You are on page 1of 29

Nhóm 2

Các giai đoạn phạm tội


02

Mục lục
Phần 1 Khái niệm

Phần 2 GĐ Chuẩn bị phạm tội

Phần 3 GĐ Phạm tội chưa đạt

Phần 4 GĐ Tội phạm hoàn thành

Tự ý nửa chừng chấm dứt


Phần 5
phạm tội
Khái niệm

Các giai đoạn phạm tội là các


bước trong quá trình thực hiện tội
phạm do cố ý (trực tiếp) được quy
định trong BLHS; phản ánh tính
chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội ở từng thời
điểm.
• Dấu hiệu hành vi của tội phạm
Cơ sở quy định các
• Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
giai đoạn
• Tính chất khách thể của tội phạm
Giai đoạn chuẩn bị
phạm tội
06
Khái niệm

Chuẩn bị tội phạm là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương diện
hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc

Giai đoạn thành lập, tham gia nhóm tội phạm

Chuẩn bị Đặc điểm

phạm tội • Chưa thực hiện phạm tội, Chỉ có các hành động tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.
• Chưa trực tiếp xâm hại đến quan hệ xã hội được LHS bảo
vệ, chưa làm thay đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội
phạm
• Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra
06

Truy cứu trách


nhiệm hình sự 25
Tội phạm

với GĐ chuẩn
bị phạm tội
5
Nhóm
Nguyên tắc Các nhóm tội phạm phải xử lý 7

Nhóm 1 Tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 108 - Điều
Chỉ người chuẩn bị phạm
121)
một tội rất nghiêm trọng hoặc
Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự
một tội đặc biệt nghiêm trọng Nhóm 2
nhân phẩm, Điều 123 và Điều 124
thì phải chịu trách nhiệm về
Nhóm 3 Tội phạm sở hữu, Điều 168 và Điều 169 về tội: cướp
tội định thực hiện
tài sản và bắt cóc chiếm đoạt tài sản
Nhóm 4 Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều
207)
Nhóm 5 Tội phạm xâm phạm an toàn trật tự công cộng,
(Điều 299 - Điều 303 và Điều 324
Theo cùng một điều, khoản cùng tội danh mà người có hành vi chuẩn bị
tội phạm định thực hiện. Cùng với tính chất, mức độ phạm tội, người
phạm tội bị áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ của
hành vi mà họ thực hiện

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong

Áp dụng trách phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể

nhiệm hình sự Hình phạt cao nhất là phạt cải tạo không giam giữ đối với người có hành
vi chuẩn bị phạm tội.

Ngoài căn cứ chung Tòa án cần xem xét đánh giá tính chất, mức độ nguy
hiểm của từng trường hợp cụ thể để quyết định áp dụng hình phạt phù hợp

Một số hành vi chuẩn bị tội phạm nhưng bản thân hành vi tội phạm đó đã
8 cấu thành một tội phạm khác ở giai đoạn hoàn thành. Người phạm tội phải
chịu TNHS về tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội ở giai đoạn hoàn
thành theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt
Ví dụ

Anh A và chị B đã kết hôn được 3 năm, chị B đã thuê lại cửa hàng Spa đã tu
sửa nhằm kiếm thêm thu nhập. Trong quá trình sống chung do có sự mâu
thuẫn với nhau, nghi ngờ vợ mình có điều khuất tất sau lưng nên anh A đã
nảy ra ý định giết chị B. Anh A đã lên kế hoạch giết chị B bằng cách mua
xăng, chờ chị B nghỉ trưa và châm lửa đốt cháy cửa hàng Spa và để chị B
chết trong đám cháy đó. Tuy nhiên trong quá trình đi mua xăng, Anh A bị
Cảnh sát giao thông giữ lại và xử phạt vi phạm hành chính vì lái xe quá tốc
độ, tạm giữ giấy tờ và phương tiện điều khiển nên anh A không thể tiếp tục
hành vi mua xăng đốt cửa hàng Spa cho thuê và chị B.
Xét thấy, hành vi của anh A là hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội bởi:
+Anh A vẫn đang trong quá trình tìm, mua xăng để thực hiện mục đích là giết chị B nhưng đã không thể thực hiện vì
11
cảnh sát giao thông đã giữ lại xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi lái xe quá tốc độ, chứ chưa thực hiện được hành
vi giết chị B mà đây chỉ là bước tạo tiền đề cho anh A
+ Thứ hai, hành vi của anh A chưa trực tiếp xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, chưa làm bị thương
hoặc gây ra cái chết với chị B, phá hủy cửa hàng Spa cho thuê và cũng chưa xâm hại đến khách thể được Luật Hình sự
bảo vệ ở đây là quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng mà mới chỉ hướng đến đặt trong tình trạng để chị B chết trong đám
cháy
+Thứ ba: Hậu quả của anh A chưa xảy ra với mục đích, mong muốn của anh A do anh A chưa thực hiện được theo kế
hoạch mình đã nghĩ ra.
- Về mặt khách quan, hành vi chuẩn bị xăng để chuẩn bị hành vi giết chị B là hành có tính chất gây nguy hiểm cho xã
hội bởi việc đốt xăng có thể làm nguy hiểm đến những người xung quanh, quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe
được pháp luật bảo vệ,
-Về mặt chủ quan: hành vi chuẩn bị phạm tội của anh B là hành vi cố ý, mong muốn được thực hiện việc giết chết chị
B và được lên kế hoạch từ trước với động cơ rất độc ác và đê hèn
-Về trách nhiệm hình sự: Mặc dù chưa thực hiện được việc giết chị B nhưng anh A đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành
tội phạm về tội giết người và hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 123 và Điều 178 BLHS, vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện này
Giai đoạn phạm tội
chưa đạt
13
Khái niệm

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm
tội”

Phạm tội Lưu ý

chưa đạt
• Phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý
• Thời điểm: bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu
thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng hành
vi của người phạm tội dừng lại khi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong
mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
• Nguyên nhân dừng lại: Hành vi phạm tội phải dừng lại là do nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
Đặc điểm Người phạm tội đã thực hiện hành vi được
quy định trong mặt khách quan của cấu
thành tội phạm.

Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc


người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với
hậu quả được quy định trong cấu thành tội
phạm
Phân loại tội
phạm chưa
đạt
Phạm tội chưa đạt chưa thành 16

Là trường hợp cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đến cùng do những
nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội và họ chưa thực hiện hết những
hành vi dự định làm

Ví dụ: Anh A dùng mọi thủ đoạn để giết anh B, nhưng khi đang thực hiện hành vi

Căn cứ vào giết người của mình thì bị công an phát hiện và bắt giữ

mức độ thực
hiện hành vi
Phạm tội chưa đạt đã thành
Là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi
cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan mà hậu quả
không xảy ra

Ví dụ: Mở được cửa vào trong nhà lấy tài sản nhưng tài sản không còn ở đó nữa.
17
Phạm tội chưa đạt vô hiệu
• Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nhằm gây thiệt hại cho khách thể nhưng
thực tế không gây thiệt hại được vì không có đối tượng tác động hoặc vì đối
tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có
• Trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội đã sử dụng nhầm phương

Căn cứ vào tiện mà người phạm tội muốn sử dụng khả năng gây ra hậu quả của tội phạm
nhưng phương tiện cụ thể mà người đó đã sử dụng không có khả năng đó

nguyên
nhân

Các trường hợp khác


Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS theo tội danh và
điều khoản của BLHS về tội phạm mà họ đã có hành vi phạm
tội chưa đạt

Trách nhiệm
Người có hành vi phạm tội chưa đạt chịu TNHS nặng hơn
người có hành vi chuẩn bị tội phạm nhưng nhẹ hơn người có
hành vi phạm tội hoàn thành về cùng 1 tội danh

hình sự Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp
dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử
hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm

Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư
mức phạt tù mà điều luật quy định
15
Ví dụ: Bản án 153/2018/HS-ST ngày 15/11/2018 về tội cướp tài sản
Vào khoảng 23 giờ 30 phút ngày 22/8/2018, sau khi đã uống rượu bia, Trần Anh T điều khiển xe mô tô biển số 73K9-6798( xe của
ông Thái Xuân Tr là bố của bị cáo H) chở Thái Thanh H đi từ ấp Phú Sơn về phòng trọ của T tại khu phố 8. Khi đi trên đường vành
đai thuộc khu công nghiệp Hố Nai đến gần công ty Ignity thuộc xã H. H và T nhìn thấy chị Huỳnh Thị Yến L và anh Huỳnh Hoàng
Đ đi bộ trên lề đường theo chiều ngược lại, trên tay chị L cầm chiếc điện thoại nhãn hiệu Samsung Galaxy J7 Prime G610. H nảy
sinh ý định chiếm đoạt chiếc điện thoại nên rủ T quay đầu xe lại để cướp chiếc điện thoại của chị L, lúc đầu thì T từ chối nhưng sau
thì T đồng ý, H nói T dừng xe lại để H mở yên xe mô tô lấy 01 con dao mã tấu bằng kim loại màu trắng, chiều dài khoảng 50cm,
bản rộng 05 cm ( dao mã tấu H chuẩn bị từ trước) rồi nói T điều khiển xe mô tô quay lại. T điều khiển xe mô tô đến gần anh Đ và
chị L thì dừng xe cách khoảng 02 mét, T đứng chờ và vẫn để cho xe nổ máy, H xuống xe và chạy đến dùng dao mã tấu đập vào vai
chị L để uy hiếp chị L đưa chiếc điện thoại di động đang cầm trên tay cho H. Chị L van xin và ôm chiếc điện thoại ngồi xuống đất, H
giằng co giật chiếc điện thoại nhưng không được và đúng lúc này có ánh đèn chiếu sáng của xe mô tô đi đến, H cầm dao chém một
nhát vào chân trái của chị L rồi bỏ chạy lên xe thì bị té ngã. Thấy vậy, anh Đ truy hô và lao đến bắt giữ H thì bị H cầm dao chém 01
nhát trúng vào tay phải anh Đ rồi lên xe bỏ trốn về phòng trọ của H cất giấu hung khí và phương tiện gây án. Ngày 04/9/2018, H đã
bị công an huyện T bắt giữ. Trần Anh T bỏ trốn đến ngày 12/9/2018 thì ra đầu thú.
Hội đồng xét xử xử phạt bị cáo H từ 04 năm đến 04 năm 06 tháng tù; Bị cáo T từ 18 đến 20 tháng tù. Nhận định của Tòa án nhân
dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho rằng: Hành vi trên của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm đến tính mạng của
người bị hại, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, gây mất trật tự trị an xã hội. Tuy các bị cáo chưa chiếm đoạt được
chiếc điện thoại của chị L nhưng việc sử dụng dao mã tấu là phương tiện nguy hiểm làm cho người bị hại không thể chống cự lại
được để thực hiện hành vi cướp tài sản của chị L được pháp luật công nhận và bảo vệ. Như vậy, đã có đủ căn cứ để kết luận: các bị
cáo Thái Thanh H và Trần Anh T phạm tội “Cướp tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, tuy
nhiên do nguyên nhân ngoài ý muốn nên mục đích chiếm đoạt tài sản của người bị hại không thực hiện được đến cùng nên các bị
cáo phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 15 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Tội phạm hoàn
thành
17

Tội phạm hoàn thành được hiểu là hành vi phạm


tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả
Khái niệm trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Thời điểm tội
phạm hoàn
thành
Thời điểm tội phạm hoàn thành

Khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm là: hành vi
nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
Cấu thành quả nguy hiểm cho xã hội
tội phạm vật chất
Ví dụ: Tội giết người là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên thời điểm tội phạm hoàn thành là khi
có hậu quả chết người xảy ra.

Khi người phạm tội thực hiện xong hết các hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của cấu
thành tội phạm, không kể họ đã gây ra hoặc chưa gây ra hậu quả tác hại.
Cấu thành
(chỉ cần dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội)
tội phạm hình Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi thực hiện xong hành vi bắt cóc và hành vi
thức tống tiền.

Cấu thành Chỉ cần có hành động biểu hiện ý định phạm tội
(cụ thể: thời điểm mà người phạm tội thực hiện bất kỳ hành vi cụ thể nào nhằm “ thành lập” hoặc “tham
tội phạm cắt
gia” tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân)
xén Ví dụ: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 BLHS 2015
- Tội phạm kết thúc là khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, không còn
xảy ra trên thực tế
- Tội phạm kết thúc xảy ra trong một số trường hợp sau:
Tội phạm hoàn • Mục đích phạm tội đặt ra đã đạt được
thành và tội • Bị các yếu tố khách quan ngăn cản mà không thực hiện được hành vi phạm
tội
phạm kết thúc
• Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội

- Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng
nhau hoặc không trùng nhau
- Việc phân biệt đúng thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc
có ý nghĩa xác định hành vi trong đồng phạm và phòng vệ chính đáng
Tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội
Khái niệm

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội
phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản
Điều kiện khách quan
• Đã có hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác
để thực hiện tội phạm hoặc khi một người đã bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng
chưa thực hiện hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm và tội phạm
chưa hoàn thành thì sự chấm dứt việc phạm tội
• việc chấm dứt thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (trường
hợp chưa thành) thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
• Nếu người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (trường hợp đã
thành) hoặc tội phạm hoàn thành thì không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội

Điều kiện để được Điều kiện chủ quan


coi là tự ý nửa • Việc dừng thực hiện tội phạm phải do người phạm tội “tự mình” và “không có gì ngăn cản” thực

chừng chấm dứt hiện


• Việc chấm dứt việc phạm tội do bất kỳ động cơ nào đều có ý nghĩa thúc đẩy người phạm tội

việc phạm tội quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm
09

Trách nhiệm
hình sự

Điều 16 BLHS năm 2015 quy định: “Người tự ý nửa chừng


chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội phạm, nếu
hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một
tội phạm khác thì người đó phải chịu TNHS về tội phạm
này”
Cảm ơn thầy và các
bạn đã chú ý lắng
nghe!

You might also like