You are on page 1of 11

KỊCH BẢN TIẾT LÝ THUYẾT MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

NỘI
TT KỊCH BẢN THỜI GIAN
DUNG
GV: - Trong các tiết học trước, tôi cùng các đồng chí đã cùng nhau nghiên cứu về nhận thức chung, các
yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó đã làm rõ được: Chủ thể, khách thể, mặt khách quan của tội phạm.
Trước khi vào tiết học mới, để tạo không khí vui tươi, tăng thêm phần sôi động của lớp học, chúng ta sẽ
chơi một trò chơi mang tên “Giải mã bí ẩn”. Thể lệ trò chơi như sau: Trên màn hình là một ô chữ gồm 10
chữ cái, tôi sẽ chia lớp thành 2 đội, bên trái tôi là đội số 1, bên phải tôi là đội số 2, lần lượt từng đội chơi sẽ
chọn một ô chữ bất kỳ, tương ứng với mỗi ô chữ sẽ là một câu hỏi, dựa vào kiến thức đã học các đội phải
trả lời đúng để tìm ra chữ cái của từ khóa, đội nào tìm được chính xác, giải mã được từ khóa nhanh nhất sẽ
dành chiến thắng. Các đội đã rõ luật chơi, các đồng chí đã sẵn sàng chưa? Vậy chúng ta bắt đầu.
Khởi - Trò chơi:
1
động
+ CHỦ THỂ

+ HÀNH VI

+ QUAN HỆ XÃ HỘI

+ MỤC ĐÍCH

SV: “MẶT CHỦ QUAN”


Hoàn toàn chính xác, xin chúc mừng đội số 1 đã giành chiến thắng trong trò chơi của chúng ta ngày hôm
nay
- Như vậy, bí ẩn ô chữ đã được giải mã. Đó là chính là MẶT CHỦ QUAN, một trong 4 yếu tố
Dẫn CTTP, và cũng là yếu tố quan trọng để xác định được chính xác một người/ PNTM có phải là tội phạm hay
2
vào bài không? Vậy MCQ của tội phạm là gì? Các dấu hiệu của nó ra sao? Chúng ta cùng nhau chuyển sang tiết
học tiếp theo: MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
Khái Hỏi: Mặt khách quan của tội phạm là gì?
SV 1: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm tác động vào
quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ nhằm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nhất định
cho quan hệ xã hội đó.

Hỏi : Dựa vào khái niệm mặt khách quan, như các đ/c đã nghiên cứu trước ở nhà, một đ/c hãy nêu cho
tôi khái niệm về mặt chủ quan của tội phạm ?
niệm SV2: Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm
mặt
chủ
quan GV: Biểu hiện bên trong, chính là thái độ tâm lý diễn ra trong quá trình phạm tội của tội phạm, nó có
thể là : suy nghĩ, ý định, cảm xúc, mục đích, động cơ, lỗi của người phạm tội. Theo các đ/c, trong tất cả
những biểu hiện bên này thì đâu là những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm ?
SV3: Theo em, đó là lỗi, động cơ, mục đích, ý định

GV: Còn ai có ý kiến khác không?

SV4: Theo em, đó chỉ là các dấu hiệu: Lỗi, động cơ, mục đích

GV: Tại sao đ/c lại chỉ chọn 3 dấu hiệu này, còn các dấu hiệu khác thì sao?

SV4: Bởi vì khi em nghiên cứu. Mặc dù những biểu hiện như cảm xác, suy nghĩ hay ý định là những
biểu hiện bên trong, tuy nhiên đối với khoa học hình sự thì chỉ xác định 3 dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích
là thuộc MCQ của tội phạm, những dấu hiệu khác thuộc góc độ nghiên cứu của ngành khoa học khác ví dụ
như tâm lý học.
Các GV: Vậy cụ thể các dấu hiệu này như thế nào, chúng ta chuyển sang nội dung tiếp theo, các dấu hiệu
dấu trong mặt chủ quan của tội phạm.
Đối với 3 dấu hiệu này chúng ta đều phải nghiên cứu, và làm rõ để xác định được chính xác MCQ của
tội phạm. Theo các đ/c, chúng ta nên nghiên cứu dấu hiệu nào trước?
SV5: Theo em, chúng ta nên nghiên cứu đều tiên là dấu hiệu lỗi.

GV: vậy tại sao các đ/c cho rằng nên nghiên cứu và làm rõ dấu hiệu lỗi trước
hiệu

SV5: Vì như chúng ta đã học ở bài Tội phạm thì Dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi
CTTP, theo em thì ta nên làm rõ dấu hiệu lỗi trước.
GV: Vậy lỗi là gì? Biểu hiện của lỗi như thế nào? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung tiếp
theo, dấu hiệu lỗi.
Dấu GV: Sau đây, mời các đ/c, Chúng ta hãy cùng hướng mắt lên màn hình để xem 1 clip về vụ việc đang
hiệu lỗi xôn xao dư luận trong nhiều ngày nay về 4 nữ tiếp viên hàng không nghi ngờ vận chuyển ma túy từ Pháp
về Việt Nam. (xem clip)
Vụ việc này đang là tâm điểm của dư luận trên các nền tảng mạng xã hội, và như Biên tập viên có nói
“đây là danh giới xác định việc có hay không việc xử lý hình sự”. Nghĩa là, phải xác định chính xác nhận
thức của các đối tượng xem có biết hay không việc trong tuýp kem đánh răng có ma túy. Đây là điểm
khẳng định nguyên tắc “không quy tội khách quan” của Luật hình sự Việt Nam, nghĩa là không truy cứu
trách nhiệm hình sự con người chỉ dựa trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ.
Các đ/c hãy cho tôi thêm 1 v/d bị coi là có lỗi.
SV6: Qua quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng biên phòng đã bắt được 1 đối tượng có nhiều nghi vấn,
thu giữ 1 túi balo. Phát hiện nhiều tài liệu chứa BMNN quan trọng được giấu trong bọc giấy báo cũ, chuẩn
bị được chuyển giao cho CQĐB nước ngoài, qua quá trình lấy lời khai, đối tượng khai nhận mình là người
thường xuyên qua biên giới để chuyển giao loại tài liệu này.
Lỗi ở đây là đối tượng nhận thức được hành vi chuyển giao tài liệu cho cơ quan đặc biệt nước ngoài là
nguy hiểm đáng kể cho xã hội, việc nhiều lần chuyển giao cho thấy đối tượng biết trước được hậu quả là
xâm hại đến ANQG của đất nước mà vẫn làm.
GV: Vậy qua 2 ví dụ trên, đồng chí nào có thể trả lời cho tôi câu hỏi: Lỗi là gì?

SV7: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

GV: Từ khái niệm này, chúng ta thấy được rằng, có những nội hàm sau đây:
Thứ nhất là thái độ tâm lý. Thái độ tâm lý ở đây chính là quá trình tâm lý diễn ra trong ý thức chủ
quan của người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi phạm tội. Xét dưới góc độ tâm lý học, thái độ tâm
lý biểu hiện khả năng nhận thức (hay nói cách khác là về mặt lý trí) và khả năng điều khiển hành vi – có
mong muốn hay không mong muốn là về mặt ý chí.
Nội hàm thứ 2, đó là thái độ tâm lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó
gây ra. Nghĩa là lý trí – nhận thức của một người đối với hành vi và hậu quả, và ý chí – mong muốn thực
hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra hay không?
Và cuối cùng lỗi được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Và đối với 2 hình thức lỗi này,
chúng ta sẽ xem xét và tiếp cận dưới 2 phương diện: Lý trí, tức là nhận thức đối với hành vi và hậu quả. Và
mặt ý chí, tức là mong muốn thực hiện hành vi, mong muốn hậu quả xảy ra hay không?
GV: Theo quy định tại Điều 10 BLHS, KHPLHS xác định có 2 hình thức lỗi cố ý: Khoản 1,
KHPLHS xác định là cố ý trực tiếp và khoản 2 xác định lỗi cố ý gián tiếp. Đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu
và làm rõ lỗi cố ý trực tiếp. Dựa vào quy định tại khoản 1 điều 10 BLHS, các đ/c hãy xác định lý trí và ý
chí của lỗi cố ý trực tiếp là như thế nào?
Lỗi cố
ý trực SV8: Về lý trí, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của hành là nguy hiểm cho xã hôi, thấy trước
tiếp được hậu quả của hành vi đó. Còn về ý chí: người phạm tội có thái độ tâm lý là mong muốn hậu quả xảy
ra.

GV: Và để hiểu rõ hơn về lỗi cố ý trực tiếp, sau đây, tôi mời các đ/c theo dõi clip về vụ “Khủng bố
bom xăng do các đối tượng thuộc tổ chức khủng bố Triều Đại Việt thực hiện”, khi theo dõi clip này, các
đ/c hãy xác định cho tôi: Thứ nhất, hành vi của các đối tượng thực hiện và hậu quả của các hành vi đó gây
ra trong vụ án này. Thứ hai, trên cơ sở đó, các đ/c hãy xác định lý trí và ý chí của các đối tượng trong vụ
án. (xem clip).
Bây giờ, tôi sẽ chia lớp thành nhóm 2 đ/c để thảo luận, các đ/c có 30s để làm rõ 2 vấn đề này, 30s
bắt đầu. Thời gian thảo luận kết luận kết thúc, trước hết các đồng chí hãy làm rõ cho tôi, thứ nhất là hành
vi của các đối tượng và hậu quả do hành vi gây ra của các đối tượng trong vụ án này.

SV9: Về hành vi: Các đối tượng gồm 20 bị cáo, đặc biệt là Nguyễn Khanh, Dương Khắc Minh, Vũ
Hoàng Nam, đầu tiên các đối tượng này có hành vi tham gia vào tổ chức khủng bố Triều Đại Việt do Ngô
Hùng cầm đầu. Riêng đối tượng Nguyễn Khanh có những hành vi: Nhận tiền của tổ chức, may cờ, mua vật
liệu nổ, chế tạo bom xăng, ném bom xăng tại CA TP Biên Hòa, Nguyễn Khanh còn có hành vi chỉ đạo 2
đối tượng Dương Khắc Minh, Vũ Hoàng Nam ném bom xăng vào trụ sở công an Phường 12.
Về hậu quả: Hư hại lớn về tài sản, và có 3 người bị thương.
GV: Vậy, thái độ tâm lý của các đối tượng về hành vi, và hậu quả như thế nào, trước hết là về lý trí.
Mời các đ/c.
SV 10: Về lý trí: Các đối tượng nhận thức rõ được hành vi của mình có tính chất, mức độ nguy
hiểm xã hội thể hiện ở chỗ đối tượng của vụ án đã chuẩn bị công cụ, phương tiện, phương thức, thủ đoạn
để thực hiện hành vi một cách rất kỹ càng. Đối với các hành vi trên, hoàn toàn các đối tượng có thể thấy
trước được hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra.
GV: còn về ý chí của các đối tượng được thể hiện như nào?

SV11: Về ý chí, chính do các đối tượng đã chuẩn bị rất kỹ càng, lên kế hoạch cụ thể nên em cho
rằng các đối tượng thể hiện rõ việc mong muốn hậu quả xảy ra.
GV: Dựa vào lý trí, và ý chí mà chúng ta đã xác định được trong trong vụ án trên, thì các đối tượng
của vụ án thực hiện hành vi thỏa mãn với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
Như vậy, chúng ta đã làm rõ về lỗi cố ý trực tiếp. Ở đây chúng ta thấy rằng, để xác định một người
thực hiện hành vi phạm tội với lỗi CYTT thì chúng ta cần làm rõ thái độ đối với hành vi, và thái độ đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra.
Hỏi: Vậy theo các đ/c, đối với các tội có CTTP hình thức, để xác định người phạm tội thực hiện
hành vi với lỗi CYTT, có cần phải chứng minh người phạm tội thấy trước hậu quả, và mong muốn hậu quả
xảy ra hay không? Các đ/c có 30s để thảo luận và trả lời câu hỏi này. 30s bắt đầu.
Thời gian thảo luận kết thúc, mời các đ/c trả lời câu hỏi
SV12: CTTP hình thức không bắt buộc dấu hiệu hậu quả, bới bản thân hành vi đã thể hiện đầy đủ
tính nguy hiểm cho xã hội, và khách thể là những QHXH đặc biệt quan trọng mà nếu hậu quả xảy ra vô
cùng lớn, không thể khắc phục hoặc rất khó để khắc phục, như vậy nếu đã là các tội thuộc CTTP hình thức
thì không phải chứng minh ng phạm tội thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả, vì bản thân người
phạm tội thực hiện những hành vi khách quan này thì đã luôn là thấy trước hậu quả, mong muốn hậu quả
xảy ra.
GV: Chính xác, và điển hình là các tội phạm xâm phạm ANQG, những tội này đều được xây dựng
dưới dạng CTTP hình thức, nên chúng ta không cần phải chứng minh người phạm tội thấy trước hậu quả,
mong muốn hậu quả xảy ra, và mặc nhiên đối với các tội này, thì người phạm tội luôn thực hiện hành vi
với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố *Chuyển ý:
ý gián
giếp
SV thuyết trình

GV: Chúng ta vừa theo dõi phần thuyết trình của nhóm 4, các nhóm còn lại có ý kiến nhận xét gì
đối với nhóm thuyết trình vừa rồi?
SV13: Em có một vài nhận xét đối với nhóm thuyết trình vừa rồi như sau: Các bạn đã chuẩn bị bài
thuyết trình phá thuyết phục, giọng thuyết trình to và rõ ràng, đầy đủ nội dung của hình thức lỗi cố ý gián
tiếp, về phần ví dụ em có một câu hỏi dành cho các bạn như sau: Giả sử trong trường hợp vừa rồi, người bị
hại biết bơi, và đang bơi vào bờ, thấy vậy 2 đối tượng đứng ở bờ sông, dùng gậy gộc, dao để đe dọa không
cho lên bờ và hậu quả và người bị hại bị chết, thì 2 đối tượng ở đây có thực hiện hành vi với hình thức lỗi
cố ý gián tiếp nữa hay không? Em xin hết.
GV: Một câu hỏi rất hay, còn nhóm nào có ý kiến khác không?

SV 14: Sau khi quan sát các bạn nhóm 4 thuyết trình, nhóm em thấy là cả lỗi cố ý gián tiếp và lỗi
CYTT đều có điểm tương đồng đó là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Vậy thì e có
một câu hỏi: giữa hai hình thức lỗi này có điểm gì khác nhau?
GV: Như vậy, qua phần thuyết trình của nhóm 4, các bạn đã chuẩn bị phần thuyết trình khá đầy đủ,
tuyên dương tinh thần nghiêm túc chuẩn bị bài của các đ/c. Về hình thức, các nhóm cũng đã nhận xét, tôi
không nhận xét gì thêm. Còn về nội dung, nhóm đã xác định lý trí, ý chí đối với lỗi CYGT, ngoài ra, các
nhóm ở đây đã có 2 câu hỏi rất hay, chúng ta sẽ giải quyết lần lượt từng câu hỏi. Tôi sẽ dành cho các đ/c
30s để thảo luận và trả lời, 30s bắt đầu.
Thời gian thảo luận kết thúc. Trước hết, là câu hỏi mở rộng đối với ví dụ mà nhóm thuyết trình đưa
ra, đây là câu hỏi để hỏi thêm về kiến thức của nhóm thuyết trình đã chuẩn bị, nên đối với câu hỏi này, mời
nhóm thuyết trình cử đại diện để giải đáp câu hỏi này.
SV 15 (nhóm thuyết trình): Em xin phép đại diện nhóm thuyết trình để trả lời, trong trường hợp
như bạn vừa nêu thì các đối tượng sẽ thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Vì ở đây, các đối tượng thấy
trước hậu quả xảy ra, và mong muốn hậu quả xảy ra, thể hiện ở việc các đối tượng ngăn cản không cho
người bị hại lên bờ và hậu quả là người bị hại đã tử vong.
GV: Cảm ơn đ/c, các nhóm có đồng ý với câu trả lời của nhóm thuyết trình không? (Tất cả đồng ý).
Tôi cũng đồng ý với câu trả lời này, và trong trường hợp này các đối tượng sẽ thực hiện hành vi đối với lỗi
cố ý trực tiếp.
Đối với câu hỏi thứ 2: Điểm khác nhau giữa 2 hình thức lỗi CYTT và CYGT, mời các nhóm cho ý
kiến?

SV 16: Khác nhau vè ý chí, đối với lỗi CYTT thì người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, còn
CYGT thì không mong muốn nhưng có ý thức để mặc.
GV: Đây là 1 khác nhau, còn ai có ý kiến khác không?
SV 17 (nhóm thuyết trình): về lý trí 2 hình thức lỗi này cũng có điểm khác nhau, đó là đối với lỗi
CYTT thì người phạm tội thấy trước, dự đoán trước được hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình chắc chắn sẽ xảy ra, còn với hình thức lỗi CYGT thì người phạm tội chỉ thấy trước được khả năng có
thể xảy ra hậu quả do hành vi của mình. Như vậy, khả năng thấy trước hậu quả của lỗi CYGT thấp hơn so
với lỗi CYTT, tồn tại ở dạng khả năng có thể xảy ra.
Chuyển ý:
Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu và làm rõ 2 hình thức lỗi CYTT và CYGT trong lỗi cố ý. Bên
cạnh hình thức lỗi cố ý, thì trong khái niệm về dấu hiệu lỗi còn phản ánh một hình thức lỗi nữa. Đó chính
là lỗi vô ý, hình thức lỗi vô ý được quy định tại điều 11 BLHS, trong đó, khoản 1 điều 11 xác định như thế
nào là hình thức vô ý vì quá tự tin và khoản 2 điều 11 KHLHS xác định về hình thức lỗi vô ý vì cẩu thả.
Từ quy định của BLHS, chúng ta có thể dễ dàng xác định được thái độ tâm lý của người phạm tội đối với
hành vi và hậu quả của hình thức lỗi vô ý. Vậy đối với hình thức lỗi này, tôi đề nghị cá đ/c về nhà nghiên
cứu và trả lời cho tôi 2 vấn đề:
1. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp?
2. Phân biệt lỗi vô ý vì cẩu thả và sự kiện bất ngờ?

Mục Chuyển ý: Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu xong hình thức lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm.
đích Ngoài dấu hiệu lỗi thì mặt chủ quan còn có những dấu hiệu khác mà trong một số điều luật còn quy định
phạm những dấu hiệu này là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Ví dụ điều 109: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính
tội quyền nhân dân. Hỏi: Theo các đ/c ngoài dấu hiệu lỗi, luật còn quy định dấu hiệu gì là dấu hiệu bắt buộc?
SV18: Trước hết, đối với tội này thì người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Ngoài ra, điều
luật còn mô tả là: “Nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, tức là ở đây mục đích lật đổ chính quyền nhân dân
là dấu hiệu bắt buộc.
GV: Đối tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, ngoài dấu hiệu lỗi CYTT, thì điều luật
còn quy định mục đích lật đổ chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc thể hiện qua thuật ngữ “nhằm”.
Vậy thì đối với các tội mà luật quy định mục đích, động cơ là dấu hiệu bắt buộc thì quá trình điều tra, làm
rõ vụ án, chúng ta cần phải chứng minh được những dấu hiệu này. Vậy cụ thể, mục đích, động cơ phạm tội
là gì? Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu, trước hết mục đích phạm tội là gì?
Hỏi: Như các đ/c đã nghiên cứu trước ở nhà, một đ/c hãy trả lời cho tôi, mục đích phạm tội là gì?

SV19: Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội mong muốn
đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

GV: Như vậy, đối với mục đích phạm tội, người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành
vi phạm tội, nghĩa là mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là, mục đích phạm tội chỉ đề cập đến khi người
phạm tội thực hiện hành vi đối với lỗi cố ý trực tiếp. Và mục đích phạm tội nói chung không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi cấu thành tội phạm (trừ trường hợp luật quy định), cho nên nó
thường không được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Vậy thì trong trường hợp nào, các nhà làm luật
quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc?
SV20: Có 2 trường hợp:
Thứ nhất, trường hợp dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người
phạm tội, nên Bộ luật Hình sự qui định mục đích để nhằm phân biệt tội này với tội phạm khác.

Thứ hai, trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội, đây là
những trường hợp hành vi khách quan tuy giống nhau nhưng lại được thực hiện nhằm những mục đích
khác nhau.

Gv : Cảm ơn câu trả lời chính xác của đ/c, vậy theo các đ/c, trong thực tiễn, chúng ta sẽ chứng
minh dấu hiệu mục đích như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, tôi đưa ra 1 vd sau, các đ/c hãy xác định cho
tôi : Những dự kiện sau có ý nghĩa như thế nào trong việc xác định mục đích của đối tượng.
VD : Trong vụ án Hà Huy H phạm tội gián điệp xảy ra năm 2014. Đối tượng H là Đảng viên,
phóng viên Bộ Ngoại Giao, đã có hành vi thu thập, cung cấp những thông tin, tài liệu không thuộc BMNN
trên các lĩnh vực cho Nhạc Xuân - nhân viên CQĐB nước ngoài. Theo lời mời của Nhạc Xuân, Hà Huy H
đã xuất cảnh sang TQ 8 lần, trong cả 8 lần này, Hà Huy H chỉ xin cơ quan nghỉ phép mà không báo cáo là
xuất cảnh sang TQ. Khi sang TQ, mỗi lần đi chơi như vậy thì Hà Huy H đều được Nhạc Xuân đưa đi du
lịch nhiều nơi và được tặng quà. Sau một thời gian, Nhạc Xuân hỏi Hà Huy H về thông tin tài liệu liên
quan đến nhân sự Đại hội Đảng. Khi được nhân viên CQĐB nước ngoài hỏi về thông tin liên quan đến bí
mật nhân sự Đại hội Đảng thì đối tượng H đã nảy sinh nghi ngờ và đặt câu hỏi « Em có phải nhân viên tình
báo HN không ? », tức là cơ quan tình quan tình báo Hào Nam hay không ? sau đó nhân viên CQĐB nước
ngoài trả lời « Anh nghĩ sao mà hỏi em như vậy » và cuộc nói chuyện kết thúc. Tuy nhiên, kể từ đó H vẫn
tiếp tục thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu cho CQĐB nước ngoài. Từ những dữ kiện trên, theo các đ/c,
có đủ căn cứ để chứng minh đối tượng H có mục đích chống nước CHXHCNVN hay k ? (30s)

SV21: Thứ nhất, Hà Huy H là Đảng viên, việc sang TQ 8 lần không báo cáo, và gặp gỡ người nước
ngoài cho thấy Hà Huy H nhận thức được việc sang và gặp gỡ này có thể bị CQĐB nước ngoài tuyển lựa
nhưng vẫn thực hiện bởi đã là Đảng viên, lại còn là phóng viên BNG nên quy trình gặp gỡ tiếp xúc người
nước ngoài là phải nắm rõ. Biết như vậy mà vẫn làm, chứng tỏ Hà Huy H nhận thức được việc mình sẽ bị
tuyển lựa. Thứ 2, việc sang TQ và được đi du lịch, tặng quà như một hình thức trả công khi cung cấp, thu
thập thông tin tài liệu cho CQĐB nước ngoài ở các lĩnh vực khác nhau. Và đặc biệt là dữ kiện Khi được
nhân viên CQĐB nước ngoài hỏi về thông tin liên quan đến bí mật nhân sự Đại hội Đảng thì đối tượng H
đã nảy sinh nghi ngờ và đặt câu hỏi « Em có phải nhân viên tình báo HN không? », tức là cơ quan tình
quan tình báo Hào Nam hay không? sau đó nhân viên CQĐB nước ngoài trả lời « Anh nghĩ sao mà hỏi em
như vậy » và cuộc nói chuyện kết thúc. Tuy nhiên, kể từ đó H vẫn tiếp tục thu thập, cung cấp thông tin, tài
liệu cho CQĐB nước ngoài. Điều này chứng tỏ, mặc dù có sự nghi ngờ về việc đây là nhân viên cơ quan
đặc biệt nước ngoài nhưng H vẫn cung cấp thông tin tài liệu trong khả năng của mình cho người này. Mà
đã là cơ quan đặc biệt nước ngoài thì mục đích là chống nước CHXHCN VN nên theo em, Hà Huy H có
mục đích chống chính quyền nhân dân phản ánh trong CTTP của tội gián điệp.

GV: Ở vụ án này, còn một dữ kiện nữa mà các đ/c chưa khai thác, đó chính là những tin tức, tài liệu
này không thuộc bí mật nhà nước. Hà Huy H nghĩ rằng, việc mình cung cấp những tài liệu công khai thì sẽ
không phạm vào tội gián điệp. Tuy nhiên, hành vi này vẫn thỏa mãn theo quy định tại điểm c khoản 1 điều
110 tội gián điệp, điều luật quy định “cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích chống nước CHXHCN
Việt Nam” nghĩa là kể cả không thuộc BMNN nhưng có mục đích chống nhà nước CHXHCN VN thì vẫn
phạm vào tội này.
Như vậy, chúng ta đã làm rõ mục đích phạm tội là gì? Những trường hợp nào luật quy định mục
đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP, và để xác định được mục đích phạm tội trong một tội cụ
thể, chúng ta cần căn cứ vào từng hành vi khách quan của người phạm tội, cũng như về nhân thân, tính
chất, phương thức, thủ đoạn của hành vi phạm tội…. Nội dung này sẽ liên hệ với các đ/c khi nghiên cứu về
chiến thuật trong học phần điều tra hình sự, trong đó có chiến thuật “không hỏi thẳng” trong hỏi cung bị
can.
Ngoài mục đích phạm tội, thì một số tội còn quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP, Vd điều 348: Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái
phép. Thì động cơ ở đây thể hiện thông qua thuật ngữ “vì”. Về nội dung này, tôi đề nghị các đồng chí về
nhà chúng ta tự nghiên cứu.

Neo Như vậy, tôi cùng các đồng chí đã nghiên cứu và làm rõ yếu tố mặt chủ quan của tội phạm trong
kiến CTTP bao gồm: Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý, trong đó chúng ta đã nghiên cứu về lỗi, mục đích,
thức động cơ phạm tội. Để củng cố kiến thức của các đ/c trong tiết học ngày hôm nay, tôi có một sơ đồ neo kiến
thức trên đây, đề nghị các đồng chí hoàn thiện sơ đồ này, mời các đ/c.

Kết Như vậy, về cơ bản các đ/c đã nắm chắc nội dung kiến thức đã được học, trước khi chuyển sang
thúc nghiên cứu tiết học tiếp theo, mời các đồng chí nghỉ giao trong ít phút.

You might also like