You are on page 1of 11

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

NỘI DUNG.....................................................................................................................1

I. Một số khái niệm..........................................................................................................1

1.1 Hành vi phạm tội....................................................................................................1

1.1.1 Định nghĩa.......................................................................................................1

1.1.2. Cấu trúc..........................................................................................................1

1.2. Hậu quả của tâm lý hành vi phạm tội....................................................................2

1.2.1. Định nghĩa......................................................................................................2

1.2.2. Các phương diện............................................................................................2

II. Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội..........................................................................3

2.1. Nhận thức..............................................................................................................3

2.2. Hành vi..................................................................................................................6

2.3. Trạng thái tâm lý...................................................................................................8

KẾT LUẬN.....................................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................10


MỞ ĐẦU

Việc áp dụng những nghiên cứu về tâm lý tội phạm trong điều tra phát hiện tội
phạm ngày càng được áp dụng rộng rãi và khẳng định được ý nghĩa quan trọng của
mình. Nghiên cứu về hậu quả tâm lý hành vi phạm tội không chỉ có ý nghĩa trong đấu
tranh phát hiện tội phạm mà còn có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm
mới. Từ đó nâng cao hiệu quả rất nhiều cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
nói chung. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, em lựa chọn Vấn đề: “Hậu quả tâm
lý của hành vi phạm tội” để thực hiện bài tập lớn môn tâm lý học tư pháp

NỘI DUNG

I. Một số khái niệm

1.1 Hành vi phạm tội.

1.1.1 Định nghĩa

Hành vi phạm tội là những hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành
động, thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình
sự cụ thể theo từng loại tội phạm, hành vi phạm tội là những hành vi trái với quy định
của pháp luật, hành vi phạm tội bao gồm dấu hiệu chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách
quan để cấu thành tội phạm.

Đặc điểm:

- Là hành vi hoàn chỉnh

- Thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm về cả mặt khách quan và chủ quan

1.1.2. Cấu trúc

Nhu cầu, lợi ích

- Đòi hỏi quá cao của các nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất

- Tính suy đồi thiếu lành mạnh

Động cơ phạm tội

1
- Động cơ của hành vi phạm tội là yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội.

- Động cơ phạm tội là nguyễn nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến quyết định
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ phạm tội biểu hiện mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi và nhân cách của người phạm tội

Mục đích phạm tội

- Là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi đó

- Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Do động cơ thúc đấy mà con người đề ra
mục đích cụ thể.

- Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

- Là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện
phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ với hành vi và hậu
quả

- Có thể đưa ra quyết định trong chốc lát hoặc tư tưởng lâu dài. Quyết định có cơ sở
hợp lý, tối ưu hoặc nông nỗi manh động, thiếu cơ sở.

Phương thức thực hiện hành vi phạm tội

- Là cách thức thực hiện hành vi phạm tội. Đây là dấu hiệu cơ bản để đánh giá về tội
phạm

1.2. Hậu quả của tâm lý hành vi phạm tội

1.2.1. Định nghĩa

Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội có thể hiểu là tâm lý của người phạm tội sau khi
thực hiện hành vi tội phạm hay chính là tâm lý do hành vi phạm tội gây ra.

1.2.2. Các phương diện

- Nhận thức

2
- Trạng thái tâm lý

- Hành vi xử sự

II. Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội

Việc thực hiện hành vi phạm tội, dù đạt hay không đạt mục đích đã định, luôn tác động
trực tiếp đến người phạm tội, gây ra những thay đổi nhất định trong tâm lý, nhân cách
của họ. Những thay đổi này rất đa dạng về nội dung, mức độ và hình thức biểu hiện.
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội được biểu hiện rõ ở trạng thái tâm lý và hành vi
xử sự.

2.1. Nhận thức

Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn

Hoạt động nhận thức gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các
giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy, bao gồm:

- Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài củ sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan hoặc trạng thái bên trong của cơ thể khi
chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của con người.

- Tri giác là một quá trình tâm nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề
ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác
động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.

Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng)

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn, bao gồm tư duy và tưởng tượng, trong
đó con người phản ánh được các thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ và
quan hệ có tính quy luật của các sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.

3
- Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản
chất của sự vật.

- Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng
định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.

- Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra
một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

Tùy theo đặc điểm cá nhân như về: tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp,... mỗi chủ thể sẽ có
nhận thức khác nhau, người thực hiện hành vi phạm tội vì thế mà cũng có nhận thức
khác với những chủ thể khác. Sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội sẽ có những
nhận thức về hành vi phạm tội của mình cũng như về những vấn đề liên quan.

- Có sự nhận thức về hành vi phạm tội của mình.

- Có sự nhận thức về hậu quả của hành vi phạm tội

- Có sự nhận thức về pháp luật, liên quan đến hành vi phạm tội của mình

- Có sự nhận thức về các đối tượng, các sự kiện, sự việc có liên quan đến hành vi phạm
tội mình đã gây ra

Nhận thức của người thực hiện tội phạm khác với nhận thức của những người bình
thường khác cũng như nhận thức của chính người phạm tội trước khi thực hiện hành vi
phạm tội. Có thể nhìn thấy qua một số các đặc điểm như:

- Nhận thức của người phạm tội sau thực hiện hành vi tội phạm thiên về nhận thức lý
tính nhiều hơn là những nhận thức cảm tính đơn thuần.

Khác với việc chỉ dừng lại ở trực quan sinh động hoặc chỉ có những tư duy đơn gian,
người đã thực hiện hành vi phạm tội đối với những vấn đề như: hậu quả của hành vi
phạm tội, quy định của pháp luật và các vấn đề liên quan khác như: Công tác điều tra
phát hiện tội phạm của các cơ quan chức năng, hiện trường nơi thực hiện tội phạm,
diễn biến của các chủ thể có liên quan sau khi thực hiện hành vi tội phạm... đều có thái
độ quan tâm, để ý và có sự tri giác sâu sắc, tư duy đánh giá kỹ càng.

4
- Đối tượng của nhận thức tập trung vào các vấn đề như hành vi phạm tội đã thực hiện,
hậu quả của hành vi phạm tội, quy định của pháp luật liê quan đến hành vi phạm tội,
những vấn đề liên quan đến tội phạm đã thực hiện như: Nạn nhân, hiện trường phạm
tội, những người có liên quan...

Đây là một trong những biểu hiện cho tính đối tượng, tính lựa chọn và tính ý nghĩa của
tri giác. Tri giác không đặt ra đối với tất cả các sự vật hiện tượng bên ngoài thế giới
khách quan mà nó có sự lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào hứng thú, tâm thế, nhu cầu
của bản thân chủ thể tri giác. Cụ thể ở đây là người thực hiện hành vi phạm tội thì
chính họ mới là người có nhận thức đầy đủ nhất về hành vi phạm tội và cũng chính vì
họ là người thực hiện hành vi đó nên họ mới có tâm thế, nhu cầu tri giác về hậu quả, về
quy định của pháp luật, về các vấn đề khác liên quan đến hành vi phạm tội mà họ thực
hiện.

- Có sự sâu sắc và đa dạng hơn trong tư duy trừu tượng. Cùng với việc tri giác về các
đối tượng liên quan đến hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng có
nhận thức lý tính sâu sắc và đa dạng hơn về các đối tượng đó. Người thực hiện hành vi
phạm tội sẽ liên tục đưa ra các đánh giá, phán đoán, suy luận về vấn đề liên quan đến
hành vi phạm tội.

Hậu quả của hành động phạm tội còn gây ra những thay đổi nhất định trong trạng thái
chú ý và các quá trình nhận thức của người phạm tội.

Người phạm tội thường hướng sự chú ý của mình đến những câu chuyện, những vấn đề
có liên quan đến tội phạm, liên quan đến hoạt động của cơ quan điều tra; thường xuyên
quan tâm, nghe ngóng dư luận xung quanh, quan sát và nhạy cảm với những dấu hiệu
khác lạ, cảnh giác với hoạt động của cơ quan điều tra.

Trí nhớ cũng có những biểu hiện bất thường: nhớ rất rõ một số hành vi phạm tội,
nhưng có một vài tình tiết lại dễ bị quên đi. Ngay sau hành động phạm tội, do ảnh
hưởng của nhiều tác động mạnh, do xúc cảm âm tính kéo dài, sự căng thẳng tâm lý gia
tăng… nên người phạm tội thường không thể nhớ ngay toàn bộ sự kiện phạm tội.

5
Tư duy và tưởng tượng của người phạm tội có sự rối loạn đáng kể, biểu hiện ở việc hay
suy nghĩ, tưởng tượng về các tình tiết của vụ án; thổi phồng, quan trọng hóa một vài
dấu vết để lại hiện trường hay một vài nhân tố có thể dẫn tới phát hiện tội phạm. Mọi ý
nghĩ của người phạm tội thường tập trung vào việc tự đặt ra các giả thuyết bị phát hiện,
các tình huống, khả năng dẫn đến bị lộ nhằm tính toán các biện pháp che giấu, trốn
tránh pháp luật. Người phạm tội suy nghĩ cách đối phó, tìm kiếm các chứng cứ ngoại
phạm, chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất…

2.2. Hành vi

Xuất phát từ sự căng thẳng tâm lý, hành vi của người phạm tội thường có những biểu
hiện sau:

- Hành vi của người phạm tội trở nên thụ động, họ dễ bị kích động, không làm chủ
được bản thân.

Sự căng thẳng tâm lý, diễn biến phức tạp của các quá trình cảm xúc và trí tuệ làm giảm
khả năng định hướng, điều khiển và kiểm soát hành vi, thái độ của người phạm tội. Dù
người phạm tội tìm cách che giấu nội tâm của mình, cố tỏ ra bình thường, nhưng trong
hành vi, cử chỉ của họ vẫn có thể dễ dàng phát hiện những biểu hiện thiếu tự nhiên,
lúng túng. Tâm lý căng thẳng, mất cân bằng làm tăng tính phản ứng, người phạm tội
trở nên dễ bị kích động, dễ phản ứng và phản ứng không tương xứng với tình huống.
Phong cách giao tiếp của người phạm tội cũng thay đổi. Nếu trước đây họ là người
thích giao tiếp, cởi mở, dễ gần, thì nay ngược lại, họ thận trọng, đề phòng, khép kín, ít
nói và hạn chế giao tiếp đến mức tối thiểu. Cũng có trường hợp người phạm tội tỏ ra
hăng hái, tích cực tham gia vào nhiều công việc khác nhau ở cơ quan, tập thể nơi họ
công tác, song tính tích cực này thường thái quá, chỉ mang tính hình thức, không thật
và dễ bị ngắt quãng.

- Do luôn bị ám ảnh bởi trạng thái tâm lý căng thẳng và bất lực trong việc loại bỏ nó,
người phạm tội tìm có thể tìm đến những hình thức như sử dụng các chất kích thích
(rượu, ma tuý...) hoặc tìm các cảm giác mạnh ở các trò tiêu khiển.

6
- Người phạm tội có xu thế muốn tìm hiểu, thăm dò các thông tin về quá trình điều tra.
Sau khi thực hiện tội phạm, do lo sợ bị phát hiện và bị trừng trị, do muốn xác định
những biện pháp đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, người phạm tội đặc biệt
quan tâm đến những thông tin về quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên, những thông tin
này được cơ quan điều tra giữ bí mật và người phạm tội không có được đầy đủ các
thông tin cần thiết, không xác định được một cách rõ ràng tình thế của mình. Điều này
gây nhiều khó khăn cho họ trong việc quyết định những hành động tiếp theo, những
biện pháp đối phó. Vì vậy sau khi phạm tội, một số người lập tức rời bỏ địa bàn (cư trú,
gây án) tìm nơi kín đáo và an toàn để lẩn trốn, đồng thời nghe ngóng động tĩnh. Trong
giao tiếp, người phạm tội có thể tìm cách đề cập đến vụ án nhằm thu thập thông tin từ
người đối thoại. Cũng có trường hợp người phạm tội mạo hiểm trở lại hiện trường gây
án nhằm nhớ lại một cách đầy đủ diễn biến của vụ án, xác định những dấu vết để lại
trên hiện trường, từ đó phán đoán về hoạt động của cơ quan điều tra.

- Người phạm tội có sự mâu thuẫn trong xu hướng hành vi. Những hậu quả tâm lý đã
phân tích trên đây làm hình thành ở người phạm tội các xu hướng hành vi trái ngược
nhau. Một mặt, họ muốn ra đầu thú vì họ biết rằng, hành vi của mình không sớm thì
muộn sẽ bị phát hiện và trừng trị. Mặt khác, họ lại muốn lẩn tránh vì họ vẫn có hy vọng
mong manh rằng, hành vi của mình sẽ không bị phát giác. Các xu thế mâu thuẫn này
làm hình thành ở người phạm tội sự giao động tâm lý sau khi họ thực hiện tội phạm.

Như vậy, sau khi phạm tội, trong tâm lý người phạm tội diễn ra những thay đổi trên
nhiều mặt: nhận thức, xúc cảm, ý chí, hành vi... Mức độ biểu hiện của những thay đổi
này trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: đặc điểm và tính
chất cuả hành vi phạm tội, tiền án, tiền sự, các đặc điểm tâm lý ... của người phạm tội.

Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện hoặc người phạm tội không bị
trừng trị một cách nghiêm khắc, thì tâm thế chống đối xã hội, những thói quen và
phương thức hành động tội lỗi có thể được củng cố. Người phạm tội trở thành chai dạn,
kinh nghiệm và nguy hiểm hơn đối với xã hội.

7
2.3. Trạng thái tâm lý

Sự căng thẳng tâm lý là một đặc trưng mang tính quy luật ở người phạm tội. Nó xuất
hiện ở cả giai đoạn tính toán mục đích, kế hoạch và thực hiện hành động phạm tội. Tuy
nhiên, sau khi thực hiện tội phạm, do tri giác về hậu quả của hành động phạm tội, thấy
rõ mức độ thiệt hại về người và của, về vật chất và tinh thần đối với xã hội, đối với
người khác do hành động của mình gây ra thì sự căng thẳng tâm lý ở người phạm tội
lại có xu hướng tăng cao. Hậu quả của tội phạm càng nghiêm trọng, sự căng thẳng tâm
lý càng lớn. Người phạm tội không chỉ lo sợ về hậu quả của tội phạm mà còn thấy
được sự liên đới trách nhiệm về hành vi của mình, lo sợ bị phát hiện, bị trừng trị mà có
xúc cảm mạnh.

Đối với người phạm tội lần đầu, sau khi phạm tội thường để lại ở họ cảm giác sợ hãi,
sự dao động, thường xuyên bị ám ảnh bởi hành động phạm tội, lo lắng, bồn chồn, sợ bị
phát hiện, sợ bị trừng trị. Trạng thái này dần dần in đậm trong đầu óc của người phạm
tội hay tạo ra ở họ ấn tượng tội lỗi. Ngay cả trong trường hợp người phạm tội đã từ bỏ
hành động, tự nguyện không thực hiện đến cùng hành động phạm tội của mình thì sự
ân hận, sợ hãi vẫn luôn chi phối, ám ảnh, gây ra ở họ mặc cảm tội lỗi.

Trạng thái căng thẳng, mặc cảm tội lỗi, sự sợ hãi còn tùy thuộc vào tính chất của tội
phạm, dư luận xã hội, kinh nghiệm sống, sự từng trải và bản lĩnh của mỗi người. Tuy
nhiên, dù đối tượng thuộc loại người nào thì sự căng thẳng tâm lý, sự lo sợ bị phát hiện,
trừng trị đều chi phối hành vi, kéo theo những biểu hiện không bình thường trong cuộc
sống, như: hay giật mình, nơm nớp lo sợ; hay nghi ngờ những người xung quanh; thái
độ hoang mang, lo lắng, chờ đợi những điều bất lợi sắp xảy ra đối với mình; thường
xuyên mất ngủ và hay có những cơn ác mộng...Một số nguyên nhân dẫn đến trạng thái
tâm lý lo lắng, căng thẳng:

- Sự xuất hiện của những xúc cảm căng thẳng, những ấn tượng, ám ảnh ở người phạm
tội. Trong quá trình thực hiện tội phạm, cá nhân không chỉ hành động mà còn tri giác
diễn biến và hậu quả của nó. Trong nhiều trường hợp, những hình ảnh về diễn biến và
hậu quả của hành vi thường xuyên xuất hiện lại trong đầu óc người phạm tội, ám ảnh
8
họ và gây ra những cảm xúc nặng nề, như: ghê rợn, sợ hãi, những căng thẳng không
thể chịu đựng...

- Người phạm tội nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của hành vi phạm tội, họ có thể
có những ăn năn, hối hận. Thông thường chỉ sau khi thực hiện hành vi, con người mới
thấy hết được ý nghĩa và hậu quả của việc làm của mình đối với xã hội và đối với bản
thân. Điều này làm cho người phạm tội cảm thấy lỗi lầm, hối hận, lương tâm dằn vặt,
tự trách bản thân...

- Người phạm tội lo lắng cho sự an toàn của bản thân, lo sợ bị phát hiện và trừng trị.
Việc thực hiện hành vi phạm tội đưa người phạm tội đến chỗ đối đầu với xã hội, với
pháp luật và họ bị đe doạ phải chịu một hình phạt nghiêm khắc. Ý thức được điều này,
người phạm tội luôn lo sợ bị phát hiện và bị trừng trị, lo sợ đánh mất địa vị và tiền đồ
của mình...

- Sự hoạt động tích cực của tư duy để tìm cách đối phó với cơ quan điều tra, hòng che
giấu hành vi phạm tội. Khi thấy hành vi của mình vẫn chưa bị lôi ra ánh sáng, người
phạm tội hy vọng rằng họ có thể lẩn tránh được sự phát hiện và trừng trị của pháp luật.
Họ tìm mọi cách để đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật và che giấu tội lỗi của
mình. Họ cố nhớ lại quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm để phát hiện, phân tích,
đánh giá những sơ suất của bản thân trong quá trình đó; tìm cách lý giải các tình huống
nếu bị hỏi tới; phán đoán, nhận định về hoạt động của cơ quan điều tra... điều này làm
cho tư duy của người phạm tội trở nên căng thẳng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu và thảo luận trên đây, em đã đưa ra những phân tích về hậu quả
tâm lý hành vi phạm tội về cả nhận thức, trạng thái tâm lý và hành vi xử sự. Qua bài
thảo luận, nhóm đã thể sự quan tâm của mình về việc nghiên cứu tâm lý trong tư pháp
và ý nghĩa của nó trong hoạt động tư pháp, từ đó hy vọng mọi người cũng sẽ có sự
quan tâm sâu sắc hơn đến lĩnh vực này. Bài thảo luận đã được nghiên cứu và sử dụng
nhiều tài liệu xong không thể tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được ý kiến của thầy cô
để bài thảo luận được hoàn thành.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học tư pháp (tập bài giảng), Nguyễn Văn Long (chủ biên), Đại học Mở Hà
Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2018.

2. Giáo trình Tâm lý học pháp lý. Nguyễn Hồi Loan - Đặng Thanh Nga. Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.2009

3. Giáo trình tâm lý học đại cương, Đại học Luật Tp.HCM, Nxb. Hồng Đức, 2012.

4. Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân
dân, 2006.

10

You might also like