You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
TÊN MÔN HỌC:
LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG

Đề tài:

THẢO LUẬN HÌNH SỰ CỤM 3 LẦN 2


GIẢNG VIÊN: MAI THỊ THỦY

NHÓM: 2

STT HỌ TÊN MSSV


1 Lê Tự Châu Thắng 2153801011208
2 Nguyễn Đình Khánh Minh 2153801012131
3 Trần Trung Trực 2153801015247
4 Vũ Nguyên Long 2153801014126
5 Lê Trần Kim Ngân 2153801014152
6 Huỳnh Dương Khánh Minh 2153801015143

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2023


MỤC LỤC
PHẦN I. NHẬN ĐỊNH............................................................................................1
Câu 14: Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt
buộc của đồng phạm..............................................................................................1
Câu 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội...........1
Câu 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành
là đồng phạm..........................................................................................................1
Câu 21: Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.............................................2
Câu 29: Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng................................................................................2
PHẦN II. BÀI TẬP.................................................................................................3
Câu 10:...................................................................................................................3
Câu 12:...................................................................................................................5
Câu 13:...................................................................................................................6
PHẦN I. NHẬN ĐỊNH

Câu 14: Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu
bắt buộc của đồng phạm.
Nhận định sai.

- Vì hành vi bàn bạc, thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu
hiệu để phân biệt các hình thức của đồng phạm, còn dấu hiệu để căn cứ người nào
đó có phải đồng phạm hay không thì dựa trên dấu hiệu hành vi của chủ thể đó, xem
chủ thể đó có cùng thực hiện một hành vi phạm tội không (hay gọi là dấu hiệu hoạt
động chung) vì nếu chủ thể đó thực hiện hành vi phạm tội riêng rẽ khác được quy
định trong luật hình sự thì không được coi là dấu hiệu của đồng phạm.

Câu 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
Nhận định sai. 

- Căn cứ khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người thực hành là người trực
tiếp thực hiện tội phạm.”

- Người thực hành được chia làm 2 dạng: 

+ Dạng thứ nhất, người thực hành là người tự mình trực tiếp thực hiện toàn
bộ hoặc một phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.

+ Dạng thứ hai, người thực hành là người không tự mình trực tiếp thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có hành vi cố ý tác động đến người
khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.

- Vậy nhận định người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi
phạm tội là sai khi người thực hành có thể không phải tự mình trực tiếp thực hiện
hành vi phạm tội đó mà có thể cố ý tác động đến người khác để thực hiện hành vi
phạm tội này.

Câu 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn
thành là đồng phạm.
Nhận định đúng.

- Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là người
tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức để kết
1
thúc tội phạm tức là được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điều kiện để
hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.

Câu 21: Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.


Nhận định đúng.

- Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm, trong đó có một hoặc một số
người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người đồng phạm khác
giữ vai trò là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức. Từ đó ta có thể thấy
được đồng phạm phức tạp là hình thức có tổ chức có quy mô và được phân bố công
việc rõ ràng. Bên cạnh đó, mỗi vị trí đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

- Mà theo khoản 2 Điều 17 BLHS quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình
thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm”. Vậy, từ hai cơ sở vừa nêu thì nhận định “đồng phạm phức tạp là tội phạm
có tổ chức” là đúng.

Câu 29: Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Nhận định sai.

- CSPL: Khoản 1,2 Điều 22 BLHS 2015.

- Vì sự phòng vệ chính đáng chỉ được công nhận khi sự tấn công của người
phạm đang hiện hữu và việc phòng vệ này phải diễn ra ngay tức khắc khi hành vi
phạm tội đang diễn ra và chưa kết thúc. Do vậy, việc phòng vệ quá muộn khi tội
phạm đã hoàn thành thì quyền phòng vệ không khởi phát dẫn đến người thực hiện
hành vi phòng vệ trong trường hợp này vẫn phải chịu TNHS bình thường.

2
PHẦN II. BÀI TẬP

Câu 10: A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống
nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà của một người để lấy trộm chiếc xe
máy trị giá 50 triệu đồng. Theo sự phân công, A đứng ngoài cảnh giới, trong lúc gia
đình chủ nhà ngủ say B và C lẻn vào lấy chiếc xe máy. B và C bị phát giác, cả gia
đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà giữ C lại.
Sẵn có dao trong người, C đâm chết anh thanh niên đó. A và B thì chạy thoát. Biết
rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội trộm
cắp tài sản (Điều 173 BLHS); tội giết người quy định dấu hiệu hậu quả chết người
là dấu hiệu bắt buộc. 

Anh (chị) hãy xác định: 

1. Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người thực
hiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao? 

- Có đồng phạm trong trộm cắp tài sản vì:

Căn cứ theo Điều 17 BLHS 2015: “Đồng phạm là trường hợp có 02 người
trở lên cố ý cùng thực hiện 01 tội phạm”

+ Thứ nhất, A, B, C đủ độ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS.

+ Thứ hai, A, B, C là lỗi cùng cố ý vì đều nhận thức hành vi của mình là gây
nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, nhận thức được mình đang hoạt động chung với
người khác và hành vi của họ cũng nguy hiểm cho xã hội.

+ Thứ ba, có hoạt động chung là trước khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C đã
lên kế hoạch, thống nhất và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp này.

- Vai trò:

+ A là người giúp sức vì A đứng ở ngoài cảnh giới cho B và C lẻn vào trộm,
nhằm khiến cho B, C yên tâm thực hiện hành vi.

+ B, C là người thực hành vì cùng lẻn vào nhà lấy xe.

+ Người tổ chức là A, B, C vì cả 3 đều là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy
việc thực hiện tội phạm.

3
- A, B, C chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp; C phạm thêm tội giết
người vì hành vi vượt quá của mình. Ở đây cả nhóm chỉ thống nhất với nhau là trộm
nhưng khi bị con trai chủ nhà giữ lại thì C đã giết con trai chủ nhà. Do đó, C sẽ chịu
trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm.

2. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn
nào? 

- Ở tình huống trên ta thấy, trong lúc thực hiện hành vi lén lút trộm chiếc xe
máy thì B và C đã bị phát hiện. Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất nên bắt
buộc phải có hậu quả xảy ra. Do đó, hành vi này đang ở giai đoạn là phạm tội chưa
đạt. Ở đây, B và C đã bắt đầu thực hiện hành vi trộm và dịch chuyển chiếc xe máy
ra khỏi sự quản lý của chủ nhà. Tuy B và C đã thực hiện hành vi khách quan nhưng
chưa thực hiện trọn vẹn hành vi đó vì bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hô hoán đuổi
bắt. Lúc này, hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại
và cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản chưa xảy ra. Mặc dù chưa hoàn
thành nhưng vẫn cấu thành tội phạm bởi B và C đã có dấu hiệu dịch chuyển chiếc
xe ra khỏi vị trí ban đầu.

3. Có đồng phạm trong tội giết người không? Tại sao? 

- Không có đồng phạm trong tội giết người mà chỉ có C phạm tội giết người
độc lập, vì: A, B, C tuy đủ độ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS nhưng lỗi cố ý
giết người không thỏa mãn vì chỉ có C nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, còn A, B không biết trước C sẽ giết người. Đồng thời, hoạt động chung
cũng không thỏa mãn vì giữa A, B, C không có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau để giết con
trai của chủ nhà đó, A và B cũng không có sự tiếp nhận ý chí nào vào thời điểm C
giết người. Đồng thời đây cũng là hành vi vượt quá của người thực hành, nằm ngoài
ý chí của A và B.

4. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào?

- Tại tình huống này thì tội giết người đã ở giai đoạn tội phạm hoàn thành vì
hành vi phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu mô tả trong cấu thành tội phạm. C đã
dùng dao thủ sẵn trong người và đâm chết anh thanh niên đó. Hậu quả của tội phạm
là chết người đã xảy ra, do đó hành vi giết người ở tình huống này đã hoàn thành.
Cụ thể, tội giết người là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. Đối với tội phạm
có cấu thành vật chất thì tội phạm sẽ hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện
4
xong hành vi và gây ra hậu quả như luật định. Ở đây tội giết người là tội có cấu
thành vật chất nên nó sẽ là tội phạm hoàn thành khi nạn nhân chết.

Câu 12: A đang đi đường thì gặp B - một thanh niên không quen biết, đã say xin
đòi A cho điếu thuốc lá. A không chịu và bỏ đi. B cho là A coi thường mình nên đã
rút dao giắt ở thắt lưng ra đâm A sượt qua bờ vai. A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi
cùng với con dao găm trên tay. Gặp hẻm cụt, A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại
đối diện với B, giằng được dao đâm nhiều nhát vào ngực của B. B chết tại chỗ. 

Anh (chị) hãy xác định: 

1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát không? 

- Cụ thể, chúng ta xem xét tình huống trong những điều kiện của phòng vệ
như sau:

+ Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ
ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội. 

+ Hành vi của B: rút dao đâm A sượt qua bờ vai, A bỏ chạy, B đuổi theo và
tiếp tục mong muốn đâm A. Có thể thấy, hành vi của B đã xâm hại nghiêm trọng tới
sức khỏe, tính mạng của A. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. Hành vi của B vẫn
đang diễn ra, cụ thể sau khi đâm sượt qua vai của A, A bỏ chạy thì B vẫn đuổi theo
với con dao trên tay. Hành vi của B chưa hề kết thúc.

+ Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà
còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

+ Trong tình huống này, A hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh bản thân bị tấn công,
không ai ứng cứu, bỏ chạy để thoát thân và đặc biệt bị dồn vào con hẻm cụt không
lối thoát. Với tình huống này, A giằng được con dao, đâm loạn xạ để phòng vệ bản
thân là hành động chống trả cần thiết. Đây là hành động gạt bỏ sự đe dọa của A.

+ Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự
chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra
cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa
gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Hành vi của B là xâm hại tới sức khỏe,
tính mạng của A. Hành vi của A cũng đã xâm hại tới tính mạng của B.

5
- Như vậy, căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 thì quyền phòng vệ
được khởi phát.

2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không? Tại sao? 

- Như đã nói ở trên thì trong tình huống trên có khởi phát quyền phòng vệ.
Tuy nhiên, ở đây A đã có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

- Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 thì: “Vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. Trong tình huống trên,
mặc dù B có hành vi xâm hại đến sức khỏe và đe dọa xâm hại tính mạng A nhưng
sau khi A giằng được dao thì hành động tấn công của B đã không còn có tính nguy
hiểm. A có thể lựa chọn vứt dao và đi hoặc đánh trả để B không có thể gây nguy
hiểm cho mình nữa, nhưng A lại thực hiện hành vi đâm nhiều nhát vào ngực B dẫn
đến B tử vong. Đây là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Vì vậy, A phải
chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B.

Câu 13: H là trạm trưởng một trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm thuộc tỉnh Q, nơi
mà một thời gian dài rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Trong một lần đi tuần tra, trạm
của H bắt được một bè gỗ khai thác trái phép nhưng không biết chủ số gỗ là ai nên
H lệnh cho anh em đưa về trạm. Trưa hôm đó, S là chủ số gỗ trên vác dao vào trạm
bảo với H là tại sao thu gỗ của S. Vừa nói S vừa đập phá đồ đạc, dùng dao khống
chế anh em kiểm lâm và bắt mọi người khuân gỗ trả lại bè. H cản lại thì bị S chém 2
nhát vào tay bị thương. H vào trạm lấy khẩu súng AK lên đạn, bắn một phát chỉ
thiên và lệnh cho S dừng tay. S cầm dao đi về phía H. H chĩa súng vào người S và
bắn 3 phát ở khoảng cách 3m. Hậu quả là S trúng 3 viên đạn, viên đầu tiên từ trước
ra sau xuyên đầu gối trái, 2 viên sau từ lưng xuyên qua tim ra phía ngực và chết
ngay sau đó một thời gian ngắn. 

Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?

- Trong tình huống trên, cần dựa vào các căn cứ đánh giá giới hạn cần thiết
của sự phòng vệ:

+ Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại: trong tình huống này quan
hệ sức khỏe, tính mạng của H bị đe dọa xâm hại.

+ Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra: H bị S chém 2 nhát vào tay bị thương. và
có thể bị xâm hại đến tính mạng.

6
+ Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công: S chém H 2 nhát, S cầm
dao đi về phía H.

+ Tính chất và mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn
công sử dụng: sử dụng dao, chém vào tay H.

+ Sức mạnh và khả năng phòng vệ: H có khả năng phòng vệ.

- Trong tình huống này, hành vi của H được xem là phòng vệ quá muộn vì 02
phát súng lúc sau xuyên qua tim ra phía ngực tức là lúc này S đang ở tư thế quay
lưng và không còn sự tấn công nữa. Nếu chỉ dừng ở phát đạn thứ nhất thì đây là
phòng vệ chính đáng nhưng khi sự tấn công đã kết thúc mà H vẫn nổ súng thì đây là
phòng vệ quá muộn.

You might also like