You are on page 1of 2

CHƯƠNG IV: CÁC QUY LUẬT CỦA TƯ DUY

1. Quy luật đồng nhất:


1.1. Khái niệm:
- Là quy luật của tư duy logic hình thức, khẳng định rằng một khái niệm, một phán đoán
khi phản ánh đối tượng vào trong tư tưởng thì luôn luôn đồng nhất với chính nó.
1.2. Yêu cầu của quy luật đồng nhất:
- Trong quá trình lập luận không được đánh tráo khái niệm.
- Hai phán đoán, hai tư tưởng đồng nhất với nhau không được xem là khác biệt.
- Hai phán đoán, hai tư tưởng, hai khái nhiệm khác biệt không được xem là đồng nhất.
- Trong quá trình tranh luận hoặc truyền tải thông tin phải thống nhất khái niệm, thuật
ngữ, kí hiệu, đơn vị.
- Tư tưởng, thông tin tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng, thông tin gốc ban đầu.
- Không được đồng nhất bộ phận với toàn thể hay toàn thể với bộ phận.
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và tuân thủ quy luật đồng nhất:
- Giúp tư duy chúng ta trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn trong lập luận.
- Giúp chúng ta phát hiện lập những luận ngụy biện của những kẻ cố tình đánh tráo sự
thật.
2. Quy luật phi mâu thuẫn:
2.1. ĐN và kí hiệu:
- Đn: là quy luật của tư duy logic hình thức thể hiện rằng trong một lập luận nhất định
không thể tồn tại hai phán đoán, hai tư tưởng trực tiếp hoặc gián tiếp loại trừ nhau.
- Kí hiệu: ~ (P^~P)
2.2. Phân biệt hai loại mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn biện chứng: mâu thuẫn của thế giới hiện thực khách quan.
- Mâu thuẫn hình thức:
2.3. Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn:
- Trong tư duy lập luận không được chứa mâu thuẫn trực tiếp.
- Trong tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp.
3. Quy luật triệt tam:
3.1. Đn và kí hiệu:
- Đn: là quy luật của tư duy logic hình thức phản ánh tính xác định của tư duy, khi có
một phán đoán về một đối tượng nhất định thì chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai chứ không
có một khả năng thứ ba nào khác.
- Quy luật triệt khả năng thứ ba, quy luật chỉ đúng hoặc sai, không có giữa.
- Kí hiệu: P  ~ P (P hoặc không P).
3.2. Các yêu cầu của quy luật triệt tam
- Khi có hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng một đối tượng nhất định, thì chỉ được
phép xác định một phán đoán đúng.
- Khi trình bày tư tưởng phải thể hiện rõ quan điểm ủng hộ hay phản đối, khen hay chê,
phủ định hay khẳng định. Tức là phải có chính kiến.
3.3. Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta phán đoán dứt khoát, lập luận rõ ràng.
- Giúp chúng ta phát hiện ra những lập luận ngụy biện của kẻ cố tình lẫn tránh vấn đề.
4. Quy luật túc lý:
4.1. Đn và kí hiệu:
- Đn: là quy luật phản ánh bất cứ cái gì tồn tại trong thế giới hiện thực đều có NN của
nó.
- Kí hiệu: P  Q
4.2. Yêu cầu
- Khi khẳng định một luận điểm thì phải xác định được cơ sở tồn tại của luận điểm đó.
- Khi phủ định một luận điểm thì phải phủ định được cơ sở tồn tại của luận điểm đó.
4.3. Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta tư duy, lập luận có căn cứ và nâng cao tính thuyết phục trong tranh
luận.
- Giúp chúng ta phát hiện ra những luận điểm sai trái của những kẻ ngụy biện.
- Giúp chúng ta chống lại tư duy phi logic của các thứ mê tín, dị đoan.

You might also like