You are on page 1of 4

Khái niệm phạm tội chưa đat:

-phạm tội chưa đạt là trường hợp hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu
được mô tả trong cấu thành tội phạm vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

-điều 15 blhs 2015 xác định: “phạm tồi chưa đạt là có ý thực hiện tội phạm những không thực hiện
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.

-Giai đoạn phạm tội chưa đạt được tính từ băt đầu thực hiện hành vi khách quan mô
tả trong cấu thành tội phạm hoặc bắt đầu thực hiện hành vi liền trước hành vi khách
quan. Thời điểm chấm dứt của giai đoạn này là tội phạm chưa dừng lại trên thực tế
vì những nguyên nhân khách quan.

Dấu hiệu của phạm tội chưa đạt:

Về mặt khách quan giai đoạn thực hiện tội có ba dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội thể hiện ở các 2 trường
hợp: bắt đầu thực hiện hành vi khách quan mà hành vi ấy mô tả trong dấu hiệu hành vi
của cấu thành tội phạm hoặc bắt đầu thực hiện hành vi liến trước hành vi khách
quan. Khách thể của tội phạm đã bắt đầu bị xâm phạm trực tiếp. Đây là điểm phân biệt giữa
phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.
Thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng. Thể hiện ở các trường hợp: 1/
Người phạm tội mới thực hiện hành vi liền trước hành vi khách quan. 2/ Người phạm tội đã
thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết. Trường hợp này xảy ra đối với các
tội ghép là tội mà mặt khách quan của nó mô tả hành vi trở lên và hành vi này xâm phạm
đến các khách thể khác nhau. Ví dụ: Tội hiếp dâm được mô tả hành vi hiếp dâm gồm hành
vi dùng vũ lực và giao cấu. Người phạm tội mới dùng vũ lực chưa thực hiện hành vi giao
cấu. 3/ Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong mặt khách
quan của cấu thành tội phạm nhưng hậu quả chưa xảy ra hoặc hậu quả xảy ra không phải
là hậu quả mà người đó mong muốn. Ví dụ: A dùng súng bắn B để giết B nhưng bắn không
trúng hoặc bắn trúng nhưng B không chết.
Cần lưu ý, phạm tội chưa đạt xảy ra cả với trường hợp hậu quả tội phạm đã xảy ra nhưng
không phải hậu quả mà người phạm tội mong muốn. Ví dụ: A định giết B nhưng chỉ mới gây
ra thương tích cho B. Trường hợp này khi định tội thì A vẫn phạm tội  giết người chưa đạt
chứ không định tội cố ý gây thương tích đã hoàn thành. Tương tự A định trộm cắp 1 tỷ đồng
nhưng mới lấy được 2 triệu đồng thì bị bắt. Trường hợp này không không định tội danh tọi
trộm cắp đà hoàn thành theo Khoản 1 Điều 173 mà định tội danh trộm cắp chưa đạt theo
Khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ, ý thức chủ quan của người phạm tội là muốn
chiếm đoạt 1 tỷ đồng nếu định tội theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự sẽ không bao quát
tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi.
Thứ ba, người phạm tội thực hiện tội phạm đến cùng vì nguyên nhân khách quan ngoài
mong muốn của họ. Đây là trường hợp mà có những tình tiết khách quan cản trở việc hoàn
thành tội phạm mặc dù những người phạm tội đã cố gắng hết sức. Các nguyên nhân khách
quan khiến tội phạm dừng lại là có thể gặp sự chống đối mãnh liệt của nạn nhân, hoặc
người khác kịp thời ngăn cản hoặc những hoàn cảnh khách quan khác như thời tiết, khí
hậu…Ví dụ: A phục ở ngoài ngõ để và nhà B giết người, cướp tài sản nhưng nhà B đông
khách, A chờ mãi nên bỏ về lập tức bị phát hiện bắt giữ. Ở đây, tình tiết của nhà B đông
khách và ngồi chơi khuya là tính tiết khách quan khiến A không thực hiện tội phạm đến
cùng.
Về mặt chủ quan, người phạm tội trong trường hợp chưa đạt nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra nhưng
chúng đã không xảy ra như người phạm tội mong muốn.
Về trách nhiệm hình sự của người phạm tội ở giai đoạn chưa đạt, điều luật này quy định:
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Như vậy,
khác với chuẩn bị phạm tội, mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm
hình sự. Bởi lẽ đây là giai đoạn thứ hai của quá trình phạm tội, khách thể đã bị xâm phạm
và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tăng lên đáng kể.
Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 57  Bộ
luật hình sự, theo đó, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt từ không quá 20 năm; nếu là tù có thời
hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo đó, người hoặc pháp nhân phạm tội phải chịu 01 hình phạt chính và có thể
nhiều hình phạt bổ sung.
(Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015)
Khi quyết định hình phạt, Tòa án thường căn cứ vào các yếu tố:
- Phân loại tội phạm
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của việc phạm tội
- Nhân thân của người phạm tội
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Tình hình tài sản, khả năng thi hành án của người phạm tội

Hiện nay pháp luật nước ta căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của các hành để phân thành 04 nhóm tội phạm:

 Tôi phạm ít nghiêm trọng. Mức hình phạt cao nhất là phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ.
 Tội phạm nghiêm trọng. Khung hình phạt cao nhất là từ trên 03 năm đến 07
năm tù giam.
 Tội phạm rất nghiêm trọng. Khung hình phạt cao nhất là từ trên 07 năm đến 15
năm tù giam.
 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khung hình phạt cao nhất đối với loại tội
phạm này là trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

You might also like