You are on page 1of 5

Khảo sát tình trạng và nhu cầu cuộc sống của người cao tuổi

MỞ ĐẦU

1. Mục đích, đối tượng và phạm vi khảo sát:


1.1 Mục đích:
Khảo sát những vấn đề, thực trạng cuộc sống đối với đối tượng người cao
tuổi đồng thời tìm hiểu các yếu tố, khó khăn trong đời sống xung quanh tác
động đến đối tượng này. Trên cơ sở đó rút ra nhu cầu người cao tuổi cần và đề
xuất một số biện pháp để thực hiện nhu cầu đó.
1.2 Đối tượng, phạm vi khảo sát:
- Đối tượng: người cao tuổi, độ tuổi từ 65 – 90 tuổi.
- Phạm vi khảo sát: 15 người
2. Phương pháp và ý nghĩa:
- Phương pháp sử dụng trong bài khảo sát gồm những tiến trình sau: Xác định
đối tượng, Phỏng vấn sâu, Phân tích tài liệu, Kết luận chung.
- Ý nghĩa: Qua quá trình khảo sát tình trạng ở người cao tuổi từ đó nhóm em rút
ra nhu cầu chung và phương pháp thực hiện nhu cầu đó
3. Cơ cấu: Gồm 2 nội dung chính sau:
1. Những thực trạng, vấn đề trong cuộc sống ở người cao tuổi
2. Nhu cầu chung ở người cao tuổi
3. Giải pháp

NỘI DUNG

I. Những thực trạng, vấn đề trong cuộc sống ở người cao tuổi:
1. Câu hỏi phỏng vấn, khảo sát người cao tuổi:
- Độ tuổi của đối tượng phỏng vấn
- Hiện tại ông/bà đang ở đâu và ở cùng với ai?
- Hiện tại ông/bà cảm thấy thế nào về cuộc sống? Ông/bà có gặp vấn đề gì về
đời sống tinh thần không?
- Ông/bà có nhận được sự quan tâm từ con cháu không? Ông/bà cảm thấy thế
nào về mối quan hệ trong gia đình?
- Ông/bà có suy nghĩ thế nào về việc ở cùng gia đình hoặc ở viện dưỡng lão?
- Ông/bà có cần phụ giúp công việc trong gia đình không? Ông/bà có cảm thấy
thoải mái với việc này không?
- Tình trạng sức khỏe của ông/bà hiện tại như thế nào?
- Tình trạng sức khỏe hiện tại có ảnh hưởng hay gây khó khăn gì tới cuộc sống
thường ngày của ông/bà?
- Khi đi khám chữa bệnh ông có gặp vấn đề gì về các dịch vụ, cơ sở hay không?
- Ông/ bà có mong muốn nhận được sự hỗ trợ về việc khám chữa bệnh định kỳ
tại địa phương hay không?
- Hiện tại tình hình kinh tế của ông/bà ra sao? Nguồn thu nhập chính tới từ đâu?
- Trong cuộc sống hiện tại có phải chi tiêu nhiều không? Thường phải chi tiêu
vào những mục đích gì?
- Ông bà có gặp khó khăn gì về kinh tế hay không?
- Chính quyền địa phương có tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh tế không?
- Hiện tại ông/bà có nhu cầu cần giúp đỡ về mặt nào không? Ông/bà có thể nêu
cụ thể nhu cầu và nguyện vọng.

2. Đời sống tinh thần:

- Theo khảo sát của nhóm chúng em, phần lớn số người cao tuổi được phỏng
vấn sống cùng con cháu (86,6%), phần còn lại ở riêng (13,4%).
- Trong đời sống hiện nay:
+) Đời sống tinh thần của số đông người cao tuổi vẫn vui vẻ, thoải mái và
họ hài lòng với cuộc sống hiện tại. Song, một số ít người cao tuổi cảm thấy
nhàm chán, tẻ nhạt vì không có nhiều hoạt động để giao lưu.
+) Với gia đình, họ cảm thấy gia đình sống hòa thuận, êm ấm và nhận được
tình cảm từ con cháu. Còn đối với người cao tuổi ở riêng tuy vẫn đón nhận tình
cảm, sự quan tâm từ con cháu, nhưng vẫn có những người cảm thấy cô đơn,
buồn chán vì con cháu đi làm ở xa nhà.

3. Tình trạng sức khỏe:

- Hầu hết người cao tuổi đều có vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu
đường, xương khớp,…Hằng ngày, ông bà phải uống nhiều loại thuốc bao gồm
cả thuốc bổ và thuốc điều trị để duy trì sức khỏe ổn định.
- Sức khỏe ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày của người cao tuổi
khiến cho việc ăn uống, hoạt động không được thoải mái. Đồng thời, tác động
phần nào đến tâm lý của họ.
- Quá trình khám chữa bệnh của người cao tuổi tại các cơ sở y tế còn nhiều bất
cập như: thời gian chờ khám chữa bệnh lâu, dịch vụ chăm sóc y tế đối với người
cao tuổi còn hạn chế,…

4. Tình hình kinh tế:


- Thu nhập chủ yếu là từ lương hưu và con cái chu cấp.
- Hầu hết người cao tuổi không quá lo lắng về vấn đề tiền bạc. Ở độ tuổi này, họ
không còn phải chi tiêu nhiều cho cuộc sống vì phần lớn được con cái phụng
dưỡng, chăm sóc.
- Cá biệt, có người vẫn phải mưu sinh, trang trải cho cuộc sống tuy nhiên họ đã
nhận được sự hỗ trợ từ địa phương.

II. Nhu cầu chung ở người cao tuổi:


1. Đời sống tinh thần:
Trong những người cao tuổi đã được phỏng vấn, chủ yếu họ có đời sống tinh
thần thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, họ vẫn có những nhu cầu cần
được đáp ứng, giúp đỡ:
- Thứ nhất, khi họ ở riêng mà con cái đi làm xa, họ thường cảm thấy cô đơn và
nhớ con cháu. Vì vậy, những người cao tuổi mong muốn được nhận nhiều sự
quan tâm hơn từ con cháu.
-Thứ hai, một số người cao tuổi do tuổi tác đã cao nên sinh hoạt phần lớn phụ
thuộc vào con cháu. Họ dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn
vặt mình. Do đó, người cao tuổi mong muốn được giao lưu và tham gia vào các
hoạt động giải trí, cộng đồng để giúp họ có tinh thần thoải mái.

2. Tình trạng sức khỏe:


- Những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến
họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu. Vì vậy, đa số người cao
tuổi nếu còn sức khỏe vẫn muốn giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi
lại phục vụ mình.
- Người cao tuổi mong muốn được hỗ trợ về vấn đề khám chữa bệnh giúp cho
họ được thuận tiện hơn và không mất nhiều thời gian trong quá trình đi khám
chữa bệnh.

3. Tình hình kinh tế:


- Hầu hết những người cao tuổi đã phỏng vấn không có nhu cầu cần hỗ trợ, giúp
đỡ về mặt kinh tế

III. Giải pháp


1. Đời sống tinh thần:
- Kết nối dịch vụ hỗ trợ tại nhà cùng với hoạt động nói chuyện, chia sẻ với
người cao tuổi cũng là một gợi mở có ích cho người già trong các gia đình có
điều kiện.
- Cung cấp thông tin hay tham vấn, tư vấn cho người già cách thức tự ứng phó
với trạng thái này như chia sẻ với người khác, tăng cường các hoạt động thay
thế như thể dục, hoạt động chăm sóc nhà cửa, tăng cường giao lưu với người
xung quanh.
- Không ít người cảm thấy bị hẫng hụt khi nghỉ hưu. Sự thu hẹp mối quan hệ,
thu nhập thấp đi nhiều so với khi còn đi làm, hoạt động hàng ngày trở nên nhàm
chán, “nhàn chân rỗi tay” khi nghỉ hưu làm cho không ít người người cao tuổi
cảm thấy giá trị của mình bị giảm sút...Nhân viên CTXH cần giúp cho người
cao tuổi chấp nhận thực tế và tìm lại thăng bằng qua các hoạt động thay thế tại
cộng đồng và trong gia đình.

2. Tình trạng sức khỏe:

- Đảm bảo dinh dưỡng và trạng thái khỏe mạnh, chống mệt mỏi bởi mệt mỏi
cũng dễ gây ra lo nghĩ và phiền muộn, giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời
cũng làm giảm sức chống đỡ, tăng sự lo nghĩ và sầu muộn của con người.
- Sợ ngã làm cho người cao tuổi không dám đi đâu, và mất khả năng sống độc
lập. Bỏng và ngã là các loại tai nạn hay gặp nhất ở người cao tuổi. Hầu hết các
tai nạn đều có thể phòng tránh được bằng cách cải thiện độ an toàn của môi
trường sống, bao gồm: sơn màu sắc khác nhau để người cao tuổi dễ nhận; lấy,
bỏ những vật cản trên đường đi lại; đảm bảo đủ ánh sáng; dùng giày dép phẳng;
gắn các tay vịn ở những chỗ hay ngã.
- Các cơ sở y tế có biện pháp ưu tiên, hỗ trợ cho người cao tuổi khi đi khám
chữa bệnh định kỳ.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát, chúng em thấy được thực trạng người cao tuổi hiện nay có
những vấn đề và nhu cầu đang gặp phải, cần tới sự trợ giúp của các cơ quan
chức năng, tổ chức đoàn thể, gia đình và nhân viên công tác xã hội,… Chúng
em nhận thấy rằng phương pháp hoạt động của công tác xã hội cá nhân là cần
thiết với thực trạng hiện nay. Bên cạnh việc hỗ trợ, cung cấp thông tin, kết nối
các nguồn lực cho người cao tuổi thì công tác xã hội còn tham vấn tâm lý, sử
dụng các kỹ năng nhằm hỗ trợ đối tượng người cao tuổi tự giải quyết các vấn đề
của bản thân họ, từ đó phát huy tiềm năng của bản thân để cân bằng lại cuộc
sống. Qua quá trình nghiên cứu, chúng em đưa ra một số giải pháp hỗ trợ, trợ
giúp cho người cao tuổi để họ sống vui vẻ, hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Qua
đó, thấy được tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong cuộc sống
hiện nay đối với người cao tuổi.

You might also like