You are on page 1of 2

GDCD

Câu 1. Phân biệt dân chủ trực tiếp và gián tiếp. Cho ví dụ:

Dân chủ trực tiếp Dân chủ gián tiếp


Giống nhau Thể hiện quyền lực của nhân dân
• - Dân thực hiện quyền làm chủ
• - Tham gia trực tiếp vào công
thông qua cơ quan, qua người
việc của cộng đồng, Nhà nước.
đại diện.
• - Mang tính chất quần chúng
Khác nhau • - Nguyện vọng của nhân dân
rộng rãi.
phản ánh gián tiếp.
• - Phụ thuộc vào trình độ nhân
• - Phụ thuộc vào khả năng người
dân.
đại diện.

• Tất cả công dân trực tiếp tham • Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Ví dụ gia bầu trưởng thôn, trưởng các cấp là hình thức chủ yếu
ấp, tổ trưởng dân phố. của chế độ dân chủ đại diện.

Câu 3. Nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị và xã hội:
- Chính trị: mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và
địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
+ Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,.. của công dân.
- Xã hội:
+ Quyền lao động.
+ Quyền bình đẳng nam nữ.
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
+ Quyền được bảo đảm vệ mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động.
+ Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã
hội.
+ Công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, trường học.

Câu 4. Chính sách dân số ở nước ta:


- Mục tiêu:
+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
+ Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí.
+ Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
- Phương hướng:
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí dân số.
+ Đầu tư đúng mức vào chính sách dân số.
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân về chính sách dân số.

Câu 5. Giải thích và nêu thái độ của mình với quan điểm:
- “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” :
+ Giải thích:
~ Nghĩa đen: một quy luât tự nhiên, khi trời sinh voi thì tất nhiên phải sinh ra cỏ để nuôi sống loài voi.
~ Nghĩa bóng: bố mẹ sinh con ra thì con ắt sẽ tìm được cách mưu sinh không cần bố mẹ nuôi
dưỡng.
+ Thái độ: không đồng tình vì đây là quan niệm sai trái, nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ
đối với con cái.
- “Đông con hơn nhiều của” :
+ Giải thích:
~ Nghĩa đen: con cái là thứ quý giá nhất và không một thứ của quý nào có thể sánh bằng.
~ Nghĩa bóng: sinh nhiều con cái sau này còn có người chăm sóc khi về già còn hơn là có của
nhưng không có người chăm sóc.

+ Thái độ: không đồng tình với quan điểm này bởi nó thể hiện sự ích kỉ của bố mẹ. Bố mẹ muốn sau
này có người chăm sóc khi về già nhưng bố mẹ không nghĩ đến quá trình chăm con như thế nào để lớn
đến khi phụng dưỡng cha mẹ. Đó là quá trình vất vả, nhà ít con đã vất vả, nhà nhiều con càng vất vả
hơn. Do đó, các con chắc chắn sẽ thiếu thốn đủ thứ và thậm chí không được đi học.

- “Trọng nam khinh nữ”:


+ Giải thích: quý trọng con trai, ghét bỏ con gái và chỉ nên sinh con trai, không sinh con gái.
+ Thái độ: không đồng tình vì đây là quan niệm cổ hủ. Trong xã hội ngày nay, con gái hoàn toàn có thể
làm được những việc mà con trai làm. Vai trò của người phụ nữ ngày càng lên cao. Do đó, không nên
có sự trọng nam khinh nữ ở đây. Phải có sự công bằng, bình đẳng, con nào cũng phải mang nặng 9
tháng 10 ngày, cũng là máu mủ của mình.

You might also like