You are on page 1of 12

Chương 3

CÁC QUY LUẬT CỦA TƯ DUY

I. LUẬT ĐỒNG NHẤT


II. LUẬT PHI MÂU THUẪN
III. LUẬT BÀI TRUNG
IV. LUẬT CÓ LÝ DO ĐẦY ĐỦ
I. LUẬT ĐỒNG NHẤT
* Nội dung:
• Mỗi sự vật, hiện tượng (svht) trong một không gian,
thời gian xác định phải là chính nó.
• Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng, trong
cùng một quan hệ thì phải đồng nhất với chính nó.
* Công thức: A ≡ A (≡ là dấu đồng nhất)
* Yêu cầu:
• Mỗi svht phải được phân biệt với svht khác; mỗi ý nghĩ, tư
tưởng phải được giữ nguyên giá trị trong suốt quá trình suy
luận.
• Không đánh tráo đối tượng của tư tưởng; không đánh tráo
ngôn ngữ diễn đạt.
II. LUẬT PHI MÂU THUẪN
• Nội dung:
- Một vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó.
- Hai tư tưởng đối lập phản ánh một đối tượng trong
cùng thời gian, cùng mối liên hệ không thể cùng chân thật.
=> Hai phán đoán trái ngược nhau thì không thể đồng
thời cùng chân thật ( từ “mâu thuẫn” xuất hiện – Hàn
Phi Tử)
Công thức: ~ (A ^ (~A))
A ~A A ^ (~A) ~(A^(~A))
đ s s đ
s đ s đ
II. LUẬT PHI MÂU THUẪN
• Yêu cầu:
1. Không được đồng thời khẳng định hai yếu tố loại trừ
nhau ở cùng một sự việc đang xem xét.
Vd: Cho rằng “buôn lậu là phạm pháp” thì không thể
nói rằng “nhờ có buôn lậu mà giá cả hàng hóa rẻ đi,
có lợi cho người tiêu dùng”.
2. Không lấy hai dấu hiệu trái ngược nhau để làm cơ sở
biểu đạt một vấn đề.
Vd: Không thể nói “Trong lúc tôi đang ngủ tôi đã nghe
bọn họ bàn kế hoạch đi ăn trộm”.
III. LUẬT BÀI TRUNG
* Nội dung:
- Hai tư tưởng mâu thuẫn cùng phản ánh một đối tượng
trong cùng thời gian, cùng mối liên hệ, nếu một tư tưởng
chân thực thì tư tưởng còn lại là giả dối, không có khả
năng thứ ba.
=> Hai phán đoán mâu thuẫn nhau phải có một phán
đoán chân thực, một phán đoán giả dối, chứ không có
khả năng thứ ba.
* Công thức: A + (~A)
A ~A A + (~A)
đ s đ
s đ đ
III. LUẬT BÀI TRUNG
* Yêu cầu:
1. Hai tư tưởng (cùng phản một sự vật trong cùng một
thời điểm) mâu thuẫn nhau thì không được cùng chân
thực hoặc cùng giả dối.
2. Phải xác định tính chân thực hay giả dối của một tư
tưởng đã định hình.
IV. LUẬT CÓ LÝ DO ĐẦY ĐỦ
* Nội dung:
- Tất cả những gì tồn tại đều có lý do để tồn tại.
- Một tư tưởng chỉ được xem là chân thực khi có đủ lý
do làm căn cứ.
* Ý nghĩa: Tránh tư duy phi logic, không căn cứ,…
* Yêu cầu:
• Những tư tưởng, luận điểm được sử dụng để chứng minh
cho một tư tưởng, luận điểm khác phải có giá trị chân
thực.
• Phải có đầy đủ các cơ sở, lý do chân thực trong việc xác
định sự ra đời hoặc tồn tại của hệ quả.
• Việc rút ra tính chân thực của hệ quả phải tất yếu,
khách quan từ trong sự liên kết của các cơ sở.
BÀI TẬP III.1
Bài 1: Lập luận sau có trái với quy luật cơ bản của
tư duy hay không? Vì sao?
- Tý: Theo như bạn vừa nói, không có gì trên đời này
đáng tin cả.
- Tèo: Không có, về cơ bản là không có.
- Tý: Bạn có tin chắc vào điều mà mình khẳng định
không.
- Tèo: Chắc chứ.
Bài 2: Lập luận sau có trái với quy luật cơ bản của
tư duy hay không? Vì sao?
Khi còn trẻ, có lần nhà thơ Puskin tham dự buổi vũ
hội của một gia đình quý tộc. Ông đến mời một tiểu thư
nhảy. Cô tiểu thư kênh kiệu nói:
- Tôi không thể nhảy với một đứa trẻ.
Puskin mỉm cười đáp:
- Xin lỗi tiểu thư, tôi không biết cô đang mang thai.
Bài 3: Lập luận sau có trái với quy luật cơ bản của
tư duy hay không? Vì sao?
Giờ thực hành bản đồ, cô giáo hỏi:
- Ai có thể tìm thấy châu Mỹ nào?
Học trò Hùng xung phong lên bảng và đã chỉ đúng vị
trí của châu Mỹ.
Cô giáo khen:
- Tôt lắm, bây giờ các em cho cô biết ai là người tìm
ra châu Mỹ nào?
Cả lớp đồng thanh:
- Thưa cô, bạn Hùng ạ!
Bài 4:
Có hai đứa trẻ tranh luận với nhau không phân định
được thắng thua, đành đến nhờ Khổng Tử phân xử.
Đứa thứ nhất cho rằng, mặt trời buổi sáng thì ở gần,
đến trưa thì ở xa. Lý lẽ đưa ra là: Vật ở gần thì to và vật ở
xa thì bé. Lúc mới mọc thì to như cái bánh xe, đến trưa thì
nhỏ bằng cái vung. Do đó, mặt trời buổi sáng mới mọc gần
hơn mặt trời buổi trưa.
Đứa thứ hai cho rằng, mặt trời buổi sáng mới mọc xa
hơn mặt trời đang trưa. Lý lẽ đưa ra là: Nhiệt độ càng ở gần
thì càng nóng. Mặt trời buổi sáng mới mọc thì nhiệt độ mát
mẻ, mặt trời đang trưa thì nhiệt độ nóng bức. Do đó, mặt trời
buổi sáng mới mọc xa hơn mặt trời đang buổi trưa.
Khổng Tử lúng túng không biết trả lời ra sao.
Hai đứa trẻ đã vi phạm quy luật tư duy nào khiến
Khổng Tử lúng túng thế?
Bài 5
Chúa sơn lâm muốn thử trí thông minh của muôn loài, một lần, nó để một cái
xác đã thối rữa vào một góc khuất trong hang rồi gọi gấu vào hỏi:
- Nhà ngươi có ngửi thấy mùi gì không?
Gấu thật thà, thẳng thắn nói:
- Dạ, có mùi thối lắm ạ!
Chúa sơn lâm liền trừng phạt gấu vì tội phạm thượng.
Chúa sơn lâm lại gọi cáo vào hỏi:
- Nhà ngươi có ngửi thấy mùi gì không?
Cáo đã chứng kiến gấu bị phạt liền nói:
- Dạ, chỉ thấy toàn mùi thơm ngào ngạt thôi ạ.
Chúa sơn lầm liền trừng phạt cáo vì tội dối trá. Tiếp đó, nó gọi thỏ đến và hỏi:
- Nhà ngươi có ngửi thấy mùi gì không?
Thấy gấu nói đúng cũng bị phạt, nói sai cũng bị phạt, thỏ ranh ma bèn hếch cái
mũi lên ngửi ngửi một lát rồi trả lời:
- Hôm nay mũi thần bị điếc hay sao ấy, chẳng ngửi thấy mùi gì cả.
Chúa sơn lâm bật cười rồi thả cho thỏ về.
Thỏ đã cố ý vi phạm quy luật tư duy nào để thoát bị trừng phạt?

You might also like