You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Tư duy là gì? Trình bày mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ; tư duy và nhận thứ.
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác cảu người
ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự
vật và ứng xử tích cực với nó.
Tư duy và ngôn ngữ: Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh ngôn ngữ. Kết quả tư
duy đucợ ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện
thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy.
Tư duy và nhận thức: Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức
- Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác,tri giác, biểu tượng… được phản ánh từ thực tiễn
khách quan với những thông tin về hình dạng,hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ.
Giai đoạn này được gọi là tư duy cụ thể.
- Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối
chiếu, phân tích,tổng hợp, khu biệt,quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến,
lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện
tượng, quy nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật,… Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tư
duy trừu tượng.
2. Tại sao nói nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai trình độ nhận thức đối lập nhưng lại thống
nhất với nhau?
Nhận thức cảm tính là cấp độ thấp của nhận thức. Nó phản ánh một cách cụ thể, sinh động nhưng hời hợt
những đặc điểm, tính chất riêng lẻ, bề ngoài của đối tượng nhận thức khi có sự tác động trực tiếp của chúng
lên giác quan chúng ta. Những hình thức cơ bản của nhận thức cảm tính là cảm giác, tri giác, biểu tượng….
Nhận thức lý tính là cấp độ cao của nhận thức. Nó phản ánh một cách trừu tượng, khái quát, gián tiếp những
mối liên hệ, bản tính, quy luật sâu sắc, bên trong của đối tượng nhận thức khi chúng ta suy nghĩ về chúng và
dung ngôn ngữ để diễn đạt chúng .Những hình thức cơ bản của nhận thức lý tính là khái niệm,phán đoán,
suy luận,…
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức, chúng đan
xen lẫn nhau nhưng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Nhận thức cảm tính có nguồn gốc sâu xa từ trong phản ánh tâm lý động vật,vì vậy, nó không chỉ có ở con
người mà còn có ở động vật cấp cao. Nó gắn liền với thực tiễn, với tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở
cho nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính là sản phẩm cao cấp của vật chất cấp cao – bộ óc con người. Nó được hình thành và phát
triển từ trong hoạt động thực tiễn lao động cải tạo thế giới và hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người.
Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính thì con người chỉ có được những tri thức về đối tượng, còn bản thân
những tri thức ấy có chân thực hay không thì không thì con người chưa biết được. Trong khi đó, nhận thức
lý tính có tính khái quát cao nhờ đó hiểu được bản chất, quy luật vận động của sự vật, giúp cho nhận thức
cảm tính có được sự định hướng và trở lên sâu sắc hơn.
Chính vì vậy có thể nói nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai trình độ nhận thức đối lập nhưng
thống nhất với nhau.
3. Quy luật đồng nhất là gì? Giá trị của quy luật Đồng nhất? Trình bày yêu cầu và lỗi logic có thể mắc
phải khi vận dụng quy luật Đồng nhất, mỗi lỗi cho 1 vd minh họa.
Quy luật được phát biểu ( theo 1 trong 2 cách sau):
- Mỗi tư tưởng đồng nhất với chính nó.
- Hai tư tưởng cùng phản ánh một đối tượng, trong cùng điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ, cùng khẳng
định hay phủ định một điều nào đó thì đồng nhất nhau.

Giá trị của quy luật : làm cho tư duy có tính chính xác, rõ ràng; suy nghĩ trở nên khúc chiết, mạch lạc.
Yêu cầu đối với Quy luật:

- Không được thay đổi đối tượng tư tượng.


- Ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng phải chính xác.
Tư tưởng được nhắc lại phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu.

Lỗi logic có thể mắc phải khi vận dụng quy luật:

- Đánh tráo đối tượng, nội dung của tư tưởng. Vd: Chuyện cười “Lại còn trách tôi”
Một đứa trẻ sốt dữ lắm. Thầy lang cho uống thuốc, nó lăn ra chết. bố nó đến tận nhàn bắt đền. thầy không
tin, đến xem lại, sờ thằng bé rồi bảo:
-Thế này mà còn trách tôi ư? Ông bảo tôi chữa cho nó khỏi nóng,bây giờ người nó lạnh như thế này rồi còn
kêu gì nữa !
(Truyện tiếu lâm Việt Nam)
- Đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng. vd:
ĐÚNG NHƯ LỜI
Mẹ chồng và con dâu nhà nọ chẳng may đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu:
-Số mẹ con ta rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu vậy!
Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, người con dâu nhắc lại lời dặn ấy, thì mẹ chồng trả lời:
-Mẹ dặn là dặn con,chứ mẹ thì còn răng đâu nữa mà cắn.
- Ý nghĩ,tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu.
Lớp đang học về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Cu Tèo ngủ gật. Thấy vậy, thầy giáo hỏi: “Tèo, ai đã
lấy cắp nỏ của An Dương Vương ?”. Giật mình, Cu Tèo vội đáp: “Thưa thầy con không lấy, con không lấy,
bạn nào lấy con không biết…”.

Thầy giáo chán nản, đem câu chuyện kểlại cho hiệu trưởng nghe. Hiệu trưởng nghe xong, trầm ngâm một
lúc rồi bảo: “Thôi được, chuyện đâu còn có đó, trẻ con ấy mà. Thầy xem thử cái nỏ đó giá bao nhiêu để
trường bỏ tiền ra mua một cái khác thay thế. Rõ khổ, đồ dùng dạy học thì đang thiếu tứ bề!”.

Câu chuyện được đem kể lại ở sở giáo dục và đào tạo. Những người có mặt bò lăn ra cười, chỉ một người
không cười, đó là kế toán trưởng. Mọi người ngạc nhiên nhìn bà ta, bà ta nói: “Tôi mà là giám đốc sở thì tôi
sẽ cách chức tay hiệu trưởng đó. Tiền đâu ra mà cái gì cũng mua, cái gì cũng chi như vậy?…”
4. Quy luật không mâu thuẫn là gì? Giá trị của quy luật không mâu thuẫn? Trình bày yêu cầu và lỗi logic có
thể mắc phải khi vận dụng quy luật không mâu thuẫn, mỗi lỗi cho 1 vd minh họa.

Quy luật được phát biểu ( theo 1 trong 2 cách sau):

- Mỗi tư tưởng không thể đồng thời vừa khẳng định, vừa phủ định một điều gì đó

- Hai tư tưởng trái ngược nhau không đồng thời cùng đúng được.

Giá trị của quy luật : làm cho tư duy có tính liên tục, nhất quán; suy nghĩ không sa vào sai lầm

Là cơ sở của phép bác bỏ gián tiếp.

Yêu cầu đối với Quy luật:

- Tư duy logic không chứa mâu thuẫn logic ( hai tư tưởng trái ngược nhau phải có ít nhất một tư tưởng sai).

Lỗi logic có thể mắc phải khi vận dụng quy luật:

- Không được chứa đựng mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở một
phẩm chất xác định . VD:
Người lạ: (gõ cửa) Có ai ở nhà không ạ?

Chủ nhà: Không có ai đâu

- Không được chứa đựng mâu thuẫn logic gián tiếp trong tư duy:

 Không vừa khẳng định,vừa phủ định. VD:


Không lấy tiền
Tại bãi giữ xe cho khách hàng của công ty:
- Tiền giữ xe bao nhiêu vậy anh?
- Dạ, công ty giữ xe không lấy tiền. Anh muốn cho bao nhiêu thì cho.
Ngáo Ộp
(Theo tuổi trẻ cười,số 167, tháng 12/1997,tr.18)
 Không được khẳng định cho chúng hai thuộc tính mà trong thực tế hai thuộc tính đó lại
loại trừ lẫn nhau. VD: Bị cáo Hoa là người trung thực và xảo quyệt.
5. Quy luật loại trừ cái thứ ba là gì? Giá trị của quy luật loại trừ cái thứ ba? Trình bày yêu cầu và lỗi logic có
thể mắc phải khi vận dụng quy luật loại trừ cái thứ ba, mỗi lỗi cho 1 vd minh họa.
Quy luật được phát biểu ( theo 1 trong 2 cách sau):
- Mỗi tư tưởng hoặc đúng hoặc sai, chứ không có trường hợp cái thứ ba.
- Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau không cùng đúng đồng thời không cùng sai.
Giá trị của quy luật : làm cho tư duy có tính liên tục, nhất quán; suy nghĩ không sa vào sai lầm
Là cơ sở của phép chứng minh phản chứng.
Yêu cầu đối với Quy luật:
- Tư duy logic không chứa mâu thuẫn logic ( hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phải có một tư tưởng đúng
và một tư tưởng sai)
Lỗi logic có thể mắc phải khi vận dụng quy luật:
- Phải định hình tư duy khi phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định nào đó. Vd: Một số nguyên thì
hoặc là số chẵn hoặc là số lẻ, chứ không thể vừa là số chẵn vừa là số lẻ.
- Phải định hình nội dung của các danh từ logic được sử dụng để diễn đạt tư tưởng. VD:

SỐ CÔ CHẲNG GIÀU THÌ NGHÈO


Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ, có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

6. Quy luật lý do đầy đủ là gì? Giá trị của quy luật lý do đầy đủ? Trình bày yêu cầu và lỗi logic có thể mắc
phải khi vận dụng quy luật lý do đầy đủ, mỗi lỗi cho 1 vd minh họa.

Quy luật được phát biểu


- Một tư tưởng chỉ được công nhận là đúng khi nó có đầy đủ lý do làm luận cứ để chứng minh cho tính đúng
đắn của nó.
Giá trị của quy luật : làm cho tư duy có xác chứng; suy nghĩ có căn cứ,cơ sở.
Yêu cầu đối với Quy luật:
- a chỉ được coi là chân thực khi có b xác thực dừng làm luận cứ để a rút ra một cách hợp logic từ nó.
Lỗi logic có thể mắc phải khi vận dụng quy luật:
- Luận cứ phải chân thực,chính xác. Vd: Anh ta là người gây ra vụ tai nạn vì anh ta có mặt tại hiện trường lúc
xảy ra vụ án .
- Giữa luận cứ với luận đề phải có mối liên hệ tất yếu, từ luận cứ tất yếu, từ luận cứ tất yếu suy ra luận đề.
Câu chuyện sau đây cho thấy cái kết luận của “ nhà sinh vật học” nọ thật là vớ vẩn,vì giữa luận cứ với luận
đề không có mối lien hệ logic nào cả.
ẾCH MẤT CHÂN KHÔNG BIẾT NGHE
Để nghiên cứu khả năng nhảy xa của ếch, một nhà sinh vật đem ếch vào trong phòng thí nghiệm và ra lệnh “
Nào, ếch con nhảy đi! Nhảy đi!”
Con ếch nhảy về phía trước. Nhà sinh vật đo khoảng cách và ghi kết quả: con ếch bốn chân nhảy được 2m.
Kế tiếp ông cắt hai chân trước và ra lệnh: “Ếch con ơi,nhảy nữa đi”, con eehcs vùng vẫy một lúc rồi nhảy đi
một đoạn. Nhà sinh vật học lại đo khoảng cách và ghi: con ếch còn 2 chân nhảy được 1m.
Sau cùng ông cắt nốt 2 chân còn lại và tiếp tục ra lệnh: “Ếch con,mày nhảy đi được chăng? Nhảy đi nào!”.
Lần này con ếch đứng yên. Và nhà sinh vật học của chúng ta ghi kết quả như sau: ếch mất chân không biết
nghe !?
7. Tư duy là gì? Phân tích những đặc tính cơ bản của tư duy từ góc độ logic học?
a. Khái niệm tư duy
• Quá trình nhận thức:

Trực quan sinh động  tư duy trừu tượng thực tiễn

• Tư duy là giai đoạn cao trong quá trình nhận thức, với nhiệm vụ: Sử dụng và chế biến các tài liệu thu
được từ trực quan sinh động để phản ánh những cái bên trong, cái chung, cái bản chất, cái tất nhiên, cái quy
luật của đối tượng.
b. Đặc điểm của tư duy
• Tư duy là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp
Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của tư duy được biểu hiện:
 Khả năng suy lí, kết luận logic, chứng minh của con người.
 Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức
được những gì không thể tri giác được bằng các giác quan.
 Tư duy là sự phản ánh khái quát
 Tư duy là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến không chỉ có ở một sự vật
riêng lẻ, mà ở một lớp sự vật nhất định.
 Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của tư duy được biểu hiện ở khả năng con người có thể xây
dựng những khái niệm khoa học gắn liền với sự trình bày những quy luật tương ứng.
 Tư duy là một sản phẩm có tính xã hội
Tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ, là hoạt động
tiêu biểu cho xã hội loài người.
 Tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ và kết quả của tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ.
 Đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Sinh lí học thần kinh cấp cao,điều khiển học, tâm lí học,
triết học, logic học…

You might also like