You are on page 1of 8

Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.

VN
Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế vi mô
Thời gian: 75 phút
Gồm: 50 câu trắc nghiệm
Đề số 1
Câu 1. Kinh tế vi mô nghiên cứu:
A. Các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế
B. Mức giá chung của một quốc gia
C. Các chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế
D. Hành vi ứng xử của các chủ thể trong các loại thị trường
Câu 2. Những nhận định kinh tế đưa ra bởi quan điểm cá nhân về những khuyến cáo và những kiến nghị
là:
A. Kinh tế vi mô B. Kinh tế học chuẩn tắc
C. Kinh tế học thực chứng D. Kinh tế vĩ mô
Câu 3. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:
A. Khi mức giá chung tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn trong ngắn hạn
B. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
C. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là công cụ để điều tiết nền kinh tế của Chính phủ
D. Trong nền kinh tế suy thoái thì thất nghiệp tăng cao
Câu 4. Phát biểu nào sau đây thuộc về kinh tế học thực chứng: 1) Chính phủ nên tạo công ăn, việc làm
nhiều hơn nữa cho người lao động; 2) Nếu chính phủ in quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát; 3) Nếu
chính phủ tăng lương tối thiểu sẽ dẫn đến thất nghiệp
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,3 D. 3
Câu 5. Nhân tố nào trong số các nhân tố sau đây không được xem là nguồn lực sản xuất cơ bản:
A. Máy móc thiết bị. B. Công nghệ.
C. Lao động chưa được đào tạo. D. Tiền.
Câu 6. Nguồn lực khan hiếm, nên:
A. Chính phủ phải phân bổ nguồn lực cho hợp lý
B. Con người phải thực hiện sự lựa chọn
C. Trừ người giàu có, mọi người khác phải thực hiện sự lựa chọn
D. Chính phủ phải chia đều nguồn lực cho tất cả mọi người
Câu 7. Giả sử thị trường xăng dầu tuân theo quy luật cung cầu, tại một mức giá mà lượng xăng người

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 1 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN
mua muốn mua nhiều hơn lượng xăng người bán muốn bán thì khi đó thị trường xăng sẽ có xu hướng:
A. Giá xăng giảm, lượng xăng giao dịch tăng B. Giá xăng giảm, lượng xăng giao dịch giảm
C. Giá xăng tăng, lượng xăng giao dịch tăng D. Giá xăng tăng, lượng xăng giao dịch giảm.
Câu 8. Mức giá mà ở đó số lượng hàng hoá người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng người
bán muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên):
A. Nằm ở bên trên giá cân bằng. B. Nằm ở bên dưới giá cân bằng.
C. Nằm tại mức giá cân bằng. D. Không câu nào đúng.
Câu 9. Tăng cung hàng hoá X ở một mức giá xác định nào đó có thể do:
A. Tăng giá của các hàng hoá khác. B. Tăng giá của các yếu tố sản xuất.
C. Giảm giá của các yếu tố sản xuất. D. Giảm giá của các hàng hóa thay thế.
Câu10. Hình thức nào sau đây không biểu thị cho cầu hàng hóa hay dịch vụ:
A. Đường cầu B. Lượng cầu C. Hàm số cầu D. Biểu cầu
Câu 11.Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa cân bằng được xác định bởi:
A. Người sản xuất B. Chi phí sản xuất
C. Sự tương tác giữa cung và cầu hàng hóa D. Người tiêu dùng
Câu 12. Giả sử rằng độ co giãn của cầu theo giá là - 0,5. Cầu về hàng hoá này là:
A. Hoàn toàn không co giãn. B. Co giãn ít
C. Co giãn nhiều D. Co giãn hoàn toàn.
Câu 13. Đường cầu thẳng đứng có thể được mô tả là:
A. Co giãn nhiều. B. Hoàn toàn không co giãn.
C. Co giãn ít. D. Co giãn hoàn toàn.
Câu 14. Đường cầu của sản phẩm X dịch chuyển là do:
A. Giá sản phẩm X thay đổi B. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
C. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi D. Thuế thay đổi
Câu 15. Hàm cung và cầu sản phẩm X có dạng QS = 2P + 10, QD = - 2P + 70. Giá và lượng sản phẩm
X cân bằng là:
A. P = 15, Q = 40. B. P = 40, Q =15. C. P =15, Q =15. D. P = 40, Q =40
Câu 16. Khi giá đậu xanh tăng thì người tiêu dùng mua ít đường. Bạn có thể suy luận đậu xanh và đường
là hai hàng hóa:
A. Thiết yếu B. Thứ cấp C. Bổ sung D. Thay thế
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không phải là giả định khi nghiên cứu thuyết hữu dụng:

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 2 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN
A. Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý
B. Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được
C. Người tiêu dùng bị giới hạn bởi ngân sách
D. Tất cả các sản phẩm đều có thể chia nhỏ
Câu 18. Mức thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một sản phẩm nào đó, được gọi là:
A. Hữu dụng B. Tổng hữu dụng C. Lợi ích biên D. Hữu dụng biên
Câu 19. Tổng lợi ích bằng
A. Tổng lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hoá được tiêu dùng
B. Phần diện tích dưới đuờng cầu và trên giá thị trường
C. Độ dốc của đường chi phí cận biên
D. Lợi ích cận biên của đơn vị tiêu dùng cuối cùng
Câu 20. Tại điểm cân bằng của người tiêu dùng, sự lựa chọn sản phẩm Q1 và Q2 của hai hàng hoá là:
A. MU1=MU2 B. MU1/P1=MU2/P2 C. MU1/Q1=MU2/Q2 D. P1=P2
Câu 21. Đường tiêu thụ theo thu nhập là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu tố còn lại không đổi
B. Tập hợp các phổi hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không
đổi
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yếu tố còn
lại không đổi
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phấm đề thay đổi
Câu 22. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa hai sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường đẳng phí
B. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách
C. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí
D. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách
Câu 23. Khi một người càng tiêu dùng càng nhiều sản phẩm theo thời gian thì:
A. Tổng hữu dụng của người đó luôn luôn tăng
B. Tổng hữu dụng ban đầu tăng, khi đạt đến cực đại rồi sau đó giảm xuống
C. Tổng hữu dụng của người đó luôn luôn giảm
D. Tổng hữu dụng ban đầu giảm, khi đạt đến cực đại rồi sau đó tăng lên
Câu 24. Sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi một đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 3 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN
thời gian, được gọi là:
A. Tổng hữu dụng B. Hữu dụng C. Hữu dụng biên D. Chi phí biên
Câu 25. Phát biểu nào sau đây không được đề cập trong khái niệm về hàm sản xuất:
A. Sản phẩm đầu ra B. Các yếu tố sản xuất C. Thời điểm sản xuất D. Trình độ kỹ thuật
Câu 26. Thuật ngữ “ngắn hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi
Câu 27. Các yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển đi được.
B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định.
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định.
D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng.
Câu 28. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây được xem là chi phí cố định của doanh nghiệp sản xuất
giày da:
A. Chi phí da, keo dán, chỉ may B. Lương các nhà quản lý
C. Lương công nhân gián nhãn D. Lương công nhân may
Câu 29. Thuật ngữ “dài hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi
Câu 30. Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất là:
A. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng nhiều hơn các yếu tố sản xuất
B. Số lượng sản phẩm bình quân tính trên mỗi đơn vị các yếu tố sản xuất
C. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó
D. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi tăng thời gian sản xuất
Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
B. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình tăng

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 4 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN
C. Khi năng suất biên bằng năng suất trung bình thì năng suất trung bình đạt cực đại
D. Khi năng suất biên nhỏ hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
Câu 32. Giả sử, năng suất trung bình của 6 công nhân là 15 sản phẩm, nếu số sản phẩm biên của người
công nhân thứ 7 là 18 thì:
A. Năng suất biên đang giảm. B. Năng suất biên đang tăng.
C. Năng suất trung bình đang tăng. D. Năng suất trung bình đang giảm.
Câu 33. Biết rằng năng suất biên của công nhân thứ 1, thứ 2, thứ 3 lần lượt là 9, 7, 5. Tổng sản phẩm
của 3 công nhân là:
A. 7, trung bình của 3 năng suất biên.
B. 15, năng suất biên của công nhân thứ 3 nhân với số công nhân.
C. 21, tổng của năng suất biên.
D. 63, tổng của năng suất biên nhân với số công nhân.
Câu 34. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
1) Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập vào thị trường;
2) Nếu một doanh nghiệp nào đó rời bỏ thị trường làm đường cung sản phẩm sẽ dịch chuyển sang
trái;
3) Sản phẩm giống nhau nên có thể hoàn toàn thay thế cho nhau;
4) Giá do doanh nghiệp quyết định;
5) Giá được hình thành do cung và cầu quyết định;
6) Mọi người tham gia đều có đủ thông tin.
A. 1, 3, 4, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 3, 4, 6
Câu 35. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, quyết định nào sau đây nằm ngoài khả năng của một
doanh nghiệp:
A. Phối hợp các yếu tố sản xuất để có mức chi phí thấp nhất
B. Chủ động đóng cửa khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình
C. Tăng giá bán để gia tăng doanh thu
D. Điều chỉnh lượng bán ra để đạt được lợi nhuận cao nhất
Câu 36. Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn đạt được trạng thái cân bằng ngắn hạn
khi:
A. P = MC = MR. B. P = AVC C. P = AC. D. P = AFC
Câu 37. Đường cầu đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là đường cầu:

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 5 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN
A. Co giãn theo giá ít B. Co giãn theo giá nhiều
C. Co giãn hoàn toàn theo giá D. Hoàn toàn không co giãn theo giá
Câu 38. Trong ngắn hạn, khi chi phí biên nhỏ hơn giá bán, để tăng lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn toàn nên:
A. Tăng sản lượng bán ra B. Giảm sản lượng bán ra
C. Tăng giá bán D. Giữ nguyên sản lượng bán ra
Câu 39. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn lựa mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc xuống.
B. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc lên.
C. Giá bán cao hơn chi phí biến đổi trung bình.
D. Giá bán bằng với chi phí biến đổi trung bình.
Câu 40. Trong ngắn hạn, khi chi phí biên lớn hơn doanh thu trung bình, để tối đa hóa lợi nhuận doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nên:
A. Tăng sản lượng bán ra đến khi chi phí biên bằng doanh thu trung bình
B. Giảm sản lượng bán ra đến khi chi phí biên bằng doanh thu trung bình
C. Tăng giá bán đến khi bằng chi phí biên
D. Tăng giá bán cho đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên
Câu 41. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nếu càng tăng sản lượng bán ra thì lợi nhuận
càng giảm, khi đó có thể kết luận:
A. Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên B. Doanh thu biên bằng chi phí biên
C. Doanh thu trung bình lớn hơn chi phí biên D. Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên
Câu 42. Theo kinh tế học thì nguyên nhân gây ra độc quyền không bao gồm:
A. Độc quyền do được sở hữu một nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất
B. Độc quyền do được sở hữu được bằng phát minh, sáng chế và luật bản quyền
C. Độc quyền do có chi phí sản xuất thấp hơn so với những doanh nghiệp khác
D. Độc quyền do một hay một nhóm người có thế lực hơn hẳn các người khác
Câu 43. Độc quyền xuất hiện là do:
A. Quy định của pháp luật
B. Doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực then chốt.
C. Độc quyền do tự nhiên
D. Cả A, B, C đều đúng

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 6 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN

Câu 44. Đường cầu đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là đường thẳng:
A. Dốc lên về bên phải B. Song song với trục tung
C. Song song với trục hoành D. Dốc xuống về bên phải
Câu 45. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn:
A. Khi cầu thị trường co giãn ít, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền giảm
B. Khi cầu thị trường co giãn đơn vị, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là thấp nhất
C. Khi cầu thị trường co giãn đơn vị, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là cao nhất
D. Khi cầu thị trường co giãn nhiều, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền tăng
Câu 46. Nhận định nào sau đây về doanh nghiệp độc quyền là sai:
A. Là doanh nghiệp quyết định giá trên thị trường
B. Sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế
C. Là doanh nghiệp chấp nhận giá
D. Có một số doanh nghiệp khác sản xuất ra cùng sản phẩm nhưng không đáng kể.
Câu 47. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có đặc điểm là:
A. Đường thẳng song song với trục hoành B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường thẳng dốc lên D. Đường thẳng dốc xuống
Câu 48. Phát biểu nào sau đây không phải là một đặc điểm của doanh thu biên của một doanh nghiệp
độc quyền hoàn toàn:
A. Là độ dốc của đường tổng doanh thu
B. Là đường trùng với đường cầu thị trường
C. Là đường nằm dưới đường cầu thị trường
D. Là đường nằm dưới đường doanh thu trung bình
Câu 49. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn bằng với giá bán sản phẩm
B. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn bằng với giá bán
sản phẩm
C. Đường doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn trùng với đường doanh thu
biên
D. Đường doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn trùng với
đường doanh thu biên

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 7 |8


Trung tâm ôn thi học kỳ OTHK.VN

Câu 50. Sự khác nhau giữa doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn và doanh nghiệp độc
quyền hoàn toàn là:
A. Phản ánh sự thay đổi trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm 1 sản phẩm
B. Có thể tăng hoặc giảm
C. Doanh thu biên bằng với mức giá (doanh nghiệp cạnh tranh) và bằng với sản lượng (doanh nghiệp
độc quyền)
D. Doanh thu biên bằng giá đối với doanh nghiệp cạnh tranh còn đối với doanh nghiệp độc quyền
thì không.

“OTHK.VN đồng hành cùng sinh viên UFM” T r a n g 8 |8

You might also like