You are on page 1of 4

Phần 2b: Ra một đề kiểm tra/thi (giữa/kết thúc học phần) gồm 2-3 câu hỏi (dạng tự luận) để

kiểm tra, đánh giá một/một số mục tiêu của học phần trên và giải thích: các câu hỏi tự luận
nhằm đánh giá một/ một số mục tiêu nào của học phần.
 Ý thứ nhất:
ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
(GIỮA KỲ)
Thời gian làm bài 90 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: Hãy chứng minh nguyên tắc “không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án” là 1 nguyên tắc cơ bản của nền tư pháp dân chủ và văn
minh? (4đ)
Câu 2: Vì sao phải thay đổi người tiến hành tố tụng? Theo anh (chị) pháp luật tố tụng hình sự
hiện hành quy định về các căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng còn có những điểm nào
chưa hoàn thiện? (3đ)
Câu 3: Có những cách phân loại chứng cứ nào? Việc phân loại như vậy có ý nghĩa gì trong
quá trình chứng minh vụ án hình sự? (3đ)
 Ý thứ 2: Giải thích (Bài thi giữa kỳ bao quát phần kiến thức những vấn đề chung của
pháp luật tố tụng hình sự, gồm 4 bài học. Môn học chia làm 02 phần kiến thức phần
những vấn đề chung và phần trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự, gồm 5 bài học)
+ Để hiểu rõ đề bài kiểm tra nhằm đánh giá người học đã đạt được các mục tiêu gì về kiến
thức, kỹ năng và thái độ thì cần xem qua mục tiêu học phần này theo đề cương chi tiết học
phần.
1. Mục tiêu của học phần:

Mục Nội dung mục tiêu


tiêu

Hiểu, vận dụng các quy định chung về Luật tố tụng hình sự và các quy định cụ
4.1 thể về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự.

Khả năng làm việc nhóm và độc lập; khả năng tìm kiếm văn bản quy phạm pháp
4.2 luật, đọc hiểu, phân tích, tư vấn và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề liên
quan đến tố tụng hình sự.

4.3 Kỹ năng truyền tải, phổ biến kiến thức pháp luật.

Tinh thần trách nhiệm trong làm việc theo nhóm và độc lập, tôn trọng pháp luật
4.4 tố tụng hình sự và các lĩnh vực pháp luật có liên quan; đưa ra và bảo vệ được
quan điểm cá nhân; khả năng định hướng, học tập suốt đời.

2. Chuẩn đầu ra của học phần:


CĐR Nội dung chuẩn đầu ra Mục tiêu
HP

Kiến thức

CO1 Nắm rõ quy trình giải quyết vụ án hình sự, áp dụng tốt kiến 4.1
thức pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
Kỹ năng
CO2 Giải quyết được các vấn đề pháp lý tố tụng hình sự, sử dụng cơ sở 4.2
dữ liệu để tìm kiếm, đọc hiểu văn bản luật hình sự, tố tụng hình
sự.
CO3 Thuyết trình, tranh luận, phản biện các tình huống tố tụng hình 4.2
sự.
CO4 Thực hiện hoạt động nhóm, đánh giá chất lượng công việc sau 4.2
khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong
nhóm.
CO5 Hoàn thiện kỹ năng chuyển tải, phổ biến kiến thức pháp luật tố 4.3
tụng hình sự
Thái độ/Mức độ tự chủ và trách nhiệm
CO6 Thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân. 4.4
CO7 Sẵn sàng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện 4.4
nhiệm vụ; định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo
vệ được quan điểm cá nhân; Tuân thủ pháp luật, thực hiện quyền
giám sát công dân đối với các lĩnh vực pháp luật của Nhà nước.
CO8 Hình thành thói quen cập nhật thông tin và kiến thức trong lĩnh 4.4
vực chuyên ngành để có thái độ ứng xử và xử lý những thay đổi,
cập nhật mới một cách phù hợp và hiệu quả.

+ Đề thi nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học
đối chiếu với mục tiêu của chương trình môn học
Câu 1: Hãy chứng minh nguyên tắc “không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án” là 1 nguyên tắc cơ bản của nền tư pháp dân chủ và văn
minh?
Câu này đánh giá các mục tiêu: sinh viên hiểu, vận dụng được quy định về nguyên tắc không
ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đánh
giá sinh viên có kỹ năng truyền tải, phổ biến kiến thức pháp luật, đưa ra và bảo vệ được quan
điểm cá nhân; khả năng định hướng, tôn trọng pháp luật và cập nhật thông tin và kiến thức
trong lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện quyền giám sát công dân đối với hoạt động của cơ
quan tư pháp.
Câu 2: Vì sao phải thay đổi người tiến hành tố tụng? Theo anh (chị) pháp luật tố tụng hình sự
hiện hành quy định về các căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng còn có những điểm nào
chưa hoàn thiện?
Câu này đánh giá các mục tiêu: sinh viên hiểu, vận dụng được quy định về những người tiến
hành tố tụng, các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng, có khả năng định hướng, hình
thành thói quen cập nhật thông tin và kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành để có thái độ
ứng xử và xử lý những thay đổi, cập nhật mới một cách phù hợp và hiệu quả, có khả năng đưa
ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân, sinh viên có khả năng đọc
hiểu, phân tích, tư vấn và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề về thay đổi người tiến hành tố
tụng và thực hiện quyền giám sát công dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp.
Câu 3: Có những cách phân loại chứng cứ nào? Việc phân loại như vậy có ý nghĩa gì trong
quá trình chứng minh vụ án hình sự?
Câu này đánh giá các mục tiêu: sinh viên hiểu, vận dụng được quy định về chứng minh,
chứng cứ trong tố tụng hình sự, đưa ra và bảo vệ được quan điểm cá nhân, thực hiện quyền
giám sát công dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp, sinh viên có kỹ năng truyền tải, phổ
biến kiến thức pháp luật.

You might also like