You are on page 1of 20

CHƯƠNG 5: CÔNG TY CỔ PHẦN

I. NHẬN ĐỊNH
1. Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của
CTCP
NHẬN ĐỊNH SAI
Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 114 LDN 2020
Theo khoản 3 Điều 4 LDN 2020: "Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhấtmột cổ
phần của công ty cổ phần".
Ở loại hình CTCP thì có 2 loại cổ phần chính đó làcổ phần phổ thông và cổ phần ưu
đãi. Theo như quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều 114 của Luật doanh nghiệp 2020
thì chủ sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đôngphổ thông, còn chủ sở hữu của cổ phần
ưu đãi là cổ đông ưu đãi. Đồng thời, theo khoản 4 điều 114 này: "Mỗi cổ phần của
cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phầnđó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích
ngang nhau”.
 Vì vậy, cổ đông chỉ có quyền sở hữu đối với những cổ phần mà mình mua chứ
không có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của công ty
Điều 114 LDN 2020 có 2 loại CP: CPPT và CP ƯU ĐÃI
CPPT: mọi cá nhân, tổ chức (trừ Điều 17.3 LDN)
CP ưu đãi cổ tức, CP ưu đãi hoàn lại: Điều lệ quy định, ĐHĐCĐ quyết định (Điều
114.3 LDN)
CP ưu đãi biểu quyết: CĐSL và tổ chức được Chính phủ ủy quyền (Điều 116.1 LDN)
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị
lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
NHẬN ĐỊNH SAI
- Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 2 Điều 1 Điều 138, điểm h khoản 2 Điều 153 Luật
Doanh nghiệp 2020.
- Theo đó, đối với những hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng, giao dịchkhác
có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhấtcủa
công ty thì sẽ thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng quản trị, ngoại trừ
hợpđồng thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng.
- Như vậy, những hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của
công ty thuộc thẩm quyền quyếtđịnh của Đại hội đồng thì HĐQT không có quyền
quyết định. Đó là những hợp đồng,giao dịch đầu tư hay bán số tài sản có giá trị lớn
hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty căn
cứ theo điểm d khoản 2 Điều 1 Điều 138Luật Doanh nghiệp 2020
3. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở
hữu của mình cho người khác
- NHẬN ĐỊNH SAI
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 116 Luậtdoanh
nghiệp 2020.
- Theo cơ sở pháp lý nêu trên, về nguyên tắc, cổ phần của CTCP được quyền tự do
chuyển nhượng. Tuy nhiên, có những hạn chế nhất định, đó là:
- Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được mua trước thời điểm đăng
ký doanh nghiệp, sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp GCN đăng ký
doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập của CTCP cũng không được tự do chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải cổ đông sáng lập nếu
không có được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (khoản 3 Điều 120 Luật
doanh nghiệp 2020)
- Trong trường hợp điều lệ công ty có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần
và được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng thì cũng không được tự
dochuyển đổi (khoản 1 Điều 127).
- Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập
sau thời hạn 3 năm kể kể từ ngày công ty được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp thì
và cổ phần ưu đãi biểu quyết của tổ chức được chính phủ ủy quyền sau thời hạn ưu
đãi biểu quyết được quy định trong điều lệ công ty sẽ tự động chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông
SỬA:
CPPT: tư do chuyển nhượng, trừ 2 trường hợp hạn chế
Điều 127.1 LDN:
Điều lệ công ty quy định hạn chế + cổ phiếu ghi nhận hạn chế
Điều 120.3 LDN: CPPT của CĐSL mua tại thời điểm thành lập DN
CĐSL khác: tự do
Ng khác ko phải CĐSL: ĐHĐCĐ chấp thuận (cổ đông có liên quan ko đc biểu quyết)
CP ưu đãi cổ tức, CP ưu đãi hoàn lại: tự do chuyển nhượng
CP ưu đãi biểu quyết: ko đc chuyển nhượng trừ trường hợp thừa kế, chuyển nhượng
theo bản án, quyết định của tòa án
CĐSL tự do chuyển nhượng… sau 3 năm kể từ ngày đc cấp giấy CNĐKDN? Đúng
Tổ chức đc chính phủ ủy quyền: điều lệ quy định
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn
cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
NHẬN ĐỊNH SAI. CSPL: Điều 116.1 LDN 2020
Số phiếu biểu quyết của cổ đông sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Số CP mà mỗi cổ đông nắm giữ
Số phiếu biểu quyết mà điều lệ quy định cho mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết
VD: A có 10 cổ phần ưu đãi biểu quyết: CP ưu đãi biểu quyết:
B: 100 CPPT: cổ đông PT
Điều lệ: 1 CP ưu đãi biểu quyết = 10 phiếu biểu quyết
5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội
đồng cổ đông.
- Nhận định sai
- CSPL: khoản 3 Điều 117, khoản 3 Điều 118 => K6. Đ.148
- Tại khoản 3 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông sở hữu cổphần
ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử
người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát...”. Tại khoản 3 Điều 118 của Luật
nàycũng có quy định: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền
biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát”.
Như vậy cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết đềucó
quyền dự họp và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên cổ phần ưu đãi cổtức
và cổ phần ưu đãi hoàn lại không làm phát sinh quyền dự họp và quyền biểu quyếttại
đại hội đồng cổ đông
6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không
hạn chế
- NHẬN ĐỊNH SAI
- Mua lại cổ phần: 132 và 133.+ 132: Cổ đông yêu cầu công ty mua lại. Cổ đông
phải thỏa mãn 2 điềukiện:
- (1): Bỏ phiếu kh thông qua NQ của DHDCD.
(2): Nội dung NQ về: tổ chức lại CTY, thay đổi quyền và nghĩa vụ CD.
=> VDL giảm tương ứng tổng mệnh giá cổ phần được mua lại.
+ 133: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty. CPPT không quá 30%. CP ưu đãi
cổ tức: 1 phần hoặc toàn bộ.
CSPL: Điều 133 Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty có quyền mua lại không quá30%
tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tứcđã
bán....”
Như vậy CTCP chỉ có quyền mua không quá 30% tổng cổ phần phổ thông đãbán còn
đối với cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán thì có quyền mua một phần hoặc toàn bộmà
không bị hạn chế với số lượng
=> Hệ quả: Vốn điều lệ giảm tương ứng tổng mệnh giá cổ phần được mua lại (giá trị
PVG của cổ đông)
7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát
NHẬN ĐỊNH SAI
Nếu công ty CPPT theo mô hình quy định tại Điều 137.1.b LDN thì ko có BKS cho
dù có trên 11 cổ đông
Mô hình 1: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ
=> Được quyền ko có BKS khi thỏa mãn đủ 2 điều kiện:
Dưới 11 cổ đông
Cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cty.
Mô hình 2: ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ/TGĐ
=> HĐQT phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập HĐQT, và
BKS trực thuộc HĐQT
8. Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 137 LDN 2020.
Theo căn cứ pháp lý trên, công ty cổ phần có thể có người đại diện theo pháp luật là
chủ tịch hội đồng quản trị hoặc là giám đốc hoặc tổng giám đốc, không bắt buộc mọi
trường hợp luôn là chủ tịch hội đồng quản trị
SỬA: Vì Chủ tịch HĐQT sẽ ko là ng đại diện theo PL của CTCP nếu cty cổ phần có 1
người đại diện theo PL và điều lệ quy định người đại diện theo PL của cty là giám
đốc.
Công ty có 1 người đại diện theo PL:
Chủ tịch HĐQT hoặc điều lệ cty ko quy định
GĐ/TGĐ (Điều lệ quy định)
Cty có nhìu ng đại diện theo PL
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 123, Điều 128, Điều 130, khoản 3 Điều 135 Luậtdoanh nghiệp
2020.Theo điểm c khoản 2 điều 123 LDN 2020 công ty cổ phần tăng vốn điều lệ
bằngcách chào bán cổ phần ra công chúng, việc chào bán được thực hiện dưới hình
thức làcổ phiếu hoặc trái phiếu.
Tuy nhiên, đối với việc phát hành trái phiếu thì chỉ có thểtăng vốn điều lệ khi phát
hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần
SỬA:
Vì khi công ty phát hành trái phiếu trừ trái phiếu chuyển đổi thì VĐL vẫn giữ nguyên.
Ng sở hữu cổ phiếu: cổ đông: chủ SH của cty
VĐL = tổng số vốn góp của các chủ sở hữu
=> Cty phát hành cổ phiếu => VĐL tăng
Ng sở hữu trái phiếu: chủ nợ
=> Nguyên tắc: công ty phát hành trái phiếu => VĐL ko thay đổi
Đặc biệt: trái phiếu chuyển đổi
Các trường hợp tăng vốn điều lệ:
Phát hành thêm cổ phần
Trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần
Trả cổ tức bằng cổ phiếu
10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCPkhác.Nhận
định sai.
CSPL: Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 155 LDN 2020 quy định: "Thành viên Hội
đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty
khác". Do đó, một người (hoặc nhiều người) có thể vừa là thành viên HĐQT của
côngty cổ phần này vừa là thành viên của HĐQT công ty cổ phần khác
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổphần phổ
thông được quyền chào bán của công ty.
NHẬN ĐỊNH SAI.
Vì theo khoản 2 điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, chỉ khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán của công ty

TÌNH HUỐNG 1: CTCP Xây dựng Bình Minh có bốn (04) cổ đông sáng lập là ông A,
ông B, bà C và ông D. Ông A là Chủ tịch HĐQT đồng thời là Tổng giám đốc công ty.
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015. Tại thời
điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ một số
lượng cổ phần như sau:
Ông A: 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông
Ông B: 10.000 cổ phần phổ thông
Bà C: 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thôngÔng D: 20.000 cổ
phần phổ thông
Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp, anh (chị) hãy giải quyết các tình huống
sau đây:
1. Tháng 01/2016, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức
cho bạn thân của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phải đối vì chưa được Đại
hội đồng cổ đông chấp thuận.
Theo anh/chị, bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách
hợp pháp không? Vì sao?
SỬA:
Bà C: CĐSL tại thời điểm đăng ký thành lập DN C mua:
15000 CP ưu đãi cổ tức
5000 CPPT
=> Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho M:
10/2015 - 1/2016: vẫn còn trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đc cấp giấy CNĐKDN
15000 CP ưu đãi cổ tức: tự do chuyển nhượng (Khoản 1 Điều 127 LDN)
5000 CPPT: CPPT của CĐSL mua tại thời điểm thành lập DN: => Áp dụng Điều
120.3 LDN
CPPT: chuyển nhượng cho CĐSL khác: tự do (ko có điều kiện)
CPPT: muốn chuyển nhượng cho bà M (ng khác ko phải CĐSL) thì phải đc ĐHĐCĐ
chấp thuận. (Bà C ko đc biểu quyết: Điều 120.3 LDN)
- Bà C thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên không hợp pháp.
CSPL: Điểm c Khoản 2 Điều 117, Khoản 1 Điều 127, Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh
Nghiệp 2020. Cổ đông sở hữu phần ưu đãi cổ tức có quyền chuyển nhượng như cổ
đông phổ thông. Nhưng việc chuyển nhượng của bà C là không hợp lệ bởi vì bà C
chuyển nhượng toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức mà chưa được Đại hội đồng cổ đông
chấp thuận. Vì khi bà C chuyển nhượng là tháng 1/2016 nhưng công ty được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015. Theo khoản 3 Điều 120 thì
trong thời hạn là 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanhnghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho
cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông
sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Vì vậy nếu bà C muốn
chuyển nhượng cổ phần hợp pháp thì phải chờ qua thời hạn là 3 năm kể từ ngày công
ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, CTCP Bình
Minh đã thỏa thuận với hai CTCP khác để thực hiện hoạt động sáp nhập công ty, theo
đó CTCP Bình Minh là công ty nhận sáp nhập.
Anh (chị) hãy cho biết việc sáp nhập này có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Vì sao? Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp, anh (chị) hãy cho biết hậu quả
pháp lý đối với các công ty tham gia sáp nhập?
SỬA:
CTCP Bình Minh (nhận sáp nhập): CTCP A: CTCP B (Bị sáp nhập)
=> Sáp nhập: Điều 201.1 LDN: Áp dụng đối với công ty (CTCP, CT, Hợp danh,
TNHH)
=> Hoạt động sáp nhập này thực hiện được
=> CTCP A và CTCP B phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động
=> Thủ tục: Điều 201.2 LDN
Việc sáp nhập này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 Theo Điều 201 Luật Doanh nghiệp
2020 thì công ty có thể sáp nhập một công tykhác bằng cách chuyển quyền và tài sản
từ công ty sáp nhập sang công ty bị sáp nhập.Hậu quả pháp lý đối với các công ty
tham gia sáp nhập, căn cứ tại điểm c khoản 2Điều 201 quy định thì sau khi công ty
nhận sáp nhập (CTCP Bình Minh) đăng kýdoanh nghiệp, công ty bị sáp nhập (hai
CTCP) chấm dứt tồn tại. Khi đó, CTCP Bình Minh được hưởng các quyền và lợi ích
hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ,các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng
lao động và nghĩa vụ tài sản khác của haiCTCP bị sáp nhập. CTCP Bình Minh đương
nhiên kế thừa toàn bộ quyền nghĩa vụ, vàlợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập
theo hợp đồng sáp nhập
2. TÌNH HUỐNG 2
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần, trong đó
có 70% cổ phần phổ thông (CPPT), 20% cổ phần ưu đãi biểu quyết (ƯĐBP), 10% cổ
phần ưu đãi cổ tức (ƯĐCT) và ưu đãi hoàn lại (ƯĐHL). Theo Điều lệ công ty, 01 cổ
phần ƯĐBP sẽ tương ứng với 02 phiếu biểu quyết.
CTCP X được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 10/05/2015. Tại
thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập là A, B, C, D và E đã đăng ký
mua cổ phần cụ thể như sau: A đăng ký mua 10.000 CPPT; B đăng ký mua 10.000
CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP; C đăng ký mua 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần
ƯĐBP; D đăng ký mua 5000 CPPT, E đăng ký mua 5000 CPPT.
Giả định Điều lệ của CTCP X không có quy định khác với Luật Doanh nghiệp,
anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề pháp lý sau đây:
1. Vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao
nhiêu?
SỬA:
Tại thời điểm đăng ký thành lập DN: VĐL = Tổng số CP đăng ký mua (chưa thanh
toán, mà chỉ mới đăng ký) x mệnh giá cổ phần
Sau thời điểm thành lập DN: VĐL = Tổng số cổ phần đã bán (thanh toán rồi) x mệnh
giá CP
VĐL = 70 000 x mệnh giá CP
CSPL: Điều 112.1 LDN
2. Cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác (biết
rằng vào tháng 7/2015, cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ đông C).
SỬA:
Tháng 12/2016: B dự định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình, gồm:
B là CĐSL
20000 CPPT
=> 10 000 CPPT: T7/2015: thành lập DN: Điều 120.3 LDN
CĐSL: tự do
Chuyển nhượng cho người khác ko phải là CĐSL: ĐHĐCĐ chấp thuận (ko đc biểu
quyết)
=> 10 000 CPPT: T7/2015 CP có thêm sau đăng ký thành lập DN: tự do chuyển
nhượng (Điều 120.4.a LDN)
10 000 CP ưu đãi biểu quyết: 10/5/2015: Thành lập DN
=> Thời gian chuyển nhượng: 10/5/2015 - T12/2016: Chưa hết 3 năm: Ko đc chuyển
nhượng trừ trường hợp thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án. (Điều 116.3
LDN)
Trường hợp 1: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứngnhận
đăng ký doanh nghiệpCăn cứ theo Khoản 3 Điều 120 LDN 2020: “Trong thời hạn 03
năm kể từ ngàycông ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần
phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác
và chỉ đượcchuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự
chấp thuận củaĐại hội đồng cổ đông.
Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổphần phổ thông thì
không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”,
=> Thì cổ đông B được phép chuyển nhượng 10000 CPPT của mình cho cổ đông
sánglập khác và chỉ được chuyển nhượng số cổ phần này cho người không phải là cổ
đôngsáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Thêm vào đó,
10000CPPT cổ đông B mua từ cổ đông C sau thời điểm thành lập công ty X có thể tự
dochuyển nhượng cho người khác
Theo Khoản 3 Điều 116 LDN 2020: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyếtkhông được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp
chuyểnnhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa
kế.”, cổđông B không được chuyển nhượng 10000 CP ưu đãi biểu quyết của mình cho
ngườikhác.
Vào tháng 7/2015, cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ đông C=> điểm
a K4 Điều 120 => được
Trường hợp 2: Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhậnđăng
ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 116 LDN 2020: “Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổphần phổ
thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; sốphiếu biểu
quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức
được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi
biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03năm kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và
thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính
phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu
quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”, lúc này10000
CP ưu đãi biểu quyết của cổ đông B được chuyển đổi thành CPPT, theo Khoản4 Điều
120 thì cổ đông C có quyền chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình
3. Tháng 07/2015, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc
thay đổi cơ cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của
mình cho ông M là bạn của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ
phiếu thì cổ đông B bỏ phiếu không tán thành.
SỬA:
Ông A: 10 000 CPPT = 10 000 phiếu ( 1 CPPT = 1 phiếu)
B: 10 000 CPPT + 10 000 CP ưu đãi biểu quyết = 10 000 + 10 000 x 2 = 30 000
C: 20 000 CPPT + 10 000 CP ưu đãi biểu quyết = 20 000 + 10 000 x 2 = 40 000
D: 5000 CPPT = 5000 phiếu
E: 5000 CPPT = 5000 phiếu
Điều kiện cuộc họp diễn ra hợp lệ:
Điều 145.1 LDN: Trên 50% tổng số phiếu biểu quyết
D ko tham dự
Số phiếu biểu quyết tham dự cuộc họp:
A + B + C + E= 10 000 + 30 000 + 40 000 + 5000 = 85 000 phiếu
Tổng số phiếu của cả công ty:
85 000 + D = 85 000 + 5000 = 90 000 phiếu
Tỷ lệ: 85 000 / 90 000 x 100% = 94,4 % > 50%
=> Cuộc họp diễn ra hợp lệ
Điều kiện để nghị quyết thông qua:
thay đổi cơ cấu tổ chức công ty
Điều 148.1.c LDN: Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp tán
thành
A + C + E = 85 000 - B (ko tán thành) = 85 000 - 30 000 = 55 000 phiếu
Tỷ lệ: 55 000 /85 000 x 100% = 64,7% < 65%
=> Nghị quyết ko đc thông qua
Xem xét A bán cổ phần cho M
Điều 148.2 LDN: Trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp tán
thành
A là cổ đông có dự định chuyển nhượng cổ phần - A ko đc biểu quyết: Điều 120.3
LDN
Số phiếu biểu quyết tham dự cuộc họp:
B + C + E = 85 000 - A (ko đc biểu quyết) = 85 000 - 10 000 = 75 000 phiếu
Số phiếu tán thành:
C + E = 75 000 - B (ko tán thành) = 75 000 - 30 000 = 45 000 phiếu
Tỷ lệ: 45 000 / 75 000 x 100% = 60% > 50%
=> Nghị quyết được thông qua
4. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT.
Anh/chị hãy xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty
này.
SỬA:
Bầu TV HĐQT, TV Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu
Bầu trực tiếp
Bầu dồn phiếu
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 148
Công ty X sẽ tiến hành bầu 3 thành viên HĐQT theo phương thức bầu dồn phiếu.
Cách xác định số phiếu bầu: mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với
tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT.
Theo đó: Số phiếu x số tv cần bầu
Số phiếu bầu của A: 10 000 x 3 = 30 000 phiếu
Số phiếu bầu của B: 10 000 x 3 + 10 000 x 2 x 3 ( 1 CPƯĐBQ = 2 phiếu) = 90 000
phiếu
Số phiếu bầu của C: 20 000 x 3 + 10 000 x 2 x 3 = 120 000 phiếu
Số phiếu bầu của D: 5000 x 3 = 15 000 phiếu
Số phiếu bầu của E: 5000 x 3 = 15 000 phiếu
5. 4 năm sau khi cty thành lập, CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ
đông C để làm trụ sở với thời hạn thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng.
Anh/chị hãy cho biết CTCP X sẽ cần phải tiến hành thủ tục gì để ký kết được hợp
đồng này một cách hợp pháp? Tổng tài sản = 2 tỷ
(Lưu ý 05 câu hỏi không liên quan với nhau)
Cơ sở pháp lý: Điều 167 LDN 2020
Đối tượng ký kết hợp đồng: Điểm a Khoản 1 Điều 167 LDN để ký được hợp đồng thì
cổ đông phải sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty mà cổ đông C
sở hữu 40% nên thuộc đối tượng được ký kết hợp đồng.
Thủ tục ký kết hợp đồng ( xảy ra 2 trường hợp do đề bài ko nêu rõ tổng giá trị tài sản
của công ty)
SỬA:
HĐ thuê nhà: CTCP X - Ông C (là cổ đông: Điều 167.1.a LDN)
=> HĐ thuê nhà: ĐHĐCĐ hoặc HĐQT thông qua
Hợp đồng: 1 tỷ 2 > 35% tổng ts (tổng ts = 2 tỷ): Điều 167.3.a LDN
=> HĐ thuê nhà: ĐHĐCĐ thông qua: Trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ
đông dự họp tán thành (Điều 148.2 LDN): C ko đc biểu quyết vì C là ng có liên quan
trong hợp đồng (Điều 167.4)
TH1 ( thuộc thẩm quyền của HĐQT): Giá trị hợp đồng < 35% tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 167
LDN 2020 người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho thành
viên HĐQT, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch
đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. HĐQT
quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác;
thành viên HĐQT có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không
có quyền biểu quyết.
TH2 ( thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ): Giá trị hợp đồng > hoặc bằng 35% tổng giá trị
tài sản của DN ghi trong báo cáo tài chính gần nhất. Căn cứ vào Khoản 3,4 Điều 167
LDN 2020 hợp đồng này do ĐHĐCĐ chấp thuận và người đại diện công ty ký hợp
đồng, giao dịch phải thông báo cho HĐQT và Kiểm soát viên về đối tượng có liên
quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông
báo nội dung chủ yếu của giao dịch. HĐQT trình dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc
giải trình về nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch tại cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc lấy
ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan đến các
bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết; hợp đồng, giao dịch được
chấp thuận theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 148 của Luật này, trừ trường
hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. TÌNH HUỐNG 3
HĐQT của CTCP A có 08 thành viên. HĐQT dự định tổ chức họp để xem xétquyết
định các vấn đề sau:
(i) Miễn nhiệm Giám đốc công ty là ông Toàn và xem xét để quyết định mộttrong
hai phương án sau:
* Đối với phương án 1:
- Theo điểm b khoản 1 Điều 88 LDN 2020: “Doanh nghiệp do Nhà nước nắmgiữ trên
50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệpquy định
tại điểm a khoản 1 Điều này”, thì doanh nghiệp mà ông Thắng đang là Giámđốc do
Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ. Vì thế, đây là doanh nghiệp nhà nước.- Mặc dù
CTCP A có quyền ký kết hợp đồng thuê Giám đốc theo quy định tạiđiểm i khoản 2
Điều 153 LDN 2020, nhưng tại khoản 5 Điều 101 có quy định giámđốc doanh nghiệp
nhà nước không được đồng thời kiêm giám đốc, tổng giám đốc củadoanh nghiệp
khác. Ông Thắng đang làm giám đốc của một doanh nghiệp nhà nước.Vì thế, phương
án 1 của CTCP A là không thể thực hiện
* Đối với phương án 2Theo khoản 2 Điều 156 LDN 2020: “Chủ tịch Hội đồng quản
trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của
Luật này khôngđược kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”.Theo điểm b khoản 1 Điều
88 LDN 2020: “Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữtrên 50% vốn điều lệ hoặc tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều
này”Như vậy, căn cứ vào các quy định trên có thể thấy không có quy định cấm
chủtịch HĐQT CTCP kiêm chức giám đốc hay tổng giám đốc, ngoại trừ chủ tịch
HĐQTcông ty đại chúng và doanh nghiệp nhà nước. Do đó, phương án này của CTCP
A có thể thực hiện được
(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần đượcquyền chào
bán của công ty; đồng thời quyết định chào bán thêm 100.000 CPphổ thông để huy
động vốn.
- Đối với quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần đượcquyền
chào bán của công ty thì theo điểm c khoản 2 Điều 153: “Quyết định bán cổphần chưa
bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyếtđịnh huy động
thêm vốn theo hình thức khác”, thì nó thuộc thẩm quyền của HĐQT nên HĐQT có thể
quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phầnđược quyền chào bán
của công ty
Còn đối với quyết định chào bán thêm 100.000 CP phổ thông để huy động vốn,theo
điểm b khoản 2 điều 138, thẩm quyền quyết định loại cổ phần được quyền chàothuộc
về ĐHĐCĐ. Như vậy, chỉ khi ĐHĐCĐ quyết định cho phép bán loại CPPT thì HĐQT
mới có quyền bán 100.000 CP phổ thông để huy động vốn
(iii) Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Bình, bởi vì ông này
đã không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 06 tháng liên tục.
SỬA:
Điều 160.2.a LDN:
Bình ko tham gia hoạt động của HĐQT trong 6 tháng liên tục: bị bãi nhiệm chứ ko
phải miễn nhiệm
=> Nếu như Bình ko tham gia hợp đồng của HĐQT trong 6 tháng liên tục mà vì lý do
bất khả kháng thì Bình sẽ ko bị bãi nhiệm.
=> Bình: bãi nhiệm TV HĐQT: thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
Dự định này của HĐQT CTCP A là không thực hiện được. CSPL là điểm ckhoản 2
Điều 138 và điểm a khoản 2 Điều 160 LDN 2020.Ông Bình đã không tham gia các
hoạt động của HĐQT trong 06 tháng liên tụcnên theo điểm c khoản 2 Điều 138 LDN
2020, ông Bình sẽ bị bãi nhiệm. Và theo haicơ sở pháp lý nêu trên, thẩm quyền quyết
định bãi nhiệm thành viên HĐQT thuộc vềĐHĐCĐ công ty. Do đó, việc xem xét
miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối vớiông Bình sẽ do ĐHĐCĐ quyết định,
chứ không phải HĐQT.
(iv) Xem xét để chấp thuận một hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trịtài sản
doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP A.
Dự định này của CTCP A là không phù hợp. CSPL là điểm d khoản 1 Điều 138,điểm
h khoản 2 Điều 153, điểm a khoản 1 Điều 167 LDN 2020.Nếu như hợp đồng đó là
hợp đồng đầu tư, bán tài sản công ty có giá trị lớnhơn 35% tổng giá trị tài sản ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP A thì sẽthuộc thẩm quyền quyết định của
ĐHĐCĐ CTCP A theo điểm d khoản 1 Điều 138LDN 2020.
Nếu như là hợp đồng có nguy cơ tư lợi theo điểm a khoản 1 Điều 167 LDN2020 thì
hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báocáo tài
chính gần nhất của CTCP A thì sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐtheo
khoản 2 điều này.Nếu như là hợp đồng mua, bán, vay, cho vay hoặc hợp đồng, giao
dịch khácngoại trừ 2 trường hợp nêu trên và điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác thì
hợp đồnghợp đồng mua, bán, vay, cho vay hoặc hợp đồng, giao dịch khác đó có giá trị
lớn hơn35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP A thì sẽ
thuộcthẩm quyền quyết định của HĐQT. Điều 153.2
b. Một cuộc họp HĐQT của CTCP A được triệu tập để xem xét các vấn đề thuộc thẩm
quyền của HĐQT. Cuộc họp này có 06 thành viên HĐQT tham dự và 02 thành viên
không tham dự nhưng có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư điện tử.

Khi thông qua nghị quyết thì có 03 thành viên dự họp bỏ phiếu đồng ý, 03 thành viên
dự họp còn lại bỏ phiếu không đồng ý.
Hãy cho biết, cuộc họp HĐQT của CTCP A có đáp ứng điều kiện tiến hành không?
Nếu có thì nghị quyết của HĐQT có được thông qua không?
Cuộc họp HĐQT của CTCP A đáp ứng điều kiện tiến hành.
Cơ sở pháp lý: Điểm d Khoản 9 Điều 157 LDN 2020, theo đó có 2 thành viên tuy ko
tham dự trực tiếp nhưng có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư điện tử
nên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
Vì có 03 thành viên dự họp bỏ phiếu đồng ý, 03 thành viên dự họp còn lại bỏ phiếu
không đồng ý nên số phiếu biểu quyết ngang nhau. Theo Khoản 12 Điều 57 LDN
2020 trường hợp ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của
Chủ tịch HĐQT. Trường hợp này nếu Chủ tịch HĐQT bỏ phiếu đồng ý thì nghị quyết
của HĐQT được thông qua còn nếu Chủ tịch HĐQT bỏ phiếu ko đồng ý thì nghị
quyết của HĐQT ko đc thông qua.

Cuộc họp HĐQT của CTCP A có đủ đáp ứng điều kiện tiến hành. Cơ sở pháp lý theo
Khoản 8 Điều 157 Luật Doanh nghiệp quy định: “Cuộc họpđược tiến hành khi có từ
ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trừ trườnghợp cuộc họp được triệu tập
theo quy định tại khoản này không đủ số thành viên dựhọp theo quy định tại khoản
này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì triệutập lần 2 trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác thời hạn ngắn hơn. Trườnghợp này, cuộc họp được
tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quảntrị dự họp.” Trong cuộc
họp của CTCP A đã có 6 thành viên tham dự cuộc họp trêntổng số 8 thành viên .Như
vậy cuộc họp trên đã đáp ứng đủ điều kiện tiến hành.Cơ sở pháp lý là Khoản 12 Điều
157 Luật Doanh nghiệp, thì để một nghịquyết, quyết định của HĐQT được thông qua
nếu được đa số thành viên dự họp thamdự. Nhưng trong trường hợp của CTCP A này
có 6 thành viên tham dự cuộc họpnhưng số phiếu nó ngang nhau là 3 người đồng ý và
3 người không đồng ý. Vì vậyvấn đề quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của
Chủ tịch hội đồng quản trị

CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP


I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh
nghiệp
Nhận định sai.Theo khoản 1 Điều 198 và khoản 1 Điều 199 LDN 2020, việc chia hoặc
tách công ty chỉ áp dụng đối với công ty TNHH và CTCP
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc
tách.
Nhận định sai.
Đối với hoạt động chia công ty thì công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại và sẽ có sự ra đời
của các công ty mới và các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản
nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia.
(khoản 4 Điều 198 LDN 2020)
Trong khi đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 199 LDN 2020 thì việc tách công ty không làm
cho công ty bị tách chấm dứt sự tồn tại của mình, mặc dù cũng có một hoặc một số công
ty mới được hình thành từ việc tách công ty. Vì sau khi tách công ty thì công ty bị tách và
được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp
đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
Nhận định này là sai.
CSPL: khoản 1 Điều 200 LDN
Vì ngoài công ty cổ phần và công ty TNHH thì hợp nhất doanh nghiệp còn áp dụng đối
với công ty hợp danh. Bởi lẽ
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, trong đó các thành viên hợp danh phải liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn khi có khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản nào đó của công ty nên
mức độ rủi ro vốn của các thành viên hợp danh là rất cao. Mà hợp nhất chỉ là hai hoặc
một số công ty này hợp nhất thành một công ty mới nên khi hợp nhất thì giới hạn chịu
trách nhiệm của các thành viên hợp dan vẫn sẽ không thay đổi, từ đó bản chất của công ty
hợp danh cũng không thay đổi
+ Bên cạnh đó, trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp
vốn được chia lợi nhuận nhưng không được phép quản lí, điều hành công ty. Do vậy, khi
hợp nhất thì số thành viên tăng lên nhưng bản chất của nó không thay đổi
Như vậy, hợp nhất doanh nghiệp vẫn được áp dụng đối với công ty hợp danh
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
Nhận định này là sai.
SỬA:
CTCP, TNHH tham gia hợp nhất và sáp nhập thì ko nhất thiết phải cùng loại:
CSPL: Khoản 1 Điều 200, Khoản 1 Điều 201 LDN
CTHD tham gia hợp nhất, sáp nhập thì chỉ có thể tạo thành CTHD
Vì + Các loại hình doanh nghiệp hiện nay do Luật Doanh nghiệp 2020 quy định bao
gồmdoanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần
+ Hợp nhất công ty là hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể
hợpnhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn
tại của các công ty bị hợp nhất
+ Sáp nhập công ty là một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể
sápnhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản,quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại củacông ty bị sáp nhập
Theo đó, không phải là các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp
nhất, sáp nhập mà đối tượng áp dụng của quan hệ hợp nhất, sáp nhập là công ty cổ phần,
công ty hợpdanh và công ty TNHH. Bên cạnh đó, chỉ cần các công ty này có cùng lĩnh
vực với nhau thì có thểhợp nhất hoặc sáp nhập công ty
5. DNTN có thể sáp nhập vào công ty TNHH một thành viên.
Nhận định SAI.
Căn cứ quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, đối tượng của việc thực hiện
hành vi sáp nhập doanh nghiệp là loại hình công ty.
DNTN là doanh nghiệp, thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không phải công ty và
không có tư cách pháp nhân. Vì vậy, DNTN không thể sáp nhập vào công ty TNHH một
thành viên theo quy định tại Điều 201
Trong trường hợp này, để có thể thực hiện sáp nhập; DNTN có thể thực hiện chuyển đổi
loạihình kinh doanh thành một trong các Công ty TNHH, CTCP, Công ty hợanh rồi sau
đó tiến hành sápnhập theo Điều 205
SỬA:
Sáp nhập đối với loại hình cty (TNHH, CTCP, CTHD), trong khi đó DNTN ko phải loại
hình cty nên DNTN ko thể tham gia sáp nhập vào TNHH 1 TV
CSPL: Khoản 1 Điều 201 LDN
Doanh nghiệp tư nhân không phải là một loại hình công ty, do đó không thể một lúc sáp
nhập với công ty TNHH, vì thế bạn cần phải thực hiện qua trình tự các bước trung gian
bao gồm: mua lại doanh nghiệp tư nhân B – chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân B thành
công ty TNHH sau đó mới tiến hành sáp nhập.
B1: Mua lại DNTN theo quy định tại Điều 192 LDN 2020
B2: Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân Theo quy định tại Điều 31 LDN 2020
B3: Chuyển đổi DNTN sang công ty TNHH hoặc các loại hình công ty khác nếu đáp ứng
đủ các điều kiện quy định tại Điều 205 LDN 2020. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi được quy
định tại khoản 1 điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dânNhận định sai.
CSPL: điểm a, b và c khoản 1 Điều 207; điều 208 LDN 2020.
Bước 4: Sáp nhập doanh nghiệp đã mua vào công ty TNHH theo quy định tại Khoản 1
Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020
Hoặc DNTN có thể chuyển đổi thành cty TNHH
6. CTHD có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nhận định sai
Căn cứ theo Điều 202 đến Điều 205 LDN 2020 quy định về các hình thức chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp, trong đó có những hình thức như sau:
- Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh
Như vậy, theo quy định tại LDN 2020 thì công ty hợp danh không thuộc trường hợp được
phép chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác
Giải thích: Vì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty nên việc chuyển đổi sẽ không thể thực hiện với trách
nhiệm này của thành viên hợp doanh. Hơn nữa trong một số trường hợp khi chấm dứt tư
cách thành viên thì thành viên phải có trách nhiệm liên đới trong hai năm đối với các
khoản nợ (khoản 5 Điều 185) không thể chấm dứt ngay nghĩa vụ của các thành viên này
đối với công ty vì vậy không thể chuyển đổi loại hình sẽ khiến cho trách nhiệm bị thay
đổi theo
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dânNhận
định sai.
CSPL: điểm a, b và c khoản 1 Điều 207; điều 208 LDN 2020.
Giải thể DN là việc chấm dứt sự tồn tại của DN theo QĐ của chủ sở hữu (giải thể tự
nguyện) hoặc do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc theo QĐ của TA (giải
thể bắt buộc).
Đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể theo quyết định của chủ sở hữu khi thuộc
1 trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Luật DN thì chỉ
cần thỏa điều kiện về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo điều 208 mà không
cần sự thông qua của Tòa án
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH DO CHÍNH DN TỰ THỰC HIỆN
- Nhận định sai
- Vì bản chất giải thể là thủ tục hành chính, là giải pháp mang tính chất tổ chức do
doanh nghiệp tự
mình quyết hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định giải thể.
Việc giải thể
doanh nghiệp không cần phải thông qua Tòa án nhân dân, trừ trường hợp giải thể
doanh nghiệp theo
quy định tại Điều 209 LDN 2020.
CSPL: Điều 209 LDN 2020
8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được ký
kết hợp đồng mới.
Nhận định sai.
Kể từ ngày có quyết định giải thể DN, DN vẫn được ký kết hợp đồng mới nếu nhằm
mục đích thực hiện giải thể DN
CSPL: Điểm d Khoản 1 Điều 211 LDN 2020
“Điều 211. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

You might also like