You are on page 1of 2

Bài tập 10

A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống nhất
kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà của một người để lấy trộm chiếc xe máy
trị giá 50 triệu đồng. Theo sự phân công, A đứng ngoài cảnh giới, trong lúc gia
đình chủ nhà ngủ say B và C lẻn vào lấy chiếc xe máy. B và C bị phát giác, cả gia
đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà giữ C
lại. Sẵn có dao trong người, C đâm chết anh thanh niên đó. A và B thì chạy thoát.
Biết rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội giết người (Điều 123 BLHS) và
tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS); tội giết người quy định dấu hiệu hậu quả
chết người là dấu hiệu bắt buộc.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người thực
hiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao?
2. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn
nào?
3. Có đồng phạm trong tội giết người không? Tại sao?
4. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn
Bài làm:

1) Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không. Nếu có thì mỗi
người thực hiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm
ra sao ?
Cơ sở pháp lý: điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người
giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của
người thực hành.
- Trong trường hợp này thì có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Cụ thể tại tình
hình, trước khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C đã lên kế hoạch, thống nhất và cùng nhau
thực hiện hành vi trộm cắp này. Người thực hành sẽ là người trực tiếp thực hiện tội
phạm, B và C được phân công trực tiếp lén vào nhà để lấy trộm chiếc xe máy, do đó
B và C là đồng phạm đóng vai trò thực hành. Còn A là người giúp sức, tạo điều kiện
tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. A được phân công đứng ngoài cảnh giới có
nghĩa là đứng ngoài để canh gác, quan sát đảm bảo B, C an tâm vào thực hiện hành
vi mà không có ai ngoài nhìn thấy.

2) Giai đoạn thực hiện của hành vi trộm cắp tài sản thực hiện trong
tình huống trên.
Cơ sở pháp lý: Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Giai đoạn thực hiện hành vi trộm cắp là chưa hoàn thành, bởi trong lúc thực hiện hành
vi lén lút trộm chiếc xe máy thì B và C bị phát hiện. Hậu quả của tội phạm này là gây
thiệt hại về tài sản cho người bị hại và cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài
sản. Mặc dù chưa hoàn thành nhưng vẫn cấu thành tội phạm bởi B và C đã có dấu hiệu
dịch chuyển chiếc xe ra khỏi vị trí ban đầu.

3) Theo quy định về đồng phạm thì phải có hai người trở lên cùng cố
ý thực hiện một tội phạm.
- Tuy nhiên trong trường hợp này, sẵn dao ở trong người C đã đâm chết anh thanh
niên kia khi bị phát giác mà không có sự trợ giúp của B – người cùng thực hiện hành
vi trộm cắp trước đó. Đồng thời, việc gây thiệt hại về tính mạng trong tình huống cũng
không được bàn bạc trước đó nên không thỏa mãn quy định của Luật đưa ra. Vì vậy,
không có đồng phạm tội giết người trong trường hợp này.

4) Giai đoạn thực hiện của hành vi giết người trong tình huống trên.
Cơ sở pháp lý:điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Giết người được hiểu là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật.
Tội giết người đã ở giai đoạn hoàn thành vì C đã dùng dao thủ sẵn trong người và đâm
chết anh thanh niên đó. Hậu quả của tội phạm là chết người đã xảy ra, do đó hành vi
giết người ở tình huống này đã hoàn thành.

You might also like