You are on page 1of 13

ĐỀ THI ĐHCN ĐHQG

Câu 1: Trả lời Đúng hay Sai,


a, Việc tăng thuế đối với sản phẩm sản xuất ra sẽ làm cung hàng hóa tăng cao.
Sai. Tăng thuế thì giá tăng, giá tăng thì cầu giảm, cầu giảm thì cung giảm (vẽ hình)

b, Cầu của hàng hóa thiết yếu có độ co giãn cao hơn so với độ co giãn của các hàng hóa
thông thường.
Sai. Hàng hóa thiết yếu (vd: gạo), người ta luôn cần một khối lượng gạo tương đối ổn
định nào đó. Khối lượng này thay đổi không đáng kể trước những thay đổi thông thường
của mức thu nhập. Vì thế, cầu về hàng thiết yếu được xem là kém nhạy cảm trước sự thay
đổi của thu nhập (độ co giãn nằm trong khoảng 0 đến 1). Đối với các hàng hoá thông
thường, khi thu nhập tăng, cầu về hàng hoá luôn luôn tăng và ngược lại (độ co giãn luôn
dương) (vẽ hình)

c, Đường cong bàng quan biểu diễn phương án tiêu dùng các loại hàng hóa được người
tiêu dùng ưa thích.
Đúng. Các điểm trên đường bàng quan là các phương án tiêu dùng khác nhau đem lại cho
người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng.
Câu 2: Chọn phương án đúng
1, Sự thay đổi nào dưới đây không dẫn đến dịch chuyển đường cầu đối với thịt lợn:
a, Sự tăng giá của thịt bò.
b, Sự tăng giá cám lợn
c, Sự tăng giá thịt gà
d, Sự tăng thu nhập của các hộ gia đình
e, Người tiêu dùng thích thịt lợn hơn.

Đáp án B. Vì nó làm dịch chuyển đường cung k phải đường cầu.


Khi giá cám lợn tăng, chi phí nuôi lợn tăng, người ta sẽ nuôi ít lợn đi nên cung giảm (vẽ
hình)
Câu 3. Chọn phương án đúng.
Trong mô hình cung cầu chuẩn, khi cả cung và cầu tăng sẽ:
a, Lượng cân bằng tăng và giá cân bằng giảm
b, Lượng cân bằng tăng và giá cân bằng tăng,
c. Lượng cân bằng tăng và giá cân bằng không đổi.
d, Lượng cân bằng giảm và giá cân bằng giảm.
e, Ba khả năng a,b ,c đều đúng.

Đáp án E. Vẽ 3 hình ra
Câu 4: Trả lời đúng hay sai?
a, Trạng thái cân bằng cung cầu là trạng thái vĩnh viễn.
Sai. Luôn thay đổi vì lượng cung cầu luôn thay đổi nên trạng thái cân bằng thay đổi theo
b, Nếu giá của hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng, sẽ có hiện tượng dư thừa hàng hóa.
Đúng. Ở mức giá cao hơn giá cân bằng, lượng cung về hàng hoá sẽ vượt quá lượng cầu
về hàng hoá. Trong trường hợp này, một lượng hàng hoá mà người bán muốn bán lại
không tìm được người mua. Nên gây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa (vẽ hình)
Ví dụ: Thị trường lao động
c, Khi thu nhập tăng lên, đường cầu hàng hóa thông thường luôn dịch chuyển sang trái.
Sai. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hàng hóa thông
thường, làm đường cầu dịch chuyển sang phải (vẽ hình)

Câu 5: Chọn phương án đúng


Thiếu hụt thị trường xảy ra khi:
a. Giá cao hơn giá cân bằng b. Giá thấp hơn giá cân bằng
c. Không đủ người sản xuất. d. Cầu giảm
Đáp án B. Ở mức giá thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu về hàng hoá sẽ vượt quá lượng
cung về hàng hoá. Trong trường hợp này, một lượng hàng hoá mà người mua muốn mua
lại không tìm được người bán. Nên gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
Câu 6: Chọn phương án đúng
Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về xe máy:
a, Giá xe đạp rẻ đi
b, Giá xe máy giảm xuống
c, Người tiêu dùng thích đi xe máy
d, Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
e, Các nhà môi trường quảng bá cho xe đạp

Câu 7: Trả lời Đúng hay Sai.


a, . Xe máy và xăng là 2 hàng hóa thay thế cho nhau.
Sai. Là hai hàng hóa bổ sung cho nhau. Khi giá xăng tăng, người ta có xu hướng ít đi xe
máy hơn và ngược lại

b, Nếu giá của hàng hóa thấp hơn mức giá cân bằng, sẽ có hiện tượng dư thừa hàng hóa.
Sai. Ở mức giá thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu về hàng hoá sẽ vượt quá lượng cung về
hàng hoá. Trong trường hợp này, một lượng hàng hoá mà người mua muốn mua lại
không tìm được người bán. Nên gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa (vẽ hình)
c, Khi thu nhập tăng lên, đường cầu hàng hóa thông thường sẽ có hiện tượng trượt dốc xảy
ra .
Sai. Với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng thì cầu hàng hóa tăng

Câu 8: Chọn phương án đúng


Chi phi đầu vào để sản xuất thép tăng lên sẽ làm cho::
a. Đường cầu thép dịch chuyển lên trên
b. Đường cung thép dịch chuyển lên trên
c. Cả đường cung và đường cầu dịch chuyển lên trên.
d. Đường cung thép dịch chuyển xuống dưới
e. Không điều nào ở trên đúng
đáp án B. Chi phi đầu vào để sản xuất thép tăng lên sẽ làm cho nhà sản xuất có xu hướng
sản xuất ít thép đi. Cung giảm nên đường cung dịch chuyển lên trên
Câu 9: Hạn hán có thể sẽ:
a. Gây ra sự trượt dọc theo đường cung lúa gạo đến mức giá cao hơn
b. Gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo tăng lên cao hơn.
c. Làm cầu của lúa gạo giảm xuống.
d. Hàng hóa thay thế cho lúa gạo giảm giá.
e. Làm đường cung lúa gạo dịch chuyển lên trên.
Đáp án E. Hạn hán xảy ra thì mất mùa, khi mất mùa thì cung giảm. Đường cung dịch
chuyển lên trên
Câu 10: Nhận định nào mang tính thực chứng, nhận định nào mang tính chuẩn tắc?
a. Tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 10%/năm. Thực chứng. Vì số liệu này có trong thống
kê, đã được kiểm chứng
b. Vì lạm phát giảm nên Chính phủ phải mở rộng hoạt động của mình. chuẩn tắc. Vì nó là
chính sách kinh tế.
c. Mức thu nhập của người thành phố cao hơn ở nông thôn. Thực chứng. Vì đã có kiểm
chứng
d. Dân thành phố hạnh phúc hơn dân nông thôn chuẩn tắc. Mang tính đánh giá chủ quan
k có cơ sở
e. Không nên khuyến khích mọi người uống rượu và phải đánh thuế cao vào rượu. Chuẩn
tắc. Vì nó mang ý nghĩa phán xét, phải đánh thuế để mọi người ít uống rượu

Câu 11: Nhận định nào là đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô?
a. Hiện nay tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với những năm 1980. Vĩ mô
b. Trong tháng này giá lương thực đã xuống thấp hơn. Cả vi mô và vĩ mô
c. Điều kiện khí hậu thuận lợi có nghĩa là mùa màng sẽ bội thu trong năm nay. Vi mô
d. Tỷ lệ thất nghiệp ở Thủ đô thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp bình quân của cả nước. Vĩ mô
e. Cơn sốc giá dầu mỏ làm cho lạm phát và thất nghiệp ở nước Anh tăng lên rất cao. Vĩ

Câu 12: Những nhận định nào dưới đây là vấn đề quan tâm của kinh tế vi mô, những nhận
định nào thuộc kinh tế vĩ mô:
a. Đánh thuế cao vào mặt hàng thuốc lá sẽ hạn chế việc hút thuốc lá. Vi
b. Thất nghiệp trong ngành công nghiệp tăng nhanh trong những năm 90. Vĩ
c. Lãi suất cao trong nền kinh tế có thể làm giảm đầu tư tư nhân và do đó làm giảm thu
nhập quốc dân. Vĩ
d. Việc tăng tổng thu nhập của nền kinh tế có thể phản ánh trong việc tăng tiêu dùng của
các hộ gia đình. Vi
e. Người công nhân nhận được mức lương cao hơn có thể mua nhiều hàng xa xỉ hơn. Vi

Câu 13: Những nhận định nào dưới là vấn đề quan tâm của kinh tế vi mô, những nhận định
nào thuộc kinh tế vĩ mô:
a. Nếu Chính Phủ đặt giá cực đại cho chai bia ở Việt Nam là 2000đ thì lượng cung về bia
chắc chắn sẽ giảm. Vĩ
b. Việc tăng thu nhập của người Hà Nội có thể dẫn tới tăng cầu về xe máy. Vi
c. Một doanh nghiệp sẽ đầu tư vào máy móc thiết bị nên họ dự tính được lợi tức thu hồi
vốn cao. Vĩ
d. Khi thu nhập của dân cư tăng, người dân sẽ giảm tiêu dùng gạo. Vi
e. Chính Phủ tăng thuế sẽ làm giảm tổng cầu và giảm sản lượng của nền kinh tế. Vĩ

Câu 14: Những nhận định nào dưới đây mang tính thực chứng, nhận định nào mang tính
chuẩn tắc.
a. Giá dầu lửa trên thế giới tăng 3 lần giữa năm 1973 – 1974 thức chứng
b. Vào những năm 1980 tỉ lệ thất nghiệp tăng ở hầu hết các nước phương Tây. Thực chứng
c. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe vì thế cần phải hạn chế hút thuốc lá và loại bỏ nó.
Chuẩn tắc
d. Cần phải có chính sách ưu đãi đối với Thương binh và gia đình liệt sĩ. Chuẩn tắc
e. Dân số Việt Nam năm 1996 là 72 triệu người, GDP bình quân đầu người là 198
USD/1người (Theo số liệu Ngân hàng thế giới). Thực chứng

Câu 15: Những nhận định nào dưới đây mang tính thực chứng, nhận định nào mang tính
chuẩn tắc.
a. Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm 85-88 là nghiêm trọng. Thực chứng
b. Thuế doanh thu ở Việt Nam có dự tính tăng rất lớn và do vậy cần có chính sách thuế mới
để bổ sung.chuẩn tắc
c. Khi thu nhập của dân cư tăng, các gia đình có xu hướng dùng ít hàng thứ cấp. Thực
chứng
d. Kinh tế lạm phát, tiền lương thực tế giảm Nhà nước cần tăng tiền lương danh nghĩa để
giữ cho tiền lương thực tế không đổi. Chuẩn tắc
e. Chính phủ cần có những chính sách để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Chuẩn tắc

Câu 16: Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U = X2.Y2 . Tìm số lượng mỗi hàng hoá người
tiêu dùng muốn mua biết rằng giá của hàng hoá X (Px = 4) và giá của hàng hoá Y (Py = 5)
và người tiêu dùng có thu nhập là 20$. Lợi ích tối đa là? Chọn phương án đúng:
a. X=2.5; Y=2 ; U=25 b. X=4; Y=2.5; U=20
c. X=3; Y=5; U=40 d. X=3.5; Y= 4; U= 25
đáp án A.

Câu 17: Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U = X.Y = 25. Tính số lượng hàng hoá X và
Y mà người tiêu dùng có thể mua sao cho tối thiểu hoá chi phí. Biết rằng giá của hàng hoá
X (Px = 4) và giá của hàng hoá Y (Py = 5). Chọn phương án đúng.
a. X =2.5; Y = 2; C=20 b. X=4; Y=2.5; C=24
c. X=4; Y=2.5; C= 25 d. X=3; Y=4; C= 22
đáp án A.
Câu 18: Người tiêu dùng có thu nhập bằng 60$ dùng để mua 2 hàng hoá X và Y với giá
tương ứng là Px = 3$ và Py = 1$. Hàm lợi ích U = X.Y.
Chọn phương án đúng?
a. 3X + Y = 60 b. 6X + 2Y = 120 c. 3Y + X = 60 d. 6Y + 2X = 120
đáp án A
Câu 19: Người tiêu dùng có thu nhập bằng 60$ dùng để mua 2 hàng hoá X và Y với giá
tương ứng là Px = 3$ và Py = 1$. Hàm lợi ích U = X.Y Chọn đáp án đúng.
a. MUx = y; MUy = x ; MRSx/y = y/x b. MUx = x; MUy = y; MRSx/y = 3
c. MUx = 30; MUy = 10; MRSx/y = 3 d. MUx = 10; MUy = 30; MRSx/y = 1/3
Đáp án A
Câu 20: Người tiêu dùng có thu nhập bằng 60$ dùng để mua 2 hàng hoá X và Y với giá
tương ứng là Px = 3$ và Py = 1$. Hàm lợi ích U = X.Y Tìm số lượng hàng hoá X và Y.
Chọn phương án đúng:
a. X = 10; Y = 30 b. X = 30; Y = 10 c. X = 20; Y = 20 d. X =15; Y = 15
đáp án A
Câu 21: Người tiêu dùng có thu nhập bằng 60$ dùng để mua 2 hàng hoá X và Y với giá
tương ứng là Px = 3$ và Py = 3$. Hàm lợi ích U = X.Y Tìm số lượng hàng hoá X và Y.
Chọn phương án đúng.
a. X = 10; Y = 10 b. X = 15; Y = 15 c. X = 20; Y = 20; d. X= 15; Y = 45
đáp án A
Câu 22: Người tiêu dùng có thu nhập bằng 90$ dùng để mua 2 hàng hoá X và Y với giá
Px = 3$ và Py = 1$. Hàm lợi ích U = X.Y. Chọn phương án đúng.
a. X =15; Y = 45 b. X = 45; Y = 15 c. X = 15; Y = 15 d. X = 20; Y = 30
đáp án A
Câu 23: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí sau: FC=100, MC=2Q + 1. Giá bán
trên thị trường là 37$/1 sản phẩm, hãng đạt lợi nhuận là bao nhiêu? Chọn phương án đúng.
a. 224$ b. 334$ c. 134$ d. 244$

hàm tổng chi phí: TC= 100 + Q^2 +Q


hàm tổng doanh thu: TR=PQ
lợi nhuận: TR-TC
T tính lợi nhuận tối đa = 224. Lợi nhuận tối đa khi MC=P
Câu 24: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí sau: FC=100, MC=2Q + 1. Giá và
sản lượng hoà vốn là bao nhiêu? Chọn phương án đúng.
a. Q = 10; P = 21 b. Q = 20; P = 15 c. Q = 15; P = 15 d. Q = 10; P = 20 ATC=
TC/Q= Q +1 +100/Q
hòa vốn khi P=ATCmin
=> Q=10, p=21
Câu 25: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí sau: FC=100; MC = 2Q + 1. Hãng
đóng cửa sản xuất hay tiếp tục sản xuất nếu giá bán là 5$/1 sản phẩm?
a. Có b. Không c. Hãng tiếp tục sản xuất d. Hãng phá sản
Khi P=1$ thì đóng cửa.
Câu 26: Một cửa hàng kinh doanh có một hàm cầu như sau:
Qb = 180 – 30P
Nếu hãng bán một hàng hóa với giá là 3$ thì hãng bán được bao nhiêu đơn vị trong một
ngày? Khi đó tổng doanh thu là bao nhiêu?
a. Q = 90; TR = 270 b. Q = 100; TR = 300
c. Q = 120; TR = 240 d. Q = 70; TR = 210

Câu 27: Một cửa hàng kinh doanh có một hàm cầu như sau:
Qb = 180 – 30P
Ở mức giá nào tổng doanh thu sẽ là cực đại? Hệ số co giãn của cầu theo giá là?
a. P = 3; TR = 270; e = - 1 b. P = 2; TR = 240; e = 1
c. P = 1; TR = 150; e = - 0.5 d. P = 4; TR = 240; e = 0.5
Max khi (TR)’=0
Câu 28: Một cửa hàng kinh doanh có một hàm cầu như sau:
Qb = 180 – 30P
Giả sử hiện nay hãng đang bán với giá 2$/1 đơn vị sản phẩm, hãng phải đề ra chiến lược
như thế nào?
a. Hãng nên tăng giá bán b. Hãng không cần thay đổi giá
c. Hãng nên giảm giá bán d. Tối đa hoá doanh thu
vì để TR max, P=3.
Câu 29: Một cửa hàng kinh doanh có một hàm cầu như sau:
Qb = 180 – 30P
Giả thiết hiện nay hãng đang bán với giá 4$/1 đơn vị sản phẩm, hãng đề ra chiến lược gì?
a. Nên giảm giá bán b. Nên tăng giá bán
c. Không nên làm gì d. Tối thiểu hoá chi phí

Câu 30: Hàm cầu về một hàng hoá có dạng: Q = 55 - P + 3I. Trong đó Q là số lượng hàng
hoá, P là giá cả đơn vị hàng hoá, I là thu nhập bình quân của hộ gia đình. Nếu I = 25.000$
và giá là P = 60$/1SP. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là bao nhiêu? Mặt hàng thuộc loại
nào? Chọn phương án đúng.
a. eI = 1.07; hàng hoá thông thường b. eI = - 2.5; hàng hoá thứ cấp (xa xỉ)
c. eI = 1; hàng hoá thông thường d. eI = - 1.07; hàng hoá thứ cấp (xa xỉ)
hệ số co giãn cầu theo thu nhập: Q’(I) x I/Q
Câu 31: Hàm cầu về một hàng hoá có dạng: Q = 55 - P + 3I. Trong đó Q là số lượng hàng
hoá, P là giá cả đơn vị hàng hoá, I là thu nhập bình quân của hộ gia đình. Nếu thu nhập
bình quân là 30.000$, tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập với mức giá P = 60$. Ý
nghĩa kết quả vừa tìm được?
a. eI = - 0.7; khi giá tăng 1% thì cầu giảm 0.7%
b. eI = -1; khi giá tăng 1% thì cầu giảm 1%
c. eI = 0.7; khi giá tăng 1% thì cầu tăng 0.7%
d. eI = 1; khi giá tăng 1% thì cầu tăng 1%

Câu 32: Một doanh nghiệp có công suất thiết kế là 20.000 sản phẩm/năm. Hiện tại doanh
nghiệp đang sản xuất với sản lượng là 10.000 sản phẩm/năm. Chi phí biến đổi bình quân
là 15.000đồng/1SP. Tổng chi phí cố định là 60 triệu đồng. Giá bán sản phẩm trên thị trường
là 25.000$. Xác định chi phí bình quân một đơn vị sản phẩm. Chọn phương án đúng.
a. AC = 15.000 b. AC = 21.000 c. AC = 17.000 d. AC = 20.000

Câu 33: Một doanh nghiệp có công suất thiết kế là 20.000 sản phẩm/năm. Hiện tại doanh
nghiệp đang sản xuất với sản lượng là 10.000 sản phẩm/năm. Chi phí biến đổi bình quân
là 15.000đồng/1SP. Tổng chi phí cố định là 60 triệu đồng. Giá bán sản phẩm trên thị trường
là 25.000$. Doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu sản phẩm để hoà vốn chi phí? Chọn phương
án đúng.
a. QHV = 5.000 b. QHV = 6.000 c. QHV = 7.000 d. QHV = 8.000
15000Qhv +60tr = P x Qhv = 25000Qhv
Câu 34: Một doanh nghiệp có công suất thiết kế là 20.000 sản phẩm/năm. Hiện tại doanh
nghiệp đang sản xuất với sản lượng là 10.000 sản phẩm/năm. Chi phí biến đổi bình quân
là 15.000đồng/1SP. Tổng chi phí cố định là 60 triệu đồng. Nếu giá bán trên thị trường là
20.000 đồng thì điều gì xảy ra, cho biết hướng giải quyết. Chọn phương án đúng.
a. P < 21.000 DN thua lỗ ngắn hạn, nhưng tiếp tục sản xuất để bù đắp chi phí CĐ.
b. P > 15.000 Hãng tăng sản lượng tiêu thụ và giảm AC hoặc đổi mới công nghệ.
c. P = 20.000 hãng thua lỗ, tiếp tục sản xuất, tăng sản lượng bán ra và giảm AC.
d. Không có phương án nào giải quyết được.

Câu 35: Một doanh nghiệp có công suất thiết kế là 20.000 sản phẩm/năm. Hiện tại doanh
nghiệp đang sản xuất với sản lượng là 10.000 sản phẩm/năm. Chi phí biến đổi bình quân
là 15.000đồng/1SP. Tổng chi phí cố định là 60 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp tăng thêm
50% sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu? Chọn phương án đúng.
a. Q = 15.000; B = 50.000.000 b. Q = 15.000; B = 75.000.000
c. Q = 15.000; B = 60.000.000 d. Q = 15.000; B = 80.000.000

Câu 36: Một doanh nghiệp có hàm cầu là P = 20 - Q và hàm tổng chi phí là
TC = Q2 + 8Q + 2 Xác định sản lượng Q, giá bán P khi hãng theo đuổi tối đa hoá lợi nhuận.
Chọn phương án đúng.

a. Q = 2; P = 17 b. Q = 3; P = 17 c. Q = 4; P = 17 d. Q = 5; P = 17
lợi nhuận tối đa khi (TR-TC)’(Q)=0

Câu 37: Một doanh nghiệp có hàm cầu là P = 20 - Q và hàm tổng chi phí là
TC = Q2 + 8Q + 2 Xác định tổng doanh thu TR, tổng chi phí TC và lợi nhuận tối đa B.
Chọn phương án đúng.
TP (B) = TR – TC tìm max
a. TR = 51; TC = 35; B = 16 b. TR = 61; TC = 45; B = 16
c. TR = 71; TC; TC = 55; B = 16 d. TR = 81; TC = 65; B =16
Câu 38: Một doanh nghiệp có hàm cầu là P = 20 - Q và hàm tổng chi phí là
TC = Q2 + 8Q + 2 Hãng muốn tối đa hoá doanh thu và doanh thu TR =?, chi phí và lợi
nhuận =? Chọn phương án trả lời đúng.
Ez hơn: TR = P* Q
a. TR = 100; TC = 182; B = - 82 b. TR = 200; TC = 182; B = 18
c. TR = 120; TC = 180; B = - 60 d. TR = 220; TC = 200; B = 20
(TR)’=0
Câu 39: Một doanh nghiệp có hàm cầu là P = 20 - Q và hàm tổng chi phí là
TC = Q2 + 8Q + 2 Nếu lợi nhuận là 8 thì doanh thu tối đa của hãng là bao nhiêu?
TP = 8 = TR – TC
TR = P * Q
a. TR = 75 b. TR = 85 c. TR = 95 d. TR = 65

Câu 40: Giả sử doanh nghiệp đang ở trong hoàn cảnh: không thu được khoản lợi nhuận
kinh tế nào? Hãng sẽ phản ứng ra sao?
a. Trong dài hạn doanh nghiệp sẽ không bỏ ngành
b. Trong dài hạn doanh nghiệp sẽ bỏ ngành
c. Trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ không bỏ ngành
d. Trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ bỏ ngành
Câu 41: Doanh nghiệp đang ở trong hoàn cảnh không thu được lợi nhuận kinh doanh nào.
Hãng sẽ phản ứng ra sao?
a. Trong ngắn hạn doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và tìm cách giảm chi phí AC.
b. Trong ngắn hạn doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất và chờ cơ hội khác.
c. Trong dài hạn hãng đóng cửa sản xuất.
d. Trong dài hạn doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất.

Câu 42: Doanh nghiệp đang ở trong hoàn cảnh không thu hồi được các khoản chi phí cố
định. Hãng sẽ phản ứng thế nào?
a. Hãng đóng cửa sản xuất ngay
b. Hãng tiếp tục sản xuất và đổi mới công nghệ
c. Hãng thu hẹp quy mô sản xuất và chờ cơ hội đổi mới công nghệ.
d. Trong dài hạn hãnh sẽ rời bỏ ngành.

Câu 43: Nếu một doanh nghiệp bán sản phẩm theo giá thị trường (bất kể giá nào) và muốn
đạt được lợi nhuận tối đa mà mức giá thị trường đem lại, doanh nghiệp đó phải làm gì?
a. Cố gắng sản xuất và bán mức sản lượng mà chi phí biên tăng lên bằng giá cả.
b. Cố gắng sản xuất và bán sản lượng ở mức mà chi phí biên đạt thấp nhất.
c. Bán hết sản lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất.
d. Không để chi phí biên tăng lên bằng giá vì lợi nhuận bằng không.
e. Giữ cho chi phí biên cao hơn giá.

Câu 44: Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng, doanh thu biên là 5.000 đồng, chi phí
biên là 4.100 đồng. Quyết định nào sẽ tối đa hoá lợi nhuận?
a. Giữ nguyên sản lượng và giá.
b. Tăng giá và giữ nguyên sản lượng.
c. Giảm giá và tăng sản lượng.
d. Tăng giá và tăng sản lượng

Câu 45: Một hãng cạnh tranh không hoàn hảo đang sản xuất mức sản lượng tại đó doanh
thu bình quân vượt quá chi phí cận biên. Nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận nhà quản lý sẽ áp
dụng chính sách nào sau đây?
a. Gia tăng sản lượng và hạ giá
b. Cắt giảm sản lượng và tăng giá.
c. Cắt giảm sản lượng và giữ nguyên giá.
d. Không cần làm bất cứ điều nào vì doanh nghiệp đã tối đa hoá lợi nhuận.

Câu 46: Một công ty chứng khoán có được độc quyền mua bán chứng khoán. Công ty này
có đường cầu là Q = 50 - 2P. Doanh thu biên là MR = 25 - Q. Chi phí bình quân không
thay đổi và bằng 5. Lợi nhuận tối đa là bao nhiêu?

a. Q = 10, P = 20; Bmax = 150 b. Q = 20; P = 40; Bmax = 200


c. Q = 25; P = 30; Bmax = 250 d. Q = 30; P = 25’ Bmax = 30
Câu 47: Một doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo có mức giá bán là 7. Hàm
tổng chi phí là TC = 2 + 15Q - 7Q2 + Q3 . Hàm cung của doanh nghiệp có dạng như thế
nào?
a. P = 15 -14Q + 3Q2 (với điều kiện Q > 3.5) Q > AVC min
b. P = - 7Q + 2Q
c. P = 15 - 14Q + 3Q2
d. P = - 7Q + 2Q2

Câu 48: Một doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo có mức giá bán là 7. Hàm
tổng chi phí có dạng TC = 2 + 15Q - 7Q2 + Q3 . Mức sản lượng bao nhiêu thì doanh nghiệp
có lợi nhuận tối đa.
P = 7 = MC = TC’
a. Q = 4; Bmax = 14 b. Q = 3.5; Bmax = 12
c. Q = 5; Bmax = 17 d. Q = 6; Bmax = 20

Câu 49: Cho hàm cầu về hàng hoá có dạng sau Q = k/pn . Trong đó Q là mức cầu về hàng
hoá, p là giá cả (k > 0 và n > 0 là tham số).
a. Tính độ co giãn của cầu theo giá?
b. Nếu n = 1 thì cầu có dạng thế nào? Độ co giãn của cầu theo giá bằng bao nhiêu?
Đáp án: a. Ep = - n
b. Nếu n = 1 thì Ep = - 1, đường cầu dốc phía phải, khi giá cao cầu nhỏ.
Câu 50: Cho cung cầu về cam như sau: PD = 18 - 3QD và PS = 6 + QS . Trong đó giá tính
bằng 1000 đ/kg, lượng tính bằng tấn.
a. Sản lượng cân bằng và giá cân bằng là bao nhiêu? Khi không có thuế, trợ cấp.
b. Nếu Chính phủ đánh thuế người sản xuất 2000 đ/kg thì Pe và Qe là bao nhiêu?
c. Nếu chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 2000 đ/kg thì Pe và Qe là bao nhiêu?

You might also like