You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHệ HÀ

NỘI
Khoa Ngôn ngữ Anh

Tiểu luận môn: TIẾNG VIệT THỰC HÀNH


Tên đề tài: Sức khỏe và tiền bạc: Cái nào quan trọng hơn?
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Thùy Trang
Nhóm sinh viên: Lê Thành Đạt, Lê Hiếu Anh, Hoàng Minh Đức
& Nguyễn Đức Cường (LỚP TA27.02)

Mục lục
Lời nói đầu
‘Sức khỏe và tiền bạc: Cái nào quan trọng hơn?’ là câu hỏi muôn thuở khiến
con người nhức óc suy nghĩ và tìm ra câu trả lời. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm
trái chiều được đưa ra đối với vấn đề này. Người thì tin rằng sức khỏe mới là
thứ quan trọng nhất, tất cả mọi thứ còn lại trên đời chỉ là phù du. Người thì tin
rằng có sức khỏe mà không có tiền thì cuộc sống sẽ rất bất hạnh và đau khổ.
Người thì tin rằng thật ra không có cái nào quan trọng hơn cái nào, mà cả hai
thứ phải đi đôi với nhau.
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi được thực hiện trên các quan điểm, các
thống kê khách quan về vấn đề, nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể, đa chiều nhất
cho bạn đọc. Chúng tôi chọn đề tài này vì đây là một vấn đề rất thực tế.
Để thực hiện được bài tiểu luận này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới cô Đinh Thị Thùy Trang đã giúp chúng tôi có những kiến thức nền tảng về
phương pháp làm bài tiểu luận và định hướng những cách thức tiến hành một
bài tiểu luận.
Và trong quá trình viết bài tiểu luận, do thời gian và khả năng nghiên cứu còn
han chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi hy vọng mọi người
sẽ đóng góp ý kiến bổ sung để cho đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội , tháng 11 năm 2022
1. Sức khỏe
1.1 Khái niệm về sức khỏe
Năm 1948, cụm từ ‘sức khỏe’ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa
như sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần
và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau.” Đến năm
1986, WHO đã bổ xung và làm rõ hơn về định nghĩa sức khỏe là gì như sau:
“Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, là một khái niệm tích cực
nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất.”

1.2 Sức khỏe thể chất với đời sống


vật chất
1.2.1 Sức khỏe thể chất
Thế nào là sức khỏe tốt về thể chất? Nó thể hiện một cách tổng quát là sự
sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ
bạn là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức
lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả
năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Và một khi đã ưu
tiên sức khỏe thể chất, người ta sẽ dành thời gian cho những nghi thức và các
bài tập vì lợi ích của cơ thể, hướng đến một lối sống lành mạnh và chăm sóc kĩ
càng bản thân. Không chỉ vậy, khi thể trạng được duy trì ở mức khỏe mạnh, các
yếu tố cảm xúc và trí tuệ của cơ thể cũng có những chuyển biến tích cực, tạo
nên một con người tràn đầy năng lượng từ trong ra ngoài.

1.2.2 Tầm quan trọng của sức khỏe thể chất với
đời sống vật chất
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã dạy “Có sức khỏe là có tất cả.” Sức
khỏe tốt là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan
trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ và nguyện vọng của cuộc đời
mình. Bởi nếu như không có sức khỏe, con người sẽ không thể tham gia các
hoạt động, công việc kiếm thêm thu nhập. Thử hỏi, nếu không kiếm được tiền
thì làm sao có điều kiện để cải thiện nhu cầu đời sống, kinh tế và vật chất? Đó
là chưa nói đến chuyện nếu bệnh tật, ốm đau, chúng ta thường sẽ không còn
đủ sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ đến những việc khác; và còn
khiến chúng ta hao tiền bạc, của cải, ảnh hưởng đến những người thân trong
gia đình, xã hội sẽ mất đi một người khỏe mạnh. Do đó, sức khỏe chính là chiếc
chìa khóa quan trọng nhất mở ra cánh cửa hạnh phúc cho mỗi người.
1.3 Sức khỏe tinh thần và xã hội
1.3.1 Khái niệm
Sức khỏe tinh thần nói tới cảm xúc và tâm lý của con người. Sức khỏe tinh
thần có tính quan trọng như sức khỏe thể chất. Sức khỏe tinh thần không chỉ là
trạng thái tích cực trong suy nghĩ, cách kiểm soát cảm xúc và hành xử, mà nó
còn dựa vào khả năng tận hưởng cuộc sống, đương đầu với khó khăn thử
thách. Hơn nữa, một người có sức khỏe tinh thần tốt là người rất giỏi trong
việc cân bằng các yếu tố: tình cảm cá nhân, gia đình và tài chính.
Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt,
phức tạp giữa các thành viên: gia đình, bạn bè, cơ quan, nơi công cộng. Nó thể
hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hòa nhập với mọi
người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và
ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền
lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự
hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

1.3.2 Hệ lụy của việc sức khỏe tinh thần kém


Khi sức khỏe tinh thần bất ổn, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại với tâm lý tiêu cực.
Thậm chí, tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng
xử lý công việc và các mối quan hệ. Nếu tâm trạng không tốt thì những việc
làm của bạn sau đó sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Như vậy, tiêu cực
sẽ càng thêm tiêu cực, do bạn đã khó chịu sẵn nên chỉ cần tác động nhỏ của
người xung quanh sẽ dễ dẫn đến “giọt nước tràn ly”, và bạn sẽ vô tình ảnh
hưởng xấu đến tâm trạng của những người xung quanh, làm gián tiếp gây nên
sự bất hòa trong gia đình, xã hội bằng những lời lẽ gây tổn thương, tạo nên
hiệu ứng Domino – một người đã bực bội và giờ có thêm người tiếp theo. Nếu
tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc các chứng
rối loạn tinh thần hay thường gọi là bệnh tâm lý. Chính vì vậy, sức khỏe tinh
thần tốt là cốt lõi cho sức khỏe xã hội ổn định và sức khỏe thể chất luôn khỏe
mạnh.

1.4 Giới trẻ hiện tại và những vấn đề


sức khỏe
Giới trẻ ngày nay lớn lên với công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn bao giờ hết. Tuy
nhiên, chính điều này lại dẫn đến không ít các bạn trẻ lạm dụng tới mức không
màng đến sức khỏe của chính mình. Ai ai cũng truyền nhau: muốn khỏe mạnh
thì không được thức khuya, ăn uống phải khoa học. Đáng buồn thay, con người
hiện đại chúng ta lại quá bừa bãi. Có người sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng
để “cày” phim ảnh, trò chơi, mỗi ngày đều dán mặt vào màn hình máy tính và
điện thoại, vui vẻ trong cuộc sống ảo đằng sau mạng lưới internet đến mức
quên ăn quên uống, bỏ bữa nhiều không xuể.
Ngoài “cày” internet, một số bộ phận giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, có một
kiểu “cày” khác. Đó chính là “cày” tiền. Các bạn sinh viên thường có xu hướng
muốn tự lập về mặt tài chính, không phải phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ vì
các bạn đã tự định hình mình là ‘người lớn’. Điều này dẫn đến việc các bạn quá
hăng say đi làm thêm, đến mức nhiều người còn chú trọng vào việc làm hơn cả
việc học. Đã không ít lần chúng tôi chứng kiến các bạn lên lớp với tinh thần uể
oải, ngủ gục trong lớp khi giảng viên đang giảng bài. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng:
“Các bạn sinh hoạt như thế này thì khác nào các bạn đang kiếm tiền chỉ để nộp
tiền học lại?” Bởi vì với tinh thần học tập như vậy, thì thật sự rất khó để qua
môn.
Để khắc phục các vấn nạn này, chúng tôi nghĩ các bạn trẻ cần phải có lối sống
chừng mực hơn, biết cách sắp xếp thời gian hợp lý và biết điểm dừng để sau
này không phải hối hận vì đã không biết trân trọng sức khỏe của bản thân.

2. Tiền bạc
2.1 Ý nghĩa và vai trò của tiền bạc

You might also like