You are on page 1of 3

Lý thuyết không gian tín hiệu

1. Ta sử dụng 2 ví dụ để bắt đầu trình bày lý thuyết không gian tín hiệu
- Kỹ thuật BPSK (Binary Phase Shift Keying): Trong kỹ thuật này thông tin mang
bởi pha của sóng mang và mỗi dạng sóng mang 1 bit nên số dạng sóng M=2,
Số hàm cơ sở chọn là N=1 và được coi là vecto cơ sở. Khi đó dạng sóng biểu diễn
qua hàm cơ sở tạo nên không gian vecto 1 chiều còn gọi là không gian tín hiệu.
Các điểm cuối của vecto biểu diễn tạo nên chòm 2 sao tín hiệu
Dựa trên biểu diễn qua hàm cơ sở và không gian tín hiệu, có thể xây dựng sơ đồ
thu phát và ước lượng tỷ lệ lỗi của kỹ thuật này. (theo các slice 4,5,6)
- Kỹ thuật BFSK (Binary Frequency Shift Keying): Kỹ thuật này thông tin mang
bởi tần số sóng mang. Do mỗi dạng sóng mang 1 bít nên số dạng sóng M=2. Song
khác với BPSK, ở trường hợp này số hàm cơ sở phải là N=2 vì các dạng sóng trực
giao với nhau. (còn các hàm cơ sở như thường lệ được chuẩn hóa và trực giao
nhau)
Khi đó 2 dạng sóng đươc biểu diễn là 2 vecto trong không gian 2 chiều với các tọa
độ (√ Eb , 0) và (0 , √ Eb) (slice 9)
Sơ đồ phát thu và ước lượng lỗi được xây dựng và tính toán dưa trên biểu diễn
hình học của không gian tín hiệu, ở đó đường phân giác thứ nhất phân chia 2 miền
quyết định, còn đường nối 2 sao tín hiệu trở thành trục mà chiếu tín hiệu nhận
được lên đó ta có bài toán ước lượng lỗi quen thuộc với hệ số tọa độ giảm đi √ 2
Sự khác biệt của hàm lỗi trong kỹ thuật BFSK so với BPSK được giải thích bởi
khoảng cách của 2 sao gần hơn (giảm √ 2 lần) với cùng một năng lượng bít
2. Tổng quát hóa vấn đề: Biểu diễn hình học của tín hiệu
Xuất phát từ nhu cầu truyền nhiều bít trên một dạng sóng dẫn đến rất nhiều dạng sóng
phải thiết kế. Số dạng sóng là lũy thừa 2 của số bít (M=2 n). Yêu cầu đặt ra là khi có
nhiều dạng sóng như vậy, chỉ dẫn thiết kế sơ đồ thu phát như thế nào cho khoa học,
cho hiệu quả và đánh giá lỗi của kỹ thuật hạng cao này ra sao.
Lý thuyết không gian tín hiệu nhằm thực hiện điều này. Trong đó 1 dạng sóng được
coi như một vecto trong không gian vecto, tập các dạng sóng tạo nên 1 chòm sao tín
hiệu (signal constellation) trong không gian vecto. Khi đó các dạng sóng có thể biểu
diễn như một tổ hợp tuyến tính của các vecto cơ sở. Việc thiết kế sẽ được tối giản
theo số chiều của không gian tức là số vecto cơ sở.
Vấn đề cơ bản là xác định số chiều và các vecto cở sở của không gian này. Khi đó:
Sơ đồ phát chẳng qua là thực hiện phát một tổ hợp tuyến tính các hàm cơ sở (công
thức tổng hợp).
Sơ đồ thu là tính các hệ số biểu diễn dạng sóng (công thức phân tích) khi nhân dạng
sóng với các hàm cơ sở tại nơi thu, hay nói các khác là xác định các hình chiếu của
vecto tín hiệu nhận được lên các hàm cơ sở.
Ước lượng xác suất lỗi được xác định dựa trên biên phân chia miền chứa sao trong
giản đồ chòm sao và dạng phân bố tạp âm gây nên quyết định sai.
3. Qui trình Gram-Schmidt
Qui trình này nhằm xác định các hàm (vecto) cơ sở của một tập dạng sóng đã cho.
Qui tắc gồm các bước:
- Chọn một dạng sóng bất kỳ và chuẩn hóa nó, coi đó là chiều và vecto cơ sở đầu
tiên
- Chiếu dạng sóng thức 2 lên chiều đầu tiên và xác định chiều vuông góc với chiều
đầu tiên là chiều thứ 2 (thông qua hiệu vecto thứ 2 và hình chiếu của nó lên chiều
đầu tiên), chuẩn hóa chiều thứ 2
- Chiếu dạng sóng thứ 3 lên 2 chiều trên và tìm chiều thứ 3 vuông góc với 2 chiều
này (thông qua hiệu vecto thứ 3 với tổng các vecto hình chiếu)…cứ thế cho đến
dạng sóng cuối
4. Sự tương đương giữa sơ đồ thu tương quan và sơ đồ thu theo lọc phù hợp
Ở bộ thu có thể thực hiện 2 kỹ thuật:
- Thu tương quan: Phương pháp này thực hiện đúng như công thức phân tích 1
vecto trong không gian vecto để làm cơ sở nhận dạng vecto đó
- Thu theo lọc phù hợp: Thay vì nhân với các hàm cơ sở, ở bên thu thiết kế các bộ
filter phù hợp với các dạng sóng đến (phương pháp này có nhược điểm nếu số
dạng sóng nhiều thì cần nhiều bộ lọc). Lý thuyết chứng minh sự tương đương của
2 phương pháp này (slice 18)
Tùy theo các mục đích cụ thể mà bên thu lựa chọn cách thiết kế, tuy nhiên sau đó cả 2
kỹ thuật này đều có phần nhận dạng dạng sóng gioosnh nhau theo tiêu chuẩn MAP,
ML hay tiêu chuẩn khoảng cách tối thiểu đây là các kỹ thuật nhằm đảm bảo xác suất
quyết định sai (lỗi) nhỏ nhất, sẽ được trình bày ở phần tiếp sau
5. Hàm log khả năng:
Quyết định dạng sóng nhận được là dạng sóng nào trong số các dạng sóng được thiết
kế ở bên phát là quyết định hậu nghiệm theo đó phải tìm xác suất hậu nghiệm cực đại
(MAP) slice 20. Tuy nhiên tính xác suất hậu nghiệm dài và phức tạp nên khi xác suất
tiền nghiệm (xác suất các dạng sóng vào kênh) như nhau, bài toán tìm cực đại xác
suất hậu nghiệm chuyển về tìm cực đại các hàm khả năng (Likelihood function).
Các hàm khả năng sinh ra bởi phân bố tạp âm nên có dạng hàm e mũ. Một cách thuận
tiện để làm việc với hàm khả năng là làm việc với hàm loga của nó (slice 19)
6. Qui tắc quyết định theo xác suất lỗi tối thiểu
Do tổng xác suất các dạng sóng nhận được bằng 1 nên để xác suất quyết định sai nhỏ
nhất thì xác suất của dạng sóng quyết định phải lớn nhât (Pe=1-Pm)
- Qui tắc MAP (Maximum Poster Probability) Để đạt lỗi tối thiểu thì xác suất đầu
cuối nhận được phải là lớn nhất. Việc tính toán xác suất này nói chung phức tạp, vì
xác suất đầu cuối bằng tích xác suất nguồn tuôn ra và xác suất trên kênh truyền.
Dùng qui tắc Bayes (đổi xác suất hậu nghiêm thành xác suất tiền nghiệm) và khi
nguồn tín hiệu có xác suất bằng nhau giữa các sao, khi đó xác suất đầu cuối chỉ
phu thuộc vào kênh truyền (tạo ra các khả năng khác nhau), nên qui tắc quyết định
sẽ trở nên đơn giản hơn là quyết định sao nào có khả năng (qua kênh truyền) lớn
nhất đó là qui tắc ML.
- Qui tắc ML(Maximum Likelihood): Tính toán qui tắc này dựa trên tạp âm phân bố
theo hàm mũ và sau khi lấy logarit hàm khả năng (Loga Likelihood Function) bài
toán đưa về so sánh khoảng cách tín hiệu nhận được với vị trí các sao trong chòm
sao. Qui tắc ML trở thành qui tắc tìm khoảng cách nhỏ nhất

You might also like