You are on page 1of 11

MỤC LỤC

DẪN NHẬP VẤN ĐỀ_______________________________________________ 1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ _____________________________________________ 1
I. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO LUẬT CỦA MỸ ____________________________ 1
1. Đầu vào chương trình học _______________________________________ 1
a) Đối tượng tuyển sinh _________________________________________ 1
b) Kì thi LSAT ________________________________________________ 2
2. Chương trình học _____________________________________________ 2
3. Phương pháp đào tạo ___________________________________________ 3
a) Phương pháp Socratic và phương pháp tình huống (case method) ______ 4
b) Điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp Socratic _________________ 5
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM __________________________ 6
1. Khả năng áp dụng phương pháp Socratic vào giảng dạy luật ở Việt Nam __ 6
2. Tăng cường tính thực tiến trong chương trình đào tạo luật ở Việt Nam ____ 7
KẾT LUẬN _______________________________________________________ 8
DẪN NHẬP VẤN ĐỀ
Mô hình đào tạo luật tại Mỹ được đánh giá là một trong các mô hình đào tạo
tốt nhất thế giới. Có nhiều nguyên nhân để mô hình đào tạo này được đánh giá cao
như vậy, trong đó phải kể đến chất lượng chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo
hiệu quả, chất lượng giảng viên và sinh viên… Trong bài viết này, tác giả sẽ phân
tích mô hình đào tạo luật của Mỹ, với mục tiêu tìm ra những điểm nổi bật của mô
hình này và xem xét khả năng ứng dụng chúng tại Việt Nam.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO LUẬT CỦA MỸ
Mô hình đào tạo luật hiểu đơn giản là cách thức tổ chức các chương trình học
nhằm đào tạo người học đạt tới một trình độ chuyên môn nhất định liên quan tới
ngành luật. Chương trình đào tạo luật của Mỹ có lịch sử đáng tự hào và được đánh
giá là không thể thiếu đối với sự thành lập quốc gia và duy trì chế độ pháp quyền tại
đây.1 Để hiểu được chương trình đào tạo luật của Mỹ có những điểm gì cần chú ý,
người viết sẽ làm rõ một số phương diện về đào tạo luật của Mỹ.
1. Đầu vào chương trình học
a) Đối tượng tuyển sinh
Khác với một số nước có chương trình đào tạo luật tiếp nối từ chương trình
trung học, chương trình đào tạo luật ở Mỹ là sau đại học. Nghĩa là sinh viên phải có
một bằng cử nhân bốn năm thuộc một ngành nào đó, trước khi đăng kí thi tuyển sinh
vào trường luật. Theo Hội Luật gia Hoa Kỳ (ABA), không có chuyên ngành hoặc
khóa học đại học nào được khuyến khích để chuẩn bị việc học luật.2 Lợi thế của
phương pháp này là chất lượng sinh viên đầu vào cao hơn so với các mô hình khác,
nhưng nhược điểm là tốn thời gian (trung bình mất 7 năm) và tốn kém tiền của.

1
Legal Education System in US, https://www.internationalstudent.com/study-law/legal-education-system/, lần truy
cập cuối 13.07.2021
2
Legal Education System in US, https://www.internationalstudent.com/study-law/legal-education-system/, lần truy
cập cuối 13.07.2021
1
Hầu hết các trường luật đánh giá kết quả học tập của đối tượng tuyển sinh dựa
trên điểm trung bình (GPA), theo thang điểm 4.0. Cùng với điểm LSAT, hai tiêu chí
này được sử dụng để xem xét khả năng của sinh viên. Sinh viên được khuyến khích
theo học một lĩnh vực yêu thích, đạt điểm số cao và cải thiện các kỹ năng viết, nói,
tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, để tạo điều kiện thuận lợi nhất trước khi đăng
kí trường luật.
b) Kì thi LSAT
Yếu tố quan trọng khác trong tiêu chí tuyển sinh trường luật tại Mỹ là Bài kiểm
tra Nhập học Trường Luật (LSAT). Các trường luật sử dụng LSAT như một chỉ số
quan trọng về tiềm năng thành công của học sinh trong trường luật. Đây là kỳ thi tiêu
chuẩn được tổ chức bốn lần một năm, nhằm kiểm tra kỹ năng phân tích và suy luận
logic của sinh viên.
Kì thi kéo dài nửa ngày, sinh viên hoàn thành năm phần câu hỏi trắc nghiệm
cùng với một phần viết, bài làm được gửi trực tiếp đến các trường luật. Cần nhấn
mạnh rằng: tất cả bài làm của sinh viên, dù thi lại, vẫn được gửi đến ban tuyển sinh
của trường luật để xem xét. Thêm vào đó, thông thường, một cá nhân không được
phép thi LSAT quá ba lần trong khoản thời gian 2 năm liên tiếp. Nên sinh viên cần
chuẩn bị đầy đủ cho kì thi này để có cơ hội ứng tuyển vào trường luật.
2. Chương trình học
Trường luật tại Mỹ là một phần của đại học công lập hoặc tư thục mà học viên
có thể nhận được bằng Juris Doctor (J.D.) ( thiết kế riêng cho sinh viên luật). Bằng
J.D có thể kéo dài 3 năm với sinh viên toàn thời gian và 4 năm với sinh viên bán thời
gian.
Sinh viên luật năm thứ nhất sẽ tham gia các khóa học về văn bản pháp lý, hợp
đồng, luật hình sự và luật hiến pháp, kĩ năng viết và nghiên cứu, cùng các khóa học
nền tảng khác. Năm học đầu tiên được coi là thử thách rất lớn với sinh viên khi phải
cân bằng thời gian học và thích nghi phương pháp học mới. Hầu hết, sinh viên năm

2
nhất học theo chương trình giảng dạy do nhà trường đã sắp xếp, nhằm xây dựng kiến
thức nền tảng cho sinh viên.
Bên cạnh các môn học, sinh viên năm thứ hai tập trung vào các hoạt động khác
như Rà soát Luật (Law Review), Phiên tòa giả định (Moot Court) và các hoạt động
ngoại khóa khác liên quan đến thực hành luật. Trong thời gian giữa năm hai và ba,
hầu hết sinh viên đã bắt đầu tìm chỗ thực tập pháp lý, với mục đích tiếp thu được
nhiều kinh nghiệm thực tế nhất có thể. Trong nhiều trường hợp, thực tập đem đến
cho sinh viên khả năng được nhận làm toàn thời gian khi ra trường.
Sinh viên năm thứ ba sẽ học các môn tự chọn như Luật quốc tế, Luật nhập cư,
Luật chống độc quyền hoặc Luật sở hữu trí tuệ… Họ thường tập trung phần lớn thời
gian vào tìm việc làm và ôn luyện cho Kì thi kiểm tra năng lực (Bar Exam).
Sau khi đã hoàn thành chương trình luật, sinh viên phải tham gia Bar Exam do
tiểu bang họ muốn hành nghề luật tổ chức. Kỳ thi thường kéo dài hai ngày và khác
biệt theo quy định của từng tiểu bang Mỹ. Nếu sinh viên muốn thực tập luật ở nhiều
tiểu bang khác nhau, họ cần tìm hiểu xem bang nào chấp nhận kết quả kì thi của bang
nào. Khi đã vượt qua Bar Exam, sinh viên nhận được Chứng chỉ hành nghề Luật sư,
cho phép sinh viên hành nghề luật ở tiểu bang đó.3
Bên cạnh đó một số trường luật lớn còn có chương trình đào tạo sau đại học
nhưng chủ yếu là cho sinh viên người nước ngoài. Khóa học này cấp bằng thạc sĩ
(LL.M) và bằng tiến sĩ (SJD) với hình thức học chủ yếu là học viên hoặc hoàn tất
một luận án dài.4
3. Phương pháp đào tạo
Bởi sự phức tạp của hệ thống pháp luật ở Mỹ, chương trình đào tạo luật tại đây
không nhắm vào việc trực tiếp truyền đạt kiến thức về nội dung các luật, mà nhắm

3
Francesca Turauskis (2015), What You Need to Know About Law School in America,
https://www.studentworldonline.com/article/us-law-school-system-what-you-need-to-know/320/ Truy cập lần cuối
13.07.2021
4
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội, 2018, tr.304
3
vào việc đào tạo ra luật sư có khả năng thắng kiện. Họ chủ yếu sử dụng hai phương
pháp đào tạo: phương pháp Socratic và phương pháp tình huống (case method).
a) Phương pháp Socratic và phương pháp tình huống (case method)
Theo lý thuyết, hai phương pháp này có nguồn gốc và cách vận hành khác
nhau. Nhưng trên thực tế, giảng viên ít khi sử dụng độc lập một phương pháp.
Về phương pháp tình huống, vào năm 1890, giáo sư Langdell là người đầu tiên
đưa phương pháp này vào giảng dạy tại trường luật Harvard. Trước đó các trường
luật ở Mỹ chỉ dạy thuần túy nội dung các điều luật một cách buồn tẻ và khô cứng.5
Từ đó đến nay, các trường luật tại Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này trong
giảng dạy. Phương pháp tình huống sử dụng các án lệ (case) để phân tích cho sinh
viên nội dung luật thực định và giới thiệu các kỹ năng luật sư cần có trong các vụ
việc cụ thể. Sinh viên luật được yêu cầu đọc các ý kiến tư pháp được chọn lọc và
nghiên cứu chúng bằng cách tham gia vào bài tập phân tích hồi cứu (retrospective
analysis) và tìm hiểu lý do tại sao tòa án lại xây dựng quy phạm pháp luật như vậy6.
Trên lớp học, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên tóm tắt lại vụ việc, rồi chất vấn
sinh viên một số các câu hỏi với mục đích kích thích tư duy phản biện của sinh viên
và để sinh viên tự rút ra kết luận về các quy phạm pháp luật và các giả thuyết theo
từng trường hợp, sử dụng phương pháp Socratic. Phương pháp Socratic bắt nguồn từ
tên của Socrates (470-399 TCN), người tạo ra cách tiếp cận vấn đề thông qua một
loạt các câu hỏi để phát triển ý tưởng tiềm ẩn và dẫn đến kết luận cuối cùng.
Phương pháp Socratic là “phương tiện” cốt yếu được giáo sư Langdell chọn
để tăng tính hiệu quả của phương pháp tình huống.7 Nên khi đề cập đến phương pháp
Socratic trong chương trình luật, người ta thường hiểu trong đó có cả phương pháp

5
TS. Ngô Hoàng Oanh, Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật ở các trường luật Hoa Kỳ một vài suy nghĩ đối với đào tạo
luật ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, Số 1, 2011, tr.52
6
Don Macaulay (2019), The Socratic Method, The Case Method and How They Differ,
https://lawpreview.barbri.com/socratic-method-case-method-differ/, truy cập lần cuối 14.07.2021
7
Jackson, Jeffrey D. (2007), Socrates and Langdell in Legal Writing: Is the Socratic Method a Proper Tool for Legal
Writing Courses?, California Western Law Review, Chương 43, tr.271
4
tình huống. Để ngắn gọn và thông nhất, tác giả sẽ dùng chung tên gọi phương pháp
Socratic cho sự kết hợp giữa phương pháp Socratic và phương pháp tình huống.
b) Điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp Socratic
- Điểm mạnh:
Mục đích giáo dục của phương pháp Socratic là đem đến cho người học: Khả
năng nhận biết vấn đề pháp lý và những bằng chứng hỗ trợ cho khẳng định của mình;
kiến thức về bản chất các suy luật, các tư duy trừu tượng, cùng với đó xem xét “trọng
lượng” của các loại bằng chứng một cách logic; kỹ năng học tập và ứng dụng các
kiến thức và khẳng định quan điểm đã có; khả năng nhận biết kết luận không cần giải
thích (Unstated Assumption) và kết luận cần giải thích (Stated Assumption); khả
năng đưa ra kết luận có căn cứ và đánh giá được tính hợp lý của kết luận.8
Phương pháp này rất hiệu quả khi dạy các học thuyết pháp lý phức tạp cho
một nhóm sinh viên. Thông qua hàng loạt câu hỏi, sinh viên được phát triển khả năng
tư duy logic và khả năng diễn đạt logic. Thêm vào đó, thảo luận công khai buộc sinh
viên phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, mở rộng kiến thức của bản thân.
- Điểm yếu 9
Bên cạnh các lợi ích kể trên, phương pháp này có một số khía cạnh cần xem
xét. Đầu tiên, có trường phái cho rằng phương pháp này có thành kiến với sinh viên
nữ. Cụ thể hơn, các lớp học Socratic là môi trường cạnh tranh hướng đến nam giới,
thường có xu hướng bất công với nữ giới. Sinh viên nữ cảm thấy bị đe dọa và bị xa
lánh trong các lớp học Socratic bởi tính gia trưởng trong lớp học. Họ thường cảm
thấy mình không có gì để đóng góp và tiếng nói của họ bị loại khỏi cuộc tranh luận.
Tiếp đó, tính hiệu quả của phương pháp này cần được xem xét. Các câu hỏi
giảng viên đặt cho sinh viên phải dẫn đến câu trả lời đúng trọng tâm vấn đề. Vậy nên
giảng viên là người có vai trò chủ chốt trong phương pháp học này. Sinh viên dễ trở

8
Christopher M. Ford (2008), The Socratic Method in the 21st Century, West Point, NY, truy cập lần cuối 14.07.2021
9
Tham khảo từ nguồn: Kerr, Orin S. (1999), The Decline of the Socratic Method at Harvard, Nebraska Law Review,
chương 78, tr. 113
.
5
nên thụ động nếu học với những giảng viên dạy một cách thụ động và khó có thể
thích ứng trong môi trường năng động. Bên cạnh đó, những sinh viên khác chỉ đạt
được lợi ích nếu theo kịp tiến độ của bài học và hiểu được những gì đang diễn ra.
Thêm một vấn đề nữa, phương pháp này là nỗi sợ của tất cả sinh viên học luật
tại Mỹ do tính “ác liệt” và có sự ngược đãi tâm lý (psychologically abusive). Khi đối
diện với câu hỏi khắc nghiệt mà công khai từ giảng viên, sinh viên có thể gặp áp lực
quá mức, đặc biệt với những câu hỏi xoáy vào niềm tin cốt lõi. Đa phần sinh viên sẽ
tìm cách bảo vệ lòng tự trọng bằng cách biến mình trở nên hung hăng và hoài nghi
hơn trước đó.
Vì những tiêu cực trong phương pháp này, từ những năm 1960 trở lại đây, các
trường luật tại Mỹ đã có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy. Họ không áp dụng
phương pháp Socratic theo cách truyền thống, mà sử dụng phương pháp kết hợp giữa
bài giảng, làm việc nhóm và đặt câu hỏi theo kiểu Socratic nhưng nhẹ nhàng hơn10.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Cho đến nay, Mỹ được coi là một trong các nước có chương trình đào tạo luật
sư tốt nhất thế giới. Nhiều nước châu Á dù có hệ thống luật thuộc dòng Civil law vẫn
áp dụng mô hình đào tạo luật của Mỹ. Trong phần này, tác giả sẽ xem xét khả năng
áp dụng một số điểm nổi bật đã chỉ ra ở trên trong đào tạo luật tại Việt Nam.
1. Khả năng áp dụng phương pháp Socratic vào giảng dạy luật ở Việt Nam
Những năm gần đây, đào tạo luật ở Việt nam đã bắt đầu theo hình thức tín chỉ.
Hình thức này rất phù hợp để áp dụng phương pháp Socratic. Với giờ lý thuyết, sinh
viên sẽ được giới thiệu kiến thức chung cần nắm được theo đề cương môn học. Đến
giờ thảo luận (Seminar), giảng viên có thể sử dụng phương pháp Socratic để tăng sự
hứng thú trong giờ học cho sinh viên. Sinh viên có thể rèn luyện khả năng hùng biện,
óc phán đoán tình huống thông qua các buổi thảo luận trên lớp học. Hoàn toàn có thể
áp dụng phương pháp này vào giảng dạy luật tại Việt Nam.

10
Christopher M. Ford (2008), The Socratic Method in the 21st Century, West Point, NY, truy cập lần cuối 14.07.2021
6
Để phương pháp này có hiệu quả, cần có sự hợp tác từ cả hai phía giảng viên
và sinh viên. Giảng viên là người có vai trò quan trọng nhất trong phương pháp này.
Nên yêu cầu với giảng viên sẽ khá ngặt nghèo, họ cần bao quát được vụ việc sẽ dùng
để thảo luận và nắm được cách đặt câu hỏi kích thích tư duy cho sinh viên. Thêm
vào đó, phương pháp Socratic yêu cầu sinh viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi
đến lớp, không thể học theo cách thụ động.
Bên cạnh đó, cần lưu ý sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam khi có hệ thống
pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Khi vận dụng cần phải tôn trong
những nguyên tắc của việc đào tạo luật ở nước ta và nắm được cốt lõi của phương
pháp Socratic. Ta cần tránh tình trạng áp dụng “nửa vời”, vỏ bên ngoài là phương
pháp Socratic nhưng nội dung bên trong là dạy học lý thuyết, như cải cách đào tạo
luật ở Trung Quốc từng mắc phải11.
2. Tăng cường tính thực tiến trong chương trình đào tạo luật ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, các chương trình đào tạo luật thường gồm hai giai đoạn:
những năm đầu sinh viên học lý thuyết và đến năm cuối, sinh viên sẽ đi thực tập.
Trong những năm học tại trường luật, sinh viên chủ yếu được đào tạo kiến thức pháp
luật chung cho tất cả các ngành, còn kỹ năng hành nghề sẽ được đào tạo ở Học viện
Tư pháp. Vấn đề này gây sức ép rất lớn lên Học viện Tư pháp khi phải đào tạo tất cả
các kỹ năng cho luật sư chỉ trong thời gian ngắn khoảng 6 tháng.12 Trong khi đó
kinh nghiệm đào tạo luật của các nước hàng đầu như Mỹ thì ngược lại. Họ cho rằng
việc đào tạo sinh viên luật thành các luật sư phải bắt đầu từ năm đầu đại học và trải
qua quá trình đào tạo kết hợp giữa kiến thức về luật thực định và các kỹ năng hành
nghề cần thiết. Rõ ràng, các trường luật tại Việt Nam cần xem xét lại mục tiêu giảng
dạy của mình, cần biết được ưu, nhược điểm trong mô hình đào tạo đang sử dụng.

11
TS. Ngô Hoàng Oanh, Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật ở các trường luật Hoa Kỳ một vài suy nghĩ đối với đào tạo
luật ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 1, 2011, tr.61
12
TS. Ngô Hoàng Oanh, Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật ở các trường luật Hoa Kỳ một vài suy nghĩ đối với đào tạo
luật ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 1, 2011, tr.60
7
Thấy được sự ưu việt trong chương trình đào tạo luật của Mỹ, hiện nay, các
trường luật trên thế giới đang dần theo xu hướng: tăng cường các môn học kỹ năng
vào chương trình học. Trong đó có cả chương trình đào tạo cử nhân Luật tại Việt
Nam.
Tại trường Đại học luật Hà Nội, ngôi trường đi đầu trong đào tạo luật ở Việt
Nam có tổng cộng 20 môn kĩ năng so với 63 môn chuyên ngành. Nhưng việc xây
dựng các môn kỹ năng chưa có tính tổng thể, có xu hướng gắn với các môn học
chuyên ngành và có sự trùng lặp về nội dung một số môn kỹ năng. Trên thực tế, số
lượng các môn kỹ năng được thực sự triển khai còn ít hơn số lượng được liệt kê. 13
Dù Việt Nam đang đi theo xu hướng của thế giới nhưng chất lượng các môn học vẫn
chưa thật sự đúng tầm.
Thêm vào đó, chương trình học cũng cần quan tâm đến các hoạt động ngoại
khóa liên quan đến chuyên ngành luật. Sinh viên sẽ có được môi trường tốt để trai
dồi kiến thức và phát triển kĩ năng mềm. Những năm gần đây có nhiều cuộc thi
chuyên ngành được trường Đại học luật Hà Nội tổ chức như Moot Court, sinh viên
nghiên cứu khoa học,… trở thành sân chơi cho các bạn sinh viên luật. Đây cũng là
cơ hội cho các bạn sinh viên tạo các mối quan hệ xã hội với các nhà tuyển dụng. Đây
là bước tiến lớn của sinh viên trường luật khi gỡ bỏ mác “khô khan”, kém năng động.
Ta không thể phủ nhận sự thay đổi của mô hình đào tạo luật tại Việt Nam, dù
quá trình này diễn ra khá chậm. Sự cải cách mô hình đào tạo có đem lại một số kết
quả đáng ghi nhận nhưng để đạt đến trình độ đào tạo thực tiễn, mô hình này cần thêm
thời gian, sự cả tiến và cả nguồn lực kinh tế.
KẾT LUẬN
Mô hình đào tạo luật tại Mỹ như là chương trình đào tạo sau đại học. Mô hình
này nổi tiếng vì tính thực tiễn trong chương trình học: kết hợp giữa lý thuyết và dạy
kỹ năng pháp lý, thêm vào đó là phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng hiện

13
TS. Vũ Thị Lan Anh, Đề án khoa học cấp bộ: Các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật
tại Trường Đại học Luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2014, tr. 63.
8
tại. Từ sự thành công tại Mỹ, mô hình này được nhiều nước học tập và áp dụng theo.
Nhưng việc du nhập chương trình đào tạo từ nước ngoài không đơn giản, Việt Nam
cần có sự chuẩn bị kĩ càng về kiến thức, kinh tế và xác định đúng mục tiêu đào tạo
của mình, tránh tình trạng du nhập “nửa vời”, không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Ngô Hoàng Oanh, Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật ở các trường luật
Hoa Kỳ một vài suy nghĩ đối với đào tạo luật ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật,
số 1, 2011
2. TS. Vũ Thị Lan Anh, Đề án khoa học cấp bộ: Các giải pháp tăng cường tính
thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2014
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội,
2018
4. Legal Education System in US, https://www.internationalstudent.com/study-
law/legal-education-system/, lần truy cập cuối 13.07.2021
5. Christopher M. Ford (2008), The Socratic Method in the 21st Century, West
Point, NY.
6. Kerr, Orin S. (1999), The Decline of the Socratic Method at Harvard,
Nebraska Law Review.
7. Don Macaulay (2019), The Socratic Method, The Case Method and How They
Differ, https://lawpreview.barbri.com/socratic-method-case-method-differ/,
truy cập lần cuối 14.07.2021
8. Jackson, Jeffrey D. (2007), Socrates and Langdell in Legal Writing: Is the
Socratic Method a Proper Tool for Legal Writing Courses?, California
Western Law Review.
9. Francesca Turauskis (2015), What You Need to Know About Law School in
America, https://www.studentworldonline.com/article/us-law-school-system-
what-you-need-to-know/320/ Truy cập lần cuối 13.07.2021

You might also like