You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KẾ TOÁN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


DPL0031 - LUẬT KINH TẾ

1. Thông tin về học phần


1.1. Số tín chỉ: 02
1.2. Số tiết và/hoặc số giờ đối với các hoạt động học tập:
- Số tiết lý thuyết trên lớp: 30 tiết
- Số tiết thực hành, thực tập trên lớp (thảo luận, làm bài tập, làm đồ án, làm thí nghiệm …):
- Số giờ kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập lớn, làm đồ án, đồ án/khoá
luận tốt nghiệp (hoạt động thực tiễn ngoài lớp học):
- Số giờ tự học của sinh viên: 60 giờ
1.3. Học phần thuộc khối kiến thức:
Kiến thức giáo dục
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp □
đại cương □
Kiến thức cơ sở ngành □ Kiến thức chuyên ngành □
Bắt buộc □ Tự chọn 
Bắt buộc □ Tự chọn □ Bắt buộc □ Tự chọn □
1.4. Học phần tiên quyết: Không
1.5. Học phần học trước: Pháp luật đại cương
1.6. Học phần được giảng dạy ở học kỳ: 2, Khóa 26
1.7. Ngôn ngữ và tài liệu giảng dạy: Giảng bằng Tiếng Việt và tài liệu học tập chính (slides bài
giảng, bài đọc, giáo trình chính, bài tập) bằng Tiếng Việt.
1.8. Đơn vị phụ trách:
- Bộ môn/Ngành: Luật Thương mại - Dân sự/Luật Kinh tế.
- Khoa: Luật
2. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
2.1. Mục tiêu của học phần
Kiến thức:
- Nêu được một số các định nghĩa như: hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, giới hạn trách
nhiệm trong kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hợp đồng, tranh chấp trong kinh doanh,
trọng tài, tòa án, phá sản.
- Liệt kê các điều kiện và trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Phân loại các loại hình doanh nghiệp, phân loại các loại hợp đồng, phân loại các biện pháp
giải quyết tranh chấp.
- Mô tả cơ cấu tổ chức của từng loại hình kinh doanh.

1
- So sánh và rút ra những ưu điểm – nhược điểm giữa các loại hình kinh doanh với nhau, so
sánh giữa các loại hợp đồng, so sánh và rút ra những ưu điểm – nhược điểm giữa các biện
pháp giải quyết tranh chấp.
Kỹ năng:
- Nâng cao kỹ năng nhận diện về hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ở
nước ta để tạo ra cách thức ứng xử phù hợp, hiệu quả.
- Có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học vào hoạt động kinh doanh thực tế của mình
để không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
- Thành thạo một số kỹ năng tìm, tra cứu và sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết
các tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
- Có kỹ năng bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật thực định nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả áp dụng.
Thái độ:
- Hình thành nhận thức và thái độ đúng đắn, khách quan, tư duy phản biện độc lập với các
chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, nhìn nhận rõ
nét hơn thực tiễn pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trong tương
quan với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
- Hình thành thái độ ứng xử và đóng góp tích cực nhằm không ngừng hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam về quản lý kinh tế.
2.2. Chuẩn đầu ra của học phần và ma trận tương thích giữa CĐR học phần (CELO) với CĐR
chương trình đào tạo (ELO):
Ký hiệu CĐR của học phần CĐR của
Hoàn thành học phần này, sinh viên có thể CTĐT
Kiến thức
CELO 1 Hiểu và vận dụng các khái niệm về pháp luật về doanh nghiệp, ELO1, ELO2,
kinh doanh thương mại. ELO3
CELO 2 Phân tích, Đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam đến ELO2, ELO3
thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, giải quyết
tranh chấp thương mại.
Kỹ năng
CELO 3 Vận dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình ELO4, ELO6
huống diễn ra trong thực tế.
CELO 4 Có kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; Có ELO5
kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình tốt. Bước đầu có
khả năng, tranh luận, phản biện xã hội.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CELO 5 Hình thành thói quen học tập và làm việc chủ động, tự học để ELO9, ELO10
nâng cao trình độ.
2.3. Ma trận chức năng (mức độ đóng góp của học phần cho các ELOs)

2
Năng lực tự chủ
Mã Kiến thức Kỹ năng
Số và trách nhiệm
T học Tên học
tín EL
T phần phần ELO ELO ELO ELO ELO ELO ELO ELO ELO
chỉ O
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
DPL0 Luật
1 2 S H S N S S N H S S
031 Kinh tế
- N: Không đóng góp (none supported)
- S: Có đóng góp (suppoorted)
- H: Đóng góp quan trọng (highly supported)
3. Mô tả vắt tắt nội dung học phần
- Môn học giới thiệu các khái niệm cơ bản về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, hợp
đồng, giải quyết tranh chấp và phá sản; cung cấp những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp
như: khái niệm, phân loại, điều kiện, trình tự thủ tục thành lập, thay đổi, tổ chức lại, giải
thể doanh nghiệp.
- Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức về hợp đồng, bao gồm: khái niệm,
phân loại, các nội dung cơ bản của hợp đồng; đồng thời cung cấp những nội dung kiến
thức liên quan đến các biện pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Tranh chấp
thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trong đó chú trọng đến
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam.
- Ngoài ra, môn học cũng trang bị những kiến thức về phá sản: khái niệm, dấu hiệu xác định
tình trạng phá sản, thẩm quyền giải quyết, thứ tự phân chia thành toán nợ, trình tự thủ tục
phá sản.
- Môn học cũng cung cấp cho sinh viên những tình huống pháp lý, những vụ việc liên quan
đến thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh thương mại đã xảy ra trong thực tế để
sinh viên ứng dụng, vận dụng để nhận diện các vấn đề pháp lý cũng như tích lũy kiến thức
và kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết tranh chấp trong thương mại.
4. Phương pháp giảng dạy và học tập
4.1. Phương pháp giảng dạy
Các phương pháp sau được sử dụng trong quá trình giảng dạy:
- Thuyết giảng những nội dung chính của học phần theo nội dung chi tiết trình bày trong
Mục 8 và các tài liệu học tập đã cung cấp cho sinh viên;
- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài, thực hiện bài tập và nội dung thảo luận;
- Tổ chức thảo luận theo các nội dung đã yêu cầu chuẩn bị.
- Giảng dạy trực tuyến trên MS TEAM trong tuần 1 và tuần 2.
4.2. Phương pháp học tập
Các phương pháp học tập gồm:
- Sinh viên tham gia nghe giảng, thuyết trình, thảo luận, giải quyết các vấn đề theo đề bài
cho trước với giảng viên và cả lớp.
- Sinh viên tự đọc tài liệu và chuẩn bị những nội dung thuyết trình, thảo luận với giảng viên
và cả lớp.
5. Nhiệm vụ của sinh viên
Nhiệm vụ của sinh viên như sau:
- Sinh viên đi học phải ăn mặc lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục.
3
- Phải đi học đúng giờ theo quy định. Nếu đi trễ quá 15 phút sinh viên không được vào lớp.
- Chỉ được sử dụng điện thoại trong lớp khi được giảng viên đồng ý. Không được nói chuyện
và làm việc riêng. Tuân thủ quy định về 5S. Nếu giảng viên nhắc nhở mà sinh viên vẫn
tiếp tục vi phạm thì có thể bị mời ra khỏi lớp, trừ điểm thái độ và thông báo để Khoa xử
lý.
- Sinh viên cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tham dự lớp học đầy đủ và cần tham gia thảo
luận xây dựng bài trên lớp, đảm bảo thời lượng tự học để củng cố kiến thức về môn học.
Trong tất cả các buổi học trên lớp, sinh viên phải mang theo văn bản quy phạm pháp luật
và có thể mang theo máy tính cá nhân để thuận tiện tra cứu.
- Sinh viên phải nghiêm túc thực hiện bài báo cáo cá nhân, bài tập nhóm về nhà, bài tập tại
lớp, bài kiểm tra giữa học phần và bài thi kết thúc học phần. Nếu sinh viên vắng hoặc thiếu
bài kiểm tra thường xuyên nào thì bài kiểm tra đó bị chấm 0 điểm.
- Theo dõi các thông tin và thông báo của giảng viên trên trang E-Learning hàng ngày để
thực hiện đúng các yêu cầu mà giảng viên đã giao.
- Chia Nhóm sinh viên (từ 5 đến 10 người, tùy thuộc số lượng sinh viên trong lớp) để thực
hiện các bài tập Nhóm. Khi làm việc theo Nhóm, sinh viên tự đánh giá mức độ của từng
thành viên theo tỷ lệ % đóng góp vào bài làm. Giảng viên chấm điểm từng thành viên căn
cứ vào mức độ đánh giá này.
6. Đánh giá và cho điểm
6.1. Thang điểm
Thang điểm 10 và quy đổi thành thang điểm chữ và thang điểm 4 theo Quy chế đào tạo tín
chỉ hiện hành của Trường Đại học Văn Lang.
6.2. Rubric đánh giá
Các tiêu chí và trọng số điểm đối với từng nội dung cần đánh giá được trình bày trong Phần
phụ lục đính kèm Đề cương chi tiết này.
6.3. Kế hoạch đánh giá và trọng số thành phần đánh giá
Bảng 1 Ma trận phương pháp đánh giá để đạt CĐR của học phần
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
THỜI ĐIỂM
Tham Thi Thi CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ
CELOs Làm việc Làm việc
dự lớp giữa cuối
nhóm cá nhân
học kỳ kỳ

- Phát biểu, thảo luận, kiểm tra


trắc nghiệm trên elearning.
- Hàng tuần
CELO - Thi trắc nghiệm giữa kỳ (sử
x x x x x - Tuần 5 (30 phút)
1 dụng tài liệu)
- Cuối kỳ (50 phút)
- Thi trắc nghiệm cuối kỳ (sử
dụng tài liệu)
- Phát biểu, thảo luận, kiểm tra
trắc nghiệm trên elearning.
- Hàng tuần
CELO - Thi trắc nghiệm giữa kỳ (sử
x x x x x - Tuần 5 (30 phút)
2 dụng tài liệu)
- Cuối kỳ (50 phút)
- Thi trắc nghiệm cuối kỳ (sử
dụng tài liệu)
- Phát biểu, thảo luận, kiểm tra
- Hàng tuần
CELO trắc nghiệm trên elearning.
x x x x x - Tuần 5 (30 phút)
3 - Thi trắc nghiệm giữa kỳ (sử
dụng tài liệu) - Cuối kỳ (50 phút)

4
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
THỜI ĐIỂM
Tham Thi Thi CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ
CELOs Làm việc Làm việc
dự lớp giữa cuối
nhóm cá nhân
học kỳ kỳ

- Thi trắc nghiệm cuối kỳ (sử


dụng tài liệu)
- Phát biểu, thảo luận, kiểm tra
trắc nghiệm trên elearning.
- Hàng tuần
CELO - Thi trắc nghiệm giữa kỳ (sử
x x x x x - Tuần 5 (30 phút)
4 dụng tài liệu)
- Cuối kỳ (50 phút)
- Thi trắc nghiệm cuối kỳ (sử
dụng tài liệu)
- Phát biểu, thảo luận, kiểm tra
trắc nghiệm trên elearning.
- Hàng tuần
CELO - Thi trắc nghiệm giữa kỳ (sử
x x x x - Tuần 5 (30 phút)
5 dụng tài liệu)
- Cuối kỳ (50 phút)
- Thi trắc nghiệm cuối kỳ (sử
dụng tài liệu)

Bảng 2 Trọng số thành phần đánh giá của học phần


TT Thành phần Trọng số (%) Ghi chú
1 Quá trình 30
2 Thi giữa học kỳ 20
3 Thi cuối học kỳ 50
Tổng 100%

7. Giáo trình và tài liệu học tập


7.1. Tài liệu học tập:
Slides bài giảng, bài tập, bài đọc thêm, Bộ môn Luật Thương mại- Dân sự biên soạn - tài
liệu lưu hành nội bộ.
7.2. Giáo trình chính
- Trường Đại học Luật TPHCM, Giáo trình pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ
(Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Hà
Nội, 2019.
- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh (Tái bản lần
1, có sửa đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2019.
7.3. Giáo trình và tài liệu tham khảo khác
- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh
chấp thương mại, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2020.
Văn bản quy phạm pháp luật:
- Hiến pháp năm 2013.
- Bộ luật dân sự năm 2015.
- Luật Doanh nghiệp 2020.
- Luật Đầu tư 2020.
- Luật Phá sản 2014.
- Luật Hợp tác xã 2012.

5
- Luật Cạnh tranh 2018.
- Luật Thương mại 2005.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
- Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Những văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan sinh viên tự tra cứu trên Internet.
Website:
- www.thuvienphapluat.com
- https://luatvietnam.vn/
- http://www.moit.gov.vn
- http://www.vibonline.com.vn
- https://www.wto.org/
8. Nội dung chi tiết của học phần
Tuần Nội dung KQHTMĐ
của HP
1 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN – CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỌC CELO 1,
PHẦN LUẬT KINH TẾ 2,3,4,5
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
1.1.Giới thiệu nội dung học phần.
1.2.Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh
Nội dung làm bài tập/thảo luận
- Hỏi đáp và thảo luận: hỏi đáp các vấn đề liên quan đến bài học, phân
nhóm và đề tài thuyết trình.
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6,0 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị đề tài theo danh mục của
giảng viên cung cấp để thuyết trình vào những buổi sau.
- Mỗi ý kiến phát biểu xây dựng bài đạt yêu cầu, sinh viên được tính 1
điểm ở cột thảo luận, xây dựng bài.
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
2 Chương 2: PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CELO 1, 2,3
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
I. Khái quát chung về doanh nghiệp
2.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
2.2 Thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp
2.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Các nhóm thảo luận về nội dung đặt tên doanh nghiệp và con dấu của
doanh nghiệp.
6
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
3 Chương 2: PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (tt) CELO 1, 2,3
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
II. Các loại hình doanh nghiệp
2.4 Doanh nghiệp tư nhân
2.4.1 Khái niệm, đặc điểm
2.4.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
2.5 Công ty hợp danh
2.5.1 Khái niệm, đặc điểm
2.5.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Câu hỏi và bài tập liên quan đến DNTN và công ty hợp danh
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Mỗi ý kiến phát biểu xây dựng bài đạt yêu cầu, sinh viên được tính 1
điểm ở cột thảo luận, xây dựng bài.
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
4 Chương 2: PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (tt) CELO 1, 2,3
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
II. Các loại hình doanh nghiệp
2.6 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
2.6.1 Khái niệm, đặc điểm
2.6.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
2.7 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 đến 50 thành viên
2.7.1 Khái niệm, đặc điểm
2.7.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
2.8 Công ty cổ phần
2.8.1 Khái niệm, đặc điểm
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Câu hỏi và bài tập liên quan đến công ty TNHH 1 thành viên, 2-50 thành
viên.
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
7
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
- Đề cương thảo luận
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
5 Chương 2: PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (tt) CELO 1, 2,3
B. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
2.8 Công ty cổ phần (tt)
2.8.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp
2.9 Nhóm công ty
2.10 Giải thể doanh nghiệp
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Câu hỏi và bài tập liên quan đến công ty cổ phần và giải thể doanh
nghiệp
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
- Đề cương thảo luận
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
6 Chương 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI
Thi giữa kỳ
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
3.1. Khái quát pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
3.1.1. Khái niệm hợp đồng
3.1.2. Phân loại hợp đồng
3.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh doanh,
thương mại
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Sinh viên thảo luận về hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
- Đề cương thảo luận
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
7 Chương 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, CELO 1, 2,3
THƯƠNG MẠI

8
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
3.2 Nội dung cơ bản pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
3.2.1 Hiệu lực của hợp đồng.
3.2.2 Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Sinh viên thảo luận về hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
- Đề cương thảo luận
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
8 Chương 4: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CELO 1, 2,3
KINH DOANH THƯƠNG MẠI
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
4.1. Khái quát về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh, thương mại
4.1.1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh thương mại
4.1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương
mại
4.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể
4.2.1 Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng
trọng tài.
4.2.2 Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng
tòa án.
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Sinh viên thảo luận về phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
và trọng tài thương mại.
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
- Đề cương thảo luận
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
9 Chương 5: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN CELO 1, 2,3
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết)
7.1. Khái quát về pháp luật về phá sản
7.1.1 Một số khái niệm
7.1.2 Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

9
7.2 Một số quy định cụ thể để phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Sinh viên thảo luận và làm bài tập liên quan đến thủ tục phá sản doanh
nghiệp
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
10 Chương 6: PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI CELO 1,
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (3,0 tiết) 2,3,4,5
6.1 Khái quát chung về pháp luật thương mại Việt Nam.
6.2 Một số nội dung cụ thể trong Luật Thương mại về mua bán hàng hóa
và cung ứng dịch vụ.
6.3 Ôn tập
Nội dung làm bài tập/thảo luận
Sinh viên thảo luận các tình huống và làm các bài tập liên quan đến mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong thương mại
B. Các nội dung cần tự học ở nhà: (6 giờ)
- Đọc giáo trình chính.
- Đọc các Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo liên quan
C. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo yêu
cầu của giảng viên mỗi tuần.
- Mỗi ý kiến phát biểu xây dựng bài đạt yêu cầu, sinh viên được tính 1
điểm ở cột thảo luận, xây dựng bài.
- Chấm điểm theo Rubric do giảng viên đưa ra
9. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần
- Phòng học: phòng học lý thuyết, thảo luận với giảng viên theo quy mô từ 50 - 100 sinh viên
- Phương tiện phục vụ giảng dạy: máy chiếu, loa, micro tại các phòng học
10. Biên soạn và cập nhật đề cương chi tiết
- Đề cương được biên soạn vào năm học 2018 – 2019.
- Đề cương được chỉnh sửa lần thứ: lần thứ 4 (tháng 01 năm 2021).
- Nội dung được chỉnh sửa, cập nhật, thay đổi ở lần gần nhất: Chỉnh sửa theo mẫu mới của
Phòng Đào tạo; thêm Rubic đánh giá cụ thể.
Tp. HCM, ngày 26 tháng 1 năm 2021

TRƯỞNG KHOA P.TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN

10
PGS.TS. Bùi Anh Thủy ThS Trần Minh Toàn Ths Nguyễn Thị Khánh Ngân

HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu

11
PHỤ LỤC 3a: GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN
Giảng viên cơ hữu
Họ và tên: Trần Minh Toàn Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Địa chỉ cơ quan: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường
Điện thoại liên hệ: 0972074318
Cô Giang, Quận 1, Tp. HCM
Email: toan.tm@vlu.edu.vn Trang web:
Cách liên lạc với giảng viên: sinh viên liên lạc với giảng viên qua email, điện thoại hoặc gặp
trực tiếp vào giờ giải lao tại lớp và Văn phòng Khoa Luật.

Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Ngân Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Địa chỉ cơ quan: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường
Điện thoại liên hệ:
Cô Giang, Quận 1, Tp. HCM
Email: ngan.ntk@vlu.edu.vn Trang web:
Cách liên lạc với giảng viên: sinh viên liên lạc với giảng viên qua email, điện thoại hoặc gặp trực
tiếp vào giờ giải lao tại lớp và ở Văn phòng Khoa Luật.

Giảng viên thỉnh giảng của môn học


Họ và tên: Học hàm, học vị:
Địa chỉ cơ quan: Điện thoại liên hệ:
Trang web: (Đưa tên website của Khoa;
Email:
website cá nhân – nếu có)
Cách liên lạc với giảng viên:
Cách liên lạc với giảng viên: sinh viên liên lạc với giảng viên qua email, điện thoại hoặc gặp
trực tiếp vào giờ giải lao tại lớp.

Trợ giảng của môn học (nếu có)


Họ và tên: Học hàm, học vị:
Địa chỉ cơ quan: Điện thoại liên hệ:
Trang web: (Đưa tên website của Khoa;
Email:
website cá nhân – nếu có)
Cách liên lạc với giảng viên

12
PHỤ LỤC 3b: RUBRIC ĐÁNH GIÁ

RUBRIC 1. ĐIỂM QUÁ TRÌNH (30%)


Trọng Tốt Khá Trung bình Yếu
Tiêu chí
số (%) Từ 8 – 10 đ Từ 6 – dưới 8 đ Từ 4 – dưới 6 đ dưới 4 đ
Từ 80% - Từ 60% – dưới Từ 40% – dưới Dưới 40%
Tham dự
20% 100% các buổi 80% các buổi 60% các buổi các buổi học
lớp học
học trực tiếp học trực tiếp học trực tiếp trực tiếp
Trả lời đầy đủ Trả lời đúng
Làm việc Còn sai sót quan Không trả
40% rõ ràng và nhưng còn sai
nhóm trọng lời được
chính xác sót nhỏ
Trả lời đúng từ Trả lời đúng Trả lời đúng từ
Trả lời dưới
Làm việc 80% - 100% 60% – dưới 80% 40% – dưới 60%
40% 40% câu hỏi
cá nhân câu hỏi theo câu hỏi theo đáp câu hỏi theo đáp
theo đáp án
đáp án án án
100%

RUBRIC 2. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THI GIỮA KỲ (20%)


Trọng Tốt Khá Trung bình Yếu
Tiêu chí
số (%) Từ 8 – 10 đ Từ 6 – dưới 8 đ Từ 4 – dưới 6 đ dưới 4 đ
Trả lời đúng từ Trả lời đúng Trả lời đúng từ
Trả lời dưới
Phần trắc 80% - 100% 60% – dưới 80% 40% – dưới
100% 40% câu hỏi
nghiệm câu hỏi theo câu hỏi theo đáp 60%câu hỏi theo
theo đáp án
đáp án án đáp án
100%

RUBRIC 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THI CUỐI KỲ (50%)


Trọng Tốt Khá Trung bình Yếu
Tiêu chí
số (%) Từ 8 – 10 đ Từ 6 – dưới 8 đ Từ 4 – dưới 6 đ dưới 4 đ
Trả lời
Trả lời đúng từ Trả lời đúng từ
Trả lời đúng 60% dưới 40%
Phần trắc 80% - 100% 40% – dưới
100% – dưới 80% câu câu hỏi
nghiệm câu hỏi theo 60%câu hỏi theo
hỏi theo đáp án theo đáp
đáp án đáp án
án
100%

13

You might also like