You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Chương 0: GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Slide Nội dung

1 Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo trực tuyến, tìm hiểu môn học
pháp luật đại cương.
Buổi học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin tổng quát về môn học,
bao gồm:
Nội dung môn học
2 Chuẩn đầu ra môn học
Đánh giá kết quả học tập
Tài liệu học tập- tham khảo
Hướng dẫn học tập.
Môn học Pháp luật đại cương do Khoa Luật Trường đại học Mở phụ trách, biên
soạn bài giảng trực tuyến được Giảng viên chính, ThS Bùi Ngọc Tuyền – chủ biên
và các thành viên Giảng viên, ThS Nguyễn Đình Sơn, Giảng viên, ThS Lương Thị
3
Thu Hương cùng nhau thực hiện. Môn học pháp luật đại cương là môn học bắt buộc
trong chương trình cử nhân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm 3 tín
chỉ lý thuyết.
Môn học pháp luật đại cương nghiên cứu các khái niệm cơ bản, chung nhất về nhà
nước và pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lý. Trên cơ sở đó, nội dung môn học
được trình bày thành 2 phần chính:
Phần 1: những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật.
Phần 2: Giới thiệu những nội dung chủ yếu của các ngành luật quan
trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam
3
Phần 1 cung cấp những kiến thức cơ bản về hai hiện tượng xã hội là nhà nước và
pháp luật. Trên quan điểm của học thuyết Mác Lênin, giải thích sự hình thành của
nhà nước và pháp luật trong xã hội, các dấu hiệu để nhận diện một tổ chức nhà nước
hay nhận diện các quy tắc xử sự được gọi là pháp luật. Nội dung phần 1 còn cung
cấp kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng và thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Phần 2 trình bày những nội dung cơ bản của các ngành luật như: Luật Hành chính
và Tố tụng hành chính; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Dân sự và Tố tụng
dân sự; Luật lao động và Luật hôn nhân và gia đình với tư cách là các ngành luật
chủ yếu trong hệ thống pháp luật.

Học xong môn học này, người học có thể:


Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhà nước, cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà
nước Việt Nam và pháp luật nói chung;
Về mặt kỹ năng người học có thể áp dụng kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ
4; 5&6
pháp lý của chủ thể trong một quan hệ pháp luật cụ thể (như: quan hệ pháp luật hành
chính, hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình);
Với sự hiểu biết pháp luật, người học có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp,
thái độ tôn trọng và chấp hành pháp luật trong đời sống xã hội.
Tài liệu học tập bắt buộc của môn học:

• Bùi Ngọc Tuyền [chủ biên] (2020), Pháp luật đại cương, Hà Nội, Nhà
xuất bản Hồng Đức.

7 Ngoài ra môn học có sử dụng tài liệu tham khảo khác gồm:
• Nguyễn Minh Đoan (2017), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp;
• Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Pháp luật đại cương, Hà Nội,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Đánh giá kết quả học tập:


Được thực hiện qua hai thành phần đánh giá là: Đánh giá quá trình và đánh giá cuối
kỳ. Với tỉ lệ điểm của mỗi thành phần đánh giá là 50%.
8
• Đánh giá quá trình được thực hiện theo các hình thức và có tỉ lệ điểm:
Tham gia diễn đàn: 10%
Tham gia 2 Video conference: 10%
Làm bài tập kiểm tra kết thúc chương: trắc nghiệm: 30%
• Đánh giá cuối kỳ được thực hiện theo hình thức và tỉ lệ điểm:
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm: 50%

Hướng dẫn học tập:


Nội dung của môn học cung cấp hai khối kiến thức: thứ nhất là khối kiến thức cốt
lõi, cơ bản nhất trong khối kiến thức lý luận chung về nhà nước và pháp luật; thứ
hai là những kiến thức đại cương về các ngành luật thuộc khoa học luật chuyên
ngành. Môn học được chia thành nhiều chương, mỗi chương được thiết kế từ 2
đến 3 chủ đề. Để hiểu rõ nội dung của từng chủ đề trong từng chương, người học
xem các script bài giảng và các video clip, xác định ý chính, ghi chú các nội dung
9
trọng tâm, quan trọng. Sau đó bổ sung kiến thức bằng cách đọc thêm tài liệu học
tập đã được giới thiệu trong đề cương môn học. Người học có thể tự kiểm tra năng
lực học tập bằng cách làm các bài tập tự đánh giá sau mỗi chủ đề và mỗi chương.
Trước khi làm các bài tập kiểm tra kết thúc chương có tính điểm, các anh chị học
viên nên ôn lại các kiến thức đã học, nắm vũng nội dung chương đã học để có kết
quả học tập tốt. Và xin vui lòng đọc các hoạt động và lịch trình học tập trong đề
cương môn học để thực hiện theo đúng yêu cầu của môn học.
Trên đây là phần giới thiệu môn học Pháp luật đại cương, xin cảm ơn các anh chị
10
đã theo dõi, hẹn gặp lại các anh chị ở những bài học tiếp theo.

You might also like