You are on page 1of 61

Chương 1: NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

I. Khái niệm về công tác xã hội với cá nhân


Theo Grace Mathew: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá
nhân con người thông qua mối quan hệ một - một (nhân viên xã hội – thân chủ). Công tác xã
hội cá nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc
trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã
hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội
và việc thực hiện các vai trò ấy”.
Các vai trò xã hội chủ yếu là các vai trò kết hợp nhau như : vợ- chồng, cha -mẹ, và
người kiếm tiền nuôi gia đình. Liê
n hệ với những vai trò nầy là nhiều vai trò khác, như vai trò con cái, anh em trai, chị em
gái. Ngoại trừ các vai trò này bắt nguồn từ gia đình còn có các vai trò xã hội khác liên kết tư
cách của một người trong các nhóm xã hội lớn hơn - vai trò người láng giềng, vai trò người
dân của một thành phố hay một xã, ấp và vai trò công dân của một đất nước. Mỗi một con
người mang nhiều vai trò khác nhau, và trong chừng mực nào đó, cuộc sống chỉ là mạng lưới
các vai trò năng động và các mối quan hệ giữa các vai trò. Có nhiều người vì lý do nầy hay lý
do khác không thể hành xử một hoặc nhiều chức năng xã hội của họ một cách đầy đủ, và để
giúp đỡ những người nầy, nghề công tác xã hội đã ra đời. Phương pháp sớm nhất và xưa nhất
của công tác xã hội là công tác xã hội cá nhân.
Theo Helen Harris Perlman: “Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ
quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề
thuộc về chức năng xã hội của họ”
Theo các tác giả Việt Nam: “CTXHCN là một phương pháp giúp đỡ một cá nhân có
vấn đề khó khăn thóat khỏi hòan cảnh ấy bằng chính khả năng của họ”
II. Lịch sử hình thành và phát triển công tác xã hội với cá nhân
Mặc dù công tác xã hội như là một nghề, là sản phẩm của thế kỷ 20 nhưng công tác xã
hội được xem như là một hoạt động trợ giúp xưa như loài người.
Trong mỗi xã hội luôn luôn có, dù ít dù nhiều, những người luôn quan tâm giúp đỡ người khác.
Có những người được xem là dễ cảm thụ và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu và những khó khăn
của đồng loại. Những người giúp đỡ nầy đều hiện hữu trong thời kỳ lịch sử nhân loại, là tiền
thân của nhân viên xã hội hiện đại. Nhân viên xã hội hiện đại sử dụng công tác xã hội cá nhân
để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Vì vậy, người ta có thể thấy rằng, công tác xã hội cá
nhân trong ý nghĩa hạn chế của một hoạt động giúp đỡ, đã có từ thời xa xưa. Nhưng công tác
xã hội cá nhân như là một hoạt động được chuyên môn hóa là một sự kiện của thế kỷ 20 và với
sự phát triển nầy trọng tâm của sự quan tâm là những người khốn cùng không thể tự giúp
được.

1
Theo dòng tiến hóa của một hoạt động xã hội lâu đời - mà có những người đã đảm nhận
suốt đời - từ một hoạt động riêng tư thành một sự theo đuổi nghề nghiệp đầy hấp dẫn. Công tác
xã hội cá nhân của thời kỳ chưa chuyên nghiệp hóa tùy thuộc rất nhiều vào phẩm chất trái tim
người giúp đỡ - tính rộng lượng, sự tử tế và sẵn lòng từ tâm giúp đỡ người khác. Nhưng công
tác xã hội cá nhân hiện đại là một phương pháp chuyên nghiệp cần ngoài nhiệt tâm ra là kiến
thức và kỹ năng vững chãi. Kiến thức trong lĩnh vực nầy cũng không phải là điều gì ẩn chứa bí
mật và sâu sắc mà là kiến thức về con người, hành vi con người ở những cấp độ khác nhau -
như cá nhân, các thành viên của các nhóm và đoàn thể. Những kỹ năng nói đến sự thông thạo
các phương thức giúp đỡ đã được phát triển qua nhiều năm và chúng được sử dụng có cân
nhắc, nhắm đến những mục tiêu rõ ràng. Danh từ công tác xã hội cá nhân có ý nghĩa là phương
pháp công tác xã hội có tính chuyên nghiệp để làm việc với cá nhân, khác với hoạt động giúp
đỡ luôn luôn tồn tại và hành xử thông qua lòng tốt của một số người giúp đỡ người khác do
động cơ cá nhân hơn là động cơ nghề nghiệp.
Mốc chính trong sự phát triển của công tác xã hội cá nhân xuất hiện trong bối cảnh của
đô thị hóa, công nghiệp hóa ở các nước phương Tây, đặc biệt ở Anh và Mỹ. Nguồn gốc có thể
thấy qua sự tuyển dụng các nhân viên để đi thăm viếng thân mật của Hiệp hội các tổ chức từ
thiện. Hiệp hội này, như tên gọi của nó, được thành lập bởi các công dân Anh quốc có lòng từ
thiện với mục tiêu là giúp đỡ những người nghèo khó. Họ có ngân sách tùy nghi sử dụng để
giúp người nghèo. Đầu tiên, những nhân viên công tác xã hội này là những người thăm viếng
thân thiện, do những người từ tâm tình nguyện, họ đi thăm người nghèo để đánh giá các nhu
cầu và cung ứng với một phương thức hạn chế. Những người thăm viếng thân thiện này thực
hiện các cuộc viếng thăm với nghĩa cử từ thiện không hề mong được thù lao tiền bạc. Nhưng
cuối cùng, số người đi làm như thế không đủ vào đâu nên cần tuyển dụng người để thực hiện
công việc. Kết cục là những nhân viên làm việc ăn lương xuất hiện. Nét đặc trưng của sự phát
triển tiếp theo xuất phát từ sự nhận thức rằng những người có liên quan trong công việc giúp
đỡ người khác phải giỏi, họ phải được trang bị kiến thức và năng lực thực hành thông qua các
chương trình đào tạo. Sau đó, những kế hoạch huấn luyện được đề xuất để trang bị cho tác viên
kiến thức và phương pháp giúp đỡ. Do những nhân viên xã hội đầu tiên này giải quyết những
trường hợp của các gia đình có nhu cầu nên ở Mỹ họ được gọi là những nhân viên xã hội. Việc
này ở vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Hiện nay, danh từ chung “nhân viên xã hội”
được sử dụng không phân biệt phương pháp mà người ấy đang áp dụng.
Bước tiếp theo trong lịch sử của công tác xã hội cá nhân là việc đưa công tác xã hội vào giảng
dạy ở các trường đại học ở Hoa Kỳ vào thập kỷ 20 của thế kỷ 20. Trong đó thì nội dung của
công tác xã hội cá nhân bao gồm kiến thức và thực hành cũng dần phát triển.

2
SÖÏ PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG PHAÙP COÂNG TAÙC XAÕ HOÄI CAÙ NHAÂN

 Nhaän thöùc veà söï hoã töông giöõa NHAÂN CAÙCH & MOÂI TRÖÔØNG.
Taêng cöôøng troïng taâm CON NGÖÔØI TRONG HOAØN CAÛNH.
+ Chòu aûnh höôûng cuûa Taâm thaàn hoïc, taâm lyù hoïc vaø vaên hoùa
CTXH CAÙ NHAÂN THÖÏC HAØNH

Theá chieán 2: Cöïu chieán


+ Nhaân vieân xaõ hoäi taâm thaàn vaø y khoa. binh vôùi nhöõng vaán ñeà
taâm lyù, tình caûm, taøi
+ Tham vaán taát caû caùc thaønh vieân trong gia ñình chaùnh gaây lo laéng vaø roái
loaïn chöùc naêng xaõ hoäi.

+ Hôïp taùc vôùi caùc cô quan chính phuû Khuûng hoaûng kinh
+ Phaùt minh nhieàu kyõ thuaät giuùp ñôõ môùi. teá
TC vôùi nhieàu loaïi
vaán ñeà môùi

Thi haønh nguyeân taéc TÖÏ QUYEÁT


+ Laøm vieäc VÔÙI thaân chuû chöù khoâng phaûi CHO thaân chuû
+ Chaáp nhaän thaân chuû vaø caùc giaù trò cuûa hoï.

Theá chieán 1: Caùc cöïu


Ñeà xuaát vieäc thöøa nhaän giaù trò vaø caùc nguyeân taéc chæbinh
ñaïo cuûa
caàn ñöôïcCTXH
giuùp ñôõ

+ Laøm vieäc vôùi caùc cöïu chieán binh.

Nhöõng khaùm phaù cuûa


+ Naâng kieán thöùc veà haønh vi con ngöôøi trong taâm thaàn hoïc, taâmFreud,
Sigmund lyù hoïc,
Taâm lyù
sinh vaät hoïc phaân tích, taâm lyù hoïc naêng
ñoäng.
+ Hoã trôï baùc só y khoa thu thaäp thoâng tin veà caên beänh vaø baùo caùo hoaøn
caûnh kinh teá xaõ hoäi cuûa thaân chuû.
 Quan taâm caùc yeáu toá kinh teá vaø xaõ hoäi hoïc ñang chi phoái thaân chuû vaø
hoaøn caûnh cuûa hoï.

+ Chöõa trò hay leân keá hoïach chöõa trò thaân chuû Beänh hoaïn, ñoâng con,
nhaø ôû chaät choäi, khoâng
+ Chaån ñoaùn xaõ hoäi-lyù giaûi hoaøn caûnh khieán thaân chuûhôïp
coùveähaønh
sinh, vi vaøthaáp,
löông
suy dinh döôõng, giaùo duïc
phaûn öùng thaáp, thieáu kyõ naêng laøm
vieäc…
+ Thu thaäp döõ lieäu: nhöõng hieåu bieát veà vaán ñeà cuûa thaân chuû ñeå xaùc ñònh
nguyeân nhaân maáu choát cuûa nhöõng khoù khaên caù nhaân hay xaõ hoäi cuûa TC.
LYÙ THUYEÁT GIAÛI QUYEÁT VAÁN ÑEÀ cuûa Mary Richmond vaø nhöõng
ngöôøi laøm CTXH khaùc
+ Tham vaán vaø hoã trôï taøi chính ñeå duy trì gia ñình thaân chuû.
+ Coâng taùc caù nhaân TROÏNG TAÂM LAØ GIA ÑÌNH
 Nhaän thöùc nhu caàu tham gia cuûa thaân chuû vaøo caùc dòch vuï
3
+ Coá vaán thaân chuû ñeå hoï bieát söû duïng caùc nguoàn löïc coäng ñoàng.
+ Tham gia cuoäc CAÛI CAÙCH XAÕ HOÄI, taùc ñoäng luaät phaùp nhaèm ngaên
ngöøa ngheøo tuùng, beänh hoaïn vaø roái loaïn toå chöcù xaõ hoäi
 YÙ thöùc raèng moâi tröôøng aûnh höôûng naëng neà ñoái vôùi caù nhaân.
+ Thaêm gia ñình, tham vaán caù nhaân.
+ Coâng taùc caù nhaân xuaát hieän. Tieán trình giuùp ñôõ 4 böôùc: ñaêng kyù, ñieàu tra,
hôïp taùc vaø thaêm vieáng thaân höõu.
 Tin raèng NGHEØO laø LOÃI cuûa caù nhaân, laø haäu quaû loái soáng maát ñaïo ñöùc
TOÅ CHÖÙC TÖØ THIEÄN ôû Anh, Hieäp Chuûng Quoác ñöôïc thaønh laäp

+ Thomas Chalmer, muïc sö ngöôøi Toâ Caùch Lan bieän hoä raèng moãi tröôøng
hôïp caàn ñöôïc ñieàu tra, xaùc ñònh nguyeân nhaân cuûa tai hoïa, roài coá gaéng ñöa
N
ra giaûi phaùp. Oâng nhaán maïnh caàn baûo ñaûm söï phuïc hoài vaø
G naâng cao caù
H
nhaân ngöôøi ngheøo. E
Ø
O
+ Juan Luis de Vives, trieát gia Taây Ban Nha, soáng ôû Bæ vôùi tö töôûng giuùp
ñôõ ngöôøi ngheøo treân neàn taûng caù nhaân vaø ñeà nghò cung caáp theâm cho hoï
nhöõng dòch vuï phuïc hoài, daïy ngheà, vieäc laøm nhöng khoâng ñöôïc quan taâm.
Giải thích mô hình

CTXHCN là phương pháp can thiệp đầu tiên của ngành được xây dựng một cách khoa học.
Phương pháp này bắt đầu từ cuối những năm 1800 với các tổ chức Từ Thiện (Charity
Organizations) Mỹ. Các tổ chức này tuyển dụng những nhà thăm viếng hữu nghị (friendly
visitors) để giúp đỡ người nghèo. Họ tới thăm từng người, tìm hiểu cặn kẽ những người cần sự
giúp đỡ, cho những lời khuyên và giúp đỡ tài chánh. Dịch vụ chủ yếu mà họ cùng cấp là tham
vấn.

Thời gian sau những khám phá của các nhân viên này cho thấy rằng nguyên nhân khó khăn
không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của nhân cách mà từ các điều kiện xã hội trong đó
thân chủ sinh sống. Họ kết luận rằng môi trường có một ảnh hưởng rất lớn đối với cá nhân. Từ
đó các tổ chức Từ Thiện nói trên quyết định thực hiện cải cách xã hội để cải thiện các điều
kiện vật chất và xã hội của người lao động nghèo. Họ đã thành công ở nhiều khía cạnh, tuy
nhiên mặc dù có những cải thiện nhiều gia đình tiếp tục sống trong nghèo khổ và bần cùng. Từ
đó họ quyết định rằng các “nhà thăm viếng hữu nghị” phải làm việc gầân gũi hơn nữa với từng
cá nhân và gia đình trên cơ sở trực tiếp với từng trường hợp một.

4
Một trong các khám phá của giai đoạn này là sự phục hồi của thân chủ không thể thực hiện chỉ
bằng tham vấn. Sự giúp đỡ tài chánh cũng cần thiết cho gia đình thân chủ trong giai đoạn thích
ứng, tái huấn luyện và phục hồi. Từ đó các cơ sở xã hội giúp đỡ tài chánh kèm theo tham vấn.

Đầu những năm 1900 Mary Richmond và các nhà tiên phong khác về CTXH cá nhân xây dựng
một cách tiếp cận khoa học hơn để giúp đỡ thân chủ. Bà hình dung CTXHCN như một tổng
thể gồm 3 mặt: nghiên cứu xã hội, chẩn đoán, trị liệu. Ngày nay tổng thể 3 mặt này gồm 7
bước: nhận diện vấn đề, thu thập dữ kiện, thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu,
lượng giá và tiếp tục hay chấm dứt. Từ đó CTXHCN tiếp tục phát triển. Những năm đầu
CTXHCN chịu sự ảnh hưởng của mối quan tâm đến các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng
hoàn cảnh của thân chủ. Kế đó dưới ảnh hưởng của những khám phá của Signumd Freud và
môn đồ của ông ta, các NVXH xem xét kỹ càng hơn khía cạnh tình cảm và tâm lý xã hội trong
vấn đề của các nhân thân chủ. Các bịnh viện đa khoa bắt đầu tuyển dụng NVXH để tìm hiểu
điều kiện gia đình và sinh sống của bịnh nhân nhằm mục đích chữa trị về y khoa.

Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ảnh hưởng đến CTXH cá nhân. NVXH bắt đầu làm việc gần
gũi với các cựu chiến binh và gia đình họ. Theo kết quả quan sát và kinh nghiệm, họ đem cách
giải thích về tâm lý và tâm thần học để thay thế các lý giải may tính xã hội học. Họ bắt đầu
điều chỉnh phương pháp làm việc với những con người có nhu cầu. Một số nguyên tắc hướng
dẫn và tiền đề về giá trị hình thành trong giai đoạn này.

Thế chiến thứ hai cũng ảnh hưởng đến sự thực hành CTXHCN. Người ta quan sát thấy song
song với khó khăn vật chất, những khó khăn về nhân cách ngày càng gia tăng. Từ đó NHXH
xem xét lại tính chất các dịch vụ mà họ cung ứng cho các cá nhân có vấn đề về nhân cách.
Tham vấn được tăng cường và nới rộng để bao gồm gia đình của thân chủ. Càng ngày người ta
cũng nhận thấy về ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi của thân chủ. Các NVXH trong lãnh
vực y tế và tâm thần ngày càng được tìm tới.

Ngày nay với nhiều ảnh hưởng khác nhau xoay quanh cá nhân, trọng tâm của sự can thiệp
không chỉ còn là cá nhân, mà “cá nhân trong tình huống”, đây là sự công nhận mối tương tác
giữa cá nhân và môi trường…

5
III. Mục tiêu của công tác xã hội cá nhân

Mục tiêu của công tác xã hội cá Nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu này
nhân
Giúp mọi người phát huy năng lực Giúp TC nhận ra vấn đề, những cách thức khác
của chính họ và nâng cao khả năng nhau để xác định vấn đề và giải pháp. Giúp TC
để tự giải quyết vấn đề khám phá thế mạnh của mình, cơ hội và việc
thay đổi, giải quyết vấn đề

Giúp mọi người tìm các nguồn lực Cung cấp thông tin về các dịch vụ xã hội và
và tạo thuận lợi cho các quan hệ các chương trình phúc lợi để TC tiếp nhận.
tương tác giữa các cá nhân với các tổ Đôi khi TC có thể bị từ chối phục vụ vì họ
chức thuộc một nhóm nào đó có vấn đề xã hội.
NVXH có thể hỗ trợ họ để hưởng lợi từ các
chương trình, dịch vụ xã hội
Giúp các tổ chức đáp ứng nhiệt tình Làm việc với các tổ chức đảm bảo việc thực
nhu cầu của TC và tạo ảnh hưởng tới hiện chính sách chế độ cho TC. Xây dựng mối
quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân quan hệ tốt với các tổ chức, cá nhân để mang
lại hiệu quả hỗ trợ tốt nhất cho TC

Tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội Làm công tác tham mưu cho các tổ chức,
chương trình…để thúc đẩy việc chấp nhận và
xây dựng các chính sách đảm bảo chất lượng
cuộc sống cho tất cả mọi người.

IV. Các thành tố trong công tác xã hội với cá nhân


1. Con người thân chủ
- Mục đích của CTXHCN là gương cá nhân và gia đình hoạt động có hiệu quả hơn
trong các mối quan hệ tâm lý xã hội. Vì thế NVXH phải có những hiểu biết cơ bản về hành vi
con người.
- Con người là sản phẩm của tự nhiên và giáo dưỡng và luôn luôn trên đà thay đổi và bị
thúc đẩy bởi các nhu cầu cơ bản, các hoạt động các nhân phải chịu những ảnh hưởng tâm, sinh
lý, văn hóa xã hội. Để hiểu anh ta và những vấn đề của anh ta, NHXH phải có kiến thức cơ bản
về tương tác giữa các ảnh hưởng sinh lý, tâm lý, văn hóa xã hội trên hoạt động của cá nhân và
nhóm. NVXH cũng phải biết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Các học thuyết về
tâm lý giúp NVXH hiểu hành vi quá khứ và tương lai của thân chủ và dự báo được những gì sẽ
xảy ra. Vì chính thân chủ là người phải hành động để giải quyết vấn đề của mình trong khả
năng của anh ta, NVXH phải biết tìm hiểu, thảo luận và huy động động cơ của thân chủ và khả
năng sẵn có và còn tiềm tàng của thân chủ. Nếu thẩm định đúng động cơ và năng lực của thân

6
chủ, NVXH có thể ít nhiều xác định thân chủ có thể vận dụng hiệu quả của CTXHCN đến mức
nào và họ cùng nhau (TC và NVXH) đặt ra những mục đích thực tế và đạt được.
Để làm được điều trên, NVXH phải thừa nhận có sự khác biệt về giá trị giữa mình và
TC, tin rằng mỗi người phải có nhu cầu cơ bản để mà sống và mọi TC đều phải được chấp
nhận cho dù họ là ai (chấp nhận giá trị chứ không phải hành vi).
2. Vấn đề
Vấn đề mà TC gặp phải có thể thuộc lãnh vực tâm lý xã hội, môi trường hay sự kết hợp
cả hai. Ví dụ: trẻ bỏ học do mặc cảm (vấn đề tâm lý), do bạn bè, thầy cô khinh chê, gia đình
sống trong khu ổ chuột (yếu tố môi trường). Những vấn đề này cản trở TC thực hiện mục đích,
chức năng, vai trò của mình trong hoạt động tâm lý xã hội của họ. Có thể có những dạng vấn
đề mà TC gặp phải:
- Những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng: nghèo đói, thiếu ăn, thất nghiệp
- Khó khăn của một cá nhân có thể bắt nguồn từ sự thiếu tài nguyên kinh tế (vốn) hay
xã hội (dịch vụ hỗ trợ xã hội); trình độ học vấn thấp; thiếu kỹ năng và kinh nghiệm…
- Khó khăn về thể chất: bịnh hoạn, khuyết tật,
- Khó khăn trong mối quan hệ xã hội: thiếu tình thương, bị bỏ rơi, mâu thuẫn trong gia
đình, khó khăn trong thực hiện vai trò xã hội (làm cha, mẹ, vợ…).
- Khó khăn do cảm xúc trước một thử thách nặng nề, thất bại trong cuộc sống; sự không
thỏa mãn trong các mối quan hệ, mâu thuẫn với cơ quan, tổ chức. Hoặc cũng có thể là những
rối loạn tâm lý, gia đình không thích nghi hay nhóm trục trặc.
- Khó khăn do hành vi làm trái pháp luật…
Bất cứ khó khăn nào trong số này cũng có thể làm cho cá nhân bị trục trặc trong chức
năng của mình.
3. Cơ quan xã hội
- Cơ quan là nơi cung cấp các dịch vụ và tài nguyên bên ngoài mà cá nhân hoặc gia đình
không có. Đại diện của cơ quan để giúp thân chủ là NVXH, NVXH là người trực tiếp cung cấp
dịch vụ phục vụ thân chủ.
- Các cơ quan được phân loại như thuộc chính phủ hay ngoài chính phủ tùy nguồn tài
trợ. Tổ chức chính phủ được chính quyền tài trợ và các tổ chức ngoài (phi) chánh phủ gây quỹ
từ các chiến dịch, hay từ những sự đỡ đầu tài chánh khác. Một số ít là cơ quan bán công vì họ
có nhận một phần tài trợ từ chính phủ mặc dù nguồn chính là từ bên ngoài.
- Các cơ quan cũng có thể được phân loại theo sự chủ quản. Cơ quan chính phủ được
phép hoạt động từ chính phủ, phần lớn trên cơ sở luật lệ. Cơ quan tư nhân được cấp quyền hạn
từ một nhóm công dân có quan tâm hay một cộng đồng hoặc lãnh vực tư nhân.
- Cũng có thể phân loại theo chức năng. Bộ LĐTB&XH là một cơ quan đa năng với
nhiều loại thân chủ như trẻ em và thanh niên, gia đình và phụ nữ thiệt thòi, người tật nguyền,
nạn nhân của thiên tài hay tai họa do con người. Cũng có cơ quan với một chức năng duy nhất,
7
chỉ nhằm vào một loại đối tượng (trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần). Phần lớn
các tổ chức phi chính phủ thuộc loại này. Một số chỉ chăm sóc tập trung, số khác chỉ hỗ trợ về
giáo dục hoặc giúp đào tạo kỹ năng hay lo về tín dụng trợ vốn để cải thiện đời sống.
- Có những cơ quan mà mục đích chủ yếu là CTXH và những cơ quan có mục đích khác
nhưng có tuyển dụng NVXH như lãnh vực giáo dục, sức khỏe nhà ở, tòa án...(bệnh viện,
trường học). Ở đây CTXH hỗ trợ, bổ sung cho chức năng chuyên biệt.
4 Tiến trình CTXH cá nhân
- CTXHCN là phương pháp giúp đỡ cá nhân có vấn đề về chức năng tâm lý xã hội. Nó
đi sâu vào tiến trình giải quyết vấn đề gồm 7 bước, đó là: xác định vấn đề, thu thập dữ kiện,
thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, thực hiện kế hoạch, lượng giá, tiếp tục hay chấm dứt.
Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logich, nhưng trong quá trình giúp đỡ, có những
bước kéo dài suốt quá trình như thâu thập dữ kiện, thẩm định và lượng giá.
- Các bước này được két hợp nhau thành 3 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu gồm: xác
định vấn đề và thu thập dữ kiện; giai đoạn 2 gồm: thẩm định chẩn đoán và kế hoạch trị liệu;
cuối cùng giai đoạn 3 gồm: thực thi kế hoạch, lượng giá, tiếp tục hay chấm dứt.
Câu hỏi chương 1.
1. Hiểu thế nào về khái niệm CTXHCN? Nghiên cứu CTXHCN có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
như thế nào hiện nay?
2. Trong các thành tố của CTXHCN, bạn tâm đắc với thành tố nào nhất? Vì sao?

8
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CÁ NHÂN 5 tiết
I. Những giả định triết học về con người
a) Mỗi con người phải được xem như là một con người với đầy đủ phẩm giá và giá trị.
b) Con người lệ thuộc vào nhau. Điều kiện của sự lệ thuộc cho thấy có một khuôn khổ
quyền - nghĩa vụ chi phối những mối tương tác giữa con người với nhau trong các nhóm xã
hội.
c) Con người có những nhu cầu chung cần được đáp ứng để tăng trưởng và phát triển
của cá nhân. Sự tồn tại của các nhu cầu chung không phủ định tính độc nhất của cá nhân. Mỗi
cá nhân giống người nầy ở lĩnh vực nầy, giống người khác ở một số khía cạnh khác và không
giống ai cả ở từng khía cạnh nhất định nào cả.
d) Mỗi cá nhân có tiềm năng phát triển và thành đạt và người đó có quyền biến tiềm
năng ấy thành hiện thực. Điều nầy dẫn đến việc con người có năng lực thay đổi.
e) Xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ những người không có phương tiện thể hiện
tiềm năng của họ.
Nhiệm vụ của Nhân viên CTXH là giúp đỡ cá nhân có khó khăn trong việc thực hiện 5
giá trị trên, từng bước được phục hồi và được tiếp cận đầy đủ 5 giá trị về con người. Để đạt
được điều đó yêu cầu cần có sự hợp tác và sự nỗ lực của thân chủ và Nhân viên Xã hội. Đặc
biệt Nhân viên Xã hội cần có những kỹ năng và phương pháp chuyên biệt. Và đặc biệt không
thể thiếu trong các ca khi NVXH tiến hành tháo gỡ những khó khăn cho thân chủ của mình là:
những kỹ thuật giúp đỡ như: giúp đỡ có kế hoạch; Kỹ thuật hỗ trợ; Tăng cường tài nguyên.
II. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội cá nhân
1. Chấp nhận thân chủ
NVHX chấp nhận TC với mọi phẩm chất tốt và xấu của người ấy, những điểm mạnh và
điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Chấp nhận đòi hỏi tiếp nhận một TC theo
nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, không tính toán, không điều kiện hạn chế nào và không đưa ra bất
cứ sự lên án nào về hành vi của anh ta. Làm nền tảng cho nguyên tắc này là giả định triết học
cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị xã hội và hành vi của họ. TC
được quyền thừa nhận là một con người cho dù anh ta có phạm tội đi chăng nữa.
Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho hành vi mà xã hội không thể chấp nhận, có
nghĩa là sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi. Giá trị “phẩm giá” đặt cá
nhân vào vị trí cao
Giá trị “phẩm giá” cho rằng, cá nhân có năng lực hướng dẫn hành động của mình và có
năng lực xác định mục đích và khả năng đạt mục đích ấy. Phẩm giá của con người được xác
định một cách công bằng bởi quyết định của người ấy đạt được khả năng hay cho phép nó ở
dạng tiềm ẩn, bằng một quyết định vươn tới hay chỉ sống vô vị.

9
2. Thái độ không kết án
Thái độ không kết án, không phê phán có nghĩa là không tỏ vẻ bất bình với thân chủ;
không đổ lỗi bằng tranh luận về nguyên nhân - kết quả hoặc đưa ra lời phê phán cho rằng
người ấy đáng bị trừng phạt do hành vi của họ. Thuật ngữ “kết án một cá nhân” và thái độ xem
thường người khác là không được chấp nhận trong công tác xã hội. Tuy nhiên nó không có
nghĩa là NVXH biện hộ hay chạy tội cho phạm nhân. Khi NVXH nói chuyện và đối xử với
cung cách như thế thì thân chủ thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ bộc lộ vấn đề
của họ.
3. Tôn trọng quyền tự quyết định của thân chủ
Sự công nhận quyền tự quyết của TC là một nguyên tắc khác trong CTXHCN. Nguyên
tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ và người
khác không được áp đặt quyết định của họ. Trong CTXHCN, NVXH không nên ra quyết định,
lựa chọn hay vạch kế hoạch dùm thân chủ. Tuy nhiên, TC có thể được hướng dẫn và giúp đỡ
để đưa ra quyết định riêng.
Sự tự quyết cũng như sự tự do có những giới hạn riêng của họ. Đó không phải là một
quyền tuyệt đối, quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội và
hậu quả của quyết định ấy không gây tổn hại đến người khác hay cho chính bản thân TC. Hơn
thế nữa, hành vi tự quyết phải ở trong những chuẩn mực hành vi của xã hội có thể chấp nhận
được. Ngoài ra, mỗi quyết định có tính tự quyết có nghĩa là người ra quyết định, tức TC tự
chịu trách nhiệm thực hiện quyết định và gánh lấy hậu quả.
Khi áp dụng cho tiến trình CTXHCN, khái niệm giá trị này rõ ràng thừa nhận TC như
họ vốn có. Chấp nhận hay chối từ một dịch vụ là do TC quyết định chứ không phải NVXH đưa
ra một trong những phương án. Trong tiến trình CTXHCN, NVXH thảo luận và xem xét các
phương án, thảo luận kỹ lưỡng và giúp TC cân nhắc những thuận lợi và khó khăn. NVXH có
thể đề xuất những ưu tiên và bằng chứng nhưng vẫn ý thức về những gì mình làm và thông tin
rằng đây là những quyền ưu tiên của TC.
Quyền tự quyết có nghĩa TC sẽ quyết định có gắn bó tham gia vào tiến trình giải quyết
vấn đề của CTXHCN hay không. Quyền tự quyết được xác nhận, được giải thích và được thực
hiện ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của tiến trình. Sự tự quyết ngụ ý việc đặt
câu hỏi và trả lời câu hỏi, nó dẫn đến việc cho và nhận lấy sự đấu tranh, sự rủi ro, đau đớn, khổ
sở, thất bại và tự hoàn thành ước nguyện của mình. Trong mọi giai đoạn của việc cung cấp
dịch vụ thân chủ có quyền tự do rút lui hay tiếp tục.
NVXH duy trì tính hiệu quả và tính trung lập nhưng có thể chia sẻ quan điểm, cảm nghĩ
và kinh nghiệm trong việc biểu lộ sự chú ý, quan tâm, thông cảm, thấu hiểu
Sự bắt buộc bỏ đi sự tự do chọn lựa và sự tự quyết sẽ làm tổn hại mối quan hệ và làm
suy yếu năng lực giải quyết vấn đề của TC. Hơn thế nữa, việc ấy sẽ được coi là sự xâm phạm

10
không ai mong muốn. NVXH ứng dụng kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng với giả định cơ bản
là cá nhân có nhu cầu và quyền lựa chọn, ra quyết định.
4. Khuyến khích TC tham gia giải quyết vấn đề
Kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc tự quyết là sự tham gia của TC trong việc giải quyết
vấn đề mà họ đang đương đầu đối phó. Trên một phương diện nào đó, sự tự quyết là một hình
thức của sự tham gia vì nó đòi hỏi sự ra quyết định của TC. Tiến trình giúp đỡ và được giúp đỡ
không chỉ dừng lại ở thời điểm TC ra quyết định mà nó tiến xa hơn nữa nhờ những kế hoạch
được theo đuổi và những hành động được thực hiện. Theo nguyên tắc tham gia, TC trở thành
diễn viên chính trong việc theo đuổi kế hoạch và thực hiện hành động, trong khi đó NVXH chỉ
là người tạo thuận lợi.
5. Cá nhân hoá
Mỗi TC phải được hiểu như là một cá nhân độc nhất với cá tính riêng biệt và không
phải là cá nhân của một đám đông. Con người không phải được sinh ra trong một đám đông
cũng không chết trong một đám đông trừ khi có tai họa. Giả sử có một người lang thang thất
nghiệp tìm đến NVXH để được giúp đỡ. Thay vì NVXH dán nhãn lên hoàn cảnh và hành vi
của anh ta thì phải nhìn nhận anh ta với đầu óc cởi mở và cách giải quyết vấn đề nhẹ nhàng
thoải mái. Khả năng xem TC như một cá nhân riêng biệt bằng cách cảm nhận qua quan sát
những nét riêng tư và một sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu riêng của anh ta là điều quan trọng
trong nguyên tắc cá nhân hóa. Từ đó, những nhu cầu, nguyện vọng, ước muốn của riêng TC sẽ
được thể hiện qua kế hoạch giải quyết vấn đề cho riêng mình. NVXH không áp dụng một mô
hình chung cho các TC khác nhau.
6. Đảm bảo sự bí mật riêng tư cho đối tượng
NVXH phải có nhiệm vụ giữ gìn những bí mật riêng tư thu nhận từ TC. Trong tiến trình
CTXHCN có nhiều điều mà TC nói với NVXH nên việc cần thiết là chúng ta không được tiết
lộ những thông tin ấy cho người khác biết, ngoại trừ trường hợp TC cho phép chia sẻ thông tin
với người thứ ba như các thành viên trong gia đình hay các chuyên gia khác…
7. Sự can dự có kiểm soát
NVXH khởi đầu mối quan hệ với TC, biểu thị bằng sự chấp nhận và sự khẳng định, vô
tư với những lời bóng gió kết án hay sửa chữa lỗi lầm. Một mối quan hệ như thế có vẻ quá
máy móc, nó phải được xây dựng bằng cảm xúc của NVXH. Cảm xúc ấy đến mức NVXH có
thể cảm nhận được mức độ cảm xúc của TC và nhìn tình thế như người ấy nhìn nó. Tuy nhiên,
NVXH phải có cái nhìn khách quan để khỏi mù quáng bởi cảm xúc quá độ về tình huống.
NVXH có thể giúp cho TC nhìn vấn đề của người ấy một cách khách quan và vạch kế hoạch
một cách thực tế. Từ đây, ý tưởng về một sự tham dự có kiểm soát bởi NVXH trở thành một
nguyên tắc.

11
Câu hỏi chương 2
1. Trong các nguyên tắc hành động của nhân viên xã hội, anh/chị tâm đắc nguyên tắc nào nhất?
Vì sao? Hãy giải thích?
2. Khi vận dụng các nguyên tắc hành động nầy trong một trường hợp cụ thể, anh chị cảm thấy
nguyên tắc nào khó thực hiện nhất? Vì sao? Xin cho biết lý do?

12
Chương 3: TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN 15 tiết
I. Tiến trình giải quyết vấn đề trong CTXHCN
1. Khái niệm
Tiến trình là những bước công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định. Khi
giúp đỡ một cá nhân, NVXH cũng thực hiện những bước đi trong một tiến trình gọi là tiến
trình giải quyết vấn đề hay tiến trình giúp đỡ.
2. Những bước cụ thể trong tiến trình giải quyết vấn đề trong CTXHCN
Gồm 7 bước sau:

Tiếp cận đối tượng

Lượng giá Xác định vấn đề

Trị liệu Thu thập thông tin

Chẩn đoán
Lên kế hoạch trị liệu

a. Tiếp cận đối tượng


NVXH găp gỡ TC, xác định đúng đối tượng gặp gỡ. Bước quan trọng để thiết lập mối quan hệ
với TC, do đó NVXH phải gây được cảm tình, tạo được lòng tin với TC để thực hiện các bước
tiếp theo.
NVXH TC
Theo chức năng - Biết mục tiêu CTXH
- Qua giới thiệu
- Tạo ấn tượng
- Gây cảm tình
- Tạo lòng tin
b. Nhận diện vấn đề
CTXHCN bắt đầu với việc xác định vấn đề vấn đề do đối tượng trình bày. Đó là vấn đề
đã gây cho TC nhiều khó khăn và sự mất cân bằng trong chức năng tâm lý xã hội. Bước này
diễn ra ở giai đoạn “đăng ký”. Việc tiếp cận TC được thực hiện có thể do NVXH chủ động tìm
đến TC trong phạm vi họat động theo chức năng của mình hay TC chủ động tìm đến NVXH để

13
tìm kiếm sự hỗ trợ vì biết chức năng hoạt động của tổ chức này nơi NVXH làm việc. Nếu bước
đi này NVXH gây ấn tượng với TC một cách tích cực thì các bước tiếp theo sẽ thuận lợi hơn.
Việc nhận diện vấn đề là một quá trình (họat động) rất quan trọng nằm ở giai đoạn đầu
của tiến trình làm việc với đối tượng. các thông tin thu thập được trong phần nhận diện vấn đề
sẽ định hướng cho cả quá trình làm việc. vì thế, kỹ năng nhận diện vấn đề là một trong những
kỹ năng chủ yếu cần phải có trong các hoạt động CTXH. Hơn nữa, kỹ năng này không phải chỉ
sử dụng với một cá nhân mà có lúc phải sử dụng với một nhóm người, gia đình, tổ chức hay cả
cộng đồng.
Trước hết, khi nhận diện vấn đề chúng ta cần phải xác định những yếu tố sau:
- Mục đích của hoạt động nhận diện vấn đề
- Đối tượng của quá trình nhận diện vấn đề (với ai?)
- Thời điểm, bối cảnh và quá trình
- Phương pháp nhận diện vấn đề
Các họat động CTXH cần nhận diện (đánh giá):
- Xử lý ca, giải quyết vấn đề
- Tư vấn với cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng
- Dịch vụ tâm lý, xã hội với cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng
- Phát triển chương trình trong cộng đồng
* Đối tượng của quá trình nhận diện vấn đề (với ai?)
Vấn đề cần giải quyết có thể lien hệ đến cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng. vì thế
việc nhận diện vấn đề phụ thuộc tùng vấn đề cụ thể và tửng tình huống. để giúp giải quyết vấn
đề của cá nhân, đoô khi ta phải hợp tác với cá nhân đó và với những ngưởi xung quanh có lien
hệ để nhận diện tình huống một cách khách quan và toàn diện hơn.
* Thời điểm, bối cảnh và quá trình hoạt động trong việc nhận diện vấn đề
Quá trình nhận diện vấn đề có nhiều giai đoạn từ khi bắt đầu và trong suốt tiến trình làm
việc. khi mới bắt đầu làm việc với đối tượng thì cần phải thu thập thông tin và nhận diện vấn
để để hiểu rõ nguyên nhân và tính chất của vấn để cần giải quyết. quá trình nhận định này cũng
không chấm dứt sau buổi tiếp cận ban đầu. trong suốt quá trình làm việc với than chủ, CBXH
còn tiếp tục những hoạt động nhận định và đánh giá về vấn đề, các tiến triển của quá trình giúp
đỡ, những tiểm năng của than chủ và những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Vì thế quá trình nhận
diện vấn đề không phải trong một buổi tiếp cận. sau đây là một số họat động tiếp cận vào giai
đọan đầu của quá trình giúp đỡ để nhận diện vấn đề:
- Khi đối tượng mới được chuyển giao hay giới thiệu: việc nhận diện vấn đề bắt đầu tử khi
NVXH mới nhận được hồ sơ về đối tượng hay mới nhận trách nhiệm cho trường hợp của than
chủ. NVXH cần phải nghiên cứu các thông tin lúc này để xác định xem việc giới thiệu đối
tượng đến chỗ mình có thích hợp không

14
- Tiếp xúc ban đầu: khi NVXH liên hệ với đối tượng loần đầu.có trưồng hợp nhân viên sẽ
vấn đàm vớio đối tượng nhưng có tường hợp hân viên chỉ gặp để bố trí một cuộc hẹn hoặc chỉ
để giới thiệu về cơ quan cũng như vai trò của mình đốio với than chủ. Khi mới tiếp xúc lần đầu
thì nhân viên có thể nhận định ngay về đối tượng qua sự quan sát tính cách, hành động, cử chỉ,
lời nói, cách ăn mặc, cách than chủ ứng xử với nhân viên.
- Vấn đàm (phỏng vấn) đối tượng và những người lien quan: tùy thuộc vào trường hợp và
những người liên hệ đến tình huống, NVXH có thẻ tiếp cận với cá nhân, gia đình hoặc nhóm
trong hoạt động vấn đàm. Quá trình vấn đàm gồm có sự chuẩn bị, tạo lập mối quan hệ, thu
thập thông tin, làm sang tỏ vấn đề và tổng kết ghi chú các thông tin để phân tích trong việc lập
kế hoạch hành động.
- Đến thăm gia đình tại nhà (nếu cầb thiết và được phép): trong trưồng hợp vấn đề của
than chủ lien quan đến gia đình họ và NVXH cảm tấhy cần có thông tin từ những người trong
gia đình cảu than chủ thì nên thu xếp đến thăm gia dình họ tại nhà. Khi đến thăm tại nhà thì
nâhn viên có thễ quan sát về hòan cảnh gia đình, lấy them thông tin xác thực tứ các nguồn khác
nhau và có them khái niệm về môi trường sống của than chủ.
- Thụ lý, lưu giữ các tài liệu, hồ sơ cá nhân: trong miỗi trường hợp NVXH nên ghi chu`
các tài liệu, thông tin và dữ kiện về than chủ và vấn đề. Mỗi một trưởng hợp nên lập một hồ sơ
để theo dõi tiến trình làm việx và đề có thông tin nếu chuyển giao than chủ cho các dịch vụ
khác.
- Tổng kết – chẩn đoán: sau khi tiếp cận và tìm hiểu rõ những yếu tố cảu vấn đề và về than
chủ, NVXH tổng kết các thông tin và phân tích để đưa ra kết luận chẩn đóam. Kết luận này sẽ
là nền tảng để lập kế hoạch hành động giúp than chủ.
* Nội dung của việc nhận diện vấn đề
Trong quá trình nhận diện vấn đề, tất cả các thông tin về than chủ, những người liên hệ
với vấn đề và bối cảnh của tình huống đều có tầm quan trọng. nội dung cụ thể còn tùy thuộc
vào tính cách của vấn đề. Sau đây là một số thông tin cần thiết để xác định nhu cầu của đối
tượng và các nguồn hỗ trợ:
- Thông tin về vấn đề hiện nay cần giải quyết của thân chủ: tình huống của vấn đề, có
những ai trong tình huống, đã kéo dài bao lâu, có mức trầm trọng như thế nào
- Thông tin tổng quát về than chủ và những người liên quan đến trường hợp: tiểu sử gia
đình, trình độ văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế, tiếm năng…
- Thông tin về môi trường sống hiện tại của đối tượng và những người có liên quan đến
thân chủ và vấn đề hiện nay. Trong môi trường sống cũng bao gồm thông tin về những nguồn
hỗ trợ cho tâhn chủ
- Nguồn giời thiệu hoặc chuyển giao: ai là ngườo giới thiệu than chủ đến NVXH và tại sao
lại giới thiệu

15
- Thông tin về than chủ qua các biểu hiện phi ngôn ngữ, cách ăn mặc, dáng điệu, cử chỉ,
hành động, lối giao tiếp, dáng đi đứng
- Hợp đồng giữ bí mật hồ sơ cho thân chủ: than chủ cần biết rằng những vấn đề được đề
cập đến sẽ được giữ bí mật vì mỗi cá nhân phải có quyền được tôn trọng chuyện riêng của họ
- Các giấy tờ tài liệu, hồ dơ than chủ: nếu đây là một vấn đề kéo dài một thời gian thì các
thông tin vể yiểu dử rất quan trọng trong việc trị liệu hoặc giúp đỡ than chủ. Ví như ngưiời bị
bệnh tâm thần được trị liệu thuốc qua một thời gian thì nhân viên cần phải có thông tin về loại
thuốc đã sử dụng và quá trình bệnh.
* Phương pháp nhận diện vấn đề
Hiện nay trong ngành CTXH có nhiều phuơng pháp nhận diện vấn đề khác nhau, tùy
thuộc vào than chủ và mục đích của tiến trình giúp đỡ. Sau đây là một số phương pháp:
- Vấn đàm: là cuộc tiếp cận giữa thân chủ và NVXH. trong quá trình này nhân viên là
người chủ động để tiến hành cuộc tiếp cận, để thu thập những thông tin cần thiết theo quan
điểm của nhân viên
- Quan sát: là họat động của NVXH trong quá rèinh tiếp cận. nhân viên có tể thu thập
nhiều thông tin về than chủ thông qua những biểu hiện phi ngôn ngữ. nhân viên cũng có thể
quan sát than chủ trong lúc đối tượng tác động qua lại với những người xung quanh để hiểu
thêm các mối quan hệ của thân chủ. Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong trưồng hợp
thân chủ sống trong môi trường tập thể và nhân viên có thể quan sát dễ dàmg.
- Tham khảo tài liệu, hổ sơ: là họat động của NVXH để thu thập các thông tin một cách
gián tiếp về than chủ
- Trắc nghiệm: là cách thu tậhp thông tin về thân chủ thông qua kết qủa các trắc nghiệm
than chủ thực hiện. than chủ trả lời một số câu hỏi đã được sọan thảo sẵn qua giấy bút. Nhân
viên sẽ tham khảo những câu trả lởi để thêm thông tin về than chủ. Loại phương pháp này
được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực nhận diện tâm lý của thân chủ và áp dụng nhiều với trẻ
em qua hình vẽ.
- Đánh giá tình trạng tâm thần: là một phương pháp sử dụng với người bệnh tâm thần để
nhận định tình trạng tâm thầnh của họ trong những lĩnh vực như tri giác, trí nhớ, chức năng và
họat động
Sau đây là một số lĩnh vực cần xác định trong quá trình nhận diện vấn đề của NVXH:
- Tất cả các vấn đề mà TC cảm thấy cần phải giải quyết
- Mối quan hệ của các vấn đề trong cuộc sống hiện tại của thân chủ
- Các nhu cầu và các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu của thân chủ trong trường hợp
- Những người có quan hệ trong những vấn đề hiện tại của thân chủ
- Tiềm năng của thân chủ vả các nguồn hỗ trợ trong môi trường sống của thân chủ
- Những phương án đã được thân chủ sử dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả và hạn chế
của những phương pháp đó
16
- Các yếu tố có thể hỗ trợ và hạn chế việc giải quyết vấn đề của thân chủ
- NVXH giúp TC kể lại câu chuyện, mô tả vấn đề theo kinh nghiệm đang có, cảm nhận và
suy nghĩ của họ
- Giúp làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề (ai có liên quan, các khía cạnh của MTXH)
- NVXH phải quan tâm đến cả con người và bối cảnh xã hội của vấn đề, tức là mối tương
tác giữa con người và môi trường xã hội
- NVXH sử dụng kỹ năng tập trung lắng nghe, kỹ năng làm sáng tỏ, phản hồi (giúp TC
xác định rõ vấn đề và hiểu hòan cảnh của mình)
- NVXH thể hiện sự thấu cảm của mình (chấp nhận, hài lòng, dấn thân, quan tâm vô điều
kiện, cởi mở, tự nhiên, chân thành)
- NVXH đánh giá hoàn cảnh, đánh giá khả năng của TC trong cách đối phó với vấn đề và
xác định vấn đề

17
BẢNG NHẬN DIỆN (ĐÁNH GIÁ) VẤN ĐỀ
(Tổng quát cho một đối tượng)
1. Thông tin tổng quát: Ngày…………………………..
Tên ……………………………………………………………………………
Tuổi…………………………………………………………………………...
Ngày sinh……………………………………………………………………...
Nơi sinh sống………………………………………………………………….
Hoàn cảnh gia đình (vợ, chổng, con cái, bao nhiêu người trong gia đình)…...
Trình độ học vấn……………………………………………………………...
Hòan cảnh sống (kinh tế, xã hội, gia đình)……………………………………
Giới thiệu bởi…………………………………………………………………
Lý do được giới thiệu hay chuyển giao……………………………………….
2. Vấn để hiện nay (vấn đề đưa đến việc tìm giúp đỡ)……………………….
Vấn đề khó khăn hiện nay theo quan điểm của thân chủ…………………….
Vấn đề khó khăn hiện nay theo quan điểm của người lien hệ (nhân viên giới thiệu, gia đình)
……………………………………………………………….
Vấn đề này có ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác trong cuộc sống cũa thân chủ như thế
nào?..............................................................................................
Quá trình, tiểu sử của vấn đề (bắt đầu từ bao giờ, bao nhiều lần, có tiến triển gì)
…………………………………………………………………………….
Những biện pháp đã dủng để giải quyết vấn đề……………………………..
- Ghi chú: một vài yếu tố lien quan
Nhận diện vấn đề gia đình
Vấn đề hiện tại cần giải quyết
1. Những thảnh viên trong gia đình có mặt trong buổi tiếp cận đánh giá
2. Môi trường sống của gia đình: nhà ở, khu vực, xóm, phường
3. Tình trạng kinh tế, xã hội của gia đình
4. Tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình
5. Một số đặc điểm của gia đình:
6. Cấu trúc gia đình, vai trò và mối quan hệ giữa các thành viên trong vấn đề hiện tại
7. Các thành viên trong gia đình cảm nghĩ như thế nào về vấn đề hiện tại
8. Gia đình đã làm gì để ứng phó với vấn để khó khăn hiện tại
9. Đã đạt hiệu quả hay thất bại nào
10. Nguồn hỗ trợ trong gia đình
11. Nguồn hỗ trợ bên ngoài gia đình
12. Những phương án giải quyết vấn đề của mỗi thành viên trong gia đình vả toàn gia đình

18
c. Thu thập thông tin
Đây là tiến trình thu thập các dữ liệu để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của TC. Mục
đích của cuộc thu thập dữ kiện này là để giúp NVXH thử làm một chẩn đoán về cá nhân trong
tình huống và trên cơ sở đó lên một kế hoạch trị liệu.
* Thông tin cần thu thập
- Thông tin vấn đề hiện nay cần giải quyết của TC: vấn đề được bắt đầu khi nào
- Thông tin tổng quát về TC và những người liên quan: tiểu sử gia đình, trình độ văn
hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, tính tình, tiềm năng…
- Thông tin về môi trường sống hiện tại của TC và những người xung quanh
- Đã có những can thiệp gì trước đó
- Vấn đề nếu không được giải quyết sẽ gây ra hậu quả gì cho TC
- Có thể huy động nguồn lực nào để giải quyết vấn đề
- Nguồn giới thiệu hay chuyển giao
- Các biểu hiện phi ngôn ngữ: cách ăn mặc, dáng điệu, cử chỉ, hành động, dáng đi, cách
giao tiếp…
- Giữ bí mật hồ sơ của TC
- Các tài liệu, hồ sơ cá nhân TC.
* Các nguồn thu thập thong tin:
NVXH có thể thu thập thông tin về trường hợp của TC qua các nguồn sau đây:
- Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp.
- Những người có quan hệ như các thành viên trong gia đình, bạn bè, bác sĩ, giáo viên,
đoàn thể, cơ quan của anh ta v.v...
- Tài liệu, biên bản liên quan đến vấn đề (trường hợp phạm pháp)
- Các trắc nghiệm tâm lý, thẩm định về tâm thần học để xác định mức độ của chức năng
xã hội của anh ta.
- Nghiên cứu hồ sơ (nếu do cơ quan khác chuyển tới)
Những thông tin ban đầu có thể chưa hoàn toàn chính xác, sự tương phản hay sai lệch
cần được làm sang tỏ hay cần được kiểm chứng lại với TC, có thể do quá trình truyền thông
không tốt hay do TC trong tình trạng đắn đo, không tỉnh táo. Vì vậy, NVXH cần hỗ trợ TC từ
từ nhìn nhận rõ lại vấn đề và điều chỉnh thông tin.
d. Phân tích, đánh giá, chẩn đoán/ xác định vấn đề
Chẩn đoán là xác định trọng tâm của vấn đề dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được
ở giai đoạn trước.
Những vấn đề cần tìm hiểu để chẩn đoán, bao gồm:
- Nội dung vấn đề do thân chủ trình bày.
- Các chi tiết về TC và tất cả các thành viên trong gia đình: Tên, giới tính, tuổi..
- Chân dung gia đình:
19
+. Nhà cửa, đồ đạc, hàng xóm
+ Tổ chức sắp xếp trong nhà
- Tình trạng kinh tế:
+ Nguồn và số thu nhập
+ Công việc làm
+ Tiền bạc được sử dụng như thế nào.
- Hành vi sức khỏe:
+ Các vấn đề sức khỏe (có ai bị bệnh gì, ốm, suy dinh dưỡng...)
+ Thói quen về sức khỏe (họ đi bịnh viện hay thầy cúng, gia đình giải quyết vấn đề sức
khỏe của mình như thế nào).
- Chăm sóc và giáo dục trẻ em
+ Cách chăm sóc
+ Phương pháp tập luyện
+ PP giáo dục
- Các mối quan hệ trong gia đình:
+ Quan hệ vợ chồng
+ Quan hệ cha mẹ - con cái
+ Quan hệ anh em
Sự đoàn kết và liên đới của gia đình
- Hành vi của cá nhân và sự thích nghi: Mô tả đại nét về từng người
- Các vấn đề khác
+ Tham gia vào các tổ chức, nhóm, chính thức và phi chính thức (tổ dân phố, hợp tác
xã, nhóm bạn v.v...).
+ Việc sử dụng tài nguyên cộng đồng: trường học, nhà thờ, bệnh xá, tổ chức vui chơi
giải trí v.v...
- Tiềm năng của TC và các nguồn hỗ trợ trong môi trường sống của TC
- Những giải pháp đã được TC sử dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả và hạn chế của
chúng
- Các yếu tố có thể hỗ trợ và hạn chế việc giải quyết vấn đề của TC
Từ những dữ kiện trên NVXH sẽ thẩm định xem:
- Khả năng của gia đình để giao dịch với những người và tổ chức xung quanh.
- Điểm mạnh và điểm yếu của chức năng hoạt động của gia đình.
- Các yếu tố nhân cách có thể phát huy hay hạn chế chức năng của gia đình.
Trên cơ sở xác định được nguyên nhân, tính chất vấn đề, cần xác định những điểm
mạnh và yếu trong hệ thống các quan hệ của TC và TC. Kết hợp với vẽ biểu đồ thế hệ và sinh
thái để làm rõ thêm vấn đề.

20
NVXH cùng TC phân tích, xác định các trạng thái, cảm nhận, sự kiện, tình huống để giúp
TC chủ động nhận diện tâm tư, ước muốn, vấn đề của cá nhân họ. NVXH cần xác định rõ các
điểm mạnh và giới hạn của TC. Cần có thời gian và khoảng cách để TC nhìn lại chính bản thân
họ.
Đánh giá cá nhân
- NVXH xem xét các mặt mạnh và yếu của thân chủ (như mặt mạnh: có sức khỏe, có hiếu,
hiểu biết vấn đề…; mặt yếu: đánh giá thấp bản thân, không được đi học, thiếu kỹ năng, thiếu
mối quan hệ…), hòan cảnh, tâm trạng, nhân thức, mong đợi.
- NVXH cùng với TC phân tích, xác định vấn đề khách quan các trạng thái, cảm nhận, sự
kiện, tình huống
- NVXH cùng TC vẽ biểu đồ gia đình và biểu đồ sinh thái của TC để phân tích những
yếu tố kinh tế, gia đình, tâm lý và những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hòan cảnh sống của
TC.
Biểu đồ gia đình (hệ thống trung mô)
Chú thích:

Nam:

Nữ:
Mất:
Quan hệ tốt:
Quan hệ không tốt:
Không quan hệ, ly dị, ly thân:
Không kết hôn hợp pháp:

21
Biểu đồ sinh thái:

Nội Ngoại

Việc làm
Hàng xóm

Giải trí
Bạn bè
THÂN
CHỦ
Tôn giáo

Dịch vụ xã hội
Chính quyền
địa phương
Y tế

Đòan thể
Trường học

Chú thích:
Trước có quan hệ, sau không còn:
Ít quan hệ:
Quan hệ 2 chiều:
Nếu không có đường kẽ đến thân chủ thì tức là không có quan hệ
e. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn lên kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên sự chẩn đoán chi tiết giai đoạn
trước, NVXH giúp TC hướng tìm lối thoát của mình. Giai đoạn này nhằm:
* Xác định mục đích trị liệu:
- Xác định nhu cầu, mục đích của TC: TC mong muốn gì? Cần giải pháp gì? Cần gì cho
giải pháp đó?
- NVXH cân nhắc mục đích, xem xét tính khả thi của các mục đích đó
. Xem xét khả năng đáp ứng của cơ quan xã hội và các nguồn hỗ trợ khác
. Đối tượng và NVXH thống nhất mục đích
- Việc lựa chọn mục đích phụ thuộc vào:
+ Mục đích đó có đáp ứng có đáp ứng nhu cầu TC hay không
+ Đó có phải là mục đích cần thiết hay không
+ Nó có mang tính khả thi không
+ Có dựa trên cơ sở dịch vụ, điều kiện hiện có hay không
- Mục đích của trị liệu gồm:
22
+ Thay đổi hay cải thiện hòan cảnh của TC bằng cách hỗ trợ về nguồn lực (tài chính,
việc làm…)
+ Thay đổi môi trường sống hay cải thiện mối quan hệ xã hội, gia đình; giúp TC thay
đổi thái độ hành vi (gởi trẻ bị bạo hành đi nơi khác hay giải quyết mâu thuẫn trong gia đình)
- Yêu cầu của mục tiêu:
+ Mục tiêu phải mang tính tích cực, nêu lên công việc cụ thể giúp TC tự mình thực hiện
thay vì cấm đoán (gọi là dựa vào mặt mạnh của TC để xác định MT)
+ Mục tiêu mang tính điển hình, nghĩa là một hành động mà họ cần phải làm
+ Mục tiêu phải liên quan đến cuộc sống hiện tại của TC, nghĩa là hành động phải được
làm ngay sau khi gặp NVXH (đi học lại ngay)
+ Mục tiêu càng cụ thể càng tốt.
* Lựa chọn giải pháp
- Khi NVXH cùng với TC tiếp tục tìm hiểu sâu vấn đề thì các giải pháp khả dĩ có thể
xúât hiện. Có giải pháp có thể mâu thuẫn với giá trị của TC, của NVXH, với tổ chức mà
NVXH là người đại diện
NVXH và TC thảo luận từng giải pháp có được, các mặt thuận lợi và bất lợi và chọn giải pháp
mà TC ưng ý, đó là giải pháp phù hợp với nhu cầu, giá trị, khả năng của TC.
- Sau khi hai bên thống nhất các mục đích, mục tiêu hành động, NVXH sắp xếp thứ tự
quan trọng cái nào cần phải giải quyết trước, cái nào giải quyết sau
- Cân nhắc các yếu tố khả năng, điều kiện hỗ trợ cho phép, các giá trị, nguyên tắc của cá
nhân, cơ sở cũng như cộng đồng
- Đưa ra các giải pháp khác nhau với mục đích:
+ Để lựa chọn cái tốt nhất
+ Để phòng ngừa khi có những thay đổi đột xuất
+ Xác định các yếu tố cần thiết khác: thời gian, địa điểm, tài chính…
+ Xác định phương pháp theo dõi quá trình tiến hành
* Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn phương cách trị liệu:
+ Tính chất của vấn đề
+ Năng lực có được để giải quyết
+ Động cơ, năng lực và sự tự nhận thức của đối tượng
Trong giai đoạn này, TC nắm vai trò chủ động tham gia và đây cũng là cơ hội để
NVXH tìm hiểu được nhiều hơn về TC.
* Xác định các yếu tố cần thiết khác: thời gian và địa điểm, tài chính…
Khi lên một kế hoạch trị liệu, NVXH cần phải dự đoán trước xem chương trình hành động sẽ
diễn ra trong bao lâu, địa điểm thực hiện ở đâu, cần những chi phí gì, khoảng bao nhiêu
* Xác định phương pháp theo dõi tiến trình tiến hành

23
NVXH cần lập trước kế hoạch theo dõi bao gồm cách thức, phương tiện theo dõi: làm thế nào
để theo dõi được công việc có diễn ra trôi chảy hay không, kết quả đến đâu
f. Thực hiện kế hoạch
Đó là tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp đỡ cá nhân có vấn đề dựa
trên kế hoạch trị liệu đã đưa ra. Đó là giải tỏa hay giải quyết một số vấn đề trước mặt và điều
chỉnh những khó khăn với sự công nhận và tham gia của TC. Có khi mục tiêu chỉ là giữ không
cho tình huống trở nên xấu hơn, giữ vững hiện trạng, giữ mức độ hoạt động tâm lý XH của TC
thông qua các hỗ trợ vật chất và tâm lý.
Để thực hiện được kế hoạch đã đề ra, NVXH có thể triển khai các hoạt động:
- Cung cấp một dịch vụ cụ thể.
- Cải tạo môi trường và trị liệu trực tiếp mà ngày nay người ta gọi là tham vấn. Tham
vấn cá nhân được sử dụng một mình nó như một cách trị liệu hay kết hợp với một cách
tiếp cận khác.
Tham vấn (TV) là một loạt vấn đàm mà NVXH thực hiện với TC. Mục đích của TV là
củng cố các thái độ có lợi cho sự gìn giữ cân bằng về tình cảm, cho các quyết định xây dựng,
cho sự tăng trưởng và đổi mới. TV nhằm vào hoàn cảnh trước mắt cần được giải quyết. Trong
giai đoạn này, TC càng phải nỗ lực tham gia vào giải quyết vấn đề của chính mình, họ vừa là
người chèo chống vừa định hướng mục tiêu.
Công cụ của trị liệu là mối quan hệ NVXH - TC, vấn đàm, triển khai các tài nguyên xã
hội, vật chất, áp dụng chính sách và tài nguyên của cơ quan xã hội và nối kết với các tài
nguyên của cơ quan và cộng đồng khác.
Khả năng đáp ứng của TC đối với tiến trình trị liệu sẽ phụ thuộc vào tâm - thể trạng của
anh ta, nhân cách đã hấp thụ một nền văn hóa đặc biệt của anh ta, sự tự ý thức về bản thân của
anh ta và các tài nguyên và cơ hội anh ta có thể có.
Vai trò của NVXH là người định hướng, hỗ trợ, đánh giá lại với TC những cái họ đạt
được, là chỗ dựa tinh thần động viên họ thực hiện các hoạt động, đặc biệt NVXH không làm
thay cho TC.
Những khó khăn thực sự nổi lên trong giai đoạn này, do vậy đòi hỏi NVXH phải sử
dụng và phát huy kỹ năng chuyên môn của mình để hỗ trợ TC tiếp tục hay tìm một hướng mới.
Tiến độ của quá trình trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng của TC, tâm lý, thể
trạng, cách đánh giá của bản thân họ cũng như các tài nguyên, cơ hội mà TC đang có.
g. Lượng giá các hoạt động
Là động tác nhằm xác định xem sự can thiệp của NVXH hay trị liệu có đem lại kết quả
mong muốn không. Lượng giá được thực hiện thỉnh thỏang trong quá trình trị liệu để giúp TC
tự mình xem cuộc trị liệu có giúp gì cho anh ta không. Kết quả lượng giá sẽ nêu lên nhu cầu
sửa đổi hay thích nghi. Lượng giá cũng giúp NVXH xác định xem mục đích mục tiêu đề ra đạt
được đến mức nào để điều chỉnh trị liệu.
24
Chỉ có thể lượng giá tốt khi các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo đạt trên cơ
sở thông tin đầy đủ. Ngoài ra, NVXH, TC và những người cùng giúp đỡ khác (ví dụ như bác
sĩ, nhà tâm lý) phải cùng tham gia việc lượng giá khi cần thiết.
- Những vấn đề cụ thể cần xem xét khi lượng giá:
+ Các mục đích, mục tiêu có đạt được hay không? Mức độ đạt được thế nào?
+ Hoạt động nào đưa đến kết quả mong muốn, hoạt động nào không và tại sao?
+ Ai đã tham gia vào các hoạt động? Mức độ tham gia?
+ Phương pháp nào đã được sử dụng? Kết quả của mỗi phương pháp?
+ Các nguồn hỗ trợ nào đã được sử dụng? Sử dụng như thế nào?
- Một số vấn đề cần chú ý khi lượng giá:
+ Hoạt động lượng giá có thể thực hiện khi tiến trình giúp đỡ đang diễn ra
+ Lượng gía có thể thực hiện sau khi hoàn thành tiến trình giải quyết vấn đề
+ Lượng giá có hiệu quả và chính xác khi các mục tiêu đề ra rõ ràng, thông tin đầy đủ,
chính xác và lấy được từ nhiều nguồn
+ Cuối giai đoạn lượng giá cần tổng hợp, rút kinh nghiệm, đề xuất cải tiến
- Lưu ý trước khi chấm dứt:
+ “Nới lỏng” mối quan hệ giữa TC và NVXH
+ Cùng TC đánh giá, xem xét lại toàn bộ công việc đã làm
+ Nhấn mạnh những thành tích mà TC đã đạt được để động viên, khuyến khích họ, giúp
họ có thêm sức mạnh để đối phó với những khó khăn có thể về sau.
- Tiếp tục hay chấm dứt: Nên tiếp tục trị liệu khi các cuộc lượng giá định kỳ cho thấy có
sự tiến bộ hay thay đổi nào đó. Nếu không có gì thay đổi hay thay đổi chậm có thể nên thay
đổi phương pháp; nếu có những thông tin mới hay NVXH có những suy nghĩ mới, thì nên bổ
sung các phương thức trị liệu.
+ Kết thúc là chấm dứt mối quan hệ NVXH - TC và xếp hồ sơ.
+ Chấm dứt khi dịch vụ của cơ quan đã hoàn tất, mục đích đạt được, hoặc TC được
chuyển đến một cơ quan khác và sự hiện diện của NVXH không còn cần thiết.
+ TC có thể muốn chấm dứt hay NVXH nghĩ rằng tiếp tục cũng không đạt được thêm
kết quả nào.
Có những trường hợp can thiệp trong cơn khủng khoảng thì không cần kéo dài thời
gian.

25
II. MẪU TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI THÂN CHỦ
1. Tiếp cận thân chủ
(Mục đích, ai giới thiệu, thời gian, địa điểm, nội dung…)
2. Nhận diện vấn đề ban đầu của TC: (qua tiếp xúc cách ăn mặc, hành động, cử chỉ, tính
cách…hay qua vấn đàm với TC và những người liên quan, qua vãng gia, qua hồ sơ…). Từ đó
nhận diện vấn đề TC đang gặp phải
3. Thu thập thông tin
3.1. Thông tin về vấn đề hiện nay cần giải quyết của TC
3.2 Thông tin tổng quát về thân chủ và những người liên quan
(giới tính, tuổi, ngày sinh, nơi sinh, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập, điểm
mạnh, điểm yếu…)
Hệ Tên Tuổi Ngày Nơi Học Nghề Thu Tình Điểm Điểm
thống sinh sinh vấn nghiệp nhập trạng mạnh yếu
hôn
nhân

3.3 Thông tin về môi trường sống hiện tại của TC và những người liên quan:
- MT gia đình (vẽ sơ đồ thế hệ)
- MT xã hội: hàng xóm, chính quyền địa phương, trường học, bệnh viện…
(Vẽ sơ đồ sinh thái)
3.3 Nguồn giới thiệu hay chuyển giao
3.4 Các biểu hiện phi ngôn ngữ: ( ăn mặc, dáng điệu, cử chỉ, cách giao tiếp…)
3.5 Nhu cầu của thân chủ (theo tháp nhu cầu của Maslow)
4. Đánh giá chẩn đoán
4.1 Vấn đề khó khăn hiện nay theo quan niệm của thân chủ
4.2 Vấn đề khó khăn theo quan niệm của những người liên hệ (nhân viên giới thiệu, gia
đình…)
4.3 Vấn đề này có ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác trong cuộc sống của TC như thế nào?
4.4 Các nhu cầu và các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu của TC?
4.5 Những người có quan hệ với vấn đề hiện tại của TC?
4.6 Tiềm năng của TC và các nguồn hỗ trợ trong MT sống của TC?
4.7 Qúa trình, tiểu sử của vấn đề (bắt đầu tư bao giờ, bao lâu, có tiến triển gì…)
4.8 Những biện pháp nào đã được TC sử dụng để giải quyết vấn đề? Hiệu quả và hạn chế của
chúng?
5. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Vấn đề Mục Thời Các hoạt động Kế hoạch thực hiện Tiêu chí
26
đích gian các hoạt động đánh giá
Thân chủ NVXH
1
2
6. Thực hiện kế hoạch
* Sau khi đã lên kế hoạch. Nhân viên CTXH, TC và các thành phần tham gia cũng nhau thực
hiện hế hoạch.
* Nhân viên CTXH cần phải chú ý đến những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch.
Những tình huống bất ngờ xảy ra.
6.1. Lưu ý đối với Nhân viên CTXH
- Thời gian: Có thể thay đổi do nhiều yếu tố.
- Kỹ năng: Không nên vận dụng máy móc các kỹ năng.
- Thái độ: Luôn luôn tôn trọng TC, tỏ ra quan tâm đến tình trạng của TC.
- Chuẩn bị các tình huống phát sinh có thể xảy ra.
6.2. Đối với thân chủ
6.3. Đối với gia đình thân chủ
6.4. Đối với chính quyền địa phương, cộng đồng
7. Lượng giá các hoạt động
* Lượng giá diễn ra trong suốt tiến trình CTXH với thân chủ
* Mục đích:
* Lượng giá ai?
- Lượng giá về Nhân viên CTXH
- Lượng giá về thân chủ
3. Thực hành các trường hợp cụ thể theo tiến trình giải quyết vấn đề
Chia nhóm, mỗi nhóm xây dựng 1 trường hợp cụ thể. Lên kế hoạch giải quyết.

27
Chương 4: NHỮNG CÔNG CỤ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
CTXH là một ngành khoa học ứng dụng, để có thể giúp các đối tượng của mình theo
nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, NVXH nếu chỉ có kiến thức thì chưa đủ mà còn có các
công cụ hay kỹ năng nghề nghiệp.
I. Khái niệm công cụ công tác xã hội cá nhân
Thuật ngữ “công cụ” được hiểu theo hai nghĩa:
- Một phương tiện tiếp xúc với cái gì hay 1 phương tiện tiếp cận với cái gì đó.
Những công cụ CTXHCN là những phương tiện tiếp xúc với TC hay đó là những
phương tiện tiếp cận thông tin về TC, gia đình và vấn đề của anh ta. Với ý nghĩa này có thể áp
dụng cho các công cụ của CTXHCN như: Quan sát, lắng nghe
- Một phương tiện truyền tải năng lượng hay sức mạnh cho cái gì. Ý nghĩa này chỉ phục
vụ cho 3 công cụ là vấn đàm, mối quan hệ và vãng gia như những cách truyền thông tin, kiến
thức và sự trợ giúp
II. Ý nghĩa của công cụ công tác xã hội với cá nhân
1. Thu thập thông tin trực tiếp về thân chủ
Thông tin này có được từ chính những điều TC nói.
2. Thu thập thông tin gián tiếp
Thông tin gián tiếp về thân chủ được thu thập qua truyền thông không bằng lời của TC
và thỉnh thoảng từ những điều mà TC bỏ sót không nói.
Thu thập thông tin gián tiếp áp dụng phần lớn công cụ quan sát và trong bối cảnh là áp
dụng công cụ lắng nghe.
3. Đem đến sự giúp đỡ cho thân chủ
Chỉ áp dụng công cụ vấn đàm, mối quan hệ và vãng gia.
III. Các công cụ của công tác xã hội cá nhân
1. Lắng nghe
a. Khái niệm
Lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Chúng ta không chỉ lắng nghe bằng
tai mà cả bằng mắt để hiểu điều người khác muốn nói với chúng ta. Vì vậy, lắng nghe là một
công cụ cơ bản của CTXHCN cũng là của NVXH. Lắng nghe tích cực, chú tâm là kỹ năng mà
NVXH phải quan tâm, thậm chí phải rèn luyện. Mục đích của lắng nghe là hiểu lời nói, cảm
nghĩ của người nói càng chính xác càng tốt, việc tập trung tinh thần để lắng nghe là cần thiết.
Người nghe phải chú ý đến những điều được nói ra và cả những điều không được nói ra. Lắng
nghe vì vậy đã trở thành một hoạt động được thực thi một cách có ý thức đối với NVXH, hơn
thế nó trở thành một khía cạnh thực hành nguyên tắc chấp nhận.
- Nghe tích cực bao gồm nghe được lời nói, tiếp nhận những thông tin không bằng lời
và đáp ứng thỏa đáng cho cả hai với mục đích:

28
+ Thông tin với người khác với sự nồng nhiệt, tiếp nhận những thông tin không bằng lời
và chúng ta hiểu, sẵn sàng giúp đỡ người đó.
+ Làm cho người khác tự hiểu mình hơn
- Sử dụng thích đáng nghe tích cực trong tư vấn đối tượng sẽ mang lại kết quả tốt cho
mối quan hệ giúp đỡ
- Để lắng nghe một cách đầy đủ, NVXH không chỉ thụ động nhận thông tin mà phải là
người chủ động tham gia trong quá trình trao đổi thông tin. NVXH tâp trung hoàn toàn sự chú
ý của mình vào quá trình giao tiếp, nghe bằng cả trực giác cũng như bằng khả năng suy nghĩ
của mình để khiến TC bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
- Sử dụng công cụ lắng nghe tích cực khi:
+ Đối tượng nói là họ có vấn đề
+ NVXH thật sự chấp nhận, muốn giúp đỡ khách quan với đối tượng
+ NVXH tin là TC có thể tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của họ.
- Cách phản hồi khi lắng nghe tích cực:
+ Anh/ chị có quyền cảm thấy cách anh/ chị làm
+ Tôi tôn trọng anh/ chị là một con người
+ Tôi thực sự muốn nghe quan điểm của anh/ chị
+ Tôi không muốn phán xét anh/ chị, cảm giác của anh/ chị thuộc về anh/ chị
+ Tôi tin anh/ chị xử lý được cảm giác của mình, tự giải quyết vấn đề của mình
- Kết quả của lắng nghe tích cực:
+ Gíup đối tượng xác định được vị trí của chính mình
+ Làm cho đối tượng cảm thấy là NVXH không cố làm thay đổi họ
+ Động viên đối tượng tiếp tục giao tiếp, chia sẻ cảm giác của họ
+ Dễ dàng cho việc định hướng, tự chịu trách nhiệm
+ Gíup TC giải tỏa và giải phóng được mình khỏi sự kiềm tỏa của người khác
+ Phát triển mối quan hệ và gần gũi
b. Những trở ngại đối với lắng nghe
* Sự xao nhãng
Sự xao nhãng làm người nghe không còn lắng nghe tích cực nữa. Có những sự xao
nhãng từ bên ngoài dướì hình thức tiếng ồn ào trong môi trường xung quanh và người khác nói
chuyện. Có những xao nhãng nội tâm là những ý nghĩ riêng của người nghe có dính dáng hay
không dính dáng đến người nói và chủ đề của người nói. Cũng có thể thỉnh thoảng những phát
biểu của đối tượng đưa NVXH hồi tưởng lại những kinh nghiệm tương tự để trí óc bay tận đâu
đâu không chú ý nữa.
Có nhiều trường hợp những thành kiến về đối tượng hay về câu chuyện mà họ nói tới
xâm chiếm trung tâm chú ý trong óc người nghe, vì thế chi phối việc lắng nghe. Điều này
thường xảy ra trong cuộc vấn đàm khi NVXH đã có những lần tiếp xúc trước đó với thân chủ.
29
* Sự lo âu
Sự lo âu của NVXH đối với TC cũng là trở ngại cho việc lắng nghe tốt. Chẳng hạn, khi
người nghe quá lo lắng làm sao cho có sự đáp ứng thích hợp với người nói thì trí óc của họ bị
bận tâm với cách đối phó. Đây là trở ngại thường xảy ra trong cuộc gặp gỡ giữa NVXH và TC,
khi NVXH lo làm sao lấy được lòng tin của TC. VD: 1 NVXH lo lắng về việc thấu cảm với
TC có thể cân nhắc trong đầu những lời lẽ khác nhau và những cách thể hiện sự thấu cảm trong
khi TC đang trình bày, vì thế thay vì tập trung vào lời nói của TC, NVXH lại tập trung chú ý
vào cái mà mình sẽ đáp ứng. điều này thường xảy ra với NVXH ít kinh nghiệm trong cuộc
sống, trong chuyên môn.
* Nghe có chọn lọc
Nghe có chọn lọc là một trở ngại nữa cho lắng nghe tích cực. Đó là khuynh hướng chỉ
nghe những gì mà người ta thích nghe hoặc người ta cần nghe theo ý chủ quan của mìnhh.
Trong một cuộc nói chuyện bình thường, một lượng đáng kể những thông tin được nói đến bị
để ra ngoài tai cũng vì nghe chọn lọc. NVXH cũng có thể bỏ ra ngoài tai một cách có ý thức
hay không có ý thức khi những chuyện nói ra là những chuyện đau buồn hay không thú vị hay
do cách trình bày của TC vòng vo, dài dòng.
c. Những kỹ năng lắng nghe hiệu quả
- NVXH nên nhìn thẳng TC khi nói chuyện. Mắt nhìn mắt khiến NVXH hướng sự chú ý
về thể chất và tinh thần của mình về TC.
- Nơi tổ chức cuộc vấn đàm nên là nơi yên tĩnh, ít có sự phân tán từ bên ngoài
- Không được để định kiến chi phối khi vấn đàm với TC.
- Dẹp bỏ qua một bên tâm trạng lo âu, e ngại khi vấn đàm với TC
- Chú ý lắng nghe bất kỳ điều gì TC nói, không được lơ đễnh và lắng nghe có chọn lọc
- Có khả năng suy nghĩ và phán đoán logic các thông tin của TC để giúp NVXH hiểu rõ
những gì TC nói. Biết đặt câu hỏi những vấn đề TC bỏ qua.
2. Quan sát
a. Khái niệm
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống trong bối cảnh của
CTXHCN. Mục đích của quan sát là để hiểu được TC và hoàn cảnh của TC.
Cùng với lắng nghe tích cực thì quan sát cũng đặc biệt quan trọng trong công tác tư vấn, qua
quan sát có thể hiểu được những hành vi bằng lời và không bằng lời.
NVXH phải có sự quan sát, nhận thức về những điều sau đây liên quan đến TC:
- Tổng quát vẻ bề ngoài
- Vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu
- Những tương tác, sắc thái tình cảm giữa TC và những người khác
- Diễn biến tâm lý bên trong

30
b. Các yếu tố cần quan sát
* Quan sát dáng vẻ bên ngoài
NVXH không khó khăn gì lắm trong việc chú ý đến dáng vẻ bề ngoài của con người
TC: áo quần họ mặc, mức độ sạch sẽ. Thông thường quần áo biểu thị cho tầng lớp xã hội của
TC. Qua những đặc điểm này NVXH có thể có những đánh giá đầu tiên về TC, có thể chính
xác hay chưa chính xác, vì vậy cần kết hợp các yếu tố khác.
- Biểu hiện qua nét mặt : Nét mặt con người đôi khi phản ánh những cảm nghĩ nội
tâm. Đối với NVXH thì biểu hiện qua nét mặt là cơ sở để quan sát. Những cảm nghĩ như buồn,
giận và thù địch không cần diễn đạt thành lời để biểu thị chúng vì có những dấu hiệu mách bảo
hiện trên khuôn mặt cho biết những cảm nghĩ che dấu.
Những tư thế, dáng điệu, giọng nói, cử động của cơ thể cũng đều có ý nghĩa.
- Những dấu hiệu của sự lo lắng, bất an : Nhiều đối tượng trong ngày đầu tiên đến
với cơ quan, tổ chức với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ không cảm thấy thoải mái, vd: họ chỉ
ngồi mép ghế vì cảm thấy xa lạ và căng thẳng. Họ không biết gì về công việc của NVXH và
những gì họ trông đợi ở cơ sở xã hội. Sức ép từ các vấn đề của họ và việc họ phải nói chuyện
với một người không quen biết làm tăng thêm sự bối rối, lúng túng nơi họ. Sự bối rối và căng
thẳng mà TC chịu đựng là tất yếu làm họ sốt ruột, bồn chồn và bất an. Cái cách họ ngồi và
phong cách họ tham gia vào câu chuyện với NVXH cần được quan sát cẩn thận để biết được
các biểu hiện cảm xúc của họ ra sao: căng thẳng hay thư giãn, tin cậy hay nghi ngờ, tập trung
hay không chú ý. Biết được những gì TC cảm nhận hay có được vài dấu hiệu về cảm nghĩ của
họ là rất có ý nghĩa cho việc giúp đỡ họ, nhờ đó NVXH có thể tự mình biết được cách đáp ứng
tốt nhất.
Có những TC tự mình khoát một bộ mặt khác bên ngoài để thử xem thái độ của NVXH,
đặc biệt đối với những trường hợp làm việc đối với TC là thanh niên ở các cơ sở giáo dục – lao
động, họ cố tình thể hiện sự thờ ơ, lãnh đạm trong khi NVXH lại cố gắng duy trì cuộc nói
chuyện. Thực chất sự thờ ơ, lãnh đạm của TC là tạo ra một sự cố gắng để thử thách sự đáng tin
cậy của NVHX.
- Ngôn ngữ cơ thể : Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được thể hiện qua cử động
của cơ thể để biểu lộ cảm nghĩ. Hiện tượng này được gọi là ngôn ngữ cơ thể và có thể kèm
theo hay không kèm theo ngôn ngữ không lời. Những điều nảy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là
truyền thông không lời, nhưng đó là truyền thông không tự ý hay sự truyền tải tín hiệu ngoài ý
muốn của người truyền đạt. Tín hiệu thông tin hầu hết là cảm xúc, cảm nghĩ. Người nói muốn
dấu giếm thông tin về cảm nghĩ mà anh ta trải qua, tuy thế thông tin vẫn cứ lộ ra. Chẳng hạn,
nước mắt tuôn trào tùy theo cường độ của cảm xúc, bất kể là người ta có lo bị người khác nhìn
ngó hay không. Tương tự như vậy, cảm xúc của cơ thể lộ ra trên nét mặt con người thì người
khác dễ dàng nhận ra cho dù chính người ấy lại không thấy được.

31
* Quan sát những gì ngoài những cái đã rõ
Những phạm vi quan sát của NVXH mở rộng ra ngoài những gì mình thấy ở TC, nghe
từ TC, những gì xảy ra giữa TC và những người khác kể cả những người trong gia đình. Có thể
ghi nhận thái độ từ những kiểu truyền thông của con người.
3. Vấn đàm
a. Khái niệm
Vấn đàm là một hình thức tác động giữa các cá nhân có ý thức với mục đích kế hoạch
cụ thể và nó đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp đặc biệt.
Vấn đàm trong CTXH là cuộc đối thoại trực tiếp giữa NVXH với một hay nhiều người
để thu thập thông tin, cung cấp thông tin nhằm đưa ra cách trị liệu, can thiệp hỗ trợ TC.
Một cuộc vấn đàm gồm thông đạt bằng lời và không bằng lời.
b. Mục đích của vấn đàm
Vấn đàm trong CTXH không phải là cuộc nói chuyện tình cờ, ngẫu nhiên mà là một
hoạt động nghề nghiệp của NVXH, bởi vì cuộc nói chuyện được hướng tới những mục đích cụ
thể hay mục đích tổng quát. Có thể là có một hay nhiều mục đích tùy theo từng trường hợp cụ
thể, tuy nhiên các mục đích chính thường là:
- Thu thập thông tin từ TC hay chia sẻ thông tin cho TC.
- Khảo cứu và đánh giá vấn đề của TC và tình huống liên quan
- Đưa ra sự giúp đỡ cho TC.
c. Yêu cầu của vấn đàm
Vấn đàm là hoạt động vừa là nghệ thuật vừa là một kỹ thuật đòi hỏi người thực hiện
phải có tay nghề (kiến thức và kỹ năng), biết cách liên hệ với người mình vấn đàm, quan sát
họ, lắng nghe người đó nói trong khi trả lời những câu hỏi về cá nhân và giải thích được phản
ứng của người mình vấn đàm.
Người thực hiện vấn đàm luôn luôn phải để ý đến giọng nói xúc động của người mình
vấn đàm. Người vấn đàm giỏi có sự nhạy cảm, khi tới điểm căng thẳng phải giúp cho người
mình vấn đàm bộc lộ được chứ không phải là ghìm lại những sự việc hay cảm giác đặc biệt.
Một cuộc vấn đàm cần phải:
- Có mục đích cụ thể
- Có kế hoạch (có sự chuẩn bị chu đáo về mục đích, nội dung cũng như tâm trạng của
người thực hiện cuộc vấn đàm và người được vấn đàm)
- Có phương pháp và kỹ năng (đi theo một tiến trình các bước nhất định: mở đầu, triển
khai, kết thúc)
Để cuộc vấn đề có hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp tác tích cực của cả hai phía: người
vấn đàm và người được vấn đàm. Phải chú ý một số yêu cầu sau:
- Có sự đồng cảm nhất là từ phía người vấn đàm
- Tôn trọng quyền được giữ bí mật và quyền tự chủ của đối tượng
32
- Mối quan hệ thiện cảm giữa đôi bên
d. Các loại vấn đàm
- Vấn đàm tiểu sử: là tìm hiểu các thông tin về tiểu sử đối tượng, hoàn cảnh gia đình,
điều kiện kinh tế, các vấn đề về sức khỏe, trình độ văn hóa, quan hệ xã hội
- Vấn đàm chẩn đoán: để thu thập mọi thông tin chi tiết về các yếu tố liên quan tới đối
tượng, về hoàn cảnh đặc biệt của đối tượng nhằm xác định vấn đề của họ là gì
- Vấn đề trị liệu: là loại vấn đàm nhằm tạo sự thay đổi bản thân đối tượng hay thay đổi
môi trường của đối tượng.
e. Các bước tiến hành một cuộc vấn đàm
* Giai đọan chuẩn bị
Trước khi vấn đàm NVXH cần chuẩn bị chu đáo mọi yếu tố liên quan hoặc các yếu tố
phục vụ cho cuộc vấn đàm:
- Xác định mục đích của cuộc vấn đàm: nhằm thu nhận thông tin hay cung cấp thông tin
trị liệu
- Nắm vững bản chất của cuộc vấn đàm
- Chuẩn bị về thời gian cho cuộc vấn đàm (đưa ra một cuộc hẹn trước, trong đó chú ý
khoảng thời gian cần thiết để thực hiện cuộc vấn đàm)
- Chuẩn bị địa điểm
- Chuẩn bị các câu hỏi
- Chuẩn bị các phương tiện để lưu giữ thông tin: giấy, bút, máy ghi âm…
- Nên tìm hiểu thông tin về TC qua các nguồn thông tin khác
* Giai đọan mở đầu
- Chào hỏi TC
- Làm quen: giới thiệu tên, chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan đơn vị nơi làm việc
- Giải thích về mục đích của buổi vấn đàm
- Giúp cho TC bình tĩnh: hỏi thăm, tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở
- Phát triển sự tự tin của TC đối với NVXH để họ sẽ cởi mở hơn trong chia sẻ thông tin
với NVXH
- Đảm bảo với TC là những thông tin mà họ chia sẻ sẽ được giữ bí mật
* Giai đọan triển khai
Đây là phần chính của cuộc vấn đàm, NVXH thảo luận cùng TC về nội dung vấn đề
cũng như nguyên nhân vấn đề
Để cuộc vấn đàm mang lại hiệu quả thì:
- Khuyến khích TC cung cấp thông tin
- Đưa ra những câu hỏi để khai thác thông tin cần tìm hiểu
- Hướng cuộc vấn đàm vào việc hoàn thành mục đích đã đặt ra
- Thái độ đồng cảm, cởi mở
33
- Tăng cường sự tự tin của TC và sự tin tưởng giữa người vấn đàm và người được vấn
đàm.
- Trong quá trình thực hiện, cần có những phản hồi, tóm tắt lại để đảm bảo cho TC hiểu
là mình đang nói gì và khẳng định lại các thông tin họ đã cung cấp.
- Cho phép người được vấn đàm cũng đặt câu hỏi
Chú ý: đối với trường hợp vấn đàm trẻ em cần chú ý sử dụng các hình thức tranh vẽ, đồ
chơi và đặc biệt cần kiên nhẫn với trẻ vì khi một trẻ em có mặt để thực hiện cuộc vấn đàm rất
hay mất bình tĩnh, lo sợ. Do đó, điều quan trọng là NVXH phải giúp em bình tĩnh, cần hiểu đặc
điểm phát triển lứa tuổi các em và thế giới của các em.
* Giai đọan kết thúc
- Trong khi kết thúc cần kiểm tra, tóm tắt lại thông tin với TC, nếu còn thời gian cho TC
bổ sung thông tin
- Ra dấu hiệu cho biết đã kết thúc buổi vấn đàm
- Đưa ra dấu hiệu khẳng định việc giữ kín thông tin và cũng có thể giải thích cho TC
biết những thông tin thu thập được trong buổi tiếp xúc này có thể được sử dụng như thế nào
- Nếu thấy cần thiết phải chia sẻ thông tin về TC với người khác hay cơ quan, nên thảo
luận và xin ý kiến
- Nếu thấy cần thiết gặp những người liên quan đến TC để thu thập thêm thông tin cho
việc nhận định vấn đề của TC thì cần bàn với TC để thu xếp, bố trí cuộc gặp
- Trường hợp cần tiếp tục buổi khác thì cũng hỏi ý kiến TC để thống nhất các bước tiếp
theo trong tiến trình giúp đỡ
- Thời gian cuộc vấn đàm không nên kéo dài quá, nếu chưa đạt mục đích thì cũng nên
kết thúc và hẹn buổi khác.
f. Một số kỹ năng cần có trong vấn đàm
* Giao tiếp và tạo lập mối quan hệ
- Giới thiệu làm quen: nhu cầu của TC là cần được giúp đỡ và họ trông cậy vào khả
năng giải quyết vấn đề của NVXH. Nhưng điều đầu tiên mà TC rất quan tâm khi tiếp xúc với
NVHX chính là sự quan tâm của NVXH đối với họ và cũng chính NVXH là người chủ động
thiết lập mối quan hệ giữa hai người vì mối quan hệ này là cơ sở để chấp nhận, thay đổi và tiến
bộ.
- Tạo ấn tượng tốt đẹp ngay ban đầu tiếp xúc, làm việc với nhau: Ấn tượng ban đầu khi
gặp nhau giữa NVXH và TC bao giờ cũng quan trọng và ảnh hưởng đến những diễn biến sau
đó một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nó là kết quả của sự đánh giá của TC đối với NVXH có
quan hệ với họ.
- Tạo bầu không khí thoải mái qua thái độ, cử chỉ, cách bố trí nơi vấn đàm: phong thái
tự tin, lời nói nhẹ nhàng, mạch lạc, cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nơi làm việc ngăn nắp…có
thể giúp TC an tâm và hợp tác hơn.
34
- Có sự nhìn nhận đánh giá khách quan, dẹp bỏ cái “tôi”: có sự hiểu biết về bản thân
mình giúp NVXH nhận thức rõ cách nhìn nhận các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản
thân, theo cách cảm thụ thế giới bên ngoài của mình. Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ:
+ Mức độ cá nhân: cách nhìn tùy theo kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ và đó cũng
là cách ta nhìn thế giới bên ngoài.
+ Mức độ văn hóa: mỗi người cảm nhận thế giới bên ngoài riêng theo cách của mình và
do ảnh hưởng của văn hóa khác nhau
+ Mức độ nghề nghiệp: do được đào tạo chuyên nghiệp nên NVXH đã thay đổi cách
nhìn: nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên. NVXH cần biết nhiều điều
và phải sẵn sàng với những gì mình chưa biết
* Cách đưa ra câu hỏi
Các câu hỏi cần thiết để bắt đầu cuộc vấn đàm với một người hay nhiều người. Trong
vấn đàm, việc hỏi các câu hỏi để TC trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin
với NVXH là rất quan trọng. Sử dụng câu hỏi đúng giúp NVXH tránh được việc hỏi quá nhiều
câu hỏi và cho phép NVXH khai thác được nhiều thông tin hơn trong thời gian cho phép. Nếu
NVXH hỏi dồn dập thì trở thành người chất vấn, điều này khiến TC không thoải mái và phản
ứng lại bằng cách im lặng.
Tiến trình đặt câu hỏi như sau:
- Bắt đầu bằng những câu hỏi chung, kích thích sự bày tỏ cao nhất về suy nghĩ và cảm
xúc
- Câu hỏi rõ ràng, từng bước liên quan đến mục đích của tham vấn và thích hợp với TC
- Tiếp theo là những câu hỏi trọng tâm nhằm thu thập thông tin chính xác về nguyên
nhân, mức độ của vấn đề.
- Chuẩn bị kỹ những câu hỏi định hướng vào chủ đề dẫn dắt buổi vấn đàm đi đúng mục
tiêu
- Thêm những câu hỏi tạo đà để khuyến khích sự chia sẻ thông tin của TC
- Sử dụng những câu hỏi mở, đóng hợp lý, trong đó những câu hỏi mở có hiệu quả nhất
trong vấn đàm vì chúng đòi hỏi TC trả lời chi tiết và đầy đủ, cung cấp cho NVXH nhiều thông
tin hơn. Câu hỏi đóng được sử dụng để khẳng định vấn đề, thu thông tin nhanh chóng và cụ thể
giúp TC tập trung vào chủ đề thảo luận, kết thúc những cuộc thảo luận dài dòng, kiểm tra lại
thông tin.
- Tránh dùng những câu hỏi “tại sao?” về hành vi của TC dẫn đến tình trạng bế tắc là
TC thấy mình bị đe dọa, họ sẽ phòng ngự và tìm cách chống chế, bảo vệ.
* Dẫn dắt, định hướng buổi vấn đàm
- Đi theo đà của câu chuyện nhưng luôn luôn kiểm soát để TC không đi lạc đề
- Sử dụng những câu hỏi hợp lý, đúng lúc nhằm định hướng câu chuyện của TC tập
trung vào chủ đề
35
- Nếu TC đi lạc đề hoặc có xu hướng lan man thì cần ngắt lời một cách khéo léo, tế nhị.
* Lắng nghe
- Tập trung cao độ vào người nói
- Nhớ chính xác những điều đã nói
- Phản ánh những ý kiến và cảm giác để đảm bảo NVXH đã hiểu chính xác thông tin
- Kiểm tra lại với người được vấn đàm
- Tránh phân tích và giải thích quá mức
* Kỹ năng quan sát “chủ động nhìn”
- Theo dõi những biểu hiện trên nét mặt, cử động tay chân, tư thế và điệu bộ của người
được vấn đàm
- Ghi chú những sự khác nhau giữa ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời.
* Kỹ năng lãnh đạo
- Dẫn dắt và kiểm soát câu chuyện đi đúng hướng
- Đưa cuộc vấn đàm đi đúng chủ đề
- Sử dụng thời gian một cách thông minh
- Nếu TC trả lời sai câu hỏi thì nên lặp lại và nói rõ hơn về câu hỏi
* Kỹ năng thăm dò
- Xem xét cẩn thận để phát hiện thêm: phản hồi hay khuyến khích TC trả lời ngắn gọn,
sát ý và tự nhiên
- Hỏi thêm những gì TC chưa nói rõ và chỉ hỏi thêm khi cần
- Kỹ năng này được áp dụng khi thông tin do người được vấn đàm đưa ra là:
+ Không chính xác
+ Không rõ ràng
+ Nghi ngờ không đúng sự thật (quan sát ngôn ngữ thân thể)
+ Không nhất quán với những thông tin trước đó
4. Vãng gia (thăm viếng gia đình thân chủ)
a. Khái niệm
Vãng gia là một công cụ quan trọng và cần thiết trong CTXHCN. Trước hết TC nhận
thức rằng NVXH đến thăm nhà họ là thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của anh ta. Sự thừa
nhận của TC về sự quan tâm của NVXH là cần cho sự tiến bộ trong tiến trình CTXHCN. Hơn
nữa, có những TC có thái độ phó mặc trước các vấn đề của cuộc sống, điều đó ngăn cản họ
làm bất cứ điều gì để thay đổi. NVXH phải đến với họ hơn là ngồi chờ họ đến với mình tại cơ
sở. Một hay hai cuộc vãng gia có thể không mang đến kết quả nào nhưng nhiều lần thăm viếng
lại rất cần thiết. Những cuộc vãng gia nhiều lần của NVXH cần được ghi trong hồ sơ.

36
b. Mục đích của vãng gia
- Vãng gia giúp NVXH quan sát môi trường gia đình của TC
- Thấy được tương tác nảy sinh giữa các thành viên trong gia đình, nhờ đó NVXH có
thể suy ra thái độ và quan hệ trong gia đình ấy
5. Mối quan hệ
a. Khái niệm
b. Các loại quan hệ
Mối quan hệ TC – NVXH là một công cụ khác của CTXHCN cần được quan tâm. Mối
quan hệ bất cứ của hai người nào cũng là điều kiện gắn kết họ với nhau một cách có ý nghĩa.
Có những mối quan hệ như:
- Mối quan hệ thường xuyên, kéo dài và không thể thay thế được: Mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình và giữa các thành viên với họ hàng.
- Mối quan hệ tạm thời: bạn bè, hàng xóm.
- Mối quan hệ nghề nghiệp: bệnh nhân – bác sỹ; thầy – trò; kiểm huấn viên – thực tập
viên…
Có thể phân loại theo tính chất:
- Mối quan hệ giữa hai người được biểu thị bằng sự căm thù gọi là mối quan hệ tiêu cực
- Mối quan hệ giữa hai người được biểu thị bằng lòng yêu thương gọi là mối quan hệ
tích cực.
Như vậy, mối quan hệ giữa NVXH – TC là mối quan hệ nghề nghiệp mang tính tích cực
hay mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp. Vì chỉ có mối quan hệ tích cực mới đạt được kết quả
có ích như mong muốn, tạo ra môi trường để thực hiện nguyên tắc CTXHCN.
* Quan hệ nghề nghiệp là những mục đích cụ thể
Mối quan hệ nghề nghiệp có tính chất chung, hướng về những mục đích riêng. Khi mục
đích được đáp ứng, mối quan hệ chấm dứt. Khác với mối quan hệ gia đình luôn ràng buột, chi
phối nhau và không thể dứt ra được, mối quan hệ nghề nghiệp chỉ thuộc về những phạm vi
xung quanh những mục đích cụ thể. Vd: quan hệ giữa NVXH – TC hướng đến mục đích cụ thể
là hỗ trợ, giúp đỡ TC.
* Uy quyền ngầm định trong quan hệ nghề nghiệp
Trong quan hệ nghề nghiệp giữa NVXH – TC, NVXH dùng hai loại uy quyền: một, dựa
vào kiến thức của mình, hai là dựa vào quyền được xã hội chấp nhận cho họ hành nghề. Nhờ
vào kiến thức và kỹ năng, NVXH có thể áp dụng những phương thức phù hợp để giúp TC của
mình. Việc sở hữu kiến thức và kỹ năng là công cụ để đạt được một uy quyền nhất định hay
quy định trong việc thực thi nghề nghiệp.
* Quan hệ của nhân viên xã hội chan hòa
Quan hệ NVXH - TC có tính chất đặc biệt mặc dù nó được gắn với một hay nhiều mục
đích riêng nhưng nó chan hòa hơn mối quan hệ giữa bác sỹ - bệnh nhân. Sự chan hòa trong
37
mối quan hệ này là kết quả của những quan hệ giao tiếp trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc
sống.
* Quan hệ chan hòa tạo ra sự ràng buột mạnh mẽ
TC không dễ dàng thấu hiểu được tính thân thiện trong mối quan hệ nghề nghiệp cũng
như không được chuẩn bị cho việc chấm dứt mối quan hệ xảy ra sớm hay muộn. Một sự ràng
buột tình cảm hình thành nên trong mối quan hệ mạnh mẽ hơn sự ràng buột có được trong
những quan hệ khác. Sự ràng buột tình cảm làm thỏa mãn nhiều TC và họ thấy khó chấm dứt
mối quan hệ
Mối quan hệ NVXH – TC ngoài là một phương tiện giúp đỡ, nó còn là một hình thức
giúp đỡ. Đối với một TC bị bối rối, lo âu và tuyệt vọng, nếu được đối xử nhã nhặn, được kiên
nhẫn lắng nghe, không phê phán, đó là kinh nghiệm giúp đỡ TC.
* Nuôi dưỡng sự phát triển của thân chủ
Mối quan hệ NVXH- TC có nghĩa vụ nuôi dưỡng sự phát triển của TC. Không phải mọi
quan hệ giữa con người với nhau đều tạo nên sự phát triển. Sự thực hiện những nguyên tắc có
liên quan đến quyền tự quyết và sự tham gia của TC nhằm truyền các yếu tố nuôi dưỡng sự
phát triển trong mối quan hệ NVXH – TC. Giúp đỡ một người tham gia tích cực vào việc tìm
hiểu vấn đề của họ và tham gia vào việc ra quyết định tìm những giải pháp không chỉ đem lại
sự phát triển nơi người được giúp.
* Mối quan hệ phải tích cực
Khái niệm truyền thông là một tiến trình phát đi thông tin và thông điệp giữa hai người
hay nhiều hơn. Trong CTXH nó có liên hệ đến khái niệm mối quan hệ NVXH – TC, mặc dù
chúng là hai hiện tượng khác nhau hoàn toàn. Chúng phụ thuộc lẫn nhau có nghĩa về phía
NVXH những kỹ năng truyền thông khởi tạo ra một quan hệ tích cực và một quan hệ tích cực
tạo thuận lợi cho sự truyền thông có tính xây dựng giữa NVXH và TC. Mặc dù mối quan hệ
tiến triển tùy vào hai người nhưng đó là phận sự của NVXH sử dụng tài năng của mình để bắt
đầu một mối quan hệ tích cực với TC.
* Sự hòa hợp biểu thị mối quan hệ tích cực
Sự hòa hợp là quan trọng trong CTXHCN. Hòa hợp là nói đến tính chất tích cực trong
quan hệ NVXH – TC. Những dấu hiệu hòa hợp:
- TC tỏ vẻ quan tâm hay thích thú khi gặp NVXH và giữ đúng hẹn
- TC bày tỏ cảm nghĩ của mình trong suốt cuộc vấn đàm
- TC tham gia tích cực vào cuộc vấn đàm, nói về chính mình, chuyện đã trải qua, các
mối quan hệ…
- TC biểu thị quyết tâm hành động

38
6. Ghi chép
a. Khái niệm
Ghi chép là sự ghi lại của NVXH về các sự việc, hiện tượng, tình huống, kết quả hoạt
động của NVXH và TC trong quá trình giải quyết vấn đề.
Khi thực hiện tiến trình CTXHCN, điều quan trọng là ghi lại tất cả những gì xảy ra
trong tiến trình đó.
b. Mục đích của ghi chép
- Lưu trữ các thông tin nhằm làm cơ sở cho việc theo dõi tiến trình hoạt động và quá
trình tương tác giữa NVXH và TC.
- Làm cơ sở đánh giá kết quả của sự tương tác giữa NVXH – TC, sự thay đổi và tiến bộ
hay không của TC trong quá trình giúp đỡ
- Lưu ý những vấn đề, những cản trở xuất hiện để định hướng cách giải quyết
- Giúp NVXH nhận thức được trình độ, kỹ năng trong công việc chuyên môn của họ
- Làm cơ sở cho các cơ quan xã hội ra quyết định về các dịch vụ có liên quan
- Cung cấp thông tin, hồ sơ trong trường hợp chuyển giao TC, xây dựng các chương
trình dịch vụ
- Là cơ sở cho việc kiểm huấn các NVXH
c. Các loại ghi chép
- Ghi chép tóm tắt: ghi chép tóm tắt một vấn đề, một sự kiện, một kế hoạch
Dạng ghi chép này thường được thực hiện theo trình tự thời gian. Mục tiêu chủ yếu tập
trung vào nội dung của vấn đề, những điểm mấu chốt của diễn biến, đòi hỏi khả năng tổng hợp
của người ghi chép.
- Ghi chép phúc trình:
d. Những nội dung cơ bản cần ghi chép
- Thời gian NVXH gặp gỡ TC
- Các thông tin cơ bản về TC và vấn đề của họ
- Các kế hoạch can thiệp
- Các tác động can thiệp đã sử dụng
- Sự tiến triển của vấn đề
- Thông tin về những việc cần làm tiếp theo
- Các nhận xét
e. Một số lưu ý trong khi ghi chép
- Chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành ghi chép
- Việc ghi chép có thể tiến hành trước, trong, sau khi thực hiện công việc
- Sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, cụ thể
- Kết cấu ghi chép logic, hợp lý
- Câu từ ngắn gọn, súc tích, đúng ngữ pháp, đúng nghĩa và trung thực
39
Không nhầm lẫn giữa mô tả và đánh giá: mô tả là ghi lại 1cách trung thực sự việc, sau
mỗi phần mô tả thì có kết luận, đánh giá hay nhận xét quan điểm của cá nhân
7. Hồ sơ CTXHCN
a. Mục đích của việc lưu giữ hồ sơ
Hồ sơ về cá nhân phục vụ cho mục đích quan trọng. Con người không ai có thể lưu giữ
tất cả các thông tin liên quan đến một TC nào đó trong đầu. Do đó ghi chép lại trở nên cần thiết
để đánh giá về mặt xã hội và lên kế hoạch hành động trong từng trường hợp. Việc dựa vào các
dữ kiện và các khía cạnh liên quan vào hồ sơ giúp NVXH lượng giá dễ dàng hơn. Vì thế cần
ghi chép thường xuyên, đều đặn các dữ kiện của trường hợp cũng như các hoạt động giúp đỡ.
Hồ sơ CTXHCN cũng cần thiết cho việc quản trị: chúng cung cấp những thông tin cần
thiết để định kỳ xem xét lại công việc của cơ sở về chất lượng cũng như số lượng các dịch vụ.
Từ nội dung hồ sơ cá nhân, nhà quản trị có thể phát hiện được NVXH đã sử dụng thời gian
như thế nào, ở đâu, vào việc gì.
Hồ sơ cá nhân còn được dùng để giáo dục và nghiên cứu: hồ sơ cá nhân có nội dung,
chất liệu đầy đủ trở thành các nguồn giá trị cho việc nghiên cứu trong CTXH, nghiên cứu là
công việc quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp.
Hồ sơ cá nhân còn có ích trong thực hành CTXH, đáp ứng mục đích trong đào tạo, huấn
luyện sinh viên CTXH.
b. Tiêu chuẩn của một hồ sơ cá nhân tốt
- Hồ sơ cá nhân phải dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhìn:
+ Dễ đọc, dễ hiểu: hồ sơ được viết dưới một dạng văn phong mà người đọc thấy dễ
dàng và thoải mái. Các ý tưởng được sắp xếp mạch lạc trong các câu từ.
+ Dễ nhìn: nội dung nên sắp xếp thành các tiêu đề và các ngày tháng chỉ các biến cố,
vd: các cuộc vấn đàm, các lần vãng gia hay gặp các nhân vật khác…những công văn, thư từ,
bản sao công văn, các phúc trình y tế và các tài liệu khác được kèm theo hồ sơ ở những nơi
thích hợp sẽ dễ thấy hơn
- Hồ sơ cá nhân phải rõ ràng, chính xác và khách quan:
+ Rõ ràng là tránh sự không rõ nghĩa hay mơ hồ làm người ta nhầm lẫn ý nghĩa
+ Chính xác là nói đến câu chữ trong từng lời phát biểu của mỗi người là cách tốt nhất
ngăn ngừa sự không rõ nghĩa.
Để đảm bảo tính chính xác của sự diễn đạt trong ghi chép hồ sơ cá nhân, NVXH phải tự
mình luyện tập cẩn thận cách sử dụng từ ngữ và ngôn ngữ và cách thu thập thông tin chính
xác. Nếu đạt được điều đó với sự khôn khéo và thận trọng sẽ không gây ra sự khó chịu cho
người cung cấp thông tin, vì thế rất quan trọng mà NVXH cần chú ý.
+ Khách quan là những điều trình bày không được bóp méo vì cảm nghĩ, khuynh
hướng, thành kiến của cá nhân người viết

40
Bài thực hành chương 4
Chia nhóm nhỏ 5 người thực hành một cuộc vấn đàm giữa nhân viên xã hội và thân chủ, chú ý
vai nhân viên xã hội phải áp dụng các kỹ năng trong vấn đàm

41
Chương 5: NHỮNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 15 tiết

I. Những kỹ thuật hỗ trợ


Những kỹ thuật của CTXHCN là những phương thức giúp đỡ TC. Thông qua những kỹ
thuật ấy mà TC nhận được sự giúp đỡ. TC không nhận thức được những phương thức như là
những đặc điểm cụ thể của cuộc gặp gỡ giữa họ với NVXH mà thường là TC trải qua sự thật là
đang nhận được sự giúp đỡ.
1. Chấp nhận
Chấp nhận là một trong những kỹ thuật cơ bản của giúp đỡ. Nguyên tắc chấp nhận được
cụ thể hóa qua kỹ thuật chấp nhận. Đó là một cách tiếp cận, cách xếp đặt mà qua đó TC cảm
thấy rằng anh ta được chào đón khi đến cơ sở xã hội và thấy rằng NVXH muốn giúp đỡ mình.
NVXH chấp nhận TC thông qua lời nói, âm điệu và toàn bộ hành vi của mình mà TC có thể
thấy được. Hơn thế, nó còn biểu thị bằng sự nhiệt tình và nhã nhặn của NVXH, sự quan tâm
đến TC, sự nhân ái và lòng trung thành. Cách thức mà TC được tiếp đón, được mời ngồi, được
lắng nghe là quan trọng để tạo một bầu không khí chấp nhận.
Chấp nhận là một thái độ, một quan điểm, một thiên hướng, một thái độ tinh thần hay là
sự kết hợp của hai hay nhiều yếu tố này.
a. Không chấp nhận dễ dàng trong mọi trường hợp
Cái bắt tay thật chặt của NVXH với TC phải được NVXH dùng để truyền tín hiệu chấp
nhận của mình. Nhưng việc thực hành chấp nhận phải được tiếp tục chừng nào cá nhân người
ấy là TC của cơ sở với quy định rằng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu sự chấp nhận không tự
đến thì nó phải được sử dụng có cân nhắc và có ý thức. Chấp nhận đối với những loại TC nhất
định là dễ dàng hơn bởi họ làm cho chúng ta thông cảm với những vấn đề và nỗi khó khăn của
họ mà họ không chịu trách nhiệm. Trái lại, có những TC là người phạm pháp tự đem đến cho
mình và người khác sự phiền muộn, khổ sở, sự chấp nhận có thể thấy được đối với người
“không đáng yêu” một chút nào là quan trọng bởi vì họ có thể là người không yêu thương lấy
mình. Để tìm hiểu tại sao họ lâm vào hoàn cảnh như vậy thì phải nghiên cứu quãng đời của họ
trước đây. Một người quan trọng phải khởi đầu yêu thương họ trước khi họ thuyết phục rằng
họ đáng yêu và có phẩm giá.
Ví dụ minh hoạ: M mới 12 tuổi, em đã vào trại giáo dưỡng được hai tháng do phạm tội.
Mặc dù vào đây được 2 tháng những em vẫn không hề khắc phục được tính cách của mình. Em
không nghe lời cán bộ giáo dưỡng, với bạn bè cùng trại thì em luôn gây gổ đánh nhau. M tỏ ra
bất cần. Mọi người ghét bỏ, xa lánh M, M không được mọi người chấp nhận. và NVXH đã
được giới thiệu đến. Họ tiến hành theo khuynh hướng tự nhiên của M.Chúng ta cần chứng tỏ
sự chấp nhận có cân nhắc và có ý thức. Họ dần dần tìm hiểu M, về những gì em đã trải qua
trong quá khứ. Cần phải chứng tỏ cho em thấy rằng em vẫn được sự yêu thương từ người khác.

42
Có được những điều này thì NVXH phải đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc giải
quyết vấn đề của TC.
b. Các yếu tố tạo thuận lợi cho sự chấp nhận
- Trước hết, giá trị triết lý của ngành CTXH có thể trở thành một tính cách nằm lòng tạo
thuận lợi cho sự chấp nhận.
- Thứ hai, kiến thức về sự phát triển con người và hành vi con người, cách thức con người
ứng xử trong từng tình huống được ảnh hưởng của các tiên đề văn hóa – xã hội và kinh nghiệm
của người ấy, và trong những điều kiện cụ thể của từng cá nhân, là hữu ích. Nhập tâm kiến
thức ấy, gồm những tính cách chung và đặc thù của con người, những biến cố và những tình
huống, làm cho ta linh hoạt, dễ chấp nhận đủ hạng người khác nhau, không bị sốc bởi thái độ,
hành vi của họ. Người làm việc với bệnh nhân cùi thường không thoải mái và thấy sợ khi trông
thấy sự biến dạng về hình hài của họ. Niềm tin vững chắc vào phẩm giác của con người và
niềm tin về quyền được giúp đỡ của họ, cũng như kiến thức về bệnh tật sẽ giúp hình thành sự
chấp nhận.
- Thứ ba là sự ý thức của NVXH. Tự nhận thức về mình là nói đến sự ý thức của NVXH
về các khuynh hướng và cảm xúc của họ. Trong những tình huống khó chấp nhận và người ta
ra lệnh cho mình chấp nhận thì bước khởi đầu là ý thức được những cảm nghĩ không tốt của
người ấy ngăn cản sự chấp nhận. Tiếp đó, những cảm nghĩ này phải được xem xét trên cơ sở
kinh nghiệm và khuynh hướng cố hữu của người ấy. Cuối cùng là gạt bỏ những ý nghĩ tiêu
cực.
Khi mới bước vào nghề, chúng ta có thể thấy những buớc này là nặng nề, rườm rà nhưng
đến khi có động cơ tốt cùng với những trải nghiệm của chính bản thân mình sẽ giúp cho chúng
ta có sự phối hợp hành động một cách nhịp nhàng, biến nó thành thói quen để chúng ta hành
động.
b. Chấp nhận cảm xúc của thân chủ
Chúng ta có thể thấy rằng thân chủ đến với Nhân viên Xã hội với hàng loạt những cảm
xúc không giống nhau, tuỳ thuộc vào những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. Đó có thể là sự
sợ hãi, lo âu, chán nản, tội lỗi, thất vọng… Và đôi khi có thể là hang loạt những cảm xúc cùng
bung nổ. Mặc dù thân chủ có xảy ra hang loạt những cảm xcú như vậy thì NVXH vẫn chấp
nhận họ. Họ là những người cần sự giúp đỡ của NVXH các vấn đề mà họ đang gặp phải đã tạo
cho họ những cảm xúc như vậy. Thân chủ không thể bộc lộ những cảm xúc này trước những
nơi công cộng, bởi vì mọi người nghĩ họ sẽ khác với những gì mà họ đang phải đối mặt. Trước
NVXH thì họ có thể chấp nhận những cảm xúc của thân chủ và điều này cũng đóng 1 vai trò
quan trọng đối với thân chủ.
c. Thông cảm và thấu hiểu
NVXH phải có được mức độ thấu cảm để có thể chấp nhận cảm xúc của TC. Từ “thấu
cảm” có một ý nghĩa khác biệt hẳn với “thông cảm”. Thông cảm là sự quan tâm, lòng thương
43
cảm người khác. Thấu cảm là nói đến năng lực đặt mình vào trạng thái tinh thần của người
khác và cảm nhận được xúc cảm của họ. Thấu cảm với một người trong hoàn cảnh khó xử bao
gồm có cái nhìn tưởng tượng về tình huống như người ấy thấy nó, hiểu được cảm xúc của
người ấy và chuyển về mình những cảm xúc đặc thù ấy. NVXH phải tự mình bảo vệ chống lại
khuynh hướng chuyển giao cho TC những xúc cảm mà TC chưa trải qua.
2. Sự đảm bảo
Trong những trường hợp nhất định TC cần đến sự đảm bảo về sự xác thực của những cảm
nghĩ của họ và sẽ không bị lên án hay tẩy chay. TC phải được giúp đỡ để hiểu được sự khác
biệt giữa cảm nghĩ và hành động. Một người có thể giận dữ muốn giết người nhưng cảm thấy
tội lỗi miễn là chưa phạm tội giết người hay làm bất cứ điều gì có hại cho người ấy. Cảm nghĩ
thuộc bất kỳ loại nào cũng không sai lầm, không đáng trách, nhưng mỗi hành động được thực
hiện dưới áp lực của cảm xúc là không đúng luật và sai lầm vì sự thiệt hại gây ra cho kẻ khác.
a. Tạo điều kiện cho việc bộc lộ cảm nghĩ
Đưa ra những cảm nghĩ
Đối với TC việc bộc lộ cảm nghĩ là cần thiết, việc tạo thuận lợi để bộc lộ cảm nghĩ là một
kỹ thuật đối với NVXH. Thái độ chấp nhận của NVXH làm TC dễ dàng đưa ra những cảm
nghĩ của họ. Những cảm xúc mạnh dâng trào sẽ gây nên những cản trở trong suy nghĩ, từ đó
làm tổn hại khả năng giải quyết vấn đề của TC. Những cảm xúc như giận dỗi, tội lỗi, buồn rầu,
thất vọng làm tiêu hao đáng kể năng lực tinh thần, từ đó, điều cần thiết là TC phải tự mình làm
nhẹ gánh. NVXH lắng nghe chu đáo, đặt những câu hỏi thích hợp và kiềm chế sự phê phán sẽ
tạo thuận lợi cho TC bộc lộ. NVXH đóng vai trò người khích lệ và tạo thuận lợi.
Ví dụ, trường hợp một đứa trẻ bị bố mẹ bạo hành, bỏ nhà đi lang thang. Trong một lần
quậy phá ngoài đường nó đã bị cảnh sát bắt. Nhân viên xã hội đã chủ động tìm đến để giúp đỡ
nó. Bằng thái độ thân tình, cởi mở, nhân viên xã hội đã tạo được sự tin tưởng ở đứa trẻ, nó bộc
lộ sự căm phẫn về bố mẹ đối với nhân viên xã hội. Thông qua những cuộc, gặp gỡ, nói chuyện
với đứa trẻ, nhân viên xã hội hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của em lúc
này.
b. Làm dịu đi những cảm xúc đang áp đảo
Những biến cố gây căng thẳng tạo nên những cảm xúc mạnh trong con người TC, ảnh
hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động một cách hợp lý của họ. Vì thế, những cảm xúc
như vậy cần được giảm nhẹ đúng lúc.
Một khi tâm hồn có đầy những cảm xúc phiền muộn, cá nhân có khuynh hướng co mình
lại và tự nghiền ngẫm vấn đề gây căng thẳng. Chính vì chỉ mãi suy nghĩ về vấn đề đó nên
không có chỗ cho những tư duy hợp lý chen vào. Khi NVXH can thiệp có thể làm cho quá
trình co cụm và suy nghĩ đó dừng lại bằng cách giúp TC bộc lộ, nhận thức tình trạng của họ
một cách thực tế và bằng cách mở cho TC những con đường suy nghĩ mới. Bằng cách giảm
nhẹ những cảm xúc áp đảo, NVXH đi hơi vượt ra ngoài việc tạo thuận lợi cho những cảm
44
nghĩ. Cuộc trò chuyện được nhắm tới việc làm giảm mức độ mãnh liệt của cảm nghĩ và căng
thẳng gây ra vấn đề được phóng chiếu đúng tầm cỡ của nó để TC thấy được và đối phó.
3. Tạo tin tưởng và sự tự tin
Chỉ ra được những ưu điểm của TC và giúp TC tự tin để có thể hoàn thành nhiệm vụ hữu
ích trong việc xây dựng lòng tự tin.
4. Khuyến khích và làm yên tâm
Củng cố vững chắc hành động của TC
Trong CTXHCN, khuyến khích và làm yên tâm cần được sử dụng vì lợi ích của TC. Kinh
nghiệm chung của NVXH là TC thường hay do dự khi làm những việc không quen nếu không
có sự khuyến khích mạnh mẽ, dù rằng làm những việc như thế là cần thiết để cải thiện tình
hình của họ.
Khi sử dụng sự khuyến khích và làm yên tâm, NVXH phải chắc rằng các tình huống là
phù hợp cho việc thực hiện các kỹ thuật này. Khuyến khích một TC làm những việc mà người
ấy không có khả năng hay đảm bảo với TC về sự thành công của một công việc mà người ấy
sắp làm nhưng không chắc thành công là điều không ai mong muốn.
5. Có mặt cùng thân chủ
Có mặt với TC trong thời điểm khẩn cấp hay đi cùng TC đến bệnh viện để tư vấn về y tế
hay đến cơ quan gặp lãnh đạo là việc đôi khi cần làm cũng là một phương thức đỡ. Không phải
tất cả mọi tình huống đều cần đến sự hiện diện của NVXH bên cạnh TC. Có những trường hợp
để TC hành động một mình, lý do chủ yếu là muốn cho TC phát huy tinh thần độc lập. Khi TC
thiếu tự tin hay lo lắng quá trước công việc cấp thiết nào đó thì sự hiện diện của NVXH là một
sự hỗ trợ tinh thần quý giá. Vì vậy, sự thận trọng trong khi gần gũi với một người phù hợp với
tình huống là một kỹ thuật khác với phong thái thân thiện.
6. Hỗ trợ cảm xúc
Nâng đỡ cảm xúc là một thuật ngữ thường được dùng trong cách nói của CTXH, người
nói dùng thuật ngữ ấy như một kỹ thuật đơn lẻ. Có thể nói, nâng đỡ cảm xúc là một tập hợp
các kỹ thuật khác nhau đã nói ở trên. Nâng đỡ, hỗ trợ cảm xúc một khi được sử dụng hiệu quả
sẽ làm cho TC tràn đầy hy vọng, nâng đỡ tinh thần và chuẩn bị cho TC tham gia giải quyết vấn
đề.
Hầu hết TC đều cần hỗ trợ cảm xúc để họ cảm thấy yên tâm, dễ chịu với NVXH, với cơ
sở và từ đó họ có thể sử dụng sự trợ giúp để giải quyết vấn đề của mình.
7. Hỗ trợ hướng vào hành động
Giúp làm các thủ tục, giấy tờ
NVXH đôi khi cần giúp TC làm công việc có liên quan đến các thủ tục, giấy tờ như viết
đơn xin trợ cấp tài chính và điền vào đơn theo quy định. Những TC mù chữ không hiểu được
nội dung hồ sơ giấy tờ, họ cũng không tự điền vào những thông tin yêu cầu. NVXH cần giải
thích nội dung, làm rõ các chất vấn, gợi ra thông tin và cuối cùng là điền thông tin vào giấy.
45
Một số trường hợp NVXH đã mất khá nhiều thời gian, NVXH phải đến cơ quan mà TC trước
đó đã đến nhiều lần nhưng không có kết quả.
8. Biện hộ
Can thiệp hiệu quả là nhờ có sự chuẩn thuận, sự cho phép của xã hội
NVXH không sử dụng hình thức cưỡng bức hay đe dọa để thay đổi hành vi của TC. Tuy
vậy, chính NVXH có quyền lực xuất phát từ kiến thức và kỹ năng của mình, từ các chức năng
đã công bố của cơ sở người ấy làm việc và từ sự chuẩn thuận, cho phép của xã hội nói chung.
Mặc dù quan hệ ấy không thành văn nhưng nó có những sản phẩm phụ có lợi thế. Một sản
phẩm phụ là sự tôn trọng đối với NVXH và nghề CTXH.
Biện hộ là thực hiện một yêu cầu đối với một người thứ ba để hỗ trợ và giúp đỡ TC. Các
TC có người bị thất nghiệp nên nhu cầu chủ yếu của họ là công việc. Gặp gỡ những người có
quyền tuyển dụng nhân sự để đề nghị cho TC một công việc là đặc điểm chung của những
trường hợp này. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ em bị xóa tên trong danh sách của trường
vì không đi học thường xuyên đã được phục hồi nhờ NVXH thuyết phục nhà trường cho trẻ có
cơ hội thứ hai trong học tập.
* Nhân viên xã hội là người biện hộ cho thân chủ
Nhân viên xã hội không sử dụng hình thức cưỡng ép hay đe doạ để thay đổi hành vi thân
chủ. Sự biện hộ của nhân viên xã hội đối vối thân chủ được thừa nhân bởi pháp luật. Nhân viên
xã hội còn có quyền lực xuất phát từ kiến thức và kĩ năng mà cha ông ta để lại, từ các chức
năng được sự chuẩn thuận và cho phép của xã hội nói chung. Măc dù quan hệ đó không thành
văn nhưng nó có những sản phẩm phụ có lợi thế nhất định ( sự tôn trọng đối với nhân viên xã
hội và nghề nghiệp của họ )
Bằng sự biện hộ của mình nhân viên xã hội đã giúp nhiều người thất nghiệp gặp gỡ
những nhà tuyển dụng lao động để tìm kiếm cho thân chủ một công việc ổn định, hay giúp đỡ
những trẻ em bị xoá tên trong danh sách ở trường vì không được đi học thường xuyên dã được
phục hồi tên nhờ nhân viên xã hội thuyết phục nhà trường cho trẻ có cơ hội thứ hai trong học
tập.
Nhiều trường hợp của thân chủ có chứa đựng những tình huống, tình tiết gây xúc cảm dù
ít hay nhiều. Cán sự phải quan tâm đến những yếu tố gây xúc cảm trước khi thân chủ được
tham gia đầy đủ vào việc giải quyết vấn đề.
II. Những kỹ thuật tăng cường tài nguyên
1. Cung cấp hay tìm kiếm sự giúp đỡ vật chất
Thăm dò các tài nguyên cụ thể trong cộng đồng để giúp đỡ TC.
Ngoài sự trợ giúp được cung cấp thông qua các kỹ thuật khác nhau, một số TC còn cần
đến sự giúp đỡ vật chất như tiền bạc hay phẩm vật. Thực tế, một vài cơ sở xã hội có nguồn dự
trữ để giúp đỡ vật chất tuy ít ỏi. Một số ít TC nhận được tiền, thực một phẩm, thuốc men hay
thiết bị y tế một cách tạm thời từ ngân quỹ của các cơ sở xã hội. Đối với những TC khác, họ
46
nhận tiền bạc và vật phẩm từ các tổ chức từ thiện. Cũng có trường hợp sự trợ giúp vật chất là
do các cá nhân và các nhà hảo tâm tặng; Một số ít thân chủ được vay ngân hang; Một số tổ
chức bảo trợ cũng giúp một số trẻ em và người lớn sau khi được yêu cầu;
Một số ví dụ tiêu biểu về các tổ chức cơ sở từ thiện xã hội: Quỹ tài trợ trẻ em Rồng Xanh
cung cấp cho các em lang thang dường phố trở lại là người có ích cho xã hội khi đưa các em
vào lớp dạy nghề dưỡng dục trẻ em không nhà cửa, không người thân. Đó là những mảnh đời
bất hạnh cần được giúp đỡ để các em tự vươn lên tìm kiếm cuộc sống mới cho mình. Trung
tâm chắp cánh –cơ sở dạy nghề miễn phí cho người nghèo và người khuyế tật, trẻ em lang
thang ở Hưng Hoà thành phố Hồ Chí Minh để họ tự nuôi dưỡng bản thân và tái hoà nhập xã
hội. Làng trẻ SOS ở Nha Trang cũng chă sóc cho các em từ 1 đến 5 tuổi. Do sự chăm sóc của
nhân viên, giáo viên, mẹ, dì mà những đứa trẻ từ sức khoẻ loại 3 không được học hoặc được
học nhưng trí tuệ chậm phát triển. Ở đây các em dược học văn hoá, ngoài ra còn năng khiếu
như võ thuật, hoạ, đàn, hát múa. Các em còn học thêm nghề và năng khiếu; Mái nhà cộng đồng
này đã là nơi chắp cánh bay xa cho những ước mơ của các em có tuổi thơ sớm chịu nhiều bất
hạnh.; Chùa Hồng Phúc (Bắc Sơn, Kiến An,Hải Phòng)giúp đỡ hơn 50 em kém may mắn có
điều kiện vươn lên trong cuộc sống hoà nhập cộng đồng.; Chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) đã
chăm sóc và nuôi ăn học cho hàng trăm trẻ mồ côi, khó khăn, người cơ nhỡ, người già neo đơn
tâm thần; Các Tăng, Li, Phật tử chùa Kỳ Quang(Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) đã thành lập
cơ sở từ thiện xã hội chùa Kỳ Quang 2.Cơ sở đã tự nguyện nhận những đứa trẻ bơ vơ khuyết
tật để chăm sóc nuôi dưỡng. Những đứa trẻ đó được ăn, ngủ, tắm rửa được dạy dỗ để trở thành
người có ích cho xã hội. Những đứa trẻ, được học, viết, dược chăm sóc học hành các em đã vơi
đi những nỗi buồn phiền, mặc cảm, các em đã hiếu động, tự tin vui vẻ, hồn nhiên như hầu hết
các bạn cùng trang lứa. Trong cơ sở còn có phòng khám miễn phí cho người dân và một số bác
sĩ đông y cùng chưa bệnh cho người nghèo. Ngoài những bệnh thông thường, các bác sĩ còn tư
vấn bấm huyệt, cấp thuốc men cho một số người nhiễm HIV và AIDS. Cũng chính nơi đây các
em khiếm thị đã trưởng thánhinh sống và học nghề.Các em đã học nghề làm hoa giả, làm
tranh, ghép gỗ,nuôi trồng hoa lan. Đặc biệt các em học ghề làm ghế mây để xuất khẩu. Tuy
còn nhiếu vất vẳnhng các em đã được bước vào cuộc sống một cách đàng hoàng với những
ước mơ về hạnh phúc.
Ngân hàng công thương Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong từ
thiện, nhân đạo xã hội và đền ơn đáơ nghĩa.Hàng năm ngân hàng trích các quỹ phúc lợivà
quyên góp của cán bộ công nhân viên để xây hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà tình thươngở
Quảng Bình, Quảng Trị, Hoà Bình ... và phụng dưỡng suốt đời 140 bà mẹ Việt Nam anh
hùngtại các tỉnh trong toàn quốc. Ngân hàng còn dành hành trăm tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị
bão lụt và quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở xã hội và các tổ chức
cá nhân đã có rất nhiều chính sách giúp đỡ các cá nhân những người có hoàn cảnh khó
khăn.Nhiều tổ chức từ thiện đã giúp trẻ em lang thang có mái ấm, được học hành và định
47
hướng nghề của mình ,các em khuyết tật dễ hoà nhập với cộng đồng và các em cũng tìm được
nghề phù hợp để tự mình nuôi dưỡng bản thân.Những người nhiễm HIV và AIDS được hoà
nhập với công đồng được khám bệnh tiêm thuốc ngăn chặn sự phát triển của bệnh và cách tự
chăm sóc mình không lây lan sang người xung quanh.
Vấn đề nghèo đói cũng cần được quan tâm và cung cấp của nhà nước nếu thiếu nó thì sẽ
không thể khắc phục được moi sự cố ảnh hưởng đến cuộc sống tính mạng của người dân.Thất
nghiệp, nợ nần, và sự sa sút do nghèo đói là vấn đề có tấc động khó chống đỡ. Nghèo khổ làm
nhiều người đau ốm không tìm kiém sự giúp đỡ kịp thời. Sự thiếu hụt về kinh tế của đại bộ
phận dân chúng là vấn đề khó khăn to lớn mà nhân viên xã hội phải đấu tranh, nó thường làm
cho nỗ lực của họ mất tính hiệu quả và kết quả.Vấn đề xoá đói giảm nghèo luôn được Đảng và
nhà nước ta quan tâm và nó cũng là mục tiêu thiên nhiên kỷ trong việc đảm bảo cuộc sống cho
người dân.Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho nhũng người nghèo như các chương trình
xoá nhà tranh, cấp vốn cho những người gặp khó khăn,các chương trình ủng hộ đồng bào gặp
thiên tai, giúp cơ sở vật chất để họ vượt qua những khó khăn ban đầu và dần dần ổn định cuộc
sống. Đó là việc mà nhà nước ta luôn luôn phát động với các chương trình với “tấm lòng tương
thân tương ái”cùng nhau xây dựng sự nghiệp phát triển của đất nước.
2. Thay đổi môi trường vật chất
Mỗi cá nhân tồn tại đều có những nhu cầu khác nhau nhưng nhu cầu của mỗi người
không thể tách rời môi trường vật chất. Đò là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên bậc thang nhu
cầu của mỗi người là khác nhau. Có cá nhân khi nhu cầu vật chất dược đáp ứng đầy đủ thi nhu
cầu hàng đầu của họ là sự đáp ứng về mặt tinh thần. Ngược lại có những cá nhân thiếu thốn
nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu vật chất không được như mong muốn gây khó khăn trong cuộc
sống của họ. Một trong những kỹ thuật của ngành công tác xã hội để giúp thân chủ giải quyết
khó khăn là việc thay đổi môi trường vật chất cho thân chủ.
Cung cấp hay tìm kiếm sự giúp đỡ vật chất cho TC thường được xem là thay đổi môi
trường. Một khía cạnh khác là sự thay đổi môi trường vật chất sẽ là cần thiết đối với một số TC
để thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Trẻ em nuôi dưỡng ở các trung tâm thường gặp vấn
đề thích nghi với nơi nội trú. Chỗ ở thường quá đông trong một khu vực sinh sống chật hẹp và
không có góc học tập riêng. Việc ăn, ở, sinh hoạt chung hay mặc áo quần chung dễ lây các
bệnh ngoài da…tương tự các trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi cũng gặp vấn đề như vậy.
Muốn thay đổi những điều này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của NVXH, nhà nước và
cơ sở xã hội đó.
Ví dụ: Em H.M.K 14 tuổi là người gốc Hoa. Em có vóc người nhỏ bé cái nhìn linh hoạt
và rất thông minh. Ở trường lực học của em bình thường nhưng ai cũng biết tên em. Em thuộc
dạng học sinh cá biệt quậy phá luôn luôn muốn chứng tỏ mình, muốn mọi người biết đến và nể
sợ mình. Tuy vậy đối xử khá tốt với bạn bè sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần. Ở nhà em tụ tập với
đám trẻ trong chung cư quậy phá mọi người xung quanh. Hiện em ra nhập một nhóm bụi đời.
48
Buổi tối em theo chân đàn anh tham gia cổ vũ các cuộc đua xe trên đường phố.
Về gia đình K sống trong gia đình có nhiều thế hệ Ở chung trong một chung cư chật chội gần
ông bà, các cô chú bác, bố mẹ và một đứa em trai. Do sống chung trong một căn hộ chung cư
giữa các thành viên trong gia đình thường xảy ra cãi vã, gây gổ thậm chí xô xát đánh nhau.Cha
mẹ buôn bán lặt vặt nên kinh tế không ổn định
Môi trường xung quanh em: Ở chung cư tập chung nhiều thành phần chủ yếu là dân lao
động nghèo. Trẻ em không được chăm sóc đầy đủ nên thường tụ tập nhau thành băng nhóm
quậy phá. Trật tự ở đây kém, vệ sinh không tốt.
Trường hợp cuả K cần sự trợ giúp của NVCTXH và quan trọng là giúp em thay đổi môi
trường vật chất. Em cần sống trong môi trường ở đó được đáp ứng nhu cầu cần thiết như ở chỗ
ít người em có chỗ học bài yên tĩnh, không gian thoáng đãng, vệ sinh sạch sẽ.Ngoài ra em
cũng cần cung cấp các dịch vụ như khu vui chơi giải trí. Nhưng gia đình em khó khăn cần phải
cung cấp hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ vật chất cho em ở các tổ chức cá nhân để em có môi trường
tốt hơn cho học tập và thực hioện chức năng là người con ngoan trò giỏi.
3. Tăng cường thông tin và kiến thức
a. Gỉam thiểu việc thiếu thông tin và thông tin sai lệch
Bên cạnh tài nguyên vật chất thì tài nguyên phi vật chất cũng rất quan trọng đối với con
người. Tài nguyên phi vật chất không chỉ là những yếu tố về mặt tình cảm, cảm xúc mà nó còn
là những thông tin và kiến thức. Nó rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu thiếu
chúng các vấn đề mới của cá nhân sẽ nảy sinh hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề hiện taị. Hầu
như tất cả các cá nhân trưởng thành trong xã hội là phải nhờ vào thông tin và kiến thức. Tuy
nhiên tốc độ và mật độ cập nhật thông tin của mỗi người là khác nhau. Vì vậy thông tin đến
với mỗi người là không giống nhau, thiếu hay đủ, nhiều hay ít, đúng hay sai. Thỉnh thoảng việc
thiếu thông tin hay thông tin sai lệch đã làm cho cá nhân không thể đạt mục đích hoặc làm vấn
đề càng trở nên tồi tệ.
Ví dụ: Ở một làng nhỏ ở vùng sâu vùng xa do một số người dân thiếu thông tin và hạn
chế về kiến thức vì vậy mà có sự sai lêch trong việc thu nhận thông tin. Để có mục đích như
mong muốn mà một nhóm đối tượng không rõ nguồn gốc đã xúi dục một vài người dân theo
một loại đạo mới. Loại đạo này cũng có kinh riêng và nghi thức riêng. Mỗi người theo đạo này
sẽ không thờ cúng tổ tiên, đọc kinh vào mỗi sáng sớm(3-4 giờ sáng), có bệnh không đi chữa
mà chỉ uống một loại nước thánh. Loại nước này được chế từ nước lã và gio từ củi rác sau khi
đã đốt. Trong nhà những người dân này luôn có sẵn lọ nước thánh chỉ chờ phát bệnh là được
sử dụng. Điều đáng buồn đã xảy ra do việc thiếu thông tin kiến thức mà đã có trường hợp bị
chết do không đến bệnh viện trị bệnh.
Thỉnh thoảng sai lạc thông tin cũng như tư tưởng mê tín dị đoan cũng gây khó khăn đối
với chúng ta. Có nhiều tư tưởng sa lầm về nguyên nhân và cách điều trị một số bệnh tật, như
bệnh động kinh là sự khiếm khuyết chức năng một phần của não nhưng có người cho rằng nó
49
gây ra do ma quỷ nhập thần và phải đánh người bệnh để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, yêu cầu đối
với gia đình bệnh nhân là cần được thông tin chính xác về căn bệnh. Việc tăng cường kiến thức
cho TC là kỹ thuật cần thiết cần thiết cho CTXHCN. Những lĩnh vực có liên quan đến thông
tin hay kiến thức cần được chia sẻ cho TC là:
- Những bệnh tật hay các điều kiện liên kết với các vấn đề của TC
- Các dịch vụ chuyên môn và dịch vụ an sinh có sẵn dành cho TC
- Hành vi con người, kiến thức và một số khía cạnh cần thiết hiểu về họ và những người
khác.
b. Cung cấp thông tin mới
Mỗi cá nhân dù có xuất chúng cũng không thể biết được những thông tin kiến thức mới.
Mà khi tìm đến với nhân viên CTXH các thân chủ hầu như có một khiếm khuyết là thiếu thông
tin kiến thức mới. Điều này cũng không có gì lạ bởi thân chủ rất hiểu biết về vấn đề này nhưng
lại thiếu kiến thức về lĩnh vực khác.Khi chia sẻ kiến thức kỹ thuật này được nhân viên công tác
xã hội sử dụng tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân và tình huống.
Trong trường hợp trẻ tự kỷ. Cô bé 14 tuổi trong thời gian gần đây có những biểu hiện lạ :
tự cào cấu tay chân, không giao tiếp thỉng thoảng hét lớn. Bố mẹ đưa em tới bác sĩ bởi họ
tưởng rằng con họ mắc chứng thần kinh. Nhưng bác sĩ cũng không phát hiện ra bệnh của cô
bé. Trong trường hợp này cha mẹ của cô cần có những hiểu biết nhất định của các bệnh tâm lý
đặc biệt khi con họ đang ở tuổi vị thành niên. Từ đó giúp họ tìm ra nguyên nhân của hành động
tử kỷ của con gái và tim ra những giải pháp giúp đỡ.
Mỗi người đều có những thiếu hụt về thông tin, kiến thức mới. Một biện pháp chung nhất
được đưa ra để giảm bớt vấn đề trên nhân viên xã hội cần cung cấp cho thân chủ: Kiến thức về
sự phát triển và hành vi con người hữu ích cho tất cả mọi người
Sự hiểu biết về yếu tố căn bản là hết sức quan trọng cho mỗi người để tạo mối quan hệ
lành mạnh.
Các bậc con cái cần phải có sự hiểu biết về một số khía cạnh tâm lý của người già và nhu
cầu của các cụ để việc sinh sống luôn tạo cảm giác vui tươi và hạnh phúc cho các cụ.
Chia sẻ kiến thức giống như vài kỹ thuật khác của CTXHCN được sử dụng tùy theo nhu
cầu tình huống và của TC. Trẻ em học yếu kém là những đối tượng lo lắng và quan tâm của
cha mẹ, họ là những người đòi hỏi con em mình phải đạt thành tích cao. Những đứa trẻ này
không đạt được học lực trung bình vì sự thông minh thấp. cha mẹ của chúng định hướng về sự
chậm phát triển trí tuệ và được cung cấp thông tin về những trường đặc biệt nơi trẻ có thể học
tập phù hợp với trình độ của chúng. Ghi nhận của NVXH liên quan đến các điều kiện khuyết
tật như mù, điếc về khuyết tật chỉnh hình thì cha mẹ cần thông tin về trị liệu phương tiện trị
liệu và những gì cha mẹ có thể làm để ngăn ngừa sự xấu đi của tình trạng khuyết tật.
Kiến thức về sự phát triển con người và hành vi con người là hữu ích cho tất cả mọi
người và sự hiểu biết về các yếu tố căn bản là hết sức quan trọng cho mỗi người để tạo mối
50
quan hệ nhân sự lành mạnh. Các bậc cha mẹ phải biết một số khía cạnh phát triển của trẻ em
và tầm quan trọng của các nhu cầu vật chất và tình cảm để việc nuôi dạy con mang lại nhân
cách cho trẻ. Trong các vấn đề liên quan đến hành vi trẻ em, các bậc cha mẹ cần đối xử với trẻ
như sau:
- So sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác
- Có những kỳ vọng không thực tế về hành vi và thành tích của con
- Không tạo cơ hội cho trẻ bày tỏ ý kiến cảm nghĩ
- Mâu thuẫn về đốixử giữa trẻ và cha mẹ, giữa hoàn cảnh này và hòan cảnh khác.
Trong các tình huống này, vai trò NVXH rất giống vai trò của một giáo viên, truyền đạt
các nhu cầu của con người, về các mối quan hệ và làm thế nào để các bậc cha mẹ có thể tự gắn
bó với các mối quan hệ tạo ra phát triển. nhưng việc truyền đạt trong thực hành CTXHCN lại
phải được thực hiện theo một phương thức gián tiếp mà không làm cho TC tự ý thức hoặc khó
chịu về sự thiếu hụt kiến thức của họ.
Kiến thức mới không chỉ giúp TC tăng thêm sự hiểu biết mà nó còn là một điều kiện tạo
ra những hành vi mới. Từ đó giúp thân chủ nhanh chóng giải quyết được vấn đề của bản thân
và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên nếu thân chủ chỉ có kiến thức trí tuệ thôi thì chưa đủ mà cần
phải có thêm tâm thế sẵn sàng về mặt tình cảm, cảm xúc để thay đổi hành vi hay một thói
quen. Từ kiến thức thực tiễn đi tới hành động nhất thiết phải có sự tham gia của cảm xúc.
Ví dụ: nhân viên xã hội bên cạnh những kiến thức về HIV nhưng cũng cần phải có xúc
cảm và sự nhiệt thành thì mới có thể giúp đỡ được các bệnh nhân đó.
Trong quá trình tư vấn giúp đỡ các thân chủ tiếp cận thông tin kiến thức mới cải thiện tài
nguyên vật chất phong cách và nội dung lời nói và những biểu hiện không lời của nhân viên xã
hội được xem là mẫu mực hướng tới mục tiêu giúp đỡ.
ỨNG DỤNG VÀO MỘT CA CỤ THỂ TRONG CTXH
Gia đình anh A có 3 người, 2 vợ chồng và đứa con trai còn nhỏ tuổi lại thường xuyên đau
yếu. Anh A làm công nhân xây dựng với đồng lương ít ỏi. Vợ anh - chị H - học vấn thấp lại
không có nghề nghiệp. Mọi sinh hoạt gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương của anh. Cuộc
sống gia đình khó khăn lại không ổn định, vợ thì chỉ quanh quẩn ở nhà chăm con, anh nhiều
lúc căng thẳng đã tìm đến rượu. Về đến căn nhà tuềnh toàng, áp lực mưu sinh khiến anh từ một
người chồng hiền lành trở nên hung bạo. Đã rất nhiều lần anh đánh đập chị, mắng nhiếc chị là
đồ ăn bám, vô dụng. Không khí căng thẳng đeo bám gia đình chị nhiều năm nay. Chị đã nhiều
lần khuyên nhủ chồng từ bỏ rượu chè nhưng không được. Hội phụ nữ và uỷ ban xã có can
thiệp nhưng không có hiệu quả. Họ đã giới thiệu chị H đến Nhân viên Xã hội.
* Đánh giá vấn đề của chị
Vấn đề của chị H đang gặp phải là thường xuyên bị chồng bạo hành. Chị phải ở nhà chăm
con đau yếu trong khi không có một nghề nghiệp cho mình. Chị phải trông chờ vào đồng
lương mà người chồng kiếm được.
51
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành mà chị H phải chịu đựng từ phía người chồng
do nguyên nhân kinh tế là chủ yếu. Kinh tế gia đình chị gặp nhiều khó khăn. Chồng chị làm
việc vất vả nhưng đồng lương thì ít ỏi. Chị H không có việc làm, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm
con làm công việc nội trợ. Đứa con luôn đau ốm triền miên, trong khi gia đình không đủ tiền
để chạy chữa cho con. Chồng chị luôn phải chịu áp lực từ công việc, sự mệt mỏi và gánh nặng
gia đình. Trong khi đó, khi anh về đến nhà thì chị H lại không biết cách chia sẻ với chồng. Chị
cũng đã mệt mỏi với việc nội trợ trong gia đình. Cả hai đều mệt mỏi, nên không có thời gian
tâm sự với nhau.
* Áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ vào tiến trình giúp chị H:
Ở trường hợp này, đối tượng mà chúng ta can thiệp chính đó là chị H. Tiến trình giúp đỡ
chị H vẫn theo các bước của tiến trình CTXH cá nhân chung. Tuy nhiên ở đây chúng tôi muốn
đề cập đến các kỹ thuật chính được áp dụng trong khi can thiệp đối với trường hợp của chị.
- Trước tiên chúng ta luôn luôn phải đảm bảo nguyên tắc chấp nhận thân chủ, dù than chủ
có là ai đi chăng nữa. và cụ thể ở đây là chị H. Đây cũng là nguyên tắc chung với bất cứ ca
CTXH nào. Có chấp nhận chị, NVXH mới có thể tiếp cận với chị được.
- Tiếp theo NVXH cần phải tạo thuận lợi để chị H tự bộc lộ cảm xúc của mình với nhân
viên XH. Điều đó cũng có nghĩa là NVXH cần tạo niềm tin cho chị vào NVXH.
- NVXH cần hiểu, thông cảm, và mức cao hơn là thấu cảm đối với hoàn cảnh, cảm xúc và
suy nghĩ của chị. Từ đó mới có thể phân tích đúng vấn đề, nguyên nhân dẫn đến tình trạng của
chị và đưa ra giải pháp phù hợp cho chị.
- Cần tạo dựng cam kết giữa chị và NVXH. Hay nói cách khác là lên kế hoạch thực hiện.
Chúng ta biết rằng CTXH là sự giúp đỡ có kế hoạch, và ở đây NVXH sẽ cùng chị tạo dựng nên
kế hoạch để giải quyết vấn đề của chị, với các điểm chính như sau. Trong mỗi một bước đi,
chúng ta lại lồng ghép các kỹ năng khác nhau về hỗ trợ để giúp chị:
+ Trước hết cần giúp chị tìm được việc làm phù hợp với khả năng, hoàn cảnh.
+ NVXH giúp chị làm những thủ tục, giấy tờ cần thiết để chị có điều kiện thuận lợi tham
gia vào công việc.
+ Khơi dậy tiềm năng trong chị, giúp chị tự tin vào bản thân và cuộc sống. Đồng thời tư
vấn cho chị cách tránh sự bạo hành của chồng. Bên cạnh đó cũng tư vấn cho chị cách chia sẻ
những lo âu với chồng khi anh cần có người bên cạnh, sau mỗi ngày anh làm về mệt nhọc.
- Bên cạnh đó, mặc dù khi chị H có công việc làm, kinh tế gia đình có phần khá hơn, tuy
nhiên để chấm dứt tình trạng bạo hành đã trở thành thói quen của anh A, NVXH cũng cần tác
động vào anh A. Chúng ta có thể thay đổi nhận thức, hành vi của anh cách dần dần từng bước,
và cho đến khi hành vi này chấm dứt hẳn.
- NVXH trợ giúp gia đình chị trong việc tìm kiếm nguồn tài nguyên cho gia đình chị. Đó
có thể là chính nội lực tù gia đình chị, hoặc sự trợ giúp từ bên ngoài.

52
Tất nhiên để giải quyết được triệt để một ca CTXH, NVXH cần áp dụng những kỹ thuật,
mô hình can thiệp khác nhau để giúp đỡ. Với những kỹ thuật như trên sẽ góp phần lớn vào sự
thành công của tiến trình can thiệp.
III. Những kỹ thuật tư vấn
Những nhóm kỹ thuật sau đây có liên quan đến việc mang đến những thay đổi nội tâm
của TC. Vai trò của NVXH là vai trò của người tạo năng lực, chuẩn bị nền tảng cho sự thay
đổi. những kỹ thuật hỗ trợ cần thiết bởi chúng xóa bỏ sự phòng vệ nơi TC. VD: việc không
chấp nhận việc chậm phát triển trí tuệ của những phụ huynh khi lần đầu tiên biết kết quả. Phản
ứng thông thường là chối bỏ - một cơ chế phòng vệ, thông qua đó chối bỏ hiện thực. sự không
biết gì về tình trạng chậm phát triển trí tuệ và sợ rằng con mình bị kết tội…là những yếu tố dẫn
đến việc chối bỏ. trong hầu hết các trường hợp, với sự tăng cường kiến thức về bệnh chậm phát
triển trí tuệ đưa đến một quan điểm tích cực như: xóa bỏ mọi mặc cảm tội lỗi là họ không bị
kết tội vì đã sinh ra những đứa con không bình thường và hy vọng là cuộc đời của con sẽ
không vô dụng và sự giúp đỡ hữu ích sẽ xóa bỏ đi sự chối bỏ.
Những kỹ thuật hỗ trợ và những kỹ thuật đáp ứng nhu cầu vật chất và phi vật chất xóa bỏ
những cản trở để thay đổi. hầu hết những trở ngại còn lại có thể được xóa bỏ bằng phương
pháp tư vấn, trừ phi chúng được cố thủ quá sâu và còn bị làm phức tạp thêm bởi các yếu tố
khác. Tư vấn là công cụ được NVXH dùng để đem đến sự thay đổi trong cảm nghĩ, tư tưởng,
tư duy, nhận thức và thái độ của TC. Nó dùng những kỹ thuật truyền thông. Trong tư vấn, sự
hỗ trợ tình cảm là việc cơ bản để qua đó những kỹ thuật khác được sử dụng.
Theo nghĩa rộng, những kỹ thuật tư vấn bao gồm những kỹ thuật hỗ trợ bởi vào giai đoạn
bắt đầu của mối quan hệ NVXH – TC, việc dùng những kỹ thuật hỗ trợ là cần thiết để khởi đầu
một mối quan hệ tích cực.
1. Thảo luận có suy nghĩ, phản ánh
Khuyến khích suy nghĩ phân tích về vấn đề
Thảo luận có suy nghĩ là sự thảo luận giữa NVXH và TC dựa trên những suy nghĩ sâu sắc
của TC về những lĩnh vực khác nhau của cuộc đời họ có liên quan đến vấn đề của họ. hầu hết
những vấn đề của đời sống cần đến suy nghĩ để tìm những giải pháp xây dựng. ở vào thời điểm
này hay thời điểm khác trong quan hệ của NVXH và TC, TC phải được giúp cho nhận thấy
được vấn đề của mình một cách khách quan bằng cách tách những điều kiện thực tại ra khỏi
những cảm nghĩ và ấn tượng vây quanh nó. Có một nhu cầu xem xét những lĩnh vực khác nhau
của vấn đề, những tiền đề và những hậu quả có thể có của nó. Cần thiết lần theo sự phát triển
của vấn đề và nhận biết những phần được đóng vai bởi chính mình hay kẻ khác, cố ý hay
không cố ý. Vấn đề bây giờ có thể làm gì? bằng những câu hỏi thích hợp, những nhận xét có
tính thấu cảm và những lời nói liên kết những yếu tố khác nhau của vấn đề, NVXH có thể làm
cho TC bộc lộ ra khả năng tư duy và giúp TC suy nghĩ sâu về những lĩnh vực khác của tình

53
huống. thảo luận có suy nghĩ là một kỹ thuật phức tạp có thể nối liền một phần hay toàn bộ của
một hay nhiều cuộc vấn đàm.
2. Lời khuyên
Cho lời khuyên là một kỹ thuật trong tư vấn. chính bản thân TC yêu cầu cho lời khuyên
và cho dù vào những khi không yêu cầu nó cũng được ban cho miễn là lời khuyên đó khách
quan, dựa vào kiến thức và nhu cầu thực sự của TC. Cũng có điều kiện là không được cho lời
khuyên rồi cưỡng ép hay bắt buộc TC làm theo lời khuyên ấy. việc cho lời khuyên có thể tránh
ảnh hưởng xấu có thể liên hệ với nó, như hành động có tính toán khởi đầu cuộc thảo luận có
suy nghĩ về vấn đề đã khuyên. Vd: vấn đề kế hoạch hóa gia đình, nhiều TC đã có gia đình
đông đúc đang vật lộn với cảnh nghèo sẽ cần đến lời khuyên kế hoạch hóa gia đình. Nhưng nó
không chỉ là một thông điệp được NVXH gởi đến TC mà là một vấn đề cần được bàn bạc. TC
sẽ có những thắc mắc và những nỗi lo âu cần được giảm nhẹ.
Đưa ra lời khuyên kèm với những kỹ thuật khác
Trong CTXHCN, việc đưa ra lời khuyên là có thể và nó được sử dụng kết hợp với những
kỹ thuật khác. Cha mẹ thì được khuyên cách nuôi dạy con cái, nhu cầu của trẻ, dinh dưỡng,
sức khỏe…khi TC không tìm lời khuyên nhưng NVXH nhận thấy cần cho lời khuyên thì có
thể cho một cách gián tiếp. như đã được chỉ rõ liên quan đến việc phổ biến thông tin và giảng
giải về hành vi con người, lời khuyên có thể đưa ra một cách gián tiếp bằng một cách thức
ngăn ngừa được cảm nghĩ tự ý thứchay bối rối nơi TC. Lời khuyên có thể diễn đạt bằng những
đề nghị, những quan sát hay câu hỏi…
3. Thúc đẩy
Thúc đẩy và kích thích nhẹ nhàng
Quan hệ gắn bó với lời khuyên là “thúc đẩy” – một thuật ngữ thường được nghe trong
lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình. Người khuyên, hướng dẫn, cuối cùng thuyết phục một người
đàn ông chịu đi triệt sản thì được gọi là người thúc đẩy. trong CTXHCN, thúc đẩy nói đến việc
gây ảnh hưởng để TC hành động có lợi cho bản thân và gia đình hay hành động đó cần thiết để
giải quyết vấn đề mà TC mắc phải. người ta mong đợi một số TC đáp ứng lại một cách bình
thường với các kỹ thuật cho lời khuyên, thông tin và chia sẻ kiến thức của NVXH bằng cách
làm theo hàng loạt chỉ dẫn. ở đây, ý nói là sự sẵn sàng về mặt cảm xúc để hành động theo một
phương cách mới mẻ xảy ra bằng một phản ứng dây chuyền. tuy nhiên, có những TC nghe và
tham gia một cách có lưu tâm vào cuộc vấn đàm và cho dù quyết định gánh vác công việc
nhưng thất bại ở giai đoạn cuối, điều đó có nghĩa là họ có thực sự làm, họ không thể tự mình
làm được phần việc. sự chuẩn bị cảm xúc để hành động theo một phương cách mới không có ở
đây. Trong những trường hợp như thế, NVXH phải khuyến khích, thúc giục hay khích lệ thêm
để động viên TC. Thế thì toàn bộ tiến trình khuyên bảo, thảo luận, thông tin, truyền đạt kiến
thức và khích lệ trở thành sự thúc đẩy
Thúc đẩy cha mẹ của TC và những người khác
54
Đối với trẻ em có những loại khuyết tật, phải thúc đẩy cha mẹ chúng để thay đổi thái
độphó mặc cho định mệnh của họ, thay đổi thái độ miễn cưỡng đối với việc chữa trị cho con
cái. Ngoài việc thúc đẩy cha mẹ lam công việc nhất định để đạt đến kết quả tốt nhất cho con
cái họ, có những tình huống mà người lớn phải thúc đẩy vạch kế hoạch vì lợi ich của chính họ.
4. Làm sáng tỏ
Giải thích ý nghĩa
Trong một số trường hợp, việc làm sáng tỏ được cần đến trước khi TC được động viên
thúc đẩy thực hiện một số hành động đặc biệt. làm sáng tỏ có nghĩa là gỡ rối, làm cho vấn đề
sáng tỏ hơn đối với TC. Nó bao gồm việc giải thích một hay nhiều yếu tố của tình hình mà TC
không nhận thức đúng đắn.
Vd: trường hợp một cô gái giang hồ không chịu đi khám bệnh lây qua đường sinh dục thì
việc làm sáng tỏ những nhân tố liên quan giữa mại dâm và bệnh tật là cần thiết trước khi cô ta
đồng ý đi khám.
Thường xảy ra việc bệnh nhân lao vừa mới chữa trị cảm thấy khá một chút là thôi không
chữa trị nữa trước thời hạn quy định. Việc cảm thấy khỏe không có nghĩa là căn bệnh đã được
chữa khỏi và tình trạng được chữa trị đầy đủ sẽ được chứng minh bằng cách những thử nghiệm
y tế phải được giảng giải cho TC.
5. Sửa đổi nhận thức
Thay đổi sự hiểu biết về những tình huống đặc biệt
Sửa đổi nhận thức cũng là một kỹ thuật trong CTXHCN. Việc giải thích, làm sáng tỏ
thường dẫn đến việc sửa đổi nhận thức của TC. Thông tin hay kiến thức mới được cần đến để
thay đổi nhận thức. Khi mối quan hệ gia đình bị xáo trộn, người ta cho nhận thức sai lầm như
là nguyên nhân hay hậu quả. Vì vậy, nhận thức phải được sửa đổi để hàn gắn mối quan hệ cha
mẹ - con cái và chồng – vợ.
Khi TC bị bối rối về mặt tình cảm, họ cần ai đó làm sáng tỏ những cảm nghĩ của họ, nhờ
thế họ có thể nhận thức được cảm nghĩ riêng của họ một cách đúng đắn. chẳng hạn, một người
cha nói rằng ông ta ghét đứa con trai phạm pháp vô cùng và muốn nó đi khuất mắt ông bằng
cách đưa nó vào trại cải tạo, có thể không nói ra sự ghét bỏ ấy với cậu bé đó. Điều mà ông ta
trải qua là vô cùng giận cho sự bất lực trong việc chế ngự đứa con trai của mình. Kỹ năng của
NVXH ở chỗ hiểu được những cảm nghĩ của người cha, gỡ rối chúng, giúp ông ta xác định
những cảm nghĩ và sau đó hướng dẫn ông ta sử dụng tư duy của mình không phải cảm nghĩ để
quyết định hướng hành động.
6. Làm mẫu
Chính TC học được những điều mà NVXH nói và những gì NVXH làm. Vì NVXH
chuyện trò có mục đích và có trách nhiệm, TC học được những phương pháp truyền thông hữu
ích và xây dựng từ kinh nghiệm của họ về kiểu truyền thông của NVXH. Khi NVXH trình bày
nguyên mẫu hành vi với ý niệm là TC học được những hình thức mới về nói và làm thì đó là
55
kỹ thuật làm mẫu trong lúc làm việc. Có những đứa trẻ ở độ tuổi từ 1-4 biết dùng sự hờn giận
như phương tiện đạt được điều chúng muốn, được khích lệ lần đầu bởi kinh nghiệm của chúng
khi quan sát sự không khó chịu hay lo lắng của cha mẹ để tránh sự hờn giận của chúng. Nếu sự
hờn giận xảy ra trước mặt NVXH, cách làm mẫu của NVXH bằng cách làm cho đứa bé dịu
xuống không còn quấy phá. Khi trong gia đình có sự truyền thông khiếm khuyết, việc làm mẫu
xảy ra bằng truyền thông có hiệu quả của NVXH với mọi thành viên gia đình.
7. Hướng dẫn cho thấy trước
Chuẩn bị cho TC một sự kiện hay một cuộc gặp gỡ chính thức
Hầu hết mọi người đều lo lắng khi chờ đợi một sự kiện như một cuộc phỏng vấn tìm việc
hay gặp gỡ những người có địa vị. Hướng dẫn cho TC thấy trước, tới một mức nào đó, sẽ làm
giảm bớt nỗi lo sợ về một sự kiện sắp xảy ra. Những người liên quan đến sự kiện sắp xảy ra
được hình dung ra trong trí tưởng tượng và những câu hỏi của họ có thể đặt ra và những phát
biểu theo quy định. Sau đó, những lời đáp thích hợp cho những câu hỏi được thảo luận và được
vạch ra trong cuộc vấn đàm. Trong các nghiên cứu trường hợp CTXHCN có những TC sợ
những cuộc vấn đàm tìm việc hay các cuộc gặp gỡ có tính trang nghiêm. Hướng dẫn cho thấy
trước được coi là dễ dàng trong những tình huống này. Những câu hỏi mà có khả năng người
phỏng vấn đặt ra cho TC được NVXH và TC đưa ra thảo luận trước. tưởng tượng bằng trí óc
và bằng lời lẽ về một tình huống tương lai với nguyên trạng của nó là một cách tốt để chế ngự
sự lo âu hiện đang nổi lên. Đó cũng là một sự chuẩn bị tốt để đối mặt với các sự kiện.
8. Sắm vai
Đóng diễn sự kiện sắp xảy ra
Hướng dẫn trở nên rõ ràng hơn nhờ sự giúp đỡ của một nghệ thuật khác, đó là sắm vai.
Sự kiện sắp xảy ra trong tương lai được đưa về hiện tại và được NVXH đóng vai và TC tham
gia như người trong cuộc, kể cả vai TC. Sự kiện được đóng vai nhiều lần với NVXH và TC
thử đóng nhiều vai khác nhau. Sắm vai là một kỹ thuật có giá trị như là một phương thức dạy
và học. rất thường trong sắm vai, việc làm mẫu và hướng dẫn trước là ngầm hiểu. tương tự như
thế, một số kỹ thuật khác cũng có tác dụng trong sắm vai. Vì vậy sắm vai cũng là một đa kỹ
thuật.
9. Hướng vào hiện thực
Những kỳ vọng quá cao hay quá thấp của gia đình TC
Khi TC đối phó với vấn đề và quanh co không thể đối diện với hiện thực thì việc hướng
vào thực tế là cần thiết. có những bố mẹ có những kỳ vọng không thực tế về con cái họ và vấn
đề xảy ra khi con cái không thực hiện được sự kỳ vọng đó
Một số TC mà vấn đề chủ yếu của họ là thất nghiệp, khao khát một công việc mà họ
không có tay nghề chuyên môn. Trong những trường hợp này, NVXH cho thấy rằng sử dụng
hướng vào hiện thực có kết quả bằng cách làm cho TC viết đơn xin việc và đi phỏng vấn. ở
cuộc phỏng vấn sự thật sẽ xảy ra là họ không có kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần. chấp nhận sự
56
thực xảy ra tốt hơn là những kết quả do đơn thuần lời khuyên của NVXH đem đến. sau kinh
nghiệm này TC được chuẩn bị tinh thần để xin một loại công việc thấp hơn không cần đến kỹ
năng. Có thể thấy rằng, việc hướng vào hiện thực được dùng với những TC có chức năng về
cái tôi hiện thực hoạt động không đầy đủ. Điều mà NVXH cố gắng đạt đến là kích hoạt và tăng
cường chức năng bản ngã này.
10. Gạt bỏ những cảm nghĩ tội lỗi
Một số TC gặp khó khăn trong việc đối phó với những cảm nghĩ có tội, không biết có
được biện hộ cho hay không. Những cảm nghĩ tội lỗi là không được biện hộ một khi chúng
không thực tế và không có lý do chính đáng. Khi một bệnh nhân chết sau một căn bệnh nghiêm
trọng, người thân thấy có lỗi nhiều như không đưa người bệnh đến bệnh viện sớm hơn vì ngại
tốn kém. Có trường hợp đứa trẻ ra đời là do người mẹ vỡ kế hoạch, sau đó bà mẹ có cảm giác
tội lỗi vì đã dùng biện pháp ngừa thai. Bà ta phản ứng lại với cảm giác tội lỗi ấy bằng cách có
thái độ quan tâm quá đáng đến đứa trẻ, kết quả là đứa trẻ sống vô kỷ luật và ích kỷ. có những
trường hợp trẻ bị bệnh tâm thần nhưng cha mẹ lại dằn vặt là do họ. gạt bỏ những cảm nghĩ có
lỗi là cần thiết trong những trường hợp trên trước khi TC tham gia vào tiến trình giải quyết vấn
đề.
11. Sử dụng những cảm nghĩ tội lỗi một cách tích cực
Những cảm giác có lỗi được biện hộ và có thực khi chúng có được từ hành vi là những
nguyên nhân gây tác hại cho chính mình và những người khác. Trong những hoàn cảnh như
thế, TC được giúp đỡ sử dụng những cảm nghĩ có lỗi một cách xây dựng bổ ích để thay đổi
hành vi.
Vd: D 17 tuổi ở trong một trại cải tạo. cậu bỏ nhà đi và ở trong trại gần 2 năm ,à không
thấy cha mẹ đến thăm. Vì địa chỉ cậu đưa là giả nên NVXH không tìm ra nơi cậu ở. Khi đã lấy
được niềm tin ở D, NVXH đã lấy được địa chỉ thật nhà em, NVXH mới đi vãng gia. NVXH
đem tin về cho D là bố mẹ em đã trút gánh nặng lo âu khi biết tin em an toàn và khỏe và rất
muốn đến thăm em. Sự đáp lại đầy yêu thương của bố mẹ là điều em không ngờ tới và điều
này tạo ra những cảm nghĩ có lỗi nơi em. Em ân hận vì đã bỏ nhà đi và gây lo lắng cho cha mẹ.
NVXH giúp em sử dụng những cảm giác có lỗi đó một cách có ích thông qua thảo luận có
phản ánh. Từ những cảm nghĩ có lỗi em đã nảy sinh quyết tâm thay đổi tính nết, cố làm việc
tốt trong trại để sớm về với gia đình.
12. Bộ phận hóa
Bộ phận hóa là phân tán tình huống ra thành những khía cạnh vấn đề khác nhau và rồi đặt
trọng tâm vào khía cạnh cần sự chú ý tức thời.
Vd: C 8 tuổi bị chậm phát triển trí tuệ và được chuyển đến dưỡng đường của một bệnh
viện. ba ngày sau khi được chuyển đến thì bố C mổ tháo gỡ võng mạc mắt cần sự chăm sóc y
tế ngay tức thời. cha em là tài xế lái taxi, ông đang bối rối vì thấy mình có khả năng không còn

57
làm việc được nữa nên chưa quyết định mổ hay không. NVXH phải ưu tiên xem xét bệnh tình
của người cha và làm những điều cần thiết để không chậm trễ trong điều trị.
Khi có nhiều khía cạnh vấn đề quan trọng như nhau, không phải tất cả đều cần sự quan
tâm khẩn cấp, thì bộ phận hóa sẽ giúp xét đến lĩnh vực thẳng thắn, trung thực và và lĩnh vực có
thể thực hiện mà không gặp nhiều khó khăn, để ý đến khả năng là TC sẽ thỏa mãn khi đạt được
điều gì đó. Trong một số trường hợp, bộ phận hóa giúp TC tiếp tục ngay lập tức những việc
cần thiết mà người ấy có thể làm theo thứ tự ưu tiên.
13. Giải thích
Sự giải thích là giảng giải hành vi của TC bằng ý nghĩa tâm lý học. khi một đứa trẻ được
dạy cách đi tiêu tiểu bắt đầu đái dầm khi mẹ sinh một em bé nữa, điều đó thể hiện sự bất an nơi
đứa bé. Nó nhận thức rằng đứa em mới sinh sẽ cướp mất vị trí được yêu thương chăm sóc của
gia đình. Điều này có thể giải thích với bậc cha mẹ, đề xuất với họ để có những hành vi làm
sao cho đứa bé vẫn cảm thấy được yêu thương.
Vd: K 15 tuổi bị tụt lại sau các bạn cùng lớp trong học tập. em thường xuyên bị so sánh
với các anh chị em trong nhà vì sự giỏi giang của các anh chị và bạn bè em. Cha mẹ em cũng
thường than phiền về sức học của em và lo lắng khi thấy em hay chơi với những em nhỏ tuổi
hơn mình chứ không phải bạn cùng lứa. Việc em chọn chơi với em nhỏ hơn cho thấy em đang
tự ti và sợ bị so sánh với những bạn cùng trang lứa và cả với anh chị mình.
Có thể giải thích trực tiếp với TC hay với từng thành viên trong gia đình trong các trường
hợp nói trên. Khi sử dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, NVXH phải đảm bảo là dễ hiểu đối với
mọi người và việc ấy không gây ra bất cứ sự lo âu hay bối rối nào.
14. Phổ biến hóa
Người khác cũng có vấn đề tương tự
Khi TC có khuynh hướng xem vấn đề của họ là độc nhất, vì vậy họ chịu sự lo âu quá mức
hay than thân trách phận thì sẽ vô cùng hữu ích khi cho họ biết thực tế là có nhiều người khác
cũng sẽ gặp những vấn đề tương tự, đây là việc phổ biến hóa. Người ta trông đợi rằng bằng
cách phổ biến hóa vấn đề thì sẽ giảm được cường độ của lo âu và chia sẻ niềm hy vọng từ kiến
thức của những người đối phó tốt hơn với cùng vấn đề ấy. Vd: 1 số cha mẹ có trẻ bị bệnh bại
liệt được hưởng lợi vì họ biết được rằng có những ông bố bà mẹ khác cũng đã đưa con đi chấn
thương chỉnh hình ở các bệnh viện.
Việc sử dụng phổ biến hóa như một kỹ thuật thì việc sắp đặt thờ gian là quan trọng vì nó
sẽ được sử dụng chỉ sau khi TC đã bộc lộ hết những cảm xúc bị tắc nghẽn, những nỗi sợ hãi lo
âu. Lưu ý quan trọng là khi sử dụng phổ biến hóa thì phải tránh phi cá nhân hóa – có nghĩa là
không có bất kỳ dấu hiệu nào của một thông điệp ẩn dấu cho là vấn đề của TC là không quan
trọng như những người khác có vấn đề giống vậy. trong lúc sử dụng phổ biến hóa thì từ ngữ
phải được dùng một cách thận trọng và sáng suốt để tạo ra hy vọng và ước muốn hành động
xây dựng.
58
15. Đặt ra giới hạn
Ý niệm chấp nhận không ngụ ý rằng mỗi loại hành vi phải được chấp nhận hay tha thứ.
TC như một cá nhân phải được chấp nhận không điều kiện nhưng hành vi của anh ta có thể
được tán thành có điều kiện, và từ đây nhu cầu về kỹ thuật đặt ra giới hạn cho từng kiểu hành
vi.
Vd:V 15 tuổi là TC của một phòng CTXH học đường, thường ăn nói lỗ mãng. Sau một
thời gian làm việc với nhau, NVXH và em đã hình thành mối quan hệ tốt và lúc này NVXH có
thể gây ảnh hưởng lên hành vi của em. Giới hạn được đặt ra là cách chọn từ. Những từ không
được xã hội chấp nhận như “đồ chó đẻ” được thay vào bởi những từ nhẹ nhàng hơn như “đồ
ngốc” hay
ngớ ngẩn”. NVXH có thể thuyết phục TC nói lời xin lỗi khi có những từ ngữ không hay với
người khác
16. Đối chất
Đối chất có thể áp dụng được khi một TC mâu thuẫn với chính mình hay rút lại lời cam
kết mà họ đã cam đoan khi làm việc với NVXH. Khi những mâu thuẫn hay sự rút lui như thế
gây ra một tình huống tệ hại hơn thì cần đến sự đối chất với TC.
Đối chất có nghĩa là đưa TC đối diện với sự sa sút trong hành vi của anh/ chị ta đã đưa
đến sự tai hại. sự lầm lạc hay sa sút hành vi được nói tới ở đây là những cái đến sau khi ông/ bà
ta đã cam kết với một kế hoạch với sự chứng kiến của NVXH.
Đối với việc sử dụng đối chất thì việc định ra thời điểm rất quan trọng. sẽ có hiệu quả khi
đặt ra giới hạn, nếu đã có mối quan hệ tích cực giữa NVXH và TC. Đối chất không thể đem ra
sử dụng ở những cuộc vấn đàm đầu tiên bởi cần một thời gian để định hình mối quan hệ giữa
NVXH và TC và để cho TC đi vào giai đoạn ra quyết định. Khi TC lâm vào hành động theo
quyết định của mình - sẽ ngăn cản anh ta thực hiện các chức năng xã hội thì đối chất trở nên
cần thiết.
17. Hướng ngoại
Kỹ thuật hướng ngoại nói đến những TC thực sự cần giúp đỡ nhưng vì một lý do nào đó
người ấy không yêu cầu hay từ chối trong các giai đoạn đầu tiên khi có sự giúp đỡ. Khi NVXH
chú ý đến những người như vậy trong phạm vi công việc của mình, NVXH phải hướng ngoại
hay giang tay với cử chỉ thân thiện, chuyển đến họ thông điệp rằng NVXH sẵn sàng giúp đỡ
họ.
Vd: hướng ngoại đối với trẻ em trong các trại, các cơ sở. điều đó đã được chỉ rõ là những
trẻ này cần được đối xử tốt để vượt qua những nỗi cô đơn, nhớ nhà và những khó khăn khác do
sự căng thẳng gây nên. Một số trẻ do bị cha mẹ hay người khác ngược đãi đâm ra nghi ngờ tất
cả người lớn và không dễ dàng đáp ứng lại sự cởi mở, thân thiện của NVXH. Vì thế, hướng
ngoại đến đến với chúng nhiều hơn.

59
18. Nối lại quan hệ với gia đình
Những nỗ lực nối lại quan hệ với gia đình có thể được thực hiện đồng thời với việc hướng
tới với trẻ em nhờ việc kiên trì đối xử tốt. trong một số trường hộ, đưa trẻ vào trường trại, có
nghĩa là phá vỡ các quan hệ gia đình hay là sự thất bại của gia đình trong việc giữ mối quan hệ
với trẻ. Một vết thương tình cảm khác có thể được ngăn ngừa bằng từng bước nối lại sợi dây
quan hệ gia đình. Hướng ngoại trở nên ý nghĩa khi nó vận dụng truyền thông ba chiều: giữa
NVXH và trẻ, giữa NVXH và gia đình và giữa trẻ và gia đình.
19. Cải thiện những kiểu truyền thông
Một kỹ thuật khác là cải thiện những kiểu mẫu truyền thông trong gia đình TC. Rất
thường khi các quan hệ gia đình bị căng thẳng bởi các thành viên trong gia đình thay vì chia sẻ
với người khác lại phản ứng. vì thế truyền thông bị bế tắt không phục hồi được cho mục đích
gởi và nhận tin. Truyền thông đạt được chức năng khi chu trình của tiến trình truyền và nhận
tin hoàn tất. bị ngắt quãng trong chu trình truyền tin-nhận tin sẽ đưa đến truyền thông không
chức năng.
Có 2 yếu tố thúc đẩy tăng tuyến truyền thông chức năng: bổ nghĩa trong giao dịch bằng
lời và dùng phản hồi. Bổ nghĩa nói đến sự nối kết trực tiếp giữa lời nói của hai người khi hai
người ấy đang ngược ý nhau. Điều này không có nghĩa là người nầy hoàn toàn nhất trí với
người kia.
Lấp khoảng cách trong truyền thông
Trong đàm thoại gia đình, truyền thông bị thất bại và mất chức năng khi các thành viên
thất bại không gìn giữ được một mối liên hệ khi họ có khuynh hướng phê phán người khác.
Phản hồi cần thiết nói thẳng ra sự mập mờ và ngăn chặn sự hiểu lầm có thể xảy ra trong
đàm thoại. vd: nếu một người bảo với vợ anh ta rằng chị nấu ăn dở, chị ta thoải mái hỏi nấu dở
về mặt nào thì người chồng phải phê bình thật cụ thể.
NVXH khi giải quyết vấn đề với một gia đình có vấn đề truyền thông sai lệch, vạch ra
những nơi quá trình truyền thông bị lệch lạc và giúp các thành viên thông qua những đề nghị
thực tiễn làm thế nào để cải thiện những kiểu truyền thông. Hơn thế nữa, như một nhà truyền
thông, NVXH chứng tỏ những đặc tính của truyền thông thích hợp. bằng cách là một người
lắng nghe hiệu quả, NVXH có thể truyền đạt cho các thành viên gia đình tầm quan trọng của
việc lắng nghe người khác.
20. Thay đổi thái độ
Thay đổi thái độ là một kỹ thuật phức tạp bao gồm sử dụng những kỹ thuật khác. Phải ghi
nhớ rằng không phải NVXH thay đổi thái độ TC mà sự thay đổi phải do chính TC tạo ra, chính
bản thân anh ta, NVXH chỉ là người tạo thuận lợi.
Vd: trường hợp người mẹ của một trẻ khuyết tật chống lại cố gắng của NVXH đưa đứa
trẻ vào điều trị ở bệnh viện. NVXH trước tiên phải bắt đầu công việc với bà mẹ bằng cách giúp
bà ta từ bỏ lòng tin vào định mệnh và sự thiếu hiểu biết trước khi bà ta sẵn sàng chấp nhận
60
những đề xuất của NVXH giúp đứa trẻ. Cuối cùng, bà mẹ thay đổi thái độ đồng ý trị liệu và
thuốc men cho con mình. Đến khi bà ta thấy đứa con tật nguyền của mình đi lại được sau khi
trị liệu thì bà trở thành người bên vực, đấu tranh cho các trẻ em khuyết tật, bệnh tật. bà cũng
bắt đầu giúp NVXH trong việc động viên các bà mẹ có con khuyết tật đưa con đi trị liệu càng
sớm càng tốt.
Đóng vai, một kỹ thuật đã được nói đến, liên quan đến việc chuẩn bị cho TC trước các sự
việc tương lai, cũng là cách dẫn đến những thay đổi trong cách nghĩ của TC. VD: khi một TC
tỏ ra bất lực trong việc hiểu được vấn đề của vợ anh ta thì đóng vai sẽ giúp anh ta nhìn thế
giới theo cách nhìn của vợ anh ta. Khả năng thấu cảm là một tính chất tăng cường mối quan hệ
và giảm những xung đột. đóng vai có thể được sử dụng để phát huy sự thấu cảm nơi TC.
Một sự am hiểu về những kỹ thuật tư vấn sẽ cho thấy rằng những biến đổi nội tâm của TC
có thể tạo ra sự thay đổi hành vi bên ngoài của cá nhân như nói và làm. Vì thế, tư vấn là một
công cụ giúp TC thay đổi suy nghĩ, hiểu biết, nói và toàn bộ hành vi. Có những hoàn cảnh khi
TC được chỉ định thay đổi một số khía cạnh hành vi nói và làm trước khi cảm nghĩ và suy nghĩ
được thay đổi. những đổi thay có thể quan sát được như thế sẽ có tác động tốt lên môi trường
sống của con người, và sau đó là tác động lên cảm nghĩ và suy nghĩ. Vd: một người cha có thói
quen đánh đập và chửi mắng con được chỉ định kiềm chế chửi đánh con trong 2 tuần. TC tuân
theo chỉ định không có cảm giác ủy thác, có tác động tốt không chỉ đối với trẻ em mà cho bầu
không khí chung của gia đình. Kết quả tốt dần và thay đổi thái độ của người cha đối với con
mình.
Bài thực hành chương 5
Chia nhóm nhỏ 5 người thực hành sắm vai giữa nhân viên xã hội và thân chủ, chú ý vai nhân
viên xã hội phải áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ, giúp đỡ.

61

You might also like