You are on page 1of 15

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI


Khoa công tác xã hội

BÀI BÁO CÁO NHÓM


MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Cơ sở/Địa điểm: Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng CS1: U07 - L16, KĐT
Đô Nghĩa, Đường Nguyễn Văn Trác,Hà Đông, HN

Danh sách thành viên nhóm:


STT Họ và tên Lớp niên chế
1 Nguyễn Văn Thiện
2 Đình Việt Hoàng
3 Trần Đức Huy
4 Lê Văn Lực
5 Lương Nguyễn Thu Thủy
6 Phạm Phương Anh

Hà Nội: 5 - 2023

1
Mục lục:

Lời mở đầu…..…………………………………………………………………………….4

1. Tổng quan về viện dưỡng lão Diên Hồng……………………………………….……...5

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng………………...…..5

1.2 Kết quả đạt được sau 9 năm phấn đấu của Diên Hồng…………………….………….6

2. Thực trạng về tâm lý nhóm người cao tuổi và các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm
người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng……………………………….………7

2.1. Thực trạng về tâm lý xã hội nhóm người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng………………………………………………………………………………………7

2.1.1. Thực trạng chung về tâm lý xã hội của nhóm người cao tuổi………………....…...7

2.1.2. Thực trạng về tâm lý xã hội của nhóm người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng……………………………………………………………………..………………..9
2.1.3. Giải pháp cho tâm lý xã hội của nhóm người cao tuổi………….……………...…13
3. Kết luận…………………………………………………………….…………...……..13

2
Lời cảm ơn

Lời đầu tiên cho phép chúng em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo –
T.s Vũ Thúy Ngọc - Giảng Viên Khoa Công tác xã hội ngành Tâm Lý Học Trường
Đại Học Lao Động Xã Hội trụ sở chính 43 Trần Duy Hưng, đã quan tâm, giúp đỡ,
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp em có những hướng đi đúng đắn để hoàn thành
những ngày thực hành ở cơ sở một cách tốt nhất.
Chúng em cũng xin cảm ơn chân thành đến chị Kiều Thị Hảo - Giám đốc Trung
tâm viện dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 , chị Vũ Thị Huệ, chị Thanh Hải và các anh
chị trong trung tâm đã tận tình giúp đỡ, cho chúng em những kiến thức, nhận xét,
góp ý trong thời gian thực hành, cũng như định hướng dẫn các công việc và tạo
điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành kì thực hành này.

3
Lời mở đầu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc,
của Nhà nước. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi
trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, tôn vinh, và phát huy giá trị vô giá của người cao
tuổi để họ tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Như chúng ta đều biết, già
hóa dân số đang là một trong những quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Già hóa dân số là thành quả của khoa học y tế, của phát triển kinh tế, phúc
lợi xã hội nhưng già hóa cũng sẽ tác động đến phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và hệ
thống phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi. Người cao tuổi, họ là lớp người có quá trình
cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và đất nước và được coi là thế hệ duy trì tính liên
tục phát triển của nhân loại, là lớp người nhiều tri thức, kinh nghiệm để truyền lại cho thế
hệ tiếp theo.

Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi đối với sự phát triển của
địa phương, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và Hội người cao tuổi đã thường
xuyên quan tâm phát huy vai trò, trách nhiệm của người cao tuổi ở địa phương. Người
cao tuổi trong toàn xã đã tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao chí
càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, hiến kế, hiến công,
nêu gương trên lĩnh vực công tác, lao động sản xuất, giảm nghèo, khuyến học, khuyến
tài, xây dựng xã hội học tập, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tham gia đóng góp ý kiến
xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Trong nhiều năm qua, Việt Nam
luôn quan tâm, chăm sóc, phát huy vai trò NCT thông qua việc đã ban hành nhiều văn
bản, chính sách như: Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động về Người cao tuổ..
Cùng với các chính sách, nhiều mô hình chăm sóc NCT được triển khai trên cả nước, với
sự tham gia của hàng triệu NCT.

Vì vậy, trong lần thực hành môn TLH Xã Hội này. Nhóm chúng em quyết định
chọn cơ sở Viện Dưỡng Lão Diên Hồng, để có thể tìm hiểu sâu hơn và cũng để hiểu hơn
về người cao tuổi, tâm lý xã hội của người cao tuổi và tìm hiểu những đóng góp của
người cao tuổi trong môn học “ Thực Hành Tâm Lý Học Xã Hội”

4
1. Tổng quan về viện dưỡng lão Diên Hồng:

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng

Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trở
thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người cao tuổi, người bị tai biến, tai nạn lao
động… tại Hà Nội và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lập muốn xây
dựng một Viện dưỡng lão kiểu mẫu theo đuổi các giá trị: Tận tâm chăm sóc người cao
tuổi, Đồng cảm với cảm xúc và hoàn cảnh của người cao tuổi cùng gia đình và mang tới
môi trường sống Vui vẻ giúp người cao tuổi sống tại đây yêu đời hơn, tìm lại được những
sở thích và đam mê đang dần bị lãng quên.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách nhiệm
với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì
công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên những người bạn cùng lứa
tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Diên Hồng luôn mong muốn
giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh

5
phúc, an nhàn và bình yên trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu
của Diên Hồng.

1.2 Kết quả đạt được sau 9 năm phấn đấu của Diên Hồng

Sau 9 năm hoạt động và phát triển, Diên Hồng đã tiếp nhận hàng nghìn “vị khách”
đến để nội trú tại Diên Hồng

Sau 9 năm Diên Hồng đã khai trương thêm 1 cơ sở nâng tổng số cơ sở lên 4 cơ sở:

Cơ sở 1: U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa, Đường Tố Hữu, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 2: Khu A2.3 – ô số 18 – KĐT Thanh Hà Cienco 5, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 9, ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.

Cơ sở 4: Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Dưỡng lão Diên Hồng: Thay đổi cách nghĩ và cách sống của tuổi già, được làm những
việc chưa từng làm

6
Ở Viện dưỡng lão vui hơn ở nhà

Nói đến cuộc sống thường ngày của người già, nhiều người nghĩ đến hình ảnh
những ông bà già mặt mày ủ rũ quanh quẩn trong nhà, chỉ nằm trong phòng, ngồi nhà
xem tivi, nghĩ ngợi buồn rầu trách con cái không quan tâm. Tuy nhiên, người già sống tại
Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng lại hoàn toàn khác. Họ được sống trong môi trường an
toàn với những người bạn cùng lứa tuổi và tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí thú
vị, giúp tinh thần vui tươi, phấn chấn hơn.

Bình thường, khi các cụ ở nhà sẽ hay cảm thấy buồn chán, nhiều cụ rảnh quá hay
nghĩ ngợi. Và chính vì nghĩ ngợi nên nhiều khi các cụ cảm thấy con cái làm mọi việc
không đúng ý mình. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình cũng khiến
các cụ cảm thấy không thoải mái, nhiều người cảm thấy cô đơn trong chính gia đình mình
dù có con cháu bên cạnh.

Người cao tuổi tại Diên Hồng được khuyến khích tự do làm điều mình thích, được
trải nghiệm những điều mới mẻ mà trước đây các cụ chưa từng làm, để có một tuổi già
sinh động và vui vẻ hơn. Điển hình như cuộc thi Olympic Người cao tuổi được tổ chức
hàng năm tại Diên Hồng khiến nhiều cụ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi và tự hào về bản thân
mình.

Được làm những điều chưa bao giờ làm

Những cuộc thi Hoa hậu Cao niên, Quý ông Hoàn hảo… cũng nhận được sự tham
gia nhiệt tình của các cụ tại Diên Hồng.

Trước đây, các cụ chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ tham gia cuộc thi về nhan sắc,
nhưng khi đến đây, các cụ đã được tham gia thi cùng với nhau và giành giải Hoa hậu
Truyền cảm hứng, Hoa hậu Tài năng, Hoa hậu Ảnh… Diên Hồng đã sáng tạo ra rất nhiều
giải phụ để động viên tinh thần các cụ, để các cụ thấy mình cũng rất giỏi.

2. Thực trạng về tâm lý nhóm người cao tuổi và các hiện tượng tâm lý xã hội của
nhóm người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

2.1. Thực trạng về tâm lý xã hội nhóm người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

2.1.1. Thực trạng chung về tâm lý xã hội của nhóm người cao tuổi

Thời đại ngày nay, một hiện tượng sinh học – xã hội đang diễn ra tại nhiều nước
trên thế giới là sự gia tăng tuổi thọ của con người. ở nước ta, năm 1999 số người trên 60
tuổi chiếm tỷ lệ 8,2% trong dân số 76.324.753 người, đến năm 2009 đã tăng lên 10%
trong dân số 85.789.573 người. Điều đó cho thấy đã có những tiến bộ lớn trong công tác

7
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên các mặt vệ sinh, điều kiện lao động và trình
độ kiến thức cũng như sự phát triển y học và y tế.
Tuy nhiên, tuổi thọ của con người có giới hạn; dù ngoại lệ có người sống trên một
trăm năm nhưng thực tế đến nay những người còn khả năng hoạt động phần lớn dưới 80
tuổi. Con người nói chung, người cao tuổi nói riêng, đều tuân theo qui luật sinh học của
sự phát triển có tính quyết định tới các chức năng phức hợp về vận động và nhận thức.
Sau khi đạt tới đỉnh cao ở tuổi trưởng thành, cả hai chức năng cơ thể và nhận thức đều
suy giảm dần ở người cao tuổi. Đó là sự lão hóa, qui luật của tuổi già.
Nói chung, sự lão hóa của cơ thể, đặc biệt của hệ thần kinh, diễn ra theo một
chương trình đặc hiệu nhất định cho từng cá thể riêng biệt. Nhưng con người là một sinh
vật xã hội cho nên ngoài những đặc điểm di truyền, còn những yếu tố môi trường và hoàn
cảnh xã hội đều có tác động nhất định đến quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến các chức
năng thần kinh, tâm trí và tâm lý người cao tuổi.
Người cao tuổi là tài sản quý của xã hội vì trong quá trình sống và làm việc, họ đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Tuy nhiên khi tuổi cao, họ lại có những sự
thay đổi về tâm, sinh lý để thích nghi và có nếp sống thích hợp hơn với lứa tuổi. Trạng
thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân
mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm và
quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi
tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là:
NCT thường hồi tưởng về quá khứ để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong
cuộc sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham
gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh
nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề
nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng
thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi.
Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp
phải “hội chứng về hưu”.
NCT sợ sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường
bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị
bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác xem
mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình
và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc
vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí,
cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút
nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản,
buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng
giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ
sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân
cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường. Đặc biệt, những người lớn tuổi thường

8
ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm
phiền con cháu.
Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo
khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho
người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự
thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu
thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng...
có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay
ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền
đó.

Các cụ cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti, hay suy nghĩ tiêu cực
nên tâm lý cũng hay nóng nảy. Vị trí xã hội thay đổi, từ người chăm sóc gia đình, trở
thành người được con cháu chăm sóc. Người già thấy họ đã bị mất đi địa vị vốn có nên
rất dễ bị tác động và khả năng kiềm chế cũng không cao, dễ sinh sự với những điều nhỏ
nhặt. Những cụ sau khi nghỉ hưu rất hay phiền muộn, mất ngủ nên tinh thần họ bị tuột
dốc và thường xuyên bị stress. Ngoài stress thì người lớn tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý
khác, nên chú ý quan tâm để tránh rơi vào các tình trạng tiêu cực.

9
Sự đa nghi, suy nghĩ nhiều này là nguyên nhân của sự lo lắng và tính nóng nảy.
Người già rất mẫn cảm với tất cả mọi thứ như một sự khủng hoảng tâm lý khiến sức khỏe
suy giảm. Chú trọng đến tâm sinh lý và quan tâm, chăm sóc các cụ sẽ giúp các triệu
chứng này giảm thiểu.
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao
tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự
cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó
và sợ chết.
Những đặc điểm cơ bản về mặt sức khỏe, tâm lý của NCT nêu trên là những vấn
đề sinh lý- sinh học chủ yếu của tuổi già trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nhưng muốn
tăng cường sự thoải mái về mặt tâm lý và thể chất theo quan niệm về sức khỏe của Tổ
chức Y tế Thế giới thì việc duy trì các quan hệ xã hội trong quãng đời của tuổi xế chiều
có tính chất vô cùng quan trọng.
Người ta nhận thấy việc giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội gắn liền với sự giảm
nguy cơ bệnh tim-mạch, nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong. Tình cảm bạn bè và
tương tác xã hội góp phần làm cho cảm xúc được phong phú, mang lại sự thoải mái và
niềm hạnh phúc cho con người. Tất nhiên các mối quan hệ xã hội nói chung phần lớn
mang tính tích cực nhưng cũng có khi gây tác động khó dự đoán đối với một số người
già.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các người cao tuổi có nhiều mối dây liên lạc xã hội
dường như ít bị suy giảm khả năng cơ thể và nhận thức sau khi đã được điều chỉnh tình
trạng sức khỏe và chức năng. Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy những người có
màng lưới quan hệ xã hội rộng lớn và thường xuyên tiếp xúc với các thành viên trong
màng lưới đó thường có tốc độ suy giảm chức năng chậm hơn cũng như có thể sống lâu
hơn. Như vậy mức độ thấp trong hòa nhập xã hội, ví dụ cách biệt với cộng đồng có thể là
một yếu tố nguy cơ lớn đối với tử vong; đây là yếu tố độc lập đối với các yếu tố nguy cơ
khác về mặt y-sinh học và ứng xử. Tuy vậy hiện chưa xác định được cơ chế và tác động
tốt của sự hòa nhập xã hội đối với sức khỏe con người nói chung, người cao tuổi nói
riêng.

2.1.2. Thực trạng về tâm lý xã hội của nhóm người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng
Nói đến cuộc sống thường ngày của người người cao tuổi, nhiều người nghĩ đến
hình ảnh những ông bà già mặt mày ủ rũ quanh quẩn trong nhà, chỉ nằm trong phòng,
ngồi nhà xem tivi, nghĩ ngợi buồn rầu trách con cái không quan tâm. Tuy nhiên, người
già sống tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng lại hoàn toàn khác. Họ được sống trong
môi trường an toàn với những người bạn cùng lứa tuổi và tham gia nhiều hoạt động vui
chơi giải trí thú vị, giúp tinh thần vui tươi, phấn chấn hơn.

10
Đến với Diên Hồng, điều đầu tiên mà NCT có thể nhận thấy và cảm nhận được đó
chính là sự chu đáo và tinh thần trách nhiệm từ các cán bộ công nhân viên ở đây. Diên
Hồng cũng là nơi ở lí tưởng của NCT, ở nơi đây được trang bị đầy đủ tiện nghi, không
gian thoáng mát sạch đẹp. Ngoài điều kiện vật chất ra, Diên Hồng cũng là nơi NCT có
không gian sinh hoạt chung. Diên Hồng luôn có sự tiếp cận sáng tạo trong các hoạt động
vui chơi giải trí liên quan đến các giá trị tinh thần cho người cao tuổi. Người cao tuổi tại
Diên Hồng được khuyến khích tự do làm điều mình thích, được trải nghiệm những điều
mới mẻ mà trước đây các cụ chưa từng làm, để có một tuổi già sinh động và vui vẻ hơn.
Điển hình như cuộc thi Olympic Người cao tuổi được tổ chức hàng năm tại Diên Hồng
khiến nhiều cụ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi và tự hào về bản thân mình.

11
Trong kỳ thực hành vừa qua, nhóm chúng em đã tiếp xúc và trò chuyện với nhóm
người cao tuổi đang sinh sống tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, qua hoạt động trò
chuyện và khai thác thông tin từ các cụ. Nhóm chúng em nhận thấy được một số đặc
điểm chung của nhóm NCT nơi đây như sau:
Hầu hết các cụ đến với dưỡng lão đều đã chuẩn bị cho mình những tâm lý riêng,
có người vì hoàn cảnh gia đình neo đơn, có người thì muốn tự lập không muốn phiền hà
đến con cháu,… Sống trong môi trường tập thể đôi khi tâm lý của các ông bà trong nhóm
cũng có nhiều sự bất đồng về quan điểm, có yêu quý và ghét bỏ người này người kia. Đôi
khi cũng đã có những trường hợp sảy ra xích mích với nhau dẫn đến việc không còn nhìn
mặt hay nói chuyện với nhau nữa. Tuy nhiên, các ông bà rất muốn được chia sẻ điều này
với người khác. Các cụ ở đây đều cảm thấy môi trường cuộc sống ở đây bình yên, hàng
ngày các cụ được sinh hoạt giờ giấc khoa học.
Người ta nói “Đời người 2 lần trẻ con” thực chẳng sai. Có sống, gắn bó với các cụ
bấy lâu mới thấy thật thấm câu nói đó. Các cụ ở Diên Hồng người ở đây vài ba năm,
người vài tháng nhưng sự thật thì ai cũng có một quá khứ hào hùng, một ngày xưa oanh
liệt. Qua những lời tâm sự của các cụ hằng ngày, qua những lời kể, lời nói chuyện của
các cụ và mọi người mà chúng tôi hiểu được.
Sống tại Diên Hồng, các cụ được cùng nhau tham gia các hoạt động hằng ngày với
nhau, có những người bạn cùng lứa tuổi và cùng chung sở thích. Các cụ được thoải mái
tham gia các hoạt động hỗ trợ sức khỏe như là tập máy, châm cứu, mát xa chân,…hay
đơn giản là xếp khối gỗ, các bài tập vận động tay, chân. Sống tại Diên Hồng người cao
tuổi không hề bị tách biệt với thế giới, NCT vẫn có những hoạt động phù hợp với khả
năng sức khỏe như là phụ giúp việc bếp bằng cách bóc tỏi, bóc hành, cắm hoa, làm bánh.
Nhờ có những hoạt động như vậy mà tâm lý của NCT tại trung tâm lúc nào cũng phấn
khởi, vui vẻ và cảm thấy mình vẫn còn bổ ích.
NCT ở Diên Hồng còn là chỗ dựa tinh thần cho sinh viên đến thực tập và cả đối
với cán bộ nhân viên tại đây. Về cơ bản NCT ở Diên Hồng vẫn có nhận thức tốt, đối với
họ họ luôn coi cán bộ nhân viên tại đây và cả sinh viên đến thực tập như con như cháu
trong nhà. Luôn động viên khích lệ và sẵn sàng chia sẻ với, họ như một kho tàng kinh
nghiệm sống. Và vì có điều này mà NCT tại Diên Hồng luôn có sức khỏe tốt và tích cực
hơn bao giờ hết.
Trong thời gian sinh hoạt chung, NCT ở Diên Hồng tích cực tham gia các trò chơi
với nhóm, cùng nhau chơi và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi tuần ở Diên Hồng chúng em đều
phải lên trước một bản kế hoạch những việc cần làm với các cụ, thông qua đó để tìm hiểu
về tâm lý của người cao tuổi. Những hoạt động chủ yếu có thể kể đến như đánh cơ, chơi
cờ cá ngựa, trò chơi ném bóng, ném phi tiêu, vẽ tranh, hay thâm chí là tổ chức chương
trình văn nghệ hát hò tại từng tầng. Những hoạt động như vậy đã lôi kéo được sự tham
gia từ rất nhiều ông bà. Từ những hoạt động tập thể chúng em dễ dàng khai thác được
nhiều hơn về tâm lý nhóm người cao tuổi.

12
Bên cạnh đó, Người cao tuổi rất dễ thấy cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên
lãng. Nguyên nhân đến từ sự khác biệt về lối sống – lối suy nghĩ giữa các thế hệ trong gia
đình. Người cao tuổi chỉ thật sự sống vui, khỏe, có ích khi họ phát huy hết vai trò của
mình. Bằng việc tham gia những tổ chức phù hợp, người cao tuổi sẽ tránh được cảm giác
cô đơn, hiu quạnh, trầm cảm ở người cao tuổi. Thay vào đó, họ có thể sống một cách chủ
động và luôn tràn đầy năng lượng để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Người ta nhận thấy
việc giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội gắn liền với sự giảm nguy cơ bệnh tim-mạch,
nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong. Tình cảm bạn bè và tương tác xã hội góp phần
làm cho cảm xúc được phong phú, mang lại sự thoải mái và niềm hạnh phúc cho con
người. Tất nhiên các mối quan hệ xã hội nói chung phần lớn mang tính tích cực nhưng
cũng có khi gây tác động khó dự đoán đối với một số người cao tuổi.
Đến giai đoạn gần đất xa trời, hầu hết NCT thường có tâm lý sẵn sàng cho mọi thứ
xấu nhất có thể sảy ra bất cứ lúc nào. Các ông bà thường chia sẻ, có những lúc sẽ nhớ nhà
nhưng để con cháu được yên tâm làm ăn thì ông bà sống cũng vui vẻ. Tuy nhiên ở độ tuổi
đã cao, NCT ở đây cũng có những đặc điểm tâm lý mang tính đặc thù của lứa tuổi. Các
cụ ở đây cũng rất nhạy cảm, rất dễ tủi thân, và giận dỗi dù chỉ qua hành động nhỏ. Và qua
một số trường hợp các cụ trở nên rất khó tính, cũng với lý do đó các nhu cầu xã hội của
các cụ mai một, các cụ ít khi giao tiếp với nhau cả đối với các cụ vẫn còn minh mẫn qua

13
điều tra có hai lý do chính là các cụ ghét nhiều người hoặc không biết phải bắt chuyện
hay nói gì. Bên cạnh đa số các cụ đều không có hứng thú với các hoạt động xã hội giao
lưu, coi đó là trò trẻ con hoặc do sức khỏe yếu không thể tham gia.
Nhìn chung, mỗi người có một tính cách nên việc nắm bắt tâm lý của mọi người,
nhất là đối với NCT, trong một thời gian ngắn khá là khó khăn. Nhưng nhìn chung có thể
thấy tất cả các cụ đều có chung một nhu cầu đó là nhu cầu được chăm sóc đầy đủ về sức
khoẻ. Phần lớn người cao tuổi đều sẽ có những vấn đề về sức khoẻ không ít thì nhiều. Và
đại đa số đều có mong muốn được chăm sóc đầu đủ về sức khoẻ để có thể đảm bảo cho
cuộc sống.

2.1.3. Giải pháp cho tâm lý xã hội của nhóm người cao tuổi

Gia đình, con cháu và xã hội cần có sự quan tâm đến nhu cầu thực tế và căn bản
của người cao tuổi. Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi ở trên dẫn
đến việc một bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính tình. Các thành viên trong gia
đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già
có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp
trong gia đình hơn. Do đó, nên cư xử nhẹ nhàng, đừng để các cụ cảm thấy họ bị hắt hủi,
bỏ rơi. Người lớn tuổi càng được quan tâm, chăm sóc thì tâm lý càng tốt và tuổi thọ càng
cao hơn.
Các thế hệ con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận thực tế này nhằm có
những ứng xử phù hợp, và cần quan tâm, lo lắng cho các cụ nhiều hơn, thường xuyên trò
chuyện và khuyến khích các cụ tập thể dục nâng cao sức khỏe thân thể lẫn tâm lý người
cao tuổi. Đặc biệt là chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi.

3. Kết luận

Quá trình lão hóa, quy luật sinh học của sự phát triển, diễn ra theo một chương
trình đặc hiệu cho từng cá thể, có tính quyết định tới các chức năng phức hợp của cơ thể
con người. Tuy nhiên, là một sinh vật xãhội cho nênngoài điều kiện di truyền, con người
còn chịu tác động của các yếu tố môi trường và đặc điểm dân số – xã hội nên có thể bị
ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, tâm trí và tâm lý khi về già. Nếu sự chăm sóc
bảo vệ thể chất có thể giữ gìn tuổi thọ thì sự chăm lo hỗ trợ xã hội có thể góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
Nói chung, sự lão hóa của cơ thể, đặc biệt của hệ thần kinh, diễn ra theo một
chương trình đặc hiệu nhất định cho từng cá thể riêng biệt. Nhưng con người là một sinh
vật xã hội cho nên ngoài những đặc điểm di truyền, còn những yếu tố môi trường và hoàn
cảnh xã hội đều có tác động nhất định đến quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến các chức
năng thần kinh, tâm trí và tâm lý người cao tuổi.
Tuổi già là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của con người. Tuy quá trình
lão hóa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng những năm tháng trải qua trong đời đã cho
người cao tuổi tích lũy được kinh nghiệm quí báu, nhận thức sáng suốt, hành xử chín
chắn và mối quan hệ xã hội thỏa đáng. Vì vậy, khi nghiên cứu tuổi già, đồng thời với việc

14
quan tâm tới các đặc điểm sinh lý và bệnh lý của lứa tuổi còn cần chú trọng tới các vấn đề
tâm lý – xã hội của người cao tuổi. Nếu sự chăm sóc bảo vệ con người về mặt thể chất
giúp giữ gìn tuổi thọ thì sự chăm lo hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội sẽ góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống và gia tăng sinh lực cho tuổi già.

15

You might also like