You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


--------------------

BÀI TIỂU LUẬN

Tên sinh viên : Nguyễn Hoàng Hiếu Duyên


Mã số sv : 27218702977
Môn : Hướng Nghiệp 2
Lớp : DTE – LAW 152 J
Giáo viên hướng dẫn : Mr. Trần Quang Trung

ĐÀ NẴNG – 2021
1. Người học xong chương trình cử nhân luật có thể làm việc ở những cơ quan nào?
- Sau khi tốt nghiệp các ngành luật (thời gian 4 năm), sinh viên sẽ nhận được bằng cử nhân
luật theo ngành đã học; sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư vấn luật; phòng
tổ chức hành chính, phòng pháp chế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn
có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ
cấp trung ương đến địa phương; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên
cứu…

Chức danh nghề nghiệp trong cơ quan đó:

- Cử nhân luật ra trường làm việc trong các cơ quan tòa án, viện kiểm sát

Cử nhân luật ra trường có thể làm thẩm phán, thư ký tòa, kiểm sát viên... Tuy nhiên để làm
các chức vụ này thì bên cạnh bằng cử nhân luật, các bạn phải học để có thêm bằng nghiệp vụ
tòa án, nghiệp vụ kiểm sát (nếu không phải là sinh viên các trường Học viện Tòa án, Đại học
Kiểm sát).

- Cử nhân luật ra trường làm pháp chế doanh nghiệp

Hiện nay các doanh nghiệp đều tồn tại chức vụ pháp chế để thực hiện các công việc liên quan
đến pháp luật, rà soát hợp đồng...

Các cử nhân luật có thể tham khảo nghề này cho con đường sự nghiệp của mình.

- Cử nhân luật ra trường làm công chứng viên

Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của
pháp luật.

Để làm công chứng viên, các bạn cần phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời
gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.

- Cử nhân luật ra trường làm giảng viên giảng dạy pháp luật

Nhiều trường đại học cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung
hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật như Luật Đại cương...

Ứng với mỗi chức danh cần


Công bằng, trung thực, quyết đoán
2. Lời khuyên:

Với Sửu, lời khuyên chính là: "Cần hiểu rõ bản thân thích gì và giỏi gì. Nếu Sửu thích một
môi trường có thể học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, đồng thời Sửu cũng là một người năng
động, tiếp thu nhanh thì đừng ngần ngại mà chọn môi trường tại các doanh nghiệp. Nhưng
nếu thiếu một trong hai điều trên thì cần phải cân nhắc suy nghĩ cẩn thận. Có thể thử làm tại
môi trường doanh nghiệp một thời gian để xem bản thân có hợp không, rồi đưa ra quyết định
đúng đắn nhất."
Với Dần, lời khuyên chính là: "Cứ theo nghề luật sư mà Dần đã chọn. Vì bảo thủ chưa hoàn
toàn đã là một tố chất xấu đối với nghề luật sư. Luật sư cần phải biết bảo vệ chính ý của bản
thân nhằm phản bác lại ý của đối thủ. Điều khiến bảo thủ trở nên bất lợi chỉ khi nào nó quá
lớn, còn ở Dần, mức độ bảo thủ chỉ dừng ở mức "đôi khi". Tất nhiên, Dần hãy tập cách đứng
từ hai phía, rằng nếu ở phía đối thủ, Dần sẽ lập luận như thế nào. Để từ đó có cách nhìn đa
chiều hơn, cân bằng giữa chủ quan và khách quan, vừa giữ được lập trường riêng vừa biết
tiếp nhận ý kiến người khác."
Với Tý, lời khuyên chính là: "Cần dựa trên tình hình thực tế để đưa ra quyết định đúng đắn
nhất. Ở độ tuổi mới ra trường hoàn toàn có thể nhảy việc rồi dần đưa ra những quyết định với
cuộc đời mình. Khuyến khích vẫn là nên chọn công việc có thể kiếm nhiều tiền đầu tiên, bởi
vì tiền rất quan trọng để có thể giúp đỡ cha mẹ và các em. Rồi vừa làm việc vừa đưa ra nhận
xét rằng công việc có phù hợp với mình không, công việc có khiến mình cảm thấy thoải mái
không, mình có sẵn sàng cho công việc một cách lâu dài không. Nếu có thì hãy làm tiếp, còn
nếu không, đừng ngần ngại từ bỏ công việc này. Tiền rất quan trọng, nhưng không quan trọng
đến mức có thể đánh đổi lấy cả cuộc sống. Công việc mang đến quá nhiều năng lượng tiêu
cực thì hãy nên đổi việc, nhằm tìm một công việc phù hợp hơn, dẫu tiền lương ít hơn. Đến lúc
này, chi tiêu hợp lý sẽ là giải pháp, nếu chi tiêu hợp lý thì dù có lương ít hơn đi chăng nữa
vẫn có thể có một khoản để phụ giúp gia đình."

You might also like