You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI KIỂM TRA SỐ 2

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tên học phần: KINH TẾ VI MÔ STT (danh sách)


Thời gian làm bài 150 phút
Họ và tên: …………………………………………. ………..

Chú ý: SV tận dụng mặt sau giấy A4 để trả lời, riêng phần trắc nghiệm đánh trực tiếp vào đề. Làm bài trên giấy A4.

Câu hỏi 1: Tự luận


Chương 3
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
- Hàm số cầu
- Khái niệm
- Công thức chung

Độ co giãn của cầu theo giá: Ed Độ co giãn của cầu theo thu nhập: EI Độ co giãn chéo của cầu: EX,Y
- Khái niệm - Khái niệm - Khái niệm

- Công thức - Công thức


- Công thức
- Ví dụ để tính Ed  phân loại 3 trường hợp Ed và mối
quan hệ với TR (áp dụng 3 trường hợp Ed trong thực
tế).Vẽ đồ thị để chứng minh khi Ed = 1 thì TR đạt max. - Phân loại

- Phân loại

1
- 2 trường hợp đặc biệt của Ed

2
Chương 4 Thị trường và phúc lợi
-Thị trường là gì ?

-CS ? (vẽ đồ thị)

-PS ? (vẽ đồ thị)

Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất (thuế trực thu) và đánh thuế vào người tiêu dùng (thuế gián thu : VAT) sẽ ảnh hưởng đến :
- cs
- ps
- chính phủ có doanh thu thuế
- và gây ra tổn thất vô ích xã hội
Trình bày phần thuế trực thu (có ví dụ bằng số, đồ thị) ảnh hưởng đến Trình bày phần thuế gián thu (có ví dụ bằng số, đồ thị) ảnh hưởng đến
cs ; ps ; doanh thu thuế của chính phủ và gây ra tổn thất vô ích của xã hội ? cs ; ps ; doanh thu thuế của chính phủ và gây ra tổn thất vô ích của xã hội ?

3
4
Chương 5 : Quyết định lựa chọn tiêu dùng (lựa chọn tối ưu)
Bài toán: SV A có thu nhập tiêu dùng 2000.000 VND/tháng tài trợ từ cha mẹ, tiết kiệm 10% phần còn lại dùng hết cho 2 hàng hoá lương thực và giải trí
với giá tương ứng P(F) = 20.000 đ/đơn vị, P(M) = 10.000 đ/đơn vị. Giả định rằng SV A không bị giới hạn về thời gian và có hàm tổng lợi ích
TU= 2(F^(3/5))*(M^(2/5)) (F: đơn vị lương thực; M: số đơn vị giải trí). Tìm M và F để tối đa hóa lợi ích?
Dạng bài toán tối ưu
– Hàm mục tiêu:
• Hàm lợi ích đạt max
VD: TU= 2(F^(3/5))*(M^(2/5)) max (tháng)
(F và M là lượng 2 hàng hóa)
– Ràng buộc bởi thu nhập tiêu dùng (I= thu nhập – phần tiết kiệm) dùng hết cho 2 HH F và M giá tương ứng: PF và PM
• P trình đường ngân sách: I = PF*F + PM*M
Hãy tìm điều kiện để tối đa hóa lợi ích (1 trong 3 cách): Sinh viên thực hiện cách 2 (tham khảo thêm cách 1 và 3)
- Cách (1): sử dụng nhân tử giả Lagrange (SGK:Lê Thế Giới)
- Cách (2): sử dụng đường đồng ích (U); & đường ngân sách (I) (SGK:Lê Thế Giới)
- Cách (3): Sử dụng phân tích cận biên
Sau khi tìm điều kiện tối đa hóa lợi ích hãy giải bài toán trên.

Câu hỏi 2: Trắc nghiệm


Câu 1: Cái mà bạn từ bỏ để có được một cái gì đó được gọi là
A. Chi phí cơ hội
B. Chi phí ẩn
C. Chi phí bằng tiền
D. Chi phí trực tiếp
Câu 2: Không quan tâm! Không giải thích!, được hiểu là:
A. Sử dụng cơ chế phân phối hợp tác để tối thiểu hoá sự bất bình đẳng.
B. Hành vi cạnh tranh xã hội.
C. Cân bằng tối ưu thiếu hụt và dư thừa.
D. Nguyên lý đánh đổi.
Câu 3: Mô hình (model) được xây dựng qua các bước
A. Lý thuyết; giả định; phương trình và số liệu.
B. Lý thuyết; giả thiết; phương trình và số liệu.
5
C. Lý thuyết; giả định; hàm số và số liệu.
D. Lý thuyết; giả định; phương trình và dữ liệu.
Câu 4: Cách tiếp cận kinh tế học thường được sử dụng
A. Chuẩn tắc
B. Thực chứng.
C. Chuẩn tắc và Thực chứng.
D. Kinh tế vĩ mô.
Câu 5: Các dạng số liệu đã nghiên cứu:
A. Theo thời gian.
B. Chéo.
C. Hỗn hợp.
D. Tất cả câu trên.
Câu 6: Luật bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong sạch hơn và sức khỏe của cộng đồng cũng sẽ được cải thiện, nhưng thay vào đó
là sự giảm thu nhập của chủ doanh nghiệp, của công nhân và khách hàng. Ví dụ trên minh họa cho nguyên tắc
A. Thương mại làm cho mọi người đều được lợi
B. Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
C. Con người đối diện với sự đánh đổi
D. Con người phản ứng với tác nhân kích thích
Câu 7: Phát biểu nào không được xem là kinh tế học thực chứng
A. Nhà trường nên tăng học phí để nâng cao chất lượng
B. Khi giá đĩa compacts giảm giá người ta sẽ mua nhiều hơn
C. Khi thu nhập tăng việc bán hàng hoá xa xỉ phẩm giảm
D. B và C
Câu 8: Nghệ thuật trong tranh luận là
A. không phải cái gì cũng cần các nhà kinh tế phải có tay nghề cao.
B. việc tìm kiếm các vấn đề quyền được học tập.
C. quyết định các giả định để thực hiện.
D. khả năng để làm cho một đối tượng trừu tượng dễ hiểu.
Câu 9: Nguyên tắc “Con người đối diện với sự đánh đổi” áp dụng với
A. Cá nhân
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Tất cả đều đúng
6
Câu 10: Thuyết “Bàn tay vô hình” hướng dẫn về hình thành
A. cầu.
B. cung.
C. trao đổi.
D. giá trong giao dịch cung – cầu.
Câu 11: Cơ chế kinh tế hỗn hợp, việc trả lời 3 câu hỏi do:
A. Chính phủ.
B. Doanh nghiệp
C. Có sự phối hợp 3 chủ thể trong nền kinh tế.
D. Hộ gia đình.
Câu 12: Kinh tế vi mô nghiên cứu, quyết định lựa chọn của:
A. Chính phủ
B. Người mua và người bán
C. Doanh nghiệp
D. Hộ gia đình
Câu 13: Một đường cung dốc lên thể hiện
A. cung tăng theo thời gian.
B. giá giảm theo thời gian
C. mối quan hệ giữa thu nhập và lượng cầu
D. luật cung.
Câu 14: Nguyên nhân làm đường cầu hàng hóa dịch chuyển:
A. Giá hàng hóa tăng
B. Giá hàng hóa giảm.
C. Công nghệ được cải thiện.
D. Hiệu ứng trào lưu đối với hàng hóa đó.
Câu 15: Mỗi yếu tố trong số sau đây là một yếu tố quyết định cung ngoại trừ
A. Thị hiếu
B. Công nghệ sản xuất.
C. Giá các yếu tố đầu vào.
D. Tác động của chính phủ.
Câu 16: Điều nào sau đây sẽ dịch chuyển đường cầu xăng sang bên phải?
A. giảm giá xăng
B. sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng, giả sử xăng dầu là một hàng hóa thông thường.
7
C. tăng giá xe, một sự bổ sung cho xăng
D. dự kiến giảm giá trong tương lai xăng.
Câu 17: Giả sử rằng cầu đối với một hàng hóa giảm và, đồng thời, cung đối với một hàng hóa giảm. Điều gì sẽ xảy ra trong thị trường?
A. Giá cân bằng sẽ giảm, nhưng tác động vào lượng cân bằng sẽ là không xác định.
B. Giá cân bằng sẽ tăng, nhưng tác động vào lượng cân bằng sẽ là không xác định.
C. Lượng cân bằng sẽ giảm, nhưng tác động vào giá cân bằng sẽ là không xác định.
D. Lượng cân bằng sẽ tăng, nhưng tác động vào giá cân bằng sẽ là không xác định.
Câu 18: Độ co giãn của cầu theo giá càng nhỏ thì
A. sản phẩm càng có nhiều khả năng là hàng xa xỉ
B. các phản ứng của lượng cầu với sự thay đổi của giá cả càng ít.
C. sản phẩm càng có nhiều sản phẩm thay thế
D. phản ứng của lượng cầu với sự thay đổi của giá cả càng mạnh
Câu 19: Khi một tình trạng thặng dư hàng hóa tồn tại trong một thị trường, người bán hàng
A. tăng giá, làm tăng lượng cầu và giảm lượng cung, cho đến khi dư thừa được loại bỏ.
B. tăng giá, làm giảm lượng cầu và làm tăng lượng cung, cho đến khi dư thừa được loại bỏ..
C. giảm giá, làm tăng lượng cầu và giảm lượng cung, cho đến khi dư thừa được loại bỏ.
D. giảm giá, làm giảm lượng cầu và làm tăng lượng cung, cho đến khi dư thừa được loại bỏ.
Câu 20: Lợi ích của chính phủ từ thuế có thể được đo bằng
A. thặng dư tiêu dùng.
B. thặng dư sản xuất.
C. Doanh thu thuế.
D. Tổn thất vô ích của xã hội.
Câu 21: Co giãn của cầu theo giá của một đường cầu thẳng đứng là:
A. Bằng zero
B. Lớn hơn 0
C. Không xác định
D. Lớn hơn 1
Câu 22: Thặng dư tiêu dùng
A. Được đo lường bởi đường cầu hàng hóa
B. Là phần dưới đường cầu và trên đường giá thị trường
C. Là phần trên đường cung và dưới đường giá thị trường
D. Là chi phí cơ hội của sản phẩm trừ đi chi phí sản xuất sản phẩm khi chưa bán
Câu 23: Giới hạn về ngân sách là
8
A. các lợi ích tối đa mà một người tiêu dùng có thể đạt được một mức thu nhập
B. một gói các sản phẩm mà người tiêu dùng phải bỏ ra cùng một lượng tiền như nhau để mua
C. một gói các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng cùng một mức độ lợi ích.
D. Tất cả những điều trên là chính xác.
Câu 24: Một người tiêu dùng lựa chọn một điểm tiêu dùng tối ưu mà
A. Tỷ lệ thay thế cận biên vượt quá tỷ lệ giá tương đối.
B. độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường giới hạn ngân sách
C. tỷ lệ của giá bằng với một.
D. Tất cả những điều trên là chính xác.
Câu 25: Một điểm lựa chọn nằm trong đường ngân sách, sẽ:
A. không đạt được với ngân sách đã cho.
B. ngân sách đã cho chưa được dùng hết.
C. hiệu quả.
D. không xác định.

Câu hỏi 3: Bài tập


Cho sản phẩm X là sản phẩm, có biểu cầu và biểu cung như sau:ĐVT: 1000 sản phẩm
Giá (1000 đồng) 50 54 62
Lượng cầu 100 88 64
Lượng cung 80 100 140
Yêu cầu:
Yêu cầu:
1. Tìm điểm cân bằng thị trường?
2. Tính Ed tại điểm cân bằng thị trường? Tại điểm (E) nếu người cung ứng tăng giá thì TR tăng hay giảm?
3. Tại P1=30. hiện tượng gì xảy ra, xác định? Tính cs, ps tại P1?
4. Tại P2=70. hiện tượng gì xảy ra, xác định? Tính cs, ps tại P2?
5. Nếu chính phủ đánh thuế đơn vị trực thu t = 10/đơn vị. Tính cs, ps trước thuế; Tính sau thuế: cs,ps, doanh thu thuế của chính phủ và phần tổn thất
vô ích của xã hội do thuế trực thu gây ra.
6. Nếu chính phủ đánh thuế đơn vị gián thu t = 10/đơn vị. Tính cs, ps trước thuế; Tính sau thuế: cs,ps, doanh thu thuế của chính phủ và phần tổn thất
vô ích của xã hội do thuế gián thu gây ra.

9
Câu hỏi 4: Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn ngọn, vẽ đồ thị minh hoạ (nếu có):
(chú ý: nếu câu nào không giải thích sẽ nhận điểm 0 câu đó)
a. Khi TU max sẽ dẫn đến MU min.
b. Giá phòng khách sạn Đà Nẵng nên tăng giá trong mùa dịch Covid vì khách hàng kém phản ứng với giá để doanh thu tăng.

Câu hỏi 5: Viết bài luận ngắn (2/3 trang A4) cho mỗi trường hợp
(1) Bình luận : Phát biểu trong văn học «Tức nước vỡ bờ » vận dụng trong qui luật lợi ích cận biên giảm dần (qui luật lợi ích tới hạn)
(2) Bình luận: Nước giá trị sử dụng cao hơn kim cương rất nhiều trong cuộc sống nhưng giá trị trao đổi thấp hơn rất nhiều (vận dụng khái niệm tổng lợi
ích (TU) liên quan đến giá trị sử dụng; khái niệm lợi ích cận biên (MU) liên quan đến giá trị trao đổi). Chú ý : vẽ đồ thị minh họa.

10

You might also like