You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC


2021 - 2022

TÊN HỌC PHẦN: NGHỀ LUẬT VÀ


PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT

Nội dung đề thi:


Câu 1 (6 điểm): Những nhận định sau Đúng hay Sai? Giải thích tại
sao?
a. “Diễn án” không phải là hình thức tồn tại duy nhất của phương pháp
đóng vai.
b. Trợ giúp viên pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho
một số đối tượng đặc biệt, vì vậy đây không phải là người hành nghề
luật có chức danh tư pháp.
c. Tất cả các phán quyết của toà án đều được coi là Án lệ và có thể được
sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy.
Câu 2 (4 điểm): Anh/Chị hãy phân tích các bước thực hiện một bài luận
pháp luật.

HỌ TÊN : Lê Vân Anh


MSSV : 62DLU06012
LỚP : LUAT6A

Hà Nội, 2021

1
Câu 1:
a. “Diễn án” không phải là hình thức tồn tại duy nhất của phương pháp đóng vai.
Theo em, nhận định này là đúng. Bởi ngoài “diễn án”, còn tồn tại một phương
pháp đóng vai khác là “phiên toà giả định”. “Diễn án” được hiểu là quá trình sinh
viên thực hiện lại diễn biến một buổi xét xử, bao gồm các tình tiết, hành vi và năng
lực biểu cảm,… Còn “phiên toà giả định” được thực hiện với toàn bộ các diễn biến,
quá trình xét xử như một cuộc xét xử ở toà án, có đủ các thành phần hội đồng xét xử
và được tái hiện như một phiên toà thật. Với phương pháp này, sinh viên tiếp thu
kiến thức một cách tự nhiên, dễ hiểu và dễ nhớ, chủ động rèn luyện các kĩ năng
nghiệp vụ. Cả “diễn án” và “phiên toà giả định” đều là hình thức của phương pháp
đóng vai, phục vụ cho việc nâng cao kỹ năng của các sinh viên ngành Luật.
b. Trợ giúp viên pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho một số

đối tượng đặc biệt, vì vậy đây không phải là người hành nghề luật có chức danh tư
pháp.

Theo em, nhận định này sai. Bởi người hành nghề luật có chức danh tư pháp
hay không không căn cứ vào việc họ cung cấp dịch vụ miễn phí hay không miễn phí.
Những người hành nghề luật trong các cơ quan tư pháp (bao gồm trợ giúp viên pháp
lý) đều được đào tạo kĩ năng thực hành nghề nghiệp, hành nghề theo một chuyên
môn nhất định, có chức danh và được bổ nhiệm, thừa nhận theo pháp luật. Để trở
thành trợ giúp viên pháp lý, họ đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực hành vi dân sự,
phẩm chất đạo đức, các văn bằng, chứng chỉ,… và là viên chức nhà nước, làm việc
tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc trợ giúp viên pháp lý cung cấp dịch
vụ pháp lý miễn phí cho một số đối tượng đặc biệt tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và các
yếu tố khách quan, không ảnh hưởng đến chức danh tư pháp của họ.

c. Tất cả các phán quyết của toà án đều được coi là Án lệ và có thể được sử dụng

như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy.

2
Theo em, nhận định này sai. Như ta đã biết, án lệ là những lập luận, phán quyết
trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể
được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà
án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét
xử.1 Tuy nhiên, không phải tất cả các phán quyết của toà án đều được coi là án lệ.
Án lệ trước khi đưa ra áp dụng được chọn lọc kĩ càng và trải qua một quá trình dài
xem xét. Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí như chứa đựng những
lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích,
giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy
phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể. Bên cạnh đó, án lệ phải có
tính chuẩn mực, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo
đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết
như nhau.2
Câu 2:
Bước 1: Chọn chủ đề cho bài luận
Ở bước đầu tiên này, cần thực hiện các thao tác: đọc kĩ yêu cầu cũng như hướng
dẫn, kích hoạt các ý tưởng, chọn chủ đề mà bản thân yêu thích và muốn thực hiện
(còn phụ thuộc vào tính khả thi, tính mới mẻ, có hữu ích cho việc học tập của mình
không, có nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề mình chọn không,…) và cuối cùng là
tham vấn ý kiến của người khác.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Cần xác định một cách rõ ràng, cụ thể từng mốc thời gian riêng cho các phần.
Phân chia thời gian linh hoạt, đảm bảo thực hiện và có đủ thời gian để xem lại bài,
sửa bài, hạn chế để đến giai đoạn nước rút mới làm.

Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về công bố và áp dụng án lệ


2
https://nghephapche.vn/2021/03/09/an-le-la-gi-quy-trinh-chon-lua-va-ap-dung-an-le-trong-thuc-tien-xet-xu/ truy
cập ngày 21/11/2021

3
Bước 3: Định hình vấn đề cần giải quyết
Người học cần xác định vấn đề, phương pháp, đối tượng, phạm vi làm bài một
cách rõ ràng mới có thể đi sâu bàn luận cụ thể, chi tiết.
Bước 4: Tìm hiểu chủ đề
Đọc tài liệu và thu thập dữ liệu cần thiết cho việc viết bài luận: tham khảo các
văn bản pháp luật, các sách báo, tạp chí, các trang web trong và ngoài nước,… nhằm
phục vụ tối đa cho việc thu thập các thông tin cần thiết, làm cơ sở cho phần lý thuyết
của bài làm.
Tạo một phần tóm lược cho mỗi tài liệu nguồn: ở mỗi tài liệu nguồn, khi tìm hiểu
cần tóm tắt được các nội dung chính, khái quát được khía cạnh mà tài liệu nguồn đề
cập đến, tránh việc tìm nhiều tài liệu nhưng không hiểu tài liệu.
Tìm kiếm các lập luận cho cả hai khía cạnh của vấn đề (ủng hộ - phản đối): tham
khảo các ý kiến trái chiều nhau của vấn đề nhằm tạo ra một cái nhìn khách quan.
Bước 5: Viết bản thảo bài luận
5.1 Xây dựng cấu trúc cho toàn bài luận
Bao gồm các mục: mục lục, danh mục chữ viết tắt, phần giới thiệu, phần nội
dung chính, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
5.2 Xây dựng đề cương chi tiết
Giới thiệu: giới thiệu chủ đề, khái quát các nội dung chính.
Thân bài: các danh mục đồng thuận, phản đối, hỗ trợ cho bài luận.
Kết bài: khẳng định chắc chắn về quan điểm của mình, ý nghĩa của bài.
5.3 Viết nhận định mở đầu cho bài luận
Nhận định này là lập luận mà người học đang xây dựng, thể hiện tư tưởng,
quan điểm của bản thân và nên được viết dưới dạng một luận điểm.
5.4 Viết một phần mở đầu/ giới thiệu mở rộng
Người học thiết lập vắn tắt bối cảnh cho chủ đề mình thực hiện, giải thích tại
sao chủ đề đó lại quan trọng, đưa vào một số nhận định mang tính luận điểm cho

4
toàn bài của mình và cuối cùng là giới thiệu về cấu trúc toàn bài cũng như vấn đề
được giải quyết ở mỗi nội dung.
5.5 Phát triển các lập luận
Viết thành bài luận với các luận điểm dưới hình thức các câu đầy đủ thay vì các
ý ngắn gọn trong phần đề cương, đồng thời viết mỗi lập luận thành một nhận định
để phát triển và hỗ trợ cho nhận định toàn bài đưa ra ban đầu. Bên cạnh đó cần cung
cấp các thông tin từ những nguồn sơ cấp và thứ cấp để tăng cường cho luận điểm
của mình (chú ý nguồn) và cần có phân tích riêng của bản thân và giải thích dựa trên
các nguồn viện dẫn.
5.6 Tóm lược những luận điểm ban đầu, các lập luận trái chiều
5.7 Soạn kết luận
Khẳng định lại quan điểm của người thực hiện về chủ đề, ý nghĩa bài luận mang
lại và những cái nhìn mới cho người đọc.
Bước 6: Định dạng / tạo hình thức bài luận
Định dạng font chữ, định dạng đoạn, tạo chữ cái lớn đầu đoạn, chia cột, số thứ
tự tự động,…
Bước 7: Đọc rà soát bản thảo
Kiểm tra lại kĩ càng toàn bộ bài luận từ nội dung đến hình thức, cách diễn đạt,…
và tham vấn ý kiến của người khác một cách có chọn lọc. Có thể đọc lớn thành tiếng
để dễ phát hiện ra những lỗi sai mà đôi khi đọc bằng mắt không thấy được.
Bước 8: Sửa bài luận
Sau khi kiểm tra bài luận, sửa lại các lỗi (nếu có) để bài được hoàn chỉnh.

5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về công bố và áp dụng
án lệ.
2. QCV, “Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét
xử?”, nguồn: https://nghephapche.vn/2021/03/09/an-le-la-gi-quy-trinh-chon-
lua-va-ap-dung-an-le-trong-thuc-tien-xet-xu/, truy cập ngày 21/11/2021.

You might also like