You are on page 1of 3

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU STRESS VÀ KHẮC PHỤC TÁC HẠI CỦA

STRESS Ở ĐỘ TUỔI THANH THIẾU NIÊN

I. Mở đầu- Nêu vấn đề (khoảng 2,5-3 phút):


* Đưa ra một vài video phỏng vấn về hiện tượng các bạn trẻ bị stress (3
video ngắn có nội dung một người phỏng vấn 3 bạn trẻ để các bạn chia sẻ về việc mình
đã, đang hoặc thường xuyên bị stress)
* Người trình bày phỏng vấn trực tiếp luôn các bạn trong lớp học bằng 2
hình thức:
- Cách 1: hỏi trực tiếp câu hỏi “các bạn có thể vui lòng chia sẻ cho chúng
tôi những bạn nào đã từng rơi vào trạng thái stress nghiêm trọng mà nó ảnh hưởng đến
chất lượng sức khỏe và cuộc sống của chính bạn không?- Bạn nào có thì làm ơn giơ tay
giúp chúng tôi.
- Cách 2: Các bạn vui lòng đánh dấu vào phiếu trắc nghiệm sau- các bạn
yên tâm là ở các phiếu không có cột ghi tên các bạn, chúng tôi chỉ xin thông tin góp
phần làm rõ ý tưởng của chúng tôi hôm nay.
Bạn đã từng rơi vào trạng thái stress chưa?
A. Chưa bao giờ
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
D. Rất thường xuyên
II. Nội dung chính:
Nhóm trình bày cử thư kí đếm cánh tay hoặc phát và thu phiếu, kiểm phiếu nhanh
Trên cơ sở số liệu có được ở khảo sát thực tế trong lớp cũng như video đã trình bày,
người trình bày đưa ra thực trạng:
1. Thực trạng của bệnh stress trong lứa tuổi thanh thiếu niên:
* Đưa ra một vài thông tin về việc ngày càng nhiều bệnh nhân thuộc lứa tuổi thanh thiếu
niên phải điều trị stress tại các bệnh viện, phòng khám, nhà tư vấn,…qua các con số, các
thông tin chia sẻ của chuyên gia, bác sĩ tâm lý,…
* Chỉ ra đây là hiện tượng sức khỏe tinh thần đã trở thành căn bệnh mang tính phổ biến
và gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì lứa tuổi chủ nhân tương lai của đất nước mắc
khá nhiều.
2. Đưa ra khái niệm về stress:
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng cao độ, bao gồm nhiều yếu tố như
vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi
hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể
tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh
hơn, nhịp tim tăng lên.
Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học
tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ và thường xuyên, diễn ra liên tục sẽ dẫn
tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và
thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.
3. Đưa ra nguyên nhân và biểu hiện của bệnh stress trong lứa tuổi thanh
thiếu niên:
* Vậy vì sao chúng ta ai cũng đã từng hoặc đang và sẽ bị stress, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu:
- Phỏng vấn nhanh 3 bạn trong lớp
2

- Chỉ ra các nguyên nhân khiến lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị stress:
* Yếu tố từ bên trong:
 Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh
dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,...
 Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, quá cầu toàn, đặt quá nhiều kỳ
vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng
chất kích thích,...
* Yếu tố từ bên ngoài:
 Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
 Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn, nhiều tiếng ồn
 Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,...
 Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối
trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,...MÂU THUẪN TÌNH CẢM
Người thiếu tự tin và ít mối quan hệ xã hội có nguy cơ cao bị stress
* Triệu chứng của stress
 Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau
tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,...
 Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được
trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...
Người bị stress thường hay cáu gắt
 Biểu hiện hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc
làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...
 Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng,
dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...
4. Chỉ ra những tác hại của bệnh stress trong lứa tuổi thanh thiếu niên:
- Stress quá độ và thường xuyên lặp lại nếu không được can thiệp trước hết sẽ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống: luôn căng thẳng, khó chịu; sức khỏe
tinh thần bị tác động như bi quan, chán nản, buông xuôi, tuyệt vọng, thu mình, hủy hoại
bản thân và người khác; có thể dẫn tới một số biến chứng như bệnh tim mạch, tiêu hóa,
thần kinh,... Dẫn đến việc học tập và lao động không hiệu quả cũng như trở thành gánh
nặng cho người khác; ảnh hưởng đến bổn phận và trách nhiệm của người chủ tương lai
của gia đình, đất nước.
5. Các giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục căn bệnh này và giảm thiểu tác
hại của căn bệnh stress.
 Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga, khiêu
vũ, châm cứu, massage, ngủ đủ giấc, ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn
đồ ăn nhanh; không chất kích thích như rượu bia,...
 Tập thích nghi với hoàn cảnh sống và xác định rõ ràng quy luật: phải có áp lực
mới có thành công.
 Biết yêu thương bản thân và trân trọng những điều mình đang có; trân trọng
những giá trị sống nhỏ nhất về sinh mệnh và sức khỏe bản thân, gia đình, bạn
bè,
 Tập kiểm soát cảm xúc: Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách,
trồng cây, xem phim, du lịch, nấu ăn,...
 Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh; duy trì mối quan hệ tốt đẹp
3

 Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi
 Biết ước mơ, khát vọng nhưng cũng biết đặt mục tiêu phù hợp với thực tế
Ngoài ra, hãy dung cảm gặp các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp
giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt.

NHỮNG YÊU CẦU VỀ POWERPOINT :


1. Sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa các ý của bài thuyết trình
2. Tìm cách số liệu thống kê và lập thành một bảng để minh họa

You might also like