn bị của sinh
4
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

viên

Thứ 1 Giới thiệu tổng quan môn - Đọc giáo trình Luật kinh - Những yêu cầu, mong
học doanh (chương 1) đợi về môn học
Những vấn đề cơ bản về - Đọc Introduction to Law - Câu hỏi của sinh viên
Pháp luật. • Foundations, trang 1-5
• Sources of Law, trang
23-36
-Tài liệu đọc thêm: (1) giáo
trình Lý luận về NN và PL,
(2) Bàn về khế ước pháp
luật (Du Contrat Social)
của Jean-Jacques Rousseau

Thứ 2 Pháp luật trong môi - Đọc giáo trình Luật kinh
trường kinh doanh doanh (chương 1)
- Đọc Introduction to Law
• Pháp luật là gì? Và các
đặc điểm cơ bản của
Pháp luật: Trang 1-5
• Các nguồn luật được
công nhận tại Châu Âu:
Trang 23-36
-Tài liệu đọc thêm: (1) giáo
trình Lý luận về NN và PL,
(2) Bàn về khế ước pháp
luật (Du Contrat Social)
của Jean-Jacques Rousseau

Hiến pháp bảo vệ quyền - Đọc giáo trình Luật kinh - Đọc thêm ở nhà
tự do kinh doanh doanh (chương 2,3)
PL về phòng chống tham - Đọc Thế chế Pháp luật
nhũng Kinh tế- Một số quốc gia
trên thế giới: Trang 24-47
- Đọc Giáo trình Luật
Hiến pháp- Chương III &
IV: trang 42-55; 68-71
Đọc Tài liệu Giảng dạy về
Phòng, chống tham nhũng
dùng cho các Trường Đại
học, Cao đẳng không
chuyên về luật- Phần I-
trang 4-28
VBQPPL: Hiến pháp 2013;
Luật Phòng chống tham
5
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

nhũng 2005, sửa đổi năm


2007 và 2012; Công ước
của Liên hiệp quốc về
Phòng chống tham nhũng

Thứ 3 PL về tài sản và quyền - Đọc giáo trình Luật kinh


của người kinh doanh đối doanh (chương 4)
với tài sản trong kinh - Đọc Introduction to Law
doanh.
• Property Law, trang 71-
109.
- Tài liệu đọc thêm: giáo
trình Lý luận về Nhà nước
và pháp luật
VBQPPL: Bộ luật Dân sự
2015

Thứ 4 Các hình thức tổ chức - Đọc giáo trình Luật kinh - Nộp bài tập số 01 về
LMS kinh doanh: doanh (chương 5) thủ tục thành lập DN tại
- Thành lập DN - Đọc thêm : Chuyên khảo Sở KHĐT Tp.HCM
- Chấm dứt hoạt động của Luật kinh tế của PGS TS
DN Phạm Duy Nghĩa
VBQPPL: Luật Doanh
nghiệp 2020, Bộ Luật Dân
sự 2015, Nghị định
78/2015, Luật phá sản 2014

Thứ 5 Các hình thức tổ chức - Đọc giáo trình Luật kinh - Thuyết trình đề tài số
kinh doanh: hoạt động doanh (chương 5) 01 + 02
- Doanh nghiệp tư nhân - Đọc thêm : Chuyên khảo
- Công ty TNHH Luật kinh tế của PGS TS
Phạm Duy Nghĩa
VBQPPL: Luật Doanh
nghiệp 2014, Bộ Luật Dân
sự 2015, Nghị định
78/2015,…

Thứ 6 Các hình thức tổ chức - Đọc giáo trình Luật kinh - Thuyết trình đề tài số
kinh doanh (tt) : doanh (chương 5) 03 + 04
- Công ty hợp danh - Đọc thêm : Chuyên khảo
- Công ty cổ phần Luật kinh tế của PGS TS
Phạm Duy Nghĩa
VBQPPL: Luật Doanh
nghiệp 2014, Bộ Luật Dân
sự 2015, Nghị định
78/2015,…
6
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

Thứ 7 Pháp luật về hợp đồng Đọc giáo trình Luật kinh Thuyết trình đề tài số
doanh (chương 6) 05 + 06
- Đọc Introduction to Law
• The Law of Contracts,
trang 51-70.
- Đọc Chuyên khảo Luật
kinh tế của PGS TS Phạm
Duy Nghĩa
VBQPPL: Bộ luật Dân sự
2015

Thứ 8 Pháp luật về hợp đồng - Đọc giáo trình Luật kinh Thuyết trình đề tài số
kinh doanh thương mại doanh (chương 6) 07 + 08
- Đọc Introduction to Law
• The Law of Contracts,
trang 51-70.
- Đọc Chuyên khảo Luật
kinh tế của PGS TS Phạm
Duy Nghĩa
VBQPPL: Bộ luật Dân sự
2015, Luật thương mại
2005

Thứ 9 Pháp luật về lao động - Đọc giáo trình Luật - Thuyết trình đề tài số
kinh doanh (chương 7) 09 + 10
VBQPPL : Bộ luật lao
động 2012, Luật BHXH
2014,…

Thứ 10 Pháp luật về giải quyết - Đọc giáo trình Luật kinh - Nộp bài tập số 02 : bài
tranh chấp trong kinh doanh (chương 8) thu hoạch đi toà thực tế
doanh - Đọc Chuyên khảo Luật - Nộp bài tiểu luận
kinh tế của PGS TS Phạm
Duy Nghĩa
VBQPPL: Luật trọng tài
thương mại 2010, Bộ luật
Tố tụng Dân sự 2015

Thứ 11 Ôn tập – Tổng kết môn Xem lại toàn bộ nội


LMS học dung môn học
- Đặt câu hỏi
- Bài ôn tập cuối khoá

7
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

5. Tài liệu học tập bắt buộc:


1. Khoa Luật UEH (2017), Giáo trình Luật kinh doanh, NXB Kinh tế
2. Ủy ban kinh tế Quốc hội (2016), Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên
thế giới.
3. Khoa Luật UEH (2018), Tập văn bản quy phạm pháp luật dành cho học phần
Luật kinh doanh, NXB Kinh tế.
4. Jaap Hage, Bram Akkermans (2014), Introduction to Law, Springer International
Publishing (350tr)
5. Hướng dẫn học tập của giảng viên.

6. Tài liệu đọc thêm :


6. John D. Ashcroft, Janet Ashcroft (2010), Law for Business, South-Western
College_West (600tr).
7. Khoa Luật UEH, Giáo trình Luật kinh tế, NXB Kinh tế, tái bản hàng năm.
8. Khoa Luật kinh tế - trường đại học Kinh tế Tp.HCM (2011), Giáo trình Lý luận
nhà nước và pháp luật, NXB lao động
9. PGS TS Phạm Duy Nghĩa (2011), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Công an nhân
dân, Tp.HCM
10. Trường đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb Tư pháp
11. Trường đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật kinh tế, NXB Tư pháp
12. TS Lê Minh Toàn (2009), Pháp luật đại cương, Nxb Chính trị-quốc gia
13. ThS. Luật sư Lê Minh Nhựt (2002), Pháp luật đại cương
14. TS Trần Thị Cúc ; TS Nguyễn Thị Phượng (2009), Hỏi và đáp Nhà nước và pháp
luật, Nxb Chính trị-hành chính
15. Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về hiến pháp và Bộ máy nhà nước, Nxb
Giao thông-vận tải, Hà Nội
16. Hoàng Thanh Đạm (2006), Bàn về khế ước xã hội (Du Contrat Social) của Jean-
Jacques Rousseau, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
17. Hoàng Thanh Đạm (2006), Bàn về tinh thần pháp luật (De L’esprit Des Loir) của
Jean-Jacques Rousseau, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
18. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội
19. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội
20. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội
21. ThS. Nguyễn Việt Khoa và ThS. Từ Thanh Thảo (2011), Luật kinh tế, NXB
Phương Đông, Tp.HCM
22. Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2009), Giải thích pháp luật – một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
8
ThS. NGUYỄN THUỲ DUNG – Hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh – UEH School of Law

23. PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh
chấp tại Tòa án, trọng tài – cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự (sách chuyên
khảo), NXB Lao động, Tp.HCM.
24. Các giáo trình : Luật đầu tư, Luật công ty, Luật phá sản, Luật hợp đồng,…
25. Các Văn bản quy phạm pháp luật như : Hiến pháp 2013, BLDS 2015, BLHS 2015
(sửa đổi bổ sung 2017), Luật xử lý vi phạm hành chính 2011, LDN 2020, LPS
2014, Luật thương mại 2005, BLTTDS 2015, Luật Trọng tài thương mại 2010, …

You might also like