You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

--------------------------------------------------------------

GIÁO ÁN
SINH HOẠT
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TUẦN 26

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thúy Phượng

Giáo sinh thực tập: Nguyễn Nhật Phong


Trương Ngô Hảo Phương

Năm học: 2023-2024


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Trường: THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa GVHD: Cô Lê Thị Thúy Phượng

Lớp: 12CA3 SVTT: Nguyễn Nhật Phong

Trương Ngô Hảo Phương

Hoạt động: Ngoài giờ lên lớp

Thời gian:

GIÁO ÁN SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TUẦN 26


THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
I. Mục tiêu giáo dục

- Ý thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em
có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực
của bản thân, được thu thập thông tin về các ngành nghề trong xã hội.

- Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề
trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của các bạn khác.

- Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác
thông tin từ các ngành nghề.

II. Nội dung hoạt động


- Thảo luận chuyên đề: “Bạn đã hiểu được những gì về việc lập nghiệp”.

- Tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với hạnh phúc và
tương lai của bản thân

- Những điều cần lưu ý khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp

- Rèn luyện kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sẽ được lựa chọn trong tương lai

III. Công tác chuẩn bị

1. Giáo viên
- Tổ chức trò chơi, các hoạt động thảo luận nhóm

- Chuẩn bị các học liệu phục vụ cho trò chơi, các hoạt động thảo luận nhóm

- Điều phối các hoạt động và chia sẻ thông tin liên quan đến các vấn đề lập nghiệp của thanh
niên

2. Học sinh

- Tham gia trò chơi và các hoạt động thảo luận nhóm

- Tích cực, chủ động trao đổi và tiếp thu thông tin liên quan đến các vấn đề lập nghiệp

IV. Tổ chức hoạt động

THỜI
NỘI DUNG CHUẨN BỊ
GIAN
Hoạt động 1: Khởi động
10 phút - GVCN chia lớp thành 2 nhóm - GVCN chuẩn bị các mẫu
- GVCN tổ chức trò chơi “Tôi là ai” giấy có chứa tên ngành nghề
- GVCN triển khai hoạt động: Mỗi nhóm cử 2 cho hoạt động khởi động
đại diện tham gia trò chơi, một người nhận
được từ khóa và diễn tả bằng hành động, người
còn lại đoán tên ngành nghề đang được diễn tả.
Trong thời gian 3 phút, người chịu trách nhiệm
đoán tên ngành nghề phải đoán được càng
nhiều ngành nghề càng tốt. Mỗi nhóm sẽ lần
lượt tham gia trò chơi. Nhóm nào đoán được
nhiều nghành nghề hơn sẽ là nhóm giành chiến
thắng.
- HS tham gia trò chơi
- GVCN thông báo nhóm giành chiến thắng
- GVCN giới thiệu nội dung sinh hoạt: Trong xã
hội, có rất nhiều ngành nghề cùng tồn tại và có
nhiều đóng góp đối với đời sống kinh tế, xã hội
và đời sống cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, việc
lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách, sở
trường và niềm đam mê của bản thân là một
công việc quan trọng. Hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau thảo luận về vấn đề lập nghiệp của
thanh niên
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
20 phút - GVCN chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 7- - GVCN chuẩn bị giấy có cho
8 HS hoạt động khởi động thảo luận
- GVCN phổ biến câu hỏi thảo luận: Các nhóm nhóm
trình bày quan điểm trên giấy A3 dựa trên câu
hỏi thảo luận: Em dựa trên những tiêu chí nào
để đánh giá một ngành nghề phù hợp với bản
thân em ? Hình thức trình bày sản phẩm nhóm
dưới dạng biểu đồ tròn với tỷ lệ khác nhau dựa
trên mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với
việc lựa chọn ngành nghề. Sau 5 phút thảo luận,
các nhóm lên trình bày sản phẩm trong tối đa 3
phút.
- Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm
- GVCN lắng nghe và nhận xét

Hoạt động 3: Thi trắc nghiệm về Bộ luật lao động

10 phút - GVCN chia lớp thành 3 đội và phổ biến luật - GVCN chuẩn bị câu hỏi trên
chơi. powerpoint
- Luật chơi:
+ Phần thi có 09 câu trắc nghiệm xoay quanh
nội dung về sự ra đời và nội dung của Bộ luật
lao động.
+ Cả 3 đội cùng lần lượt trả lời từ câu 1 đến câu
9 bằng hình thức giơ tay trả lời (A,B,C hoặc D).
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10-20 giây
tùy theo độ dài của câu hỏi. Sau khi hết thời
gian suy nghĩ, các đội động loạt đưa ra đáp án.
Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Bộ luật lao động được Quốc Hội Khóa
IX nước ta thông qua vào năm nào?
a/ 1990.
b/ 1992.
c/ 1994.
d/ 2002.
Câu 2: Quốc hội khóa XI đã thông qua luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao
động vào năm nào, kì họp thứ mấy?
a/ 1994-10.
b/ 2002-10.
c/ 2006-10.
d/ 2008-10.
Câu 3: Theo điều 6 của Bộ luật lao động,
người lao động là người ít nhất đủ:
a/ 15 tuổi
b/ 16 tuổi.
c/ 17 tuổi.
d/ 18 tuổi.
Câu 4: Hợp đồng lao động chấm dứt trong
những trường hợp nào?
a/ Hết hạn hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng.
b/ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
c/ Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm
làm công việc cũ ; người lao động chết; mất tích
theo tuyên bố của Tòa án.
d/ cả a, b và c.
Câu 5: Người lao động chưa thành niên là
người lao động:
a/ dưới 18 tuổi.
b/ từ 15 đến 18 tuổi.
c/ dưới 15 tuổi.
d/ 18 tuổi.
Câu 6: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc trong những trường hợp nào sau
đây?
a/ Những nghề, công việc mà Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội cấm sử dụng trẻ em
chưa đủ 15 tuổi.
b/ Không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc
người đỡ đầu.
c/ Luật lao động không cấm nhận trẻ em dưới 15
tuổi vào làm việc.
d/ a và b.
Câu 7: Khi ốm đau, người lao động được:
a/ nghỉ việc.
b/ trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi
trả.
c/ khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế
theo chế độ bảo hiểm y tế. Nếu có giấy chứng
nhận của thầy thuốc cho nghỉ việc để chữa
bệnh tại nhà hoặc tại bệnh viện thì được trợ
cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
d/ cả a, b và c.
Câu 8: Người lao động vi phạm kỷ luật lao
động sẽ bị xử lý:
a/ Khiển trách.
b/ Kéo dai thời hạn nâng lương không quá 6
tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức
lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng
hoặc cách chức.
c/ Sa thải.
d/ Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà bị một
trong những hình thức trên
Câu 9: Người sử dụng lao động phải bảo đảm
nơi làm việc:
a/ đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ
sáng.
b/ đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi,
khí độc, phóng xạ, tiếng ồn….và các yếu tố có
hại khác.
c/ cả a và b
Hoạt động 4: Xử lý tình huống
30 phút - GVCN chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chọn 1 - GVCN chuẩn bị các tình
trong 2 tình huống đã cho để thảo luận và đưa ra huống trên slide trong
giải pháp xử lý tình huống. powerpoint và trên giấy
- Các đội thảo luận trong vòng 5-10 phút về tình
huống đó, sau đó các đội trình bày kết quả thảo
luận lên giấy A0, mỗi đội có 5 phút cử 1 thành
viên lên thuyết trình về kết quả đã xử lý tình
huống.
Các tình huống:
Tình huống 1: Với truyền thống nghề nghiệp
của gia đình là bác sĩ, mọi người ai cũng mong
muốn bạn trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, bạn hiểu
rõ mình không có đam mê với công việc này và
đồng thời không có tự tin với sức học của mình
ở môn Sinh học. Đồng thời, bạn muốn chọn
ngành nghề khác là kiến trúc sư vì đam mê nghệ
thuật và khả năng của bản thân trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên nếu không có sự ủng hộ của gia
đình thì bạn không thể nào thực hiện được ước
mơ của mình. Trong trường hợp này bạn sẽ xử
lý như thế nào?
Tình huống 2: Là học sinh cuối cấp và chưa
biết ngành nghề nào sẽ phù hợp với mình, bạn
do dự giữa việc lựa chọn nghề theo bạn học
(theo ngành Kinh tế) hay lựa chọn nghề theo bố
mẹ khuyên (theo ngành Sư phạm). Trong trường
hợp này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

You might also like