You are on page 1of 6

NỘI DUNG CUỘC HỌP NGÀY 14/01/2022

1. Giấy giới thiệu: Gửi theo đường bưu điện


- Lập DS địa chỉ đăng ký nhận giấy giới thiệu (Hạn chậm nhất thứ 2 ngày
17/01/2022)
2. Thủ tục nhờ người hướng dẫn (không phải giảng viên ở trường)
- Sơ yếu lý lịch
- Lý lịch khoa học
- Bản sao công chứng bằng cấp cao nhất
3. Hướng dẫn thực tập:
3.1. Lấy giấy giới thiệu (17/01 – 26/01): Gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp
đến trường lầy
3.2. Chia làm 2 đợt
- ĐỢT 1: 4 tuần: Đợt 1: (01/03 – 03/04)
o Tuần 1: (08/03) Xây dựng kế hoạch thực tập, nhật ký thực tập
(Làm đến tuần 04 để gửi thầy cô hướng dẫn giúp) – Gửi bằng
email.
o Bước vào kỳ thực tập, sau khi thực tập thì điền thông tin vào cột
“Kết quả thực tập”
o Làm Báo cáo thực tập tổng hợp sau đó nộp lại các cô để chấm
điểm.
o 03/04 về trường nộp bản cứng kế hoạch (Ko cần xác nhận của đơn
vị thực tập) + báo cáo có xác nhận của đơn vị thực tập (Tùy vào
tình hình). Bản này cần 05 điểm trở lên mới đủ điều kiện làm khóa
luận tốt nghiệp.
- ĐỢT 2: 10 tuần: Khóa luận tốt nghiệp (04/04 – 04/06): GỒM 4
CHƯƠNG
o B1: Chọn đề tài nghiên cứu
o B2: Chọn giảng viên hướng dẫn
o B3: Đăng ký giảng viên hướng dẫn
o B4: Hoàn thành đề cương đề tài nghiên cứu (Cần được phê chuẩn
của trưởng, GV hướng dẫn, VP khoa)
o B5: Nộp đề cương khóa luận cho GVHD (Từng GV sẽ làm việc
riêng)
o B6: Nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận (Theo sự HD của GVHD)
o B7: Nộp các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho FBU (Tối thiểu 50 – tối
đa 70 trang không tính phần phụ lục và phần dẫn nhập + Cam kết
về tính nguyên bản, không có sự sao chép)
o B8: Nộp khóa luận (Chỉnh sửa theo GVHD, được cấp giấy chứng
nhận hoặc QĐ tốt nghiệp khóa học)
 TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 1: Mở đầu:
1. Bối cảnh nghiên cứu:
- Tầm quan trọng của đề tài
- Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp, tòa án, văn phòng luật sư, công ty
Luật, Văn phòng công chứng, sơ đồ bộ máy của các đơn vị đó (nếu chủ
đề có liên quan).
2. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu (hoặc tính cấp thiết của đề tài nghiên
cứu)
- Thuyết phục người đọc rằng tại sao người nghiên cứu chọn đề tài này mà
không chọn đề tài khác (về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội; về sáng kiến ban hành, sửa đổi pháp luật; về áp dụng, thi hành pháp
luật; về việc giám sát, kiểm tra việc thi hành, áp dụng pháp luật; về
phương diện lý luận khoa học luật….); khi chọn đề tài nghiên cứu này sẽ
có lợi ích gì (lợi ích cho kinh tế, xã hội, cho người dân, doanh nghiệp,
cho khoa học pháp lý…)
- Tránh trình bày lý do nghiên cứu là: để đủ điều kiện xét tốt nghiệp, để
mọi người biết chủ đề, vì chưa ai chọn đề tài này, vì muốn có 1 công
trình nghiên cứu hoàn toàn mới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
- Tổng hợp các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện, đã hoàn thành và
có nội dung liên quan mật thiết đến chủ đề nghiên cứu; những nội dung
nào đã được nghiên cứu, những nội dung nào chưa được nghiên cứu hay
còn dang dở.
- Thống kê các công trình nghiên cứu, giới thiệu các công trình theo từng
nhóm vấn đề; điểm lại các công trình đó bằng cách mô tả những điểm
mạnh, điểm mấu chốt trong kết quả nghiên cứu của các công trình trước
(chỉ điểm lại, mô tả lại những nội dung có liên quan đến chủ đề của
mình); phân tích, bình luận về quan điểm của các tác giả đó, khả năng
vận dụng các quan điểm đó vào đề tài của mình.
 Phác thảo được bức tranh nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định
được vị trí mà mình có thể tham gia được vào bức tranh đó.
- Tham chiếu luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, khóa luận tốt nghiệp của
người đi trước.
4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là những gì người nghiên cứu hướng đến khi hoàn
thành đề tài.
- Từ mục đích nghiên cứu phải xác đinh được mục tiêu nghiên cứu.
Ví dụ nếu là Nghiên cứu ứng dụng thì đề tài sẽ xác định Mục tiêu nghiên
cứu là tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng quy định đó tại
doanh nghiệp, địa phương, tài tòa án ntn (các bản án, án lệ áp dụng quy
định pháp luật đó như thế nào)
Nếu là nghiên cứu khoa học luật (nghiêng về nghiên cứu lý thuyết) thì
xác định Mục tiêu nghiên cứu là những vấn đề lý luận, quan điểm, tư
tưởng, học thuyết pháp lý; chính sách của Nhà nước thể hiện ở quy định
pháp luật…v..v
 Khóa luận chỉ cần nêu khái quát các mục tiêu chung làm định hướng cho
đề tài.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Là những việc làm cụ thể mà bạn cần thực thi trong quá trình nghiên cứu
đề tài để đạt được các mục tiêu ngiên cứu đã xđ ở trên”
VD: Nhiệm vụ nghiên cứu có thể được xác định là các nhiệm vụ sau”
+ Nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pl liên quan đến
chủ đề nghiên cứu
+ Đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật
+ Nhận dạng được nguyên nhân hạn chế, tồn tại
+ Kiến nghị giải pháp để giải quyết hạn chế, tồn tại.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là PL: hoạt động xây dựng pl, thực hiện/ thi hành
pl, bảo vệ pl
- Phạm vi nghiên cứu: thời gian, không gian, đối tượng nghiên cứu, giới
hạn nội dung nghiên cứu => Xác định ranh giới của khóa luận.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Là cách thức thực hiện khóa luận: sử dụng phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, quy nạp, diễn dịch
8. Bố cục khóa luận: 4 chương
- Chương 1 - Mở đầu
- Chương 2 - Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Chương 3 – Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Chương 4 – Kiến nghị và kết luận
Chương 2 – Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở lý luận liên quan (được giới thiệu trong giáo trình hoặc trong các
tài liệu học liệu)
- Các nghiên cứu liên quan (được tra cứu trong các nghiên cứu như luận
văn, luận án có liên quan đến khóa luận của sinh viên(
- Phần này phải phù hợp với tên của đề tài khóa luận.
- Khái niệm, định nghĩa => Phân tích nội hàm các khái niệm, định nghĩa
trong Từ điển Luật học, Luật/Bộ luật, giáo trình, sách chuyên khảo, sách
tham khảo, các bài viết nghiên cứu đăng trên Tạp chí chuyên ngành.
- Đặc điểm của đổi tượng nghiên cứu, so sánh đặc điểm này với đặc điểm
của các đối tượng liên quan (hoặc đối tượng tương tự)
Chương 3 – Thực trạng vấn đề nghiên cứu. *
3.1. Thực trạng quy định pháp luật
- Mô tả, phân tích quy định của pháp luật liên quan đến chủ đề nghiên cứu (tránh
lạc đề); có thể phân tích luật thực định, dự thảo văn bản pháp luật đang tranh luận,
văn bản pháp luật đã được thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành, văn bản
pháp luật đã hết hiệu lực thi hành nhưng hợp lý hơn văn bản hiện hành hoặc vẫn
còn ý nghĩa trong thời điểm hiện tại…vv.
- Trình bày lịch sử của quy định pháp luật đó, nếu có (ví dụ: vấn đề đó được quy
định trong các phiên bản Luật khác nhau như thế nào, phiên bản sau có thay đổi gì
về khái niệm so với phiên bản trước)
- So sánh với pháp luật nước ngoài về quy định này, nếu có.
- Đánh giá quy định pháp luật thực định liên quan vấn đề nghiên cứu:
+ Đánh giá mặt tích cực: chỉ cần nêu ngắn gọn, khái quát, không phân tích sâu
+ Đánh giá mặc hạn chế/ tồn tại: tìm ra điểm mâu thuẫn giữa các văn bản, điểm lạc
hậu, điểm không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, điểm không khả thi
khi áp dụng, điểm còn là khoảng trống trong hệ thống pháp luật; điểm chưa tương
thích với các văn bản pháp luật quốc tế mà VN là thành viên => Đánh giá mặt hạn
chế, tồn tại xong thì cần xác định, lý giải nguyên nhân vì sao có hạn chế, tồn tại ở
quy định pháp luật đó (do nhận thức của ng làm luật, do kỹ thuật xây dựng luật, do
cơ chế chính sách chung của NN …)
3.2. Thực trạng thực hiện/ áp dụng pháp luật
- Giới thiệu chi tiết hơn về cơ sở thực tập (chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, mô
hình tổ chức, đặc điểm địa bàn nơi thực tập – nếu có gắn với chủ đề nghiên cứu –
tránh giới thiệu quá chi tiết, tránh lạc đề)
- Phân tích, gắn kết chủ đề nghiên cứu ở dưới góc độ thực hiện quy định pháp luật
nói trên tại địa phương, tại doanh nghiệp, tại cơ quan thi hành pháp luật, cơ quan
áp dụng pháp luật, tình huống pháp luật có liên quan chủ đề nghiên cứu được giải
quyết (tại tòa án) hoặc được tư vấn giải quyết (Tại Công ty Luật/ VP Luật sư, VL
công chứng)…. => Có đánh giá, nhận xét về việc giải quyết tại các địa phương, tại
tòa án, tại cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý:
1/ Không đánh giá sâu mặt tích cực, mà cần đánh giá sâu mặt hạn chế, tồn tại; xác
định được nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong thực hiện/ áp dụng pháp luật (ví dụ:
do trình độ, nhận thức pháp luật của cán bộ hộ tịch, cán bộ địa chính, chủ doanh
nghiệp; trình độ, kỹ năng của thẩm phán khi áp dụng pháp luật; do công tác chỉ
đạo, điều hành tại địa phương, do cơ chế phối hợp tại địa phương, doanh nghiệp;
do dân trí thấp …)
2/ Đối với tình huống phân tích tài liệu của Công ty Luật/ VP Luật sư; không đánh
giá kỹ năng tư vấn, giải quyết vấn đề của Công ty Luật/ VP Luật sư/ VP công
chứng )vì không phải chủ đề nghiên cứu), mà qua tài liệu do VP Luật/ CT Luật’
VP Công chứng chia sẻ sẽ đánh giá được hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án,
thực hiện pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, hoặc đánh giá được trình độ nhận
thức pháp luật chung của người dân….
3/ Khi xác định nguyên nhân hạn chế, tồn tại , cần làm rõ nguyên nhân nó nằm ở
quy định pháp luật hay ở việc thi hành, thực hiện pháp luật’ tránh xác định nhầm
nguyên nhân nằm ở quy định pháp luật với nguyên nhân nằm ở việc thực hiện, áp
dụng pháp luật.
4/ Tránh không nói sâu về điều kiện kinh tế xã hội địa phương, giới thiệu quá sâu
về tổ chức bộ máy doanh nghiệp, Công ty Luật (nếu chủ đề không liên quan)
Chương 4 – Kiến nghị và kết luật.
4.1. Kiến nghị: đề xuất các giải pháp
- Xuất phát từ nguyên nhân đã đc xác định để đề xuất giải pháp giải quyết thực
trạng (nếu xđ sai nguyên nhân thì giải pháp đề xuất sẽ sai)
- Khi kiến nghị phải có lập luận thuyết phục vì sao mình đề xuất giải pháp đó, giải
pháp đó mang lại lợi ích gì, giải quyết được tồn tại, hạn chế đã nhận dạng ở bên
trên ntn.
4.2. Kết luận
- Điểm lại kết quả nghiên cứu và chốt lại những đề xuất/ kiến nghị (chỉ liệt kê thật
ngắn gọn, không phân tích)
- Những đóng góp chính yếu của khóa luận
- KL ngắn gọn, sắc bén, thể hiện được ngắn gọn kết quả nghiên cứu so với mục
tiêu đã đề ra.
Tài liệu tham khảo.
Cách ghi tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự abc theo HỌ của tác giả.
Cách trích dẫn và ghi chú dẫn.
 Hình thức:
Đánh máy, Time New Roman, cỡ chữ 12 hoặc 13, cách dòng 1.3 hoặc 1.5.
Số trang được đánh giá ở giữa hoặc đầu trang.
Căn lề: Lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên và dưới 2.5cm
Các trích dẫn phải được để trong ngoặc kép
Khóa luận được đóng bìa cứng theo mẫu, bìa màu xanh (màu truyền thống
của FBU)
Tỷ lệ sao chép tối đa 20%

You might also like